Giáo án mầm non lớp Lá - Hoạt động khám phá - Đề tài: Sự kì diệu của nam châm

MỤC ĐICH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết nam châm hút được các đồ vật bằng sắt: kẹp giấy, móc khóa, pin, chìa khóa, kẹp tóc. không hút được những đồ vật : vải, bìa, dây nơ.

- Trẻ biết nam châm có 2 cực, 2 nam châm đặt gần nhau có cùng cực thì đẩy nhau, khác cực thì hút nhau.

- Trẻ biết di chuyển đồ vật bằng nam châm

- Trẻ biết được ứng dụng của nam châm trong đời sống con người.

- Trẻ biết tên trò chơi,cách chơi.

2. Kỹ năng:

- Trẻ quan sát, suy luận, phán đoán, ghi nhớ có chủ định.

- Trẻ có kỹ năng di chuyển đồ vật bằng nam châm.

- Trẻ phối hợp với bạn khi chơi, chơi đúng cách, đúng luật

- Trẻ sử dụng ngôn ngữ diễn đạt câu mạch lạc.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động khám phá.

 

docx6 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 1915 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Hoạt động khám phá - Đề tài: Sự kì diệu của nam châm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA LÂM 
TRƯỜNG MẦM NON HOA SỮA
GIÁO ÁN 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
 Đề tài: Sự kì diệu của nam châm
 Thời gian: 30- 35 phút
 Lứa tuổi: Trẻ 5- 6 tuổi
 Số lượng: 30 - 35
I. MỤC ĐICH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết nam châm hút được các đồ vật bằng sắt: kẹp giấy, móc khóa, pin, chìa khóa, kẹp tóc... không hút được những đồ vật : vải, bìa, dây nơ...
- Trẻ biết nam châm có 2 cực, 2 nam châm đặt gần nhau có cùng cực thì đẩy nhau, khác cực thì hút nhau.
- Trẻ biết di chuyển đồ vật bằng nam châm
- Trẻ biết được ứng dụng của nam châm trong đời sống con người.
- Trẻ biết tên trò chơi,cách chơi.
2. Kỹ năng:
- Trẻ quan sát, suy luận, phán đoán, ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ có kỹ năng di chuyển đồ vật bằng nam châm.
- Trẻ phối hợp với bạn khi chơi, chơi đúng cách, đúng luật
- Trẻ sử dụng ngôn ngữ diễn đạt câu mạch lạc.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động khám phá.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Bộ đồ ảo thuật.
- 1 khay đồ có: nam châm : Hình hoa, núm nam châm, các đồ vật: kẹp tóc, pin, móc khóa, nơ, bìa.
- Video ứng dụng của nam châm
- Nhạc bài: điều kỳ diệu quanh ta, nhạc ảo thuật, nhạc chơi trò chơi.
3. Đồ dùng của trẻ:
- 4 cái bàn
- Mỗi trẻ 1 khay đựng đồ dùng: nam châm, kẹp tóc, cái kẹp giấy, nơ, đồ chơi bằng nhựa, hình giấy,vòng, nhẫn, móc chìa khóa, khối gỗ
- 2 bức tranh vẽ cây hoa, các bông hoa rời.
- Một đàn vịt 10 con, một cái ao.
- 8 hộp đựng nước, các đồ dùng thả vòa hộp nước.
- Mô hình con đường, 10 ôtô
- 40 nam châm.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức:
- Cô sử là người dẫn chương trình:
+Chào mừng các con đến với chương trình “Thế giới ma thuật”
+ Đến với chương trình là nhà ảo thuật gia Mimi
- Cô quyên đóng làm ảo thuật gia Mimi đi ra
- Cô cho trẻ xem 2 tiết mục ảo thuật: “ Hoa hồng lửa” và “Móc khóa ma thuật” .
- Phù thủy xuất hiện bắt nhà ảo thuật và yêu cầu nhà ảo thuật làm theo các yêu cầu của phù thủy.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
2.1. Sự kì diệu của nam châm.
* Nam châm hút được vật gì- không hút được vật gì?
- Phù Thủy yêu cầu tìm được một vật có thể hút các vật khác..
- Nhà ảo thuật nhờ các bạn nhỏ tìm hộ đồ vật hút các đồ vật khác mà phụ phù Thủy yêu cầu.
 + Các em đã tìm được đồ vật gì hút được các vật khác?
( Trẻ trả lời được vật nào thì cô gắn lên bảng đồ vật đó.)
+ Bạn nào tìm được đồ vật hút được các vật khác giống bạn?
+ Đồ vật đó hút được những đồ dùng đồ chơi nào? 
+ Đồ dùng đồ chơi đó làm bằng gì? 
+ Không hút được những đồ chơi nào? 
+ Các đồ dùng đồ chơi đó làm bằng gì?
+ Các bạn có biết vì sao vật đó lại hút được các vật làm bằng sắt, thép không?
 Đồ vật hút được các vật bằng sắt, thép là do có gắn nam châm.
- Cho trẻ nhắc lại.
* Nam châm làm di chuyển các vật.
- Nam châm còn 1 điều kì diệu nữa đấy, các em hãy nhìn lên đây nhé.
- Các em hãy lấy một đồ chơi làm bằn sắt hoặc có gắn sắt bất kỳ để trên bàn, rồi lấy nam châm để xuống dưới bàn đặt vào đúng chỗ để đồ chơi rồi di chuyển các đồ chơi đó.
- Cho trẻ đặt nam châm dưới bàn để di chuyển.
- Các em thấy sao?
- Vì sao các đồ chơi di chuyển được?
- Đồ chơi di chuyển được là nhờ nam châm hút đồ chơi đó nên các em mới di chuyển được đồ chơi đó.
* Nam châm đẩy nhau
- Không biết khi để 2 vật có gắn nam châm cạnh nhau thì điều gì xảy ra? 
- Các em hãy thử làm cùng chị nào.
- Các em thấy điều gì xảy ra?
 Nam châm rất kì diệu, nó hút được những vật bằng sắt, thép. Nam châm có hai đầu. Khi đặt hai nam châm gần nhau, một đầu hút, đầu còn lại có khả năng đẩy cục nam châm khác.
- Cô cho trẻ cất đồ dùng-> Lại gần cô.
2.2.Ứng dụng của nam châm trong cuộc sống hàng ngày.
- Các em vừa làm các thí nghiệm về sức hút của nam châm về các đồ dùng. Các em có biết trong cuộc sống hàng ngày nam châm dùng để làm gì không?
- Các em nhìn thấy ở đâu? Chơi trò chơi gì có nam châm?
- Cho trẻ xem video. (Vừa xem vừa trò chuyện cùng trẻ)
=> Giáo dục trẻ: Khi chơi nam châm các em chú ý điều gì?
Nam châm rất nhỏ, các con không được cho vào miệng, mất vệ sinh, có thể bị hóc nữa đấy.
2.3. Luyện tập – củng cố:
* Trò chơi 1: “Bông hoa kì diệu”:
- Cách chơi: 2 đội lên thi đua gắn hoa bằng nam châm và di chuyển lên các cành hoa.
- Luật chơi: Mỗi lần lên chỉ được di chuyển 1 bông hoa, bạn về mới được chạy lên, thời gian là 1 bản nhạc đội nào di chuyển được nhiều hoa về cành sẽ giành chiến thắng.
- Cô cho trẻ chơi , nhận xét.
* Trò chơi 2: “ Thử tài của bé”.
- Trẻ về các nhóm: Lùa vịt về ao, lấy các vật trong nước, vẽ tranh cát, đẩy ô tô.
- Cho các nhóm cùng quan sát xem sản phẩm của nhóm bạn.
3. Kết thúc:
- Cô và trẻ hát bài: Điều kỳ diệu quanh ta.
- Khen động viên trẻ và kết thúc giờ học.
- Trẻ ngồi xem
- Trẻ lấy đồ dùng và về nhóm trải nghiệm.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trải nghiệm.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ phán đoán
- Trẻ trả lời
- Trẻ trải nghiệm.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ xem video
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ quan sát sản phẩm nhóm bạn.
- Cô và trẻ cùng hát

File đính kèm:

  • docxgiao_an_nop_su_ky_dieu_cua_nam_cham_30620209.docx