Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động: Làm quen với biểu tượng toán - Đề tài: Dạy trẻ so sánh bề rộng của 3 đối tượng để hình thành mối quan hệ rộng nhất, hẹp hơn và hẹp nhất

I. Mục đích yêu cầu:

1. Mục đích: Dạy trẻ so sánh bề rộng của 3 đối tượng để hình thành mối quan hệ rộng nhất, hẹp hơn và hẹp nhất.

2. Yêu cầu:

a. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết được bề rộng của các đối tượng.

- Trẻ biết cách so sánh và sắp thứ tự về bề rộng 3 đối tượng.

- Biết cách diễn đạt được mối quan hệ về bề rộng của 3 đối tượng: Rộng nhất, hẹp hơn, hẹp nhất.

- Biết cách chơi trò chơi để củng cố bài học.

b. Kỹ năng:

- Trẻ nói được bề rộng của các đối tượng.

- Trẻ so sánh được bề rộng của 3 đối tượng.

- Diễn đạt được từ: Rộng nhất, hẹp hơn và hẹp nhất.

- Chơi được một số trò chơi để củng cố bài học.

 

doc5 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động: Làm quen với biểu tượng toán - Đề tài: Dạy trẻ so sánh bề rộng của 3 đối tượng để hình thành mối quan hệ rộng nhất, hẹp hơn và hẹp nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Hoạt động: Làm quen với biểu tượng toán
Đề tài: Dạy trẻ so sánh bề rộng của 3 đối tượng để hình thành mối quan hệ rộng nhất, hẹp hơn và hẹp nhất
Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ.
Số lượng trẻ: 18 - 20 trẻ. 
Thời gian: 25-30 phút
Người thực hiện: Nguyễn Thị Mơ
I. Mục đích yêu cầu:
1. Mục đích: Dạy trẻ so sánh bề rộng của 3 đối tượng để hình thành mối quan hệ rộng nhất, hẹp hơn và hẹp nhất.
2. Yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được bề rộng của các đối tượng.
- Trẻ biết cách so sánh và sắp thứ tự về bề rộng 3 đối tượng.
- Biết cách diễn đạt được mối quan hệ về bề rộng của 3 đối tượng: Rộng nhất, hẹp hơn, hẹp nhất.
- Biết cách chơi trò chơi để củng cố bài học.
b. Kỹ năng:
- Trẻ nói được bề rộng của các đối tượng.
- Trẻ so sánh được bề rộng của 3 đối tượng.
- Diễn đạt được từ: Rộng nhất, hẹp hơn và hẹp nhất.
- Chơi được một số trò chơi để củng cố bài học.
3. Thái độ:
- Trú ý lắng nghe và phát biểu ý kiến.
- Giữ gìn đồ dùng cẩn thận khi sử dụng đồ dùng, đồ chơi của mình.
- Trẻ hứng thú với tiết học.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử các slide minh họa bài học.
- Các trò chơi ôn luyện trên powerpoint, que chỉ.
- Nhạc bài hát: Trường cháu đây là trường mầm non
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ một rổ đồ dùng có 3 băng giấy: băng giấy màu đỏ rộng nhất, băng giấy màu xanh hẹp hơn, băng giấy màu vàng hẹp nhất.
- Bảng kê đủ cho trẻ.
- Bài tập trên giấy, bút màu, bàn ghế đủ cho trẻ.
III.Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức gây hứng thú 
- Xúm xít, xúm xít
Cô Mơ xin giới thiệu hôm nay có các cô trong BGH cùng các cô giáo trong trường về thăm lớp chúng mình đấy, các con cùng vòng tay đẹp để chào đón các cô nào!
- Chúng mình có muốn chơi trò chơi cùng cô không?
Cô sẽ cho các con chơi một trò chơi thật vui nhộn để mở đầu cho buổi học hôm nay nhé. Đó là trò chơi: “Bật xa”. Các con sẵn sàng chơi cùng cô chưa?
- Cô mời các con về chỗ để cùng tham gia trò chơi này nào?
(Cô cho trẻ chơi)
- Một tràng pháo tay thật to cho trò chơi vừa rồi của các con.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức
*Phần 1: Ôn so sánh bề rộng của 2 đối tượng.
- Các con có thích chơi nữa không?
- Trò chơi tiếp theo cô dành tặng cho các con có tên là: Chiếc hộp kỳ diệu.
Cô đã chuẩn bị cho các con 2 chiếc hộp đó là chiếc hộp màu hồng và chiếc hộp màu xanh, trong mỗi chiếc hộp là hình ảnh của một nhóm đồ dùng có bề rộng khác nhau, luật chơi của trò chơi này khi chiếc hộp được mở ra và muốn giành quyền trả lời các con phải lắc lư theo 1 điệu nhạc khi bản nhạc dừng lại bạn nào dừng nhanh nhất sẽ giành quyền trả lời xem trong chiếc hộp có đồ dùng gì và nói bề rộng các đồ dùng đó, các con đã rõ luật chơi chưa?
- Cô đưa ra 2 chiếc hộp có hình ảnh các nhóm đồ dùng, bật nhạc.
- Các con chơi trò chơi chiếc hộp kỳ diệu rất giỏi cô khen các con.
* Phần 2: Dạy trẻ so sánh bề rộng của 3 đối tượng để hình thành mối quan hệ rộng nhất, hẹp hơn và hẹp nhất.
- Cô mời các con lấy đồ dùng về chỗ ngồi của mình nào.
- Các con xem tròng rổ đồ dùng có những gì?
Hoạt động 1: So sánh băng giấy màu đỏ với băng giấy màu xanh và băng giấy màu vàng để hình thành mối quan hệ rộng nhất.
- Các con hãy lấy cho cô BG màu xanh (Cô làm trên slide)
- 2 BG này như thế nào với nhau?
- BG màu đỏ so với BG màu xanh thì như thế nào?
- Muốn biết BG nào rộng hơn chúng mình cùng so sánh BG màu đỏ với BG màu xanh bằng cách đặt BG màu xanh chồng lên BG màu đỏ sao cho 2 đầu và 1 cạnh của các BG trùng khít với nhau nào.
- BG màu đỏ so với Bg màu xanh như thế nào?
- Cô khái quát và chính xác hóa kết quả: BG màu đỏ thừa ra một phần nên BG màu đỏ rộng hơn BG màu xanh.
- Cô cho trẻ nhắc lại
- Các con hãy lấy cho cô BG màu đỏ và BG màu vàng.
- BG màu đỏ so với BG màu vàng như thế nào?
- BG màu đỏ với BG màu vàng, BG nào rộng hơn?
- Chúng mình cùng so sánh BG màu đỏ với BG màu vàng xem Bg nào rộng hơn bằng cách đặt Bg mùa vàng chồng lên Bg màu đỏ sao cho 2 đầu và 1 cạnh của các BG này trùng khít với nhau nào.
- BG màu đỏ so với BG màu vàng như thế nào với nhau?
- Cô khái quát và chính xác hóa kết quả: Bg màu đỏ thừa ra một phần nên BG màu đỏ rộng hơn BG màu vàng.
- Cô cho trẻ nhắc lại kết quả.
- Chúng mình cùng so sánh BG màu đỏ với BG màu xanh và BG màu vàng xem BG màu đỏ như thế nào với BG màu xanh và BG màu vàng nào.
- BG màu đỏ so với BG màu xanh và BG màu vàng như thế nào?
* Cô khái quát và chính xác hóa kết quả: BG màu đỏ rộng hơn BG màu xanh và rộng hơn BG màu vàng nên Bg màu đỏ là BG rộng nhất.
- Cho trẻ nhắc lại kết quả.
Hoạt động 2: So sánh BG màu vàng với BG màu đỏ và BG màu xanh để hình thành mối quan hệ hẹp nhất.
- Các con hãy lấy cho cô BG màu vàng và BG màu đỏ.
- 2 BG này như thế nào với nhau?
- BG màu vàng và BG màu đỏ như thế nào?
- Chúng mình cùng so sánh BG màu vàng với BG màu đỏ xem BG nào hẹp hơn bằng cách đặt BG màu vàng chồng lên BG màu đỏ sao cho 2 đầu và 1 cạnh của 2 BG này trùng khít nhau nào.
- BG màu vàng so với BG màu đỏ như thế nào?
- Cô khái quát và chính xác hóa kết quả: BG vàng thiếu một phần nên BG màu vàng hẹp hơn BG màu đỏ.
- Cô cho trẻ nhắc lại
- Các con hãy lấy cho cô BG màu vàng và BG màu xanh.
- 2 BG này như thế nào với nhau?
- BG màu vàng với BG màu xanh như thế nào với nhau?
- Chúng mình cùng so sánh BG màu vàng với BG màu xanh xem BG nào hẹp hơn bằng cách đặt BG màu vàng chồng lên BG màu xanh sao cho 1 đầu và 1 cạnh của các BG trùng khít với nhau nào?
- BG màu vàng so với BG màu xanh như thế nào?
- Cô khái quát và chính xác hóa kết quả: BG màu vàng thiếu một phần nên BG màu vàng hẹp hơn BG màu xanh.
- Cô cho trẻ nhắc lại kết quả
- Chúng mình cùng so sánh BG màu vàng với BG màu đỏ và BG màu xanh xem BG màu vàng như thế nào.
- BG màu vàng so với BG màu đỏ và BG màu xanh như thế nào?
* Cô khái quát và chính xác hóa kết quả:
BG màu vàng hẹp hơn BG màu đỏ và BG màu xanh nên BG màu vàng là BG hẹp nhất.
- Cô cho trẻ nhắc lại kết quả.
* Hoạt động 3: So sánh BG màu xanh với BG màu đỏ và BG màu vàng để hình thành mối quan hệ giữa 3 đối tượng.
- Các con lấy BG màu xanh với BG màu đỏ cho cô nào.
- Chúng mình đã so sánh BG màu xanh với BG màu đỏ rồi, vậy BG màu xanh như thế nào với BG màu đỏ?
- Cùng kiểm tra lại xem BG màu xanh như thế nào với BG màu đỏ bằng cách đặt BG màu xanh chồng lên BG màu đỏ nào.
- Các con có nhận xét gì về bề rộng của BG màu xanh?
- BG màu xanh so với BG màu đỏ như thế nào?
- Cô khái quát và chính xác hóa kết quả: BG màu xanh thiếu 1 đoạn nên BG màu xanh hẹp hơn BG màu đỏ.
- Cô cho trẻ nhắc lại kết quả.
- Các con hãy lấy cho cô BG màu xanh và BG màu vàng.
- BG màu xanh như thế nào với BG màu vàng?
- Chúng mình cùng kiểm tra lại xem BG màu xanh với BG màu vàng xem BG màu xanh như thế nào với BG màu vàng nhé!
- Các con có nhận xét gì về bề rộng của BG màu xanh?
- BG màu xanh so với BG màu vàng như thế nào?
- Cô khái quát và chính xác hóa kết quả: BG màu xanh thừa ra một đoạn nên BG màu xanh rộng hơn BG màu vàng.
- Cô cho trẻ nhắc lại kết quả.
- Chúng mình cùng so sánh BG màu xanh với BG màu đỏ và BG màu vàng xem BG màu xanh như thế nào với BG màu đỏ và BG màu vàng nào.
- BG màu xanh so với BG màu đỏ và BG màu vàng như thế nào?
* Cô khái quát và chính xác hóa kết quả:
BG màu xanh hẹp hơn BG màu đỏ nhưng lại rộng hơn BG màu vàng nên BG màu xanh là BG hẹp hơn.
- Cô cho trẻ nhắc lại kết quả.
- Vật trong 3 BG, BG nào rộng nhất, BG nào hẹp hơn và BG nào hẹp nhất?
- Vậy trong 3 BG, BG nào hẹp nhất, BG nào hẹp hơn, BG nào rộng nhất?
Phần 3: Luyện tập
* Trò chơi 1: Cô cho trẻ tìm các BG theo yêu cầu của cô:
+Cô cho trẻ tìm BG theo yêu cầu của cô
- Cô nói tên BG
- Cô nói kích thước BG
* Trò chơi 2: Tìm các tấm bưu thiếp rộng nhất, hẹp hơn và hẹp nhất theo yêu cầu
* Trò chơi 3: Kết bạn
* Trò chơi 4: Tô màu vàng cho BG hẹp nhất
3. Kết thúc:
- Củng cố tiết học.
- Cô nhận xét tiết học và tuyên dương trẻ.
- Bên cô, bên cô
- Trẻ chào các cô.
-Trẻ trả lời
- Trẻ lên múa hát 
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ đi lấy đồ dùng về chỗ ngồi
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắc lư người theo tiếng nhạc sau đó đọc quy tắc sắp xếp 
-Trẻ vỗ tay 
-Trẻ trả lời
- Trẻ xếp theo cô
- Trẻ xếp 
- Trẻ quan sát cô xếp 
-Hoa , con chim , quả cà chua
-Hoa , con chim , quả cà chua lại đến .
- Trẻ trả lời
-Trẻ đọc : 2 hoa , 1 chon chim , 1 quả cà chua lại đến 2 hoa , 1 chon chim , 1 quả cà chua.... 
-Trẻ chỉ vào quy tắc và đọc 
-Trẻ trả lời
- Trẻ đọc quy tắc xếp : 2 bông hoa , 1 con chim , 1 quả cà chua lại đến
-2 bông hoa
-1 con chim
-1quả cà chua 
-Gọi 1, 2 trẻ nhắc lại kết luận 
-Trẻ xếp theo ý thích của trẻ dựa vào quy tắc tổng quát .
- 3, 4 trẻ nêu kết quả xếp của mình
-Trẻ nhận xét kết quả
-Trẻ trả lời
-Trẻ tìm nêu kết quả
-Trẻ hát ráp 
-Trẻ chọn câu trả lời và giơ bảng
-Trẻ lấy đồ dùng xếp tiếp 2 chu kỳ 
-Trẻ vỗ tay 
-Trẻ trả lời
-Trẻ đứng 2 đội ném bóng vào rổ
-Trẻ đi chọn đồ dùng và trang trí 1 chu kỳ theo quy tắc 2:1:1
-Trẻ cùng lên rung chuông 

File đính kèm:

  • docday_tre_so_sanh_chieu_rong_cua_3_doi_tuong.doc
Giáo Án Liên Quan