Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động: Phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Làm quen chữ cái u, ư
GIÁO ÁN
Hoạt động : Phát triển ngôn ngữ
Đề tài : Làm quen chữ cái u,ư
Chủ đề : Gia đình
Đối tượng : 5 - 6 tuổi.
GV thực hiện: Lê Thị Trang
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm chữ cái u, ư qua từ, tiếng trọn vẹn .
- Biết đặc điểm cấu tạo chữ u, ư.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn luyện cách phát âm chính xác bằng tiếng việt
- Trẻ chọn đúng chữ cái theop yêu cầu của cô qua trò chơi.
- Trẻ có ý thức trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
- Đồ dùng của cô:
+ Bài giảng điện tử, máy tính
+ Thẻ chữ u, ư cho cô.
+ Vườn hoa có chứa các chữ cái, 2 ngôi nhà có gắn chữ u, ư.
+ Sạp để múa
+ Tranh rỗng cho trẻ dán, hồ dán, chữ cái u, ư
- Đồ dùng của trẻ:
+ Các bông hoa gắn các chữ cái u, ư, o, a.
+ Chữ u, ư cắt rời.
III. TIẾN HÀNH
GIÁO ÁN Hoạt động : Phát triển ngôn ngữ Đề tài : Làm quen chữ cái u,ư Chủ đề : Gia đình Đối tượng : 5 - 6 tuổi. GV thực hiện: Lê Thị Trang I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm chữ cái u, ư qua từ, tiếng trọn vẹn . - Biết đặc điểm cấu tạo chữ u, ư. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn luyện cách phát âm chính xác bằng tiếng việt - Trẻ chọn đúng chữ cái theop yêu cầu của cô qua trò chơi. - Trẻ có ý thức trong học tập. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng của cô: + Bài giảng điện tử, máy tính + Thẻ chữ u, ư cho cô. + Vườn hoa có chứa các chữ cái, 2 ngôi nhà có gắn chữ u, ư. + Sạp để múa + Tranh rỗng cho trẻ dán, hồ dán, chữ cái u, ư - Đồ dùng của trẻ: + Các bông hoa gắn các chữ cái u, ư, o, a. + Chữ u, ư cắt rời. III. TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Ổn định, trò chuyện, gây hứng thú - Cô Trang xin chào tất cả các con, hôm nay lớp mình đặc biệt có các cô trong Ban giám hiệu nhà trường đến thăm lớp chúng mình học đấy, hãy dành một tràng pháo tay thật to để chào đón các cô nào! - Các con ơi, đã vào học rồi, cô mời các con cùng tham gia với cô một điệu múa đầy vui nhộn và hấp dẫn. Nào xin mời tất cả các con. - Cô mở nhạc “Xòn xòn đô xòn”. - Cô cất sạp. Đưa máy tính đã kết nối với tivi. - Vừa rồi là tiết mục múa sạp, một điệu múa đặc trưng của vùng núi Tây Bắc mà chúng mình vừa thể hiện rất hay rồi . Xin cảm ơn tất cả các con. Nào xin mời các con về chổ ngồi của mình để xem có điều bất ngờ gì nữa nhé. * Hoạt động 2: Dạy trẻ làm quen với chữ u, ư: a, Làm quen với chữ u: - Cô mở hình ảnh “Múa sạp” cho trẻ xem + Úm ba la, Uma ba la. Cô có hình ảnh gì đây? + Vậy đưới hình ảnh “múa sạp”có từ gì, bạn nào biết? - Rất tài, 1 tràng pháo tay dành cho các con. Và dưới hình ảnh “múa sạp” có từ “múa sạp”. Chúng mình đọc cùng với cô nào. + Trong từ “múa sạp”có bao nhiêu chữ cái các con? (Cho trẻ đếm cùng cô) + Vậy có chữ cái nào mình đã được làm quen? + Có mấy chữ “a”? - Lớp mình cùng phát âm nào. - Và các con ơi, trong từ “múa sạp” có rất nhiều chữ cái mới đấy, nhưng hôm nay chúng mình sẽ làm quen với một chữ cái, đó là chữ “u”. Cô sẽ phóng to chữ cái “u” lên để các bạn thấy rõ hơn nhé! - Cô xin giới thiệu đây là chữ cái (u) in thường (cô phát âm 3 lần), khi phát âm (u) miệng chu ra trước, âm phát ra từ miệng (u). Các bạn phát âm cùng cô nào - Mời các bạn bên trái cô phát âm nào. - Mời các bạn trước mặt cô phát âm nào - Mời các bạn bên phải cô Trang phát âm nào - Các con ơi cô Trang cũng có thẻ chữ (u) này. Thế thẻ chữ (u) của cô có giống với chữ (u) trên màn hình không. Bây giờ cô sẽ đưa thẻ cho các bạn lần lượt cầm và phát âm nhé. Các bạn nhìn cô Trang phát âm trước này (u ) (2 lần). - Cô đưa thẻ chữ (u) cho cá nhân trẻ chuyền tay nhau phát âm. - Cho cá nhân, nhóm phát âm - Cô cho cả lớp phát âm lại + Bạn nào giỏi cho cô biết chữ (u) có cấu tạo như thế nào? - Các bạn đều có ý kiến khác nhau. Vậy xin mời các bạn nhìn lên đây để xem chữ (u) có cấu tạo như thế nào nhé. Chữ cái (u) có cấu tạo gồm 2 nét, một nét móc xuôi và một nét sổ thẳng ). - Mời 1 bạn nhắc lại cấu tạo chữ (u) nào. - Cả lớp cùng phát âm lại nào. - Các con biết không, chữ (u) còn có nhiều kiểu viết khác nhau nữa đấy. Cô giới thiệu với các bạn đây là chữ (U) viết hoa thường viết ở đầu câu, còn đây là chữ (u) in thường mà chúng mình vừa được làm quen. Còn đây là chữ (u) viết thường cô và các bạn sẽ làm quen kĩ hơn trong vở tập tô nhé. Mỗi chữ (u) đều có cấu tạo khác nhau nhưng đều phát âm giống nhau đấy. Nào mời các con cùng phát âm nhé. - Cô có 1 câu hỏi rất thú vị dành cho các bạn đây. Trên tay cô Trang có thẻ chữ (u) các bạn thử suy nghĩ xem điều gì xảy ra khi cô quay ngược thẻ chữ (u) này lại. Cô mời các bạn nào. - Có rất nhiều bạn phát hiện ra và đoán được khi chữ (u) quay ngược lại sẽ thành chữ (n) đấy. Các bạn cùng nhìn cô quay nhé. 2, 3. - Và các con ơi, ở vùng núi Tây Bắc không những có điệu múa sạp đặc trưng mà còn có 1 loại quả rất nổi tiếng nữa đấy. Cô mời các bé cùng xem đó là loại quả gì nhé! b. Làm quen với chữ ư: - Cô mở hình ảnh “vườn mận”. - Đây là hình ảnh người ta đi thu hoạch mận ở vườn đấy, và dưới hình ảnh có từ “vườn mận”. Các con cùng đọc nào. + Trong cụm từ “vườn mận” có chữ cái nào mình chưa được làm quen? Cô mời 1 bạn lên tìm nào! - À đúng rồi đấy, có rất nhiều chữ cái mà chúng mình chưa được làm quen phải không nào! Và bạn nào phát hiện ra có chữ cái nào gần giống với chữ cái mà chúng mình vừa làm quen không? - Đúng rồi, vậy cô sẽ giới thiệu tiếp cho các con thêm 1 chữ cái nữa, đó là chữ cái “ư”. - Cô giới thiệu với các bé đây là chữ cái (ư) in thường. Các bé lắng nghe cô phát âm nhé! (cô phát âm 3 lần). Khi phát âm chữ (ư) miệng hơi khép, âm phát ra từ họng. Chúng mình cùng phát âm nào! (cô sửa sai cho trẻ). - Cô mời các bạn trước mặt cô phát âm nào - Mời các bạn bên trái. - Mời các bạn trước mặt cô nào - Các bạn đâu. Mời các bạn nam phát âm nào. - Và đến lượt các bạn gái xinh đẹp phát âm nào. - Trên tay cô Trang cũng có thẻ chữ (ư) này, các bé có thấy giống với chữ (ư) trên màn hình không? - Cho 2 trẻ một phát âm chữ (ư) với thẻ chữ rời + Bạn nào hãy cho cô biết về cấu tạo chữ (ư)? - Cô khái quát lại cấu tạo của chữ cái ư (chữ ư có 1 nét móc xuôi, một nét thẳng và 1 nét móc ở trên đầu nét thẳng) - Chữ (ư) có nhiều cách viết khác nhau đấy, đây là chữ (ư) in hoa thường viết ở đầu câu, chữ (ư) in thường mà chúng mình đang làm quen này và chữ (ư) viết thường. Bây giờ cô chỉ vào chữ cái nào thì các bạn phát âm to chữ cái đó nhé! - Các con ơi cô và các con vừa được làm quen với chữ cái gì? Cô mở sille c. So sánh chữ u, ư : + Vậy bạn nào nào cho cô biết chữ cái (u) và chữ cái (ư) có điểm gì giống nhau? - Chữ u, ư có điểm gì khác nhau ? - Cô khái quát lại: + Chữ (u) và chữ (ư) giống nhau là cùng có một nét móc dưới và một nét sổ thẳng ở phía bên phải. + Khác nhau là: Chữ (u) không có móc, chữ (ư) thì có một nét móc nhỏ ở phía trên đầu nét sổ thẳng. d. Trò chơi luyện tập: * Trò chơi 1: Ai nhanh tay, nhanh mắt - Các con ơi, cô thấy lớp chúng mình ai cũng học rất ngoan và giỏi đấy. Cô sẽ thưởng cho các con 1 món quà. Các con thích không? - Vậy xin mời các con cùng đứng dậy và lên nhận quà cho mình nào! - Mở nhạc “Mùa xuân trên bản Mông-Remix”. + Các con được tặng món quà gì vậy? - Với những chữ cái và các nét chữ rời này chúng mình sẽ đến với trò chơi rất thú vị, trò chơi mang tên “Nhanh tay, nhanh mắt” - Cách chơi: Với các bông hoa có chứa chữ cái thì khi cô phát âm chữ cái nào thì các con phải nhanh tay nhặt chữ cái đó giơ lên và phát âm chữ cái đó. Còn với các nét chữ rời các con hãy ghép các nét chữ rời lại thành các chữ cái theo yêu cầu của cô. Các con đã hiểu cách chơi chưa? Vậy mời các con cùng lắng nghe nhé. - Cô cho trẻ chơi 3-4 lần * Trò chơi 2: Gia đình chung sức - Tiếp theo để thể hiện sự đoàn kết thi đua, mời các con cùng tham gia vào trò chơi, trò chơi mang tên “Chung sức”. + Các con hãy nhìn xem, cô có gì đây nào? - Cách chơi: Cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội. Cô đã chuẩn bị 1 vườn hoa có gắn các chữ cái, nhiệm vụ của hai đội là lần lượt các thành viên trong đội sẽ chạy thật nhanh lên chọn bông hoa có gắn chữ cái mà cô yêu cầu và trồng vào vườn nhà của đội mình. Thời gian chơi là một bản nhạc, bản nhạc kết thúc, đội nào trồng nhiều bông hoa và đúng theo yêu cầu thì đội đó sẽ dành chiến thắng và dành được 1 món quà. + Lượt đầu tiên: Gia đình Áo Đỏ sẽ tìm bông hoa có chữ (u) để gắn vườn nhà chữ (u) của mình. Gia đình Áo Xanh sẽ tìm bông hoa có chữ (ư) để gắn vườn nhà chữ (ư) của mình. + Lượt thứ 2: Gia đình Áo Đỏ sẽ tìm bông hoa có chữ (ư) để gắn vườn nhà chữ (ư) của mình. Gia đình Áo Xanh sẽ tìm bông hoa có chữ (u) để gắn vườn nhà chữ (u) của mình. - Luật chơi : Mỗi thành viên trong đội chỉ chơi được 1 lần Nếu bạn nào chọn sai bông hoa thì bông hoa đó sẽ không được tính. Đội chiến thắng sẽ dành được 1 món quà của chương trình. 2 đội đã sẵn sàng chưa? - Tổ chức chơi 2 lần. - Cô kiểm tra kết quả . - Cô thấy cả 2 đội đều ngang tài ngang sức. Cô tuyên bố cả 2 đội đều chiến thắng. - Mời 2 đội lên nhận quà. - Nào xin mời các con cùng về 4 nhóm để chúng mình đến với trò chơi tiếp theo, đó là trò chơi “Ai thông minh”. * Trò chơi 3: Ai thông minh - Cách chơi như sau: Cô đã chuẩn bị cho mỗi bạn 1 bức tranh có chứa các hình ảnh “múa sạp”, “vườn mận”, “Con gấu”, “Ngựa vằn”. Và dưới mỗi hình ảnh có chữ cái u, ư còn thiếu trong từ. Nhiệm vụ của các con là tìm chữ cái u, ư ở trong rá dán vào từ còn thiếu ở dưới mỗi hình ảnh. Các con đã hiểu chưa. - Mở nhạc cho trẻ dán * Hoạt động 3: Kết thúc - Các con yêu quý, hôm nay các con đã được trải nghiệm và được làm quen các chữ cái đầy bổ ích và thú vị. Một lần nữa xin cảm ơn các con và đặc biệt là các các cô giáo trong Ban giám hiệu nhà trường. Xin chào và hẹn gặp lại. - Trẻ vỗ tay - Trẻ múa sạp. Múa một lượt và về đứng 2 hàng. - Trẻ cất sạp - Trẻ về chỗ (chữ u) - Trẻ xem - Múa sạp - Từ “múa sạp” ạ - Trẻ đọc 2 lần - Có 6 chữ cái - Chữ “a” - Có 2 chữ “a” - 2 lần - Trẻ phát âm 2 lần. - Trẻ phát âm - Trẻ phát âm - Trẻ phát âm - Dạ giống ạ - Trẻ cầm thẻ và phát âm - Cá nhân, nhóm phát âm - Cả lớp phát âm 2 lần - Mời 2- 3 trẻ trả lời - 1 bạn nhắc lại - Cả lớp phát âm 2 lần - Cả lớp phát âm - 2 trẻ trả lời - 2-3 trẻ trả lời - Cả lớp đọc 2 lần - 2 trẻ lên tìm (v, ư, n, m) - Trẻ lên tìm (ư) - Cả lớp phát âm 2 lần - Trẻ phát âm 2 lần - Trẻ phát âm 2 lần - Trẻ phát âm 2 lần - Trẻ phát âm 2 lần - Trẻ phát âm 2 lần - Có ạ - 2 trẻ trả lời - Cả lớp phát âm - Chữ cái u, ư ạ - Chữ u và chữ ư đều có 1 nét móc xuôi và 1 nét sổ thẳng. - Chữ u không có nét móc ở trên đầu nét thẳng, chữ ư có nét móc ở trên đầu nét thẳng. - Dạ có - Trẻ đứng dậy lên đi vòng tròn lấy rá và về chỗ ngồi - Các chữ cái và các nét chữ rời - Trẻ chơi - Vườn hoa chữ cái - Sẵn sàng, sẵn sàng - Trẻ chơi - Zê....zê - 2 trẻ lên nhận quà - Trẻ về 4 nhóm - Trẻ thực hiện
File đính kèm:
- giao an lQCC u u_12217506.docx