Giáo án Mầm non Lớp Lá - Hoạt động: Trò chuyện về các giác quan

I. Mục đích yêu cầu: Trẻ có khả năng

- Biết gọi tên, đặc điểm và chức năng các giác quan trên cơ thể.

- Chú ý, ghi nhớ có chủ đích, trả lời các câu hỏi to, mạch lạc.

- Tích cực hứng thú khi tham gia vào hoạt động khám phá

II. Chuẩn bị

* Cô: Một số đồ vật, thực phẩm cho trẻ khám phá bằng các giác quan: nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ theo nhóm.

- Bài thơ “Đôi mắt của em”.

* Trẻ: Hình ảnh các giác quan.

III. Phương pháp: Trò chuyện, quan sát, thực hành.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuylinhpt28 | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Hoạt động: Trò chuyện về các giác quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động: Trò chuyện về các giác quan
I. Mục đích yêu cầu: Trẻ có khả năng
- Biết gọi tên, đặc điểm và chức năng các giác quan trên cơ thể.
- Chú ý, ghi nhớ có chủ đích, trả lời các câu hỏi to, mạch lạc.
- Tích cực hứng thú khi tham gia vào hoạt động khám phá
II. Chuẩn bị 
* Cô: Một số đồ vật, thực phẩm cho trẻ khám phá bằng các giác quan: nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ theo nhóm.
- Bài thơ “Đôi mắt của em”.
* Trẻ: Hình ảnh các giác quan.
III. Phương pháp: Trò chuyện, quan sát, thực hành.
VI. Tiến hành: 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: 
- Vận động theo bài hát “Ồ sao bé không lắc”
- Trò chuyện với trẻ nội dung bài hát.
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
2. Hoạt động 2: Trẻ khám phá các giác quan.
- Chia trẻ thành 5 nhóm, mỗi nhóm về các góc tự khám phá
3. Hoạt động 3: Trò chuyện về các giác quan
- Cho từng nhóm nói kết quả khám phá trải nghiệm của nhóm.
* Nhóm 1: Cho trẻ vừa quan sát bằng mắt kể lại những gì các con đã nhìn thấy.
+ Các con đã quan sát được những gì?
+ Theo các con để nhìn được những đồ vật, những hoạt động là nhờ gì?
+ Các con nhắm mắt lại thì các con có nhìn thấy gì không?
- Cô cho trẻ chỉ vào đôi mắt và trò chuyện với trẻ về đặc điểm, công dụng của đôi mắt.
+ Trên đôi mắt có những gì?
+ Nó có tác dụng gì?
* Cô tóm ý: Lông mày, lông my giúp ngăn nước và bụi, còn con ngươi mắt giúp chúng ta nhìn được mọi vật xung quanh, thấy được vật cản khi đi đảm bảo an toàn. Vì vậy mắt rất quan trọng là một trong 5 giác quan của cơ thể
+ Vậy mắt còn được gọi là gì?
- Cho trẻ chỉ vào mắt và nói “Thị giác ”
- Cho trẻ đọc thơ: “Đôi mắt của em ”
* Nhóm 2: Cho trẻ kể lại tên các mùi của nhóm vừa dùng mũi để ngửi
+ Các con đã dùng mũi ngửi được những mùi vị nào?
+ Các con ngửi được là nhờ cái gì?
* Cô cho trẻ chỉ vào cái mũi và trò chuyện với trẻ về đặc điểm, chức năng của cái mũi.
+ Cái mũi gồm có những bộ phận nào? Và nó có chức năng như thế nào?
* Cô tóm ý: Mũi giúp chúng ta hít thở, phát hiện mùi vị thức ăn, nhận biết nhiều thứ kể cả mùi khói và cảnh báo cho chúng ta biết hỏa hoạn xảy ra. Vì vậy mũi là 1 trong 5 giác quan của con người? Vậy mũi còn gọi là gì?
+ Cho trẻ chỉ vào mũi và nói: “ Khứa giác”
* Nhóm 3: Cho trẻ tên các món ăn mà trẻ vừa dùng lưỡi để nếm.
+ Các con cảm thấy mùi vị của các món ăn như thế nào?
+ Nhờ vào cái gì mà các con nhận biết được mùi vị của thức ăn
* Cô cho trẻ chỉ vào lưỡi và trò chuyện với trẻ.
+ Cái lưỡi giúp chúng ta điều gì?
* Cô tóm ý: Nhờ cái lưỡi giúp các con nếm vị thức ăn, giúp chúng ta ăn ngoan miệng.
+ Vậy lưỡi là 1 trong 5 giác quan của cơ thể. Lưỡi còn gọi là gì?
- Cho trẻ nói: “ Vị giác” 
* Nhóm 4: Hãy lắng nghe nhóm 4 nói về những âm thanh gì nào?
+ Các con đã nghe được những âm thanh gì nào?
+ Các con nghe được những âm thanh đó là nhờ vào cái gì?
 * Cô chỉ vào cái tai, cho trẻ quan sát và trò chuyện với trẻ về đặc điểm và tầm quan trọng của cái tai.
+ Tai có các bộ phận nào?
+ Tai dùng để làm gì?
- Cô tóm ý: Đây là vành tai có tác dụng bảo vệ tai và thu hứng âm thanh, bên trong là ống tai có màng nhỉ, giúp chúng ta nghe mọi âm thanh trong sinh hoạt hằng ngày.
+ Vậy tai là 1 trong 5 giác quan quan trọng của cơ thể. Tai còn gọi là gì?
- Cho trẻ chỉ vào tai và nói : “Thính giác”
* Nhóm 5: Cho trẻ kể tên các nhóm đồ vật mà trẻ vừa dùng tay để sờ
+ Các con đã dùng tay sờ được những đồ vật gì?
+ Các bạn đã tìm được các đồ vật là nhờ cái gì?
* Cô cho trẻ giơ bàn tay ra, quan sát:
- Trên các ngón tay có móng tay các con thử dí vào móng tay thử có đau không? Vì sao nhỉ? Vì móng tay là chất sừng cứng nên khi dí vào không thấy đau, giúp bảo vệ các ngón tay, nhưng các con phải cắt ngắn móng tay cho sạch sẽ nhé!
- Các con thử dí vào phần da xem các con thấy thế nào? Đúng rồi vì da của chúng ta rất nhạy cảm, da giúp chúng ta nhận biết độ độ nóng lạnh, khô ướt, mềm cứng, đau rát, da giúp chúng ta bảo vệ cơ thể đối với sự thay đổi của môi trường
- Da còn có tính chất đàn hồi đấy! Chúng mình thử kéo da xem thế nào Các con thấy da có dãn được không
* Vậy da là 1 trong 5 giác quan của cơ thể, da còn gọi là gì?
- Cho trẻ sờ vào da và nói “ xúc giác”
* Vậy các con vừa được tìm hiểu về những giác quan nào trên cơ thể con người? Có bao nhiêu giác quan 
+ Năm giác quan đều quan trọng như nhau, vì nhờ các giác quan, chúng ta ngửi, nếm được mùi vị, nhìn thấy mọi sự vật xung quanh, nghe được các âm thanh khác nhau, sờ để cảm nhận được tính chất của các sự vật xung quanh. 
+ Vậy, các con phải làm gì để bảo vệ các giác quan? 
4. Hoạt động 4: Trò chơi: “Về đúng bộ phận”
- Cách chơi, luật chơi: Mỗi trẻ sẽ có 1 bộ phận giác quan, cô cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa hát, khi cô lắc xắc xô thì trẻ phải chạy về đúng bộ phận mình có trên tay, bạn nào sai sẽ bị nhảy lò cò.
- Cô động viên, khuyến khích trẻ chơi
- Nhận xét kết quả sau khi chơi
- Cô giáo dục trẻ vệ sinh các giác quan sạch sẽ như tắm rửa, vệ sinh tai, mắt, mũi, miệng, không chơi vật sắc nhọn và nhét các vật nhỏ vào tai mũi và chúng mình cần siêng năng tập thể dục.
- NXTD, kết thúc hoạt động.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ cùng khám phá.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời trẻ 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đọc bài thơ
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ đoán
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nói
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nói
- Trẻ quan sát và đếm
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_hoat_dong_tro_chuyen_ve_cac_giac_quan.doc
Giáo Án Liên Quan