Giáo án mầm non lớp Lá - Kế hoạch chủ điểm nước và các hiện tượng tự nhiên
1. Phát triển thể chất:
Phát triển vận động:
- Luyện một số kĩ năng sống: hành vi, thái độ đúng đắn với môi trường sống.
- Phát triển một số vận động cơ bản: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, Đi theo đội hình, đội ngũ, đi đều bước, Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh .
- Thực hiện những vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay; xé dán, cắt dán, vẽ, nặn, tô màu về hiện tượng tự nhiên.
KẾ HOẠCH CHỦ ĐIỂM NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN Thời gian thực hiện: 3 tuần ( Từ ngày 17 tháng 03 đến ngày 03 tháng 04 năm 2015) Mục tiêu Nội dung giáo dục Hoạt động giáo dục 1. Phát triển thể chất: Phát triển vận động: - Luyện một số kĩ năng sống: hành vi, thái độ đúng đắn với môi trường sống. - Phát triển một số vận động cơ bản: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, Đi theo đội hình, đội ngũ, đi đều bước, Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh. - Thực hiện những vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay; xé dán, cắt dán, vẽ, nặn, tô màu về hiện tượng tự nhiên. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: - Biết lợi ích của các nguồn nước đối với đời sống con người, động vật, cây cối. - Có khả năng nhận biết và tránh nguy hiểm ở những nơi có nguồn nước sâu, nguồn nước không sạch : Ao hồ, sông suối, cống rảnh... - Biết thường xuyên tự vệ sinh thân thể sạch sẽ, không tắm gội sử dụng nguồn nước bẩn. - Biết sử dụng các trang phục hợp với thời tiết để bảo vệ sức khỏe. - Có một số thói quen và hành vi vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh. - Biết phòng tránh những nơi dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. - Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm. (Chỉ số 25) Phát triển vận động: - Tập các động tác phát triển các nhóm cơ hô hấp: tay, lưng, bụng, lườn, chân - Tập luyện các kỹ năng vận động cơ bản như: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, Đi theo đội hình, đội ngũ, đi đều bước, Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh - Tập các cử động của bàn tay ngón tay và cổ tay, tô, vẽ Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: - Lợi ích của các nguồn nước đối với đời sống con người, động vật, cây cối.. - Ý thức bảo vệ nguồn nước, không làm ô nhiễm nguồn nước sạch và giữ gìn thân thể sạch sẽ, không tắm mưa, không chơi những nơi nguy hiểm như ao, hồ, sông suối. - Lựa chọn các trang phục hợp với thời tiết để bảo vệ sức khỏe. - Kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm. (Chỉ số 25) Phát triển vận động: - Tập các bài tập phát triển chung. - Luyện tập các vận động: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh; Đi theo đội hình, đội ngũ, đi đều bước; Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh và chơi các trò chơi vận động. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:: - Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống 2. Phát triển nhận thức: Khám phá khoa học- xã hội: - Tích cực tìm tòi, khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh. Biết tự đặt câu hỏi : tại sao ? như thế nào ? để làm gì ?... - Biết quan sát, so sánh, phán đoán, suy luận về một số sự vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh mình. - Biết các mùa trong năm, nhận biết về thời tiết các mùa. - Biết phân loại trang phục theo mùa. - Biết lợi ích của nước, không khí, ánh sáng với đời sống con người, cây cối và động vật. - Biết 1 số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, không khí. Cách giữ gìn, bảo vệ nguồn nước và không khí trong sạch. Làm quen với Toán - Biết cách đo thể tích, dung tích các vật bằng 1 đơn vị đo. Phân biệt các buổi trong ngày, hôm qua, hôm nay, ngày mai. Xem ngày trên lốc lịch, giờ trên đồng hồ. Đếm đến 10 – Nhận biết các nhóm có 10 đối tượng – Nhận biết số 10. Khám phá khoa học- xã hội: - Tìm hiểu về một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa và thứ tự các mùa; sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, con vật và cây cối theo mùa. - Sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng. - Một số đặc điểm, tính chất, ích lợi của nước, một số nguồn nước, nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ. - Tìm hiểu về không khí, các nguồn ánh sáng, ích lợi của chúng. - Một vài đặc điểm, tính chất của đất, đá, cát, sỏi. Làm quen với Toán - Đo thể tích, dung tích các vật bằng 1 đơn vị đo. - Phân biệt các buổi trong ngày, hôm qua, hôm nay, ngày mai. Xem ngày trên lốc lịch, giờ trên đồng hồ. - Đếm đến 10 – Nhận biết các nhóm có 10 đối tượng – Nhận biết số 10. Khám phá khoa học- xã hội: - Tìm hiểu về nước, một số hiện tượng thời tiết và các mùa trong năm, mùa hè). Làm quen với toán: - Đo thể tích, dung tích các vật bằng 1 đơn vị đo. - Phân biệt các buổi trong ngày, hôm qua, hôm nay, ngày mai. Xem ngày trên lốc lịch, giờ trên đồng hồ. - Đếm đến 10 – Nhận biết các nhóm có 10 đối tượng – Nhận biết số 10. 3. Phát triển ngôn ngữ: - Đọc thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố trong chủ điểm. - Biết sử dụng một số từ chỉ thời tiết, đặc điểm các mùa và cảnh quan thiên nhiên. - Biết dùng một số từ miêu tả về các hiện tượng thời tiết. - Biết nói lên những điều mà trẻ quan sát, trao đổi, thảo luận với người lớn và các bạn. - Nhận biết được chữ cái p, q, g, y, - Làm quen chữ cái s, x - Phát âm, hiểu nghĩa các từ và đặt câu được với một số từ trong chủ điểm. Phát triển ngôn ngữ: - Đọc, kể biểu cảm bài thơ, ca dao, đồng dao, câu chuyện. - Nghe hiểu nội dung câu chuyện, bài thơ - Sử dụng các từ biểu cảm, hình tượng. - Bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các loại câu khác nhau. - Ôn nhóm chữ cái p, q, g, y, - Làm quen chữ cái s, x - Nhận dạng các chữ cái s, x - Làm quen các từ Làm quen Tiếng Việt trong chủ điểm. Phát triển ngôn ngữ: - Trò chuyện về nước và các hiện tượng thời tiết, các mùa trong năm. - Nghe kể chuyện: Giọt nước tí xíu - Đọc thơ: Cầu vồng, Mùa hạ tuyệt vời, Che mưa, Ông mặt trời - Đọc ca dao, tục ngữvề nước và các hiện tượng tự nhiên. - Ôn nhóm chữ cái p, q, g, y, - Làm quen chữ cái s, x 4. Phát triển thẩm mĩ: Tạo hình: - Biết phối hợp các đường nét, màu sắc, hình dạng qua vẽ, nặn, xé dán, cắt dánđể tạo ra một số sản phẩm đa dạng về các hiện tượng tự nhiên. - Yêu thích cái đẹp, sự đa dạng phong phú của thế giới tự nhiên, của những hành vi đẹp trong khi tiếp xúc môi trường. Âm nhạc: - Biết hát và vận động sáng tạo theo nhạc một số bài hát về nước và các hiện tương tự nhiên, biểu lộ thái độ và cảm xúc, tình cảm khi nghe nhạc, nghe hát một cách phù hợp. Phát triển thẩm mĩ: Tạo hình: - Phối hợp các kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/đường nét và bố cục. Âm nhạc: - Hát đúng giai điệu, lời ca, vận động theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát. - Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhịp, tiết tấu (nhanh, chậm, phối hợp). Phát triển thẩm mĩ: Tạo hình: - Vẽ về biển. - Vẽ cảnh trời mưa. -Vẽ trang phục theo mùa theo ý thích . Âm nhạc: - Hát và vận động bài: Sau mưa, Cho tôi đi làm mưa với, Trời nắng trời mưa - Nghe hát: Em đi trong tươi xanh, mùa hoa phượng nở, mưa rơi - TCAN: Ai nhanh nhất; Vui cùng thiên nhiên, ai đoán giỏi.. 5. Phát triển tình cảm xã hội: - Có ý thức tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước sạch và môi trường sống. - Nhận biết được một số phẩm chất và kĩ năng sống phù hợp: tự giác bỏ rác vào thùng, lao động tự phục vụ, lao động chăm sóc, bảo vệ môi trường: mạnh dạn, tự tin, có những hành vi đẹp trong giao tiếp với người xung quanh, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. - Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khá.( Chỉ số 53 Phát triển tình cảm xã hội: - Tiết kiệm điện, nước. - Giữ gìn vệ sinh môi trường. - Bảo vệ chăm sóc con vật và cây cối. - Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác. Phát triển tình cảm xã hội: - Trẻ nhận biết được mối quan hệ giữa mọi người với nhau - Đóng vai: Gia đình, bán hàng - Xây dựng: Xây công viên - Trò chơi vận động: Lá và gió, Trời nắng trời mưa, Mưa to mưa nhỏ - Trò chơi dân gian: Chi chi chành, Lộn cầu vồng, Mèo đuổi chuột II. MẠNG NỘI DUNG Nước - Nhận biết nước có từ đâu (Sông, suối, biển, mưa) - Các trạng thái của nước ( Lỏng, hơi, rắn) và một số đặc điểm, tính chất của nước ( Không màu, không mùi, không vị, hòa tan được một số chất...) - Vòng tuần hoàn của nước. - Biết đựơc lợi ích của nước với đời sống con người, con vật và cây cối. - Một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước: Cách giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ các nguồn nước. - Phòng tránh các tai nạn về nước. Một số hiện tượng thời tiết và các mùa trong năm - Biết một số hiện tượng thời tiết: Nắng, mưa, sấm, sét, bão, cầu vòng, sương, sương mù - Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo các mùa. - Thứ tự các mùa trong năm. - Sự thay đổi của con người trong sinh hoạt theo thời tiết mùa ( Quần áo, ăn uống, hoạt động..) - Ảnh hưởng của thời tiết mùa đến sinh hoạt của con người, con vật, cây cối.. - Mặt trời, mặt trăng, sự thay đổi tuần hoàn ngày và đêm. - Một số bênh theo mùa cần phòng tránh và cách phòng tránh.. Mùa hè + Thời tiết mùa hè: Nóng nực, oi bức, có nắng, có mưa rào, có bão, lũ lụt/ hạn hán + Cây cối và các con vật trong mùa hè: Cây cối cần đựơc tưới nước, các con vật cân được uống nước, tăm. Bóng râm cây cối che chở chúng ta khỏi ánh nắng mặt trời. + Các hoạt động của con người: Nghỉ hè, đi nghỉ mát, bơi lội, đi du lịch, chơi các trò chơi với nước, tắm nắng và chơi các môn thể thao dưới nước + Quần áo, trang phục mùa hè: Quần áo ngắn, mỏng, nhẹ, áo bơi, nón, mũ, ô dù / áo mưa, kính râm - Giữ gìn vệ sinh trong mùa hè IV. MỤC TIÊU: CHỦ ĐỀ NHÁNH 1 : NƯỚC - Biết một số nguồn nước. - Nhận biết một số đặc điểm, tính chất, trạng thái của nước. - Biết lợi ích, tác dụng của nước đối với cuộc sống, con người, cây cối, loài vật và sự cần thiết của nước. - Nhận biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và vì sao cần phải giữ gìn nguồn nước sạch, không làm bẩn nguồn nước sạch và tiết kiệm nước V. MẠNG NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ NHÁNH 1 : NƯỚC (Thời gian thực hiện : Từ ngày 16 – 20 /03/2015) ĐẶC ĐIỂM Trạng thái của nước: Rắn, lỏng, khí, bay hơi, ngưng tụ. - Đặc điểm của nước: Không màu, không mùi, không vị, trong suốt.. - Vòng tuần hoàn của nước. CÁC NGUỒN NƯỚC Nước sông Nước hồ Nước suối Nước giếng Nước máy Nước mưa NƯỚC BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC - Không vứt rác bừa bãi xuống ao, hồ, sông, suối. - Sử dụng nước vừa phải, biết tiết kiệm nguồn nước. ÍCH LỢI Đối với đời sống con người Cây cối Động vật Thực vật I. MỤC TIÊU - Biết một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa và thứ tự các mùa trong năm. - Nhận biết một số thay đổi trong sinh hoạt hằng ngày của con người và cây cối, con vật theo mùa. - Nhận biết quần áo, ăn uống, hoạt động .của con người phù hợp với thời tiết các mùa. 2.Nội dung: - Các mùa và các hiện tượng thời tiết của mùa quen thuộc với trẻ. - Quần áo, ăn uống, hoạt độngcủa con người thay đổi theo thời tiết mùa. - Ảnh hưởng của thời tiết đến con người, cây cối, con vật. II. MẠNG NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ NHÁNH 2 MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT VÀ CÁC MÙA TRONG NĂM (Thời gian thực hiện : Từ ngày 23/03 - 27/03/2015) Hiện tượng thời tiết - Nắng - Mưa - Cầu vồng - Gió - Bão - Mặt trời - Mặt trăng - Ngôi sao 5 cánh - Sao băng Các mùa trong năm Mùa xuân Mùa hè Mùa thu Mùa đông MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT VÀ CÁC MÙA TRONG NĂM Ảnh hưởng của một số thời tiết và các mùa trong năm - Đối với con người - Cây cối - Động vật - Thực vật I. MỤC TIÊU Biết một số đặc điểm đặc trưng của của các mùa. Biết một số hoạt động trong mùa hè. Biết ăn mặc, giữ gìn sức khỏe phù hợp với từng mùa. 2. Nội dung - Mùa hè là mùa nóng nhất trong năm. Mùa hè trời nắng nóng, hay có mưa rào, going bão. - Giữ vệ sinh trong mùa hè: Năng tắm gội, giữ gìn than thể và quần áo sạch sẽ, mặc quần áo mỏng và sang màu, khi đi nắng đội mũ nón - Một số hoạt động trong màu hè: Bơi lội, tắm biển, đi du lịch. II. MẠNG NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ NHÁNH 3 MÙA HÈ (Thời gian thực hiện : Từ ngày 30/03 - 03/04/2015) Nóng nực, oi bức. Nắng Mưa rào Bão Quần áo ngắn, mỏng nhẹ Áo bơi Nón, mũ, ô dù, áo mưa, kính răm.. Lũ lụt, hạn hạn Quần áo, trang phục mùa hè Thời tiết mùa hè MÙA HÈ Các hoạt động của con người Cây cối và các con vật trong mùa hè - Các con vật cần được uống nước, tắm - Cây cối được tưới nước. - Bóng râm của cây cối che chở cho - Nghỉ hè chúng ta khỏi ánh nắng mặt trời. - Đi nghỉ mát, bơi lội. - Đi du lịch - Các trò chơi với nước - Tắm nắng - Các môn thể thao dưới nước
File đính kèm:
- MANG_MUC_TIEU_MANG_NOI_DUNG_CHU_DIEM_NUOC_VA_CAC_HIEN_TUONG_TU_NHIEN.doc