Giáo án Mầm non Lớp Lá - Khám phá khoa học (5 tuổi): Vòng đời của bướm
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
- Trẻ biết tên gọi, các bộ phận của con bướm gồm đầu, ngực, bụng, có 6 chân nối với phần ngực, có cánh, có 2 râu Biết được vòng đời phát triển của con bướm được trải qua 4 giai đoạn : Bướm trưởng thành đẻ trứng, từ trứng trở thành sâu non, sâu già nhả kén thành nhộng,nhộng thành bướm con.
- Trẻ biết phán đoán, suy luận sự hiểu biết của mình về đặc điểm và vòng đời phát triển của con bướm.
- Trẻ biết lợi ích và tác hại của con Bướm trong đời sống. Không bắt Bướm, hái hoa.
KPKH: VÒNG ĐỜI CỦA BƯỚM LỚP MG: 5-6 TUỔI I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU - Trẻ biết tên gọi, các bộ phận của con bướm gồm đầu, ngực, bụng, có 6 chân nối với phần ngực, có cánh, có 2 râuBiết được vòng đời phát triển của con bướm được trải qua 4 giai đoạn : Bướm trưởng thành đẻ trứng, từ trứng trở thành sâu non, sâu già nhả kén thành nhộng,nhộng thành bướm con. - Trẻ biết phán đoán, suy luận sự hiểu biết của mình về đặc điểm và vòng đời phát triển của con bướm. - Trẻ biết lợi ích và tác hại của con Bướm trong đời sống. Không bắt Bướm, hái hoa. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô - Bài giảng điện tử - Nhạc bài hát “ Gọi Bướm, Con Bướm dễ thương, Kìa con Bướm vàng” - Ti vi có cổng HD - Cô thuộc chuyện “ Điều ước của sâu bướm”. Nhờ 1cô giáo đóng giả nhân vật Sâu, Bướm. 2. Đồ dùng của trẻ - 3 bìa cứng có dán trang trí các họa tiết lá, cành cây để trẻ chơi trò chơi. 3 rổ đựng giấy nhún các màu. - 3 rổ lớn. - Mũ hình con bướm, các chấm tròn màu, keo, khăn lau tay, giấy lót đủ cho cả lớp. III.TIẾN HÀNH Hoạt động 1: - Cô cùng trẻ vận động bài “ Gọi bướm” Tạo hình huống: Đang vận động bỗng nghe có tiếng bạn Sâu Bướm khóc, Cô cháu cùng đến trò chuyện với bạn Sâu Bướm (sâu biến thành bướm bay ra ngoài). Cô trò chuyện cùng trẻ: + Bạn Sâu Bướm ước điều gì? + Điều ước của bạn Sâu Bướm có thành hiện thực không? Cô nói: Thật kì diệu, từ một bạn Sâu Bướm lại hóa thành một bạn Bướm xinh đẹp nhỉ? Để hiểu điều kì diệu cô mời các con về chỗ ngồi cùng tìm hiểu đặc điểm và sự hình thành của con Bướm nha. Hoạt động 2: b)Đặc điểm của con bướm - Cô xuất hiện hình ảnh con bướm. Hỏi trẻ: Các con có nhận xét gì về con bướm? (cô mời 2-3 cháu nhận xét về những đặc điểm của con bướm mà cháu biết) - Bướm có những đặc điểm gì? (Cô cho trẻ lên chỉ con bướm và nói đặc điểm). - Bướm di chuyển bằng cách nào? - Bướm thường sống ở đâu? - Tại sao Bướm lại hay sống ở những nơi có rất nhiều hoa? - Bướm được xếp vào nhóm con vật gì? - Bướm là nhóm côn trùng có lợi hay có hại? Vì sao? Cô mở video con Bướm cho trẻ xem. => Cô khái quát lại: Bướm là côn trùng có ích, chúng sống ở những vườn hoa. Bướm không làm ra mật mà chỉ hút mật hoa để nuôi thân, khi bướm hút mật hoa, phấn của những bông hoa dính trên chân bướm, Bướm bay từ bông hoa này đến bông hoa khác sẽ giúp hoa thụ phấn và kết thành quả cho chúng ta ăn đấy. Nên Bướm là côn trùng có ích, các con không nên chọc phá bướm hay bắt Bướm sẽ hại cho sức khỏe vì cánh Bướm có lớp phấn bụi khi hít vào sẽ không tốt cho sức khỏe đâu nha. b)Vòng đời phát triển của con bướm Đố con, con Bướm được sinh ra và lớn lên như thế nào? (Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ) Cô cho trẻ xem clip vòng đời phát triển của Bướm. Cô đàm thoại làm rõ ý. + Con Bướm đẻ ra gì? + Trứng Bướm nở ra con gì? + Con Sâu có giống con Bướm không? + Chúng khác nhau ở điểm nào? + Sâu non ăn gì để lớn lên? + Khi sâu già thì sâu sẽ làm gì? + Khi những cái kén khô lại thì điều kì diệu gì xảy ra? Cô khái quát: Bướm mẹ đẻ trứng trên cây, trứng sẽ lớn lên và nở thành sâu con,Sâu con ăn lá non và lớn lên thành sâu trưởng thành, qua thời gian sâu trưởng thành sẽ già và đóng kén nằm trong tổ gọi là nhộng. Vài ngày sau tổ kén khô đi nứt vỏ ra và 1 con Bướm chui ra với đầy đủ các bộ phận:Đầu, bụng, chân và cánh. Chỉ có Sâu Bướm mới hóa thành con Bướm chứ không phải con Sâu nào cũng hóa thành con bướm được. Vậy để trở thành con Bướm xinh đẹp thì con Bướm phải trải qua mấy giai đoạn? ( 4 giai đoạn) (1)Bướm mẹ đẻ trứng trên lá cây -> (2) Trứng lớn lên nở thành sâu non -> (3) Khi sâu già nhả tơ quấn lại thành tổ kén (nhộng) -> (4) Tổ kén khô, nứt vỏ và một con Bướm chui ra. - Vui chơi cùng Bạn bướm với đôi tay dễ thương: Trẻ cùng cô dùng hai bàn tay giả làm động tác mô phỏng vòng đời của Bướm. * Mở rộng: Mỗi con Bướm có màu sắc rất đặc trưng khác nhau. Có rất nhiều loại Bướm như: Bướm vàng ba chấm, Bướm cánh bản đồ, Bướm cánh viền đỏ, Bướm hoa vàng( Cô cho trẻ xem Slide kết hợp đọc tên con Bướm) 3.Trò chơi củng cố - Trò chơi : “ Ai thông minh hơn” Cách chơi: Trên màn hình có các hình ảnh về vòng đời của Bướm, mời trẻ lên chọn hình ảnh đúng với trình tự các giai đoạn phát triển của con Bướm. Cô kiểm tra kết quả và tuyên dương trẻ chọn đúng. - Trò chơi “Đội nào nhanh hơn” Cách chơi: Cô chia trẻ làm 3 nhóm. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là cùng nhau hợp tác để mô phỏng vòng đời phát triển của Bướm từ những mảnh giấy xinh xắn. Đội hoàn thành trước sẽ là đội chiến thắng Trò chơi “Bé khéo tay” Cô chia trẻ làm 3 nhóm. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là cùng trang trí những chiếc mũ bướm xinh xắn. Hết thời gian nhóm nào trang trí những chiếc mũ đẹp được cô khen. Kết thúc, cho trẻ vận động bài “ Con Bướm dễ thương” và đi ra ngoài.
File đính kèm:
- kham pha khoa hoc 5 tuoi_13022492.docx