Giáo án mầm non lớp Lá - Khám phá khoa học - Trò chuyện với trẻ về trường mầm non của bé

1.Yêu cầu:

- Trẻ biết tên trường, tên lớp, trẻ biết trong trường trong lớp có những ai và công việc của mọi người.

- Trẻ biết yêu quý, vâng lời cô giáo

2.Chuẩn bị: Tranh ảnh về trường lớp mầm non

3.Tổ chức hoạt động:

 

doc44 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Khám phá khoa học - Trò chuyện với trẻ về trường mầm non của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1(5TA1)
Thứ 5 ngày 27 tháng 8 năm 2015
KPKH
TRÒ CHUYỆN VỚI TRẺ VỀ TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
1.Yêu cầu: 
- Trẻ biết tên trường, tên lớp, trẻ biết trong trường trong lớp có những ai và công việc của mọi người.
- Trẻ biết yêu quý, vâng lời cô giáo 
2.Chuẩn bị: Tranh ảnh về trường lớp mầm non
3.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ 1: Trò chuyện.
Cô trò truyện với trẻ về trường mầm non. 
-Hát bài: trường chúng cháu là trường mầm non.
* HĐ 2: Cô gợi ý để trẻ biết tên trường lớp.
- Kể trong trường lớp có những ai và công việc chính của mỗi người.
- Tên trường là gì?
- Học lớp nào?
- Trong trường có những ai?
* HĐ 3:So sánh nhận xét.
 Cho trẻ nhận xét về đặc điểm nổi bật của bạn trai - bạn gái: mặc quần áo gì? Chơi trò chơi gì?
* Phút thể duc: Ông mặt trời
-GD trẻ: phải biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
 * HĐ 4: Trò chơi
Trò chơi: Tìm bạn thân.
Cô hướng dẫn trẻ chơi, cô nói luật chơi, cách chơi
Cô cùng chơi với trẻ.
Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời.
- Trường mầm non PH2.
- Lớp 5TA1.
- Cô hiệu trưỡng, cô giáo, bác cấp dưỡng và các bạn.
-Trẻ nhận xét và trả lời các câu hỏi của cô.
-Trẻ vui chơi.
 Thứ 6 ngày 28 tháng 8 năm 2015
DH: NGÀY VUI CỦA BÉ
NH: EM YÊU TRƯỜNG EM
TC: AI ĐOÁN GIỎI
1. Yêu cầu:
- Trẻ thuộc bài hát, hát đúng giai điệu của bài hát.
- Thích được nghe hát và hưởng ứng cùng cô.
- Tham gia chơi hứng thú.
2.Chuẩn bị: Tranh minh hoạ nội dung bài hát
3.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ1: Trò chuyện
- Cô kể 1 đoạn chuyện : “Gà tơ đi học”
- Cô trò chuyện với trẻ trường lớp MN.
- Giáo dục trẻ yêu trường- lớp.
* HĐ2: Dạy hát : Ngày vui của bé
- Cô hát cho trẻ nghe.
- Cô giới thiệu nội dung bài hát.: “Bài hát nói về niềm vui của các bạn nhỏ khi được đên trường khai giảng năm học mới.”
- Dạy trẻ hát 2- 3 lần.
- Cho tổ hát- nhóm- cá nhân hát.
* HĐ3: Nghe hát: Em yêu trường em
- Cô giới thiệu bài hát.
- Hát cho trẻ nghe.’
* HĐ4: Trò chơi: Ai đoán giỏi
- Cô phổ biến cách chơi- luật chơi.
- Cho trẻ tham gia chơi.
- Trẻ lắng nghe cô kể chuyện
- Trò chuyện.
- Trẻ nghe.
- Nghe cô giới thiệu nội dung.
- Trẻ hát.
- Nghe cô hát hưởng ứng cùng cô.
- Trẻ chơi trò chơi
TUẦN 2(3TA3)
Thứ hai ngày 31 tháng 8 năm 2015
THỂ DỤC: ĐI THĂNG BẰNG TRONG ĐƯỜNG HẸP
	TCVĐ: Lộn cầu vồng
1. Yêu cầu
- Trẻ thực hiện tốt vận động cơ bản.
- Biết cách đi, giữ thăng bằng trong đường hẹp không chạm vạch.
	- Đoàn kết, cổ vũ động viên bạn. 
2. Chuẩn bị.
- Đường hẹp 
- Ghế thể dục 
3. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 * HĐ1 : Trò chuyện
- Cô và trẻ hát bài ‘‘Trường chúng cháu là trường mầm non’’
* HĐ2 : Thử tài của bé.
+ KĐ: cho trẻ làm đoàn tàu ra sân kết hợp các kiểu đi 
+ TĐ: 
 * BTPTC: ĐTtay: Hai tay đưa lên cao 
- ĐTchân: Ngồi xổm đứng lên 
- ĐTbụng: Cúi gập người về phía trước.
- ĐTbật: Bật tại chỗ.
- Tập với bài “Trườngnon”
 * VĐCB: Đi thăng bằng trong đường hẹp 
- Cô giới thiệu tên vận động 
- Cô làm mẫu, phân tích cách thực hiện 
- Lần lượt cho trẻ thực hiện dưới hình thức từng tổ, nhóm trẻ. Khi trẻ đã thành thạo vừa đi vừa kết hợp đọc bài thơ “Bạn làm quen” kết thúc bài thơ trẻ đi trong thăng bằng.
* HĐ3: TCVĐ “ Lộn cầu vồng”
- Cô giới thiệu luật, cách chơi, tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần 
* HĐ4: Hồi tĩnh.
- Trẻ đi nhẹ nhàng về lớp .
- Cô và trẻ hát
- Xếp hàng hát đoàn tàu nhỏ xíu 
- Trẻ chú ý lắng nghe 
- Trẻ quan sát, nhận xét 
- Trẻ thực hiện đi thăng bằng trên ghế.
 - Cả lớp chơi vài lần .
Thứ năm ngày 3 tháng 9 năm 2015
LQVT: ĐẾM TRONG PHẠM VI 2
1. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết số lượng và đếm đến 2 thông qua các trò chơi
- Tham gia trò chơi tích cực đạt hiệu đến quả qua đó trẻ thể hiện ý thức đồ chơi góc chơi ở lớp
2. Chuẩn bị:
- Đồ chơi đồ dùng trong lớp. Tranh ảnh, bút chì màu
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1:
- Tổ chức đàm thoại về lớp học của bé, gợi hỏi về các đồ chơi vật dụng trong lớp. Cho trẻ tìm các đồ chơi trong lớp, gọi tên và nêu số luợng trẻ đang tìm thấy. Cho trẻ đếm số lượng và nêu kết quả
- Gợi hỏi cho trẻ phát hiện trò chơi ở góc chơi nào trong lớp
2. Hoạt động 2:
- Cô tổ chức cho trẻ chơi “Thi xem ai nhanh”
- Cô yêu cầu trẻ lấy đồ chơi mà trẻ thích ở các góc chơi với số lượng là 2 sau đó cô kiểm tra và cho trẻ thao tác chỉ, đếm và tách, gộp cuối cùng nêu kết quả số lượng trẻ đã chọn
*phút thể dục: dấu tay
3. Hoạt động 3:
 - Tổ chức chơi “Bé làm thợ xây” : Mỗi tổ xây lớp học hoặc góc chơi bé thích có các vật liệu hoặc số người là 2
4. Hoạt động 4:
- Cô cho trẻ hát bài Tập đếm rồi chuyển tiếp hoạt động.
- Trẻ tham gia đàm thoại
- Trẻ tham gia chơi
- Trẻ tham gia chơi
- Trẻ hát cùng cô.
TUẦN 3 (5TA1)
Thứ tư ngày 9 tháng 09 năm 2015
 LQVT: ÔN NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG VÀ CHỮ SỐ 4
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết số lương trong phạm vi 3,4 
- Biết chơi trò chơi
2. Chuẩn bị:
- Các loại đồ dùng truờng MN có số lượng 3,4 
- Mỗi trẻ có thẻ số và số 3,4 và lượng chấm tròn từ 3,4.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ1: Trò chuyện
- Trẻ đọc thơ: “Gà tơ học chữ”
- Cô trò chuyện với trẻ trường lớp MN.
- Giáo dục trẻ yêu trường- lớp.
* HĐ2:Khám phá
 TC : Mắt ai tinh .
- Cho trẻ tìm đồ dùng và đồ chơi xung quanh lớp có số lượng 3,4 và lấy thẻ số tương ứng đặt cạnh đồ dùng đó.
* HĐ 3: Bé thông minh 
- Cho trẻ thêm bớt số đồ dùng, đồ chơi có số lượng 3,4
- Cô cho trẻ chơi theo yêu cầu , sau đó cho trẻ chơi theo ý thích .
* HĐ3: Trò chơi.
+ TC: Về đúng nhà 
- Cô hướng dẫn trẻ chơi, nói luật chơi và cách chơi , sau đó cô cùng chơi với trẻ.
+ TC : Ai nhanh nhất
- Cô hướng dẫn trẻ chơi, nói luật chơi và cách chơi , sau đó cô cùng chơi với trẻ.
Trẻ trò truyện cùng cô
- Trẻ tìm những đồ chơi xung quanh lớp có số lượng 3,4 và lấy thẻ số tương ứng đặt cạnh .
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi trò chơi
 Thứ năm ngày 10 tháng 09 năm 2015
LQVH : THƠ: BÉ TỚI TRƯỜNG
1. Yêu cầu : 
Trẻ thuộc bài thơ , hiểu nội dung bài thơ . Trả lời rõ ràng các câu hỏi của cô
 2. Chuẩn bị :
 Tranh minh hoạ bài thơ . 
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ 1 : Trò chuyện cùng trẻ về trường lớp mầm non về các bạn
- GD trẻ yêu trường, đoàn kết cùng bạn 
* HĐ 2 : Bé cùng lắng nghe
- Cô đọc lần 1 bằng củ chỉ động tác , giới thiệu tên tác giả - tác phẩm . 
 - Cô đọc lần 2 bằng tranh vẽ , hỏi trẻ tên tác giả tác phẩm . 
- Đọc trích dấn làm rõ ý .
“ Sáng sớm trên cây da
.
Bé cũng hoà tiếng ca”
Khố thơ kể về 1 buổi sáng sớm vui vẻ có tiếng
chim hót vang trên cây đa.
“ Bé cũng vui như chim
..
Khúc hát yêu trường ta” Thể hiện niềm vui sướng của bạn nhỏ khi đi tới trường.
* HĐ 3 : Trò chơi ô của bí mật . 
- Bài thơ có tên là gì ? Do ai sáng tác ? 
- Bài thơ nói về ai? Bạn nhỏ đang đi đâu?
- Khi tới trường bạn có vui không?
- Khi tới trường con có vui như bạn không? Vì sao?
* HĐ 4 : Dạy trẻ đọc thơ .
- Cho cả lớp đọc 2-3 lần . 
- Đọc từ khó: Sáng sớm, trên cây đa.
- Đọc theo tổ, nhóm, cá nhân .
- Cô sửa sai cho trẻ .
* HĐ5 : vẽ ngôi trường của bé.
-Trẻ trò chuyện cùng cô
-Trẻ lắng nghe 
- Trẻ trả lời câu hỏi . 
- Trẻ đọc cả lớp tổ, nhóm, cá nhân 
- Trẻ vẽ 
TUẦN 4(3TA3)
Thứ 3 ngày 15 tháng 9 năm 2015
MTXQ: TRÒ TRUYỆN VỀ BẢN THÂN ĐẶC ĐIỂM
 SỞ THÍCH, GIỚI TÍNH
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết được tên, tuổi, sở thích, đặc điểm riêng của mình.
- Trẻ tự giới thiệu về mình.
2. Chuẩn bị:
- Búp bê, bài hát, trò chơi
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện: Khách đến thăm nhà.
- Cô giới thiệu với các con hôm nay có bạn búp bê xinh đẹp đến thăm và làm quen với các con ở lớp.
- Búp bê giới thiệu về mình.
- Giáo dục trẻ chào hỏi khi khách đến thăm nhà .
 * Hoạt động 2: Bạn biết tôi không?	
- Cô gợi hỏi để trẻ tự giới thiệu về bản thân mình:
- Con tên là gì? Con là bạn trai hay bạn gái? Con mấy tuổi? Trên người con có những bộ phận gì? Sở thích của con là gì?
- Cô khái quát về bản thân.
* Hoạt động 3: Vận động theo bài: Ồ sao bé không lắc.
- Cô cho trẻ đứng lên và vận động theo cô.
- Giáo dục trẻ: Biết chơi đoàn kết với bạn
- Trẻ làm quen với bạn búp bê
- Trẻ tra lời giới thiệu về bản thân.
- Lắng nghe.
- Trẻ vận động cùng cô.
Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2015
TẠO HÌNH: TÔ MẦU CÁC VẬT DỤNG CỦA BẢN THÂN
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết cách cầm bút, tô màu đúng kỹ năng, tô đẹp không chờm ra ngoài
2. Chuẩn bị:
- Vở tạo hình, bút sáp màu. 
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
* Hoạt động1: Trò chuyện:
- Cho trẻ quan sát hình ảnh: mũ, quần áo.
- Những đồ dùng đó dùng để làm gì?
- Dẫn dắt vào bài.
* Hoạt động2: Quan sát mẫu
- Đưa tranh ra và hỏi cô có tranh gì?
- Có những hình gì trong tranh?
- Tranh có màu gì?
- Có đẹp không?
- Có muốn tô được những hình đẹp như vậy không?
* Hoạt động3: Bé khéo tay:	
- Cô tô mẫu, hướng dẫn trẻ cách cầm bút và cách tô màu.
- Trẻ thực hiện:
- Cô chú ý quan sát hướng dẫn thêm cho trẻ còn yếu.
+ Trò chơi: Vận động theo bài thơ:
“ Đã hết giờ rồi
Dừng tay bạn nhé...”
* Hoạt động4: Trưng bày sản phẩm:
- Cô hướng dẫn trẻ lên treo tranh trưng bày, gợi ý cho trẻ nhận xét: Con thích bài nào? Vì sao? Con có biết bài của bạn nào không?
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn sản phẩm
- Trẻ quan sát.
- Trả lời.
 - Trẻ quan sát.
- Trả lời.
- Quan sát.
- Trẻ thực hiện.
- Vận động cùng cô.
- Trưng bày sản phẩm- nhận xét
- Lắng nghe.
TUẦN 5(5TA1)
Thứ ba ngày 22 tháng 09 năn 2015
 KHÁM PHÁ KHOA HỌC: PHÂN BIỆT ĐẶC ĐIỂM TÔI VÀ BẠN
1. Yêu cầu:
- Trẻ phân biệt được một số đặc điểm của tôi và bạn, họ tên riêng, tuổi, ngày sinh nhật, giới tính, sở thích của bản thân và bạn bè. 
- Trẻ đoàn kết với bạn bè và biết tôn trong sở thích của bạn .
2. chuẩn bị:
- Tranh ảnh về cơ thể trẻ.
- Bài hát: Bạn có biết tên tôi.
3. Tiến hành: 
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện 
- Cô và trẻ cùng hát “Bạn có biết tên tôi” 
- Cho trẻ kể tên những bạn trong lớp, nêu giới tính của bạn.
- Cô giáo dục trẻ đoàn kết với bạn, tôn trọng bạn bè 
* Hoạt động 2: Bé quan sát 
- Cô cho trẻ quan sát và kể tên một số bộ phận trên cơ thể: Con hãy kể về bạn hoặc về mình cho cô và các bạn cùng nghe. 
- Con thấy con và bạn có điểm gì khác nhau? 
- Cho trẻ khác bổ xung và khuyến khích trẻ hoạt động 
* Hoạt đông 3: Trò chơi “ Ai cao hơn, ai thấp hơn” 
- Cho trẻ kể về sở thích của bản thân 
- Cho trẻ so sánh mình và bạn, nêu nhận xét cao thấp.
- Phút thể dục: Đi học
* Hoạt động 4: Bé nào khéo tay:
- Cô phát tranh cho trẻ và yêu cầu trẻ nhận xét tranh con có nhận xét gì về bức tranh? 
- Tranh còn thiếu bộ phận nào? 
- Con phải làm gì để bức tranh này hoàn chỉnh?
- Cho trẻ thực hiện cô khuyến khích trẻ thực hiện cho đẹp. 
- Trẻ hát 
- Trẻ kể 
- Vâng lời cô
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô 
- Nêu ý kiến 
- Trẻ thực hiện trò chơi 
- Tham gia sôi nổi 
Trẻ trả lời câu hỏi
Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô
Thứ 4 ngày 23 tháng 09 năm 2015
TẠO HÌNH
VẼ CHÂN DUNG BẠN
 1. Yêu cầu: 
- Trẻ biết phối hợp các nét cong, thẳng tròn để vẽ khuôn mặt, đầu tóc, người hoàn chỉnh, biết phối hợp mầu sắc cho phù hợp và sắp xếp bố cục tranh hợp lý.
2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về bản thân trẻ. 
- Giấy, vở vẽo, sáp mầu cho trẻ. 
- Giá treo sản phẩm. 
3. Tiến hành:
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
* HĐ1: Trò chuyện. 
- Các con có biết tuần này các con học gì không?
- Bài học đó liên quan đến ai? 
- Cô cho trẻ quan sát tranh, ảnh của bạn?
- Con hãy quan sát và nêu ý kiến của mình. 
* HĐ2: Bé nào khéo tay. 
- Cô cho trẻ nêu cách vẽ người?
- Cô nêu lại cách vẽ?
- Cho trẻ ngồi đúng tư thế và cầm bút đúng cách 
- Cô cho trẻ thực hiện. 
- Cô quan sát khuyến khích và giúp đỡ trẻ khi cần. 
- Nhắc trẻ bố cục tranh và mầu sắc. 
- Phút thể dục: Nghỉ tay
* HĐ3 : Trưng bày sản phẩm:
- Cô treo sản phẩm cho cả lớp được nhận xét sản phẩm của mình, cuả bạn 
- Cô nhận xét chung và động viên trẻ 
- Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm 
- Cho cả lớp cùng hát “ Tìm bạn thân” 
- Trò chuyện
- Thực hiện 
- Nhận xét bài của mình, của bạn 
- Vâng lời cô 
- Trẻ hát
TUẦN 6(3TA3)
Thứ 3 ngày 29 tháng 09 năm 2015
MTXQ: NHẬN BIẾT VÀ GỌI TÊN CÁC BỘ PHẬN CỦA CƠ THỂ, CÁC GIÁC QUAN, BIẾT TÁC DỤNG CỦA CHÚNG VÀ GIỮ GÌN VỆ SINH GIÁC QUAN, THÂN THỂ
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết các giác quan trên cơ thể, biết tác dụng của các giác quan.
- Biết gọi tên các giác quan.
- Biết cách chăm sóc bảo vệ chúng.
2. Chuẩn bị:
- Hình ảnh các giác quan.
- Một số đồ vật, thực phẩm cho bé khám phá các giác quan.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Cô và trẻ chơi TC Ô sao bé không lắc.
- Trò chuyện cùng trẻ về các giác quan.
- Để biết được các tác dụng của các giác quan chúng mình cùng về nhóm và khám phá nhé.
* Hoạt động 2: Bé vui khám phá:	
+ Cho trẻ quan sát hình ảnh cái tai:
- Đây là cái gì?
- Cho trẻ nghe tiếng chim hót.
- Các con vừa được nghe gì?
- Vậy tai dùng để làm gì?
=> Tai là 1 trong 5 giác quan của con người được gọi là thích giác. Và dùng để lắng nghe các âm thanh đang diễn ra xung quanh mình. 
+ Cô đọc câu đố:
Cái gì phải có một đôi,
Giúp bé nhìn rõ mọi nơi tỏ tường?
- Mắt dùng để làm gì?
- Các con thử nhắm mắt lại xem có thấy gì không?
=> Mắt cũng là 1 trong 5 giác quan của cơ thể con người, được gọi và thị giác. Mắt giúp chúng ta nhìn thấy mọi vật xung quanh mình.
+ Cô đọc câu đố:
Tôi là bạn nhỏ đáng yêu,
Giúp bạn hàng ngày nếm vị thức ăn.
- Đó là cái gì?
- Cho trẻ nếm bim bim.
- Các con thấy bim bim chua hay ngọt?
- Lưỡi dùng để làm gì?
=> Lưỡi là 1 trong 5 giác quan của con người, được gọi là vị giác. Lưỡi dùng để nếm các loại thức ăn để biết được thức ăn đó có vị như thế nào.
* Trò chơi: Vận động theo bài cái lưỡi.
- Cô và trẻ đứng lên và vận động.
+ Cho trẻ quan sát hình ảnh cái mũi:
- Đây là cái gì?
- Cho trẻ ngửi mùi nước xả vải.
- Các con thấy nước xả vải có mùi gì?
- Vậy mũi dùng để làm gì?
=> Mũi là 1 trong 5 giác quan của cơ thể, được gọi là khứu giác. Mũi dùng để ngửi được các mùi: mùi thức ăn, mùi thơm của hoa
+ Cho trẻ quan sát cái tay:
- Đây là cái gì?
- Cho trẻ sờ vào cốc nước lạnh.
- Các con cảm thấy cốc nước thế nào?
=> Tay dùng để sờ và cảm nhận qua da. Da là 1 trong 5 giác quan của cơ thể, được gọi là xúc giác. Da có thể cẩm nhận được độ nóng, lạnh, khô, ướt. Da giúp bảo vệ cơ thể với sự thay đổi của môi trường.
* Hoạt động 3: Ai thông minh hơn:
+ So sánh: Thị giác và vị giác:
- Các con vừa được tìm hiểu về các giác quan. Vậy bạn nào cho cô biết điểm giống và khác nhau giữa mắt và lưỡi như thế nào?
- Giống nhau đều là gì?
- Khác nhau như thế nào?
=> Cô kết luận: Giống nhau: Mắt và lưỡi đều là các giác quan trên cơ thể con người.
- Khác nhau: Mắt dùng để nhìn mọi vật xung quanh còn lưỡi dùng để nếm vị các thức ăn.
- Vậy giác quan nào là quan trọng nhất?
* Hoạt động 3: Vận động theo bài: Mắt- mồm- tai.
- Cô cho trẻ đứng lên và vận động theo cô.
- Giáo dục trẻ: Biết chơi đoàn kết với bạn
- Trẻ chơi TC cùng cô.
- Trò chuyện cùng cô.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Nhắm mắt lại.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Trẻ ăn.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Trẻ vận động cùng cô.
- Quan sát.
- Trả lời.
- Trẻ ngửi mùi nước xả vải.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Quan sát.
- Trả lời.
- Trẻ sờ.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
- Vận động cùng cô.
- Lắng nghe.
 Thứ 4 ngày 30 tháng 9 năm 2015
TẠO HÌNH: TÔ MÀU CHIẾC ĐÈN LỒNG
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết cách cầm bút, tô màu đúng kỹ năng, tô đẹp không chờm ra ngoài.
- Ngồi đúng tư thế khi tô màu.
- Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm.
2. Chuẩn bị:
- Vở tạo hình, bút sáp màu. 
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
* Hoạt động1: Trò chuyện:
- Trò chuyện cùng trẻ về ngày tết trung thu.
- Dẫn dắt vào bài.
* Hoạt động2: Quan sát mẫu
- Đưa tranh ra và hỏi cô có tranh gì?
- Đèn lồng của cô có đẹp không?
- Có màu gì?
- Có dạng hình gì?
- Cô sẽ hướng dẫn các con tô màu chiếc đèn lồng nhé.
- Cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút, cách tô màu và tư thế ngồi ntn.
- Cho trẻ nhận xét bức tranh của cô.
- Hỏi trẻ có muốn tô được 1 chiếc đèn lồng không?
- Trẻ thích tô đèn lồng màu gì?
* Hoạt động3: Bé khéo tay:	
- Trẻ thực hiện:
- Cô chú ý quan sát hướng dẫn thêm cho trẻ còn yếu.
+ Trò chơi: Vận động theo bài thơ:
“ Đã hết giờ rồi
Dừng tay bạn nhé...”
* Hoạt động4: Trưng bày sản phẩm:
- Cô hướng dẫn trẻ lên treo tranh trưng bày, gợi ý cho trẻ nhận xét: Con thích bài nào? Vì sao? Con có biết bài của bạn nào không?
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn sản phẩm.
- Trò chuyện cùng cô.
- Trả lời.
- Quan sát, lắng nghe.
- Trẻ nhận xét.
- Trả lời.
- Trẻ thực hiện.
- Vận động cùng cô.
- Trưng bày sản phẩm- nhận xét
- Lắng nghe.
TUẦN 7(5TA1)
Thứ 4 ngày 07 tháng 10 năm 2015
: LQVT:
 ĐẾM ĐẾN 6 NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 6
Yêu cầu : 
a. Kiến thức: 
- Trẻ biết đến 6 nhận biết các nhóm có 6 đối tượng, nhận biết số 6
b. Kỹ năng:
- Rèn sự ghi nhớ cho trẻ.
- Rèn kỹ năng nặn và dán cho trẻ.
c. Thái độ: 
- Trẻ biết yêu quí gia đình, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
2. Chuẩn bị :
- Trẻ: Bộ thẻ số từ 1- 6 
- 6 cái bát 6 cái thìa 
- Cô: Đồ dùng giống cháu kích thước to hơn 
- Các đồ chơi trong lớp có số lượng là 6 
3. Tiến hành:
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
*HĐ 1: Trò chuyện 
- Cô cho cháu hát:“Cả nhà thương nhau”
- Con hãy kể về gia đình mình? 
=> Cô giáo dục trẻ về tình cảm gia đình 
* HĐ 2: Ai tinh hơn:
- Cô cho trẻ hát “Múa cho mẹ xem”và đi vòng tròn xung quanh lớp. Khi có hiệu lệnh của cô “Tìm đồ, tìm đồ”. Trẻ nói “ “Đồ gì đồ gì”Cô nói tên đồ gì thì trẻ phải tìm đúng theo yêu cầu của cô và nói đúng tên, đếm đúng số lượng là 4, 5
* HĐ 3: Hãy ghép cho đúng 
- Cô có gì đây? 
- Đây là đồ dùng ở đâu?
- Chúng để làm gì?
=> cô giáo dục cháu biết giữ gìn vệ sinh đồ dùng trong ăn uống.
- Cho cháu xếp 6 cái bát ra và xếp từ trái qua phải 
- Cho cháu xếp 6 cái thìa vào bát mỗi bát 1 thìa 
- Cho cháu đếm số bát và thìa
- Con có nhận xét gì về số bát và thìa 
- Muốn cho số bát và thìa bằng nhau ta phải làm như thế nào 
- Cho cháu lấy thêm 1 thìa đặt vào bát có thìa
- Cho cháu đếm
- Cho cháu chọn thẻ số 6 đặt vào số bát, thìa 
- Cô giới thiệu chữ số 6 và phát âm 
- Cho cháu đọc chữ số 6 
- Cô nói cấu tạo chữ số 6, cho cháu nhắc lại 
- Cho cháu vừa cất vừa đếm số thìa, số bát 
* Phút thể dục: Trò chơi chi chi chành chành
* HĐ 4: luyện tập 
+ Trò chơi 1: Nặn chữ số 6
+ Trò chơi 2: Dán đồ dùng trong gia đình theo yêu cầu của cô 
- Cả lớp hát 
- Trẻ kể 
- vâng lời cô 
- Trẻ hát và chơi trò chơi 
- Trả lời cô 
- Vâng lời cô 
- Thực hiện 
- Đếm và nói kết quả 
- Nêu ý kiến 
- Thêm 1 thìa nữa
- Đếm và nói kết quả
- Thực hiện 
- Nghe cô giới thiệu
- Đọc và nói cấu tạo 
- Nghe cô hướng dẫn và chơi 
- Trẻ thực hiện 
Thứ sáu ngày 9 tháng 10 năn 2015
 DẠY HÁT: MÚA CHO MẸ XEM
 NGHE HÁT: CHO CON
 TRÒ CHƠI: AI ĐOÁN GIỎI
1.Yêu cầu : 
a. Kiến thức:
- Trẻ hát và vận động nhịp nhàng các động tác bài hát “ Múa cho mẹ xem”
- Qua nghe hát nhận ra giai điệu của bài du con
- Trẻ biết chơi trò chơi
b. Kỹ năng
 - Rèn sự khéo léo, múa dẻo cho trẻ. 
 c. Thái độ:
- Biết yêu quý gia đình của mình.
- Trẻ ngoan, hứng thú các hoạt động cô đưa ra.
2. Chuẩn bị :
- Hoa tay, một số dụng cụ âm nhạc: Trống lắc, phách.
- Bài hát có trong chủ đề 
3. Tiến hành:
Hoạt động cô
Hoạt động trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện 
- Cô cho cả lớp đọc bài : “ Công cha như núi thái sơn” 
- Hỏi trẻ bài đồng dao nói lên điều gì? 
=> Cô GD công ơn cha mẹ 
* Hoạt động 2: Dạy hát và vận động: “ Múa cho mẹ xem”
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát “ Múa cho mẹ xem” 
- Bài hát này do ai sáng tác .
+ Cùng cho trẻ đàm thoại về nội dung bài hát 
- Để bài hát hay hơn chúng mình cùng hát và vận động theo nhịp nhé .
+ Cô thực hiện mẫu 
- Cho 2 cháu thực hiện mẫu 
- Con có nhận xét gì về cách múa của 2 bạn 
- Cô cho cả lớp thực hiện 
- Cho tổ thực hiện ,nhóm,cá nhân
* Hoạt động 3: Nghe hát “

File đính kèm:

  • docbai_soan_cua_PHT_truong_MN.doc