Giáo án mầm non lớp lá - Làm quen văn học - Đề tài: Sự tich cây vú sữa

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

 - Trẻ hiểu được nội dung của câu chuyện.

 - Thể hiện được giọng điệu của nhân vật.

 - Biết trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của cô.

2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng chú ý và trả lời các câu hỏi.

 - Rèn khả năng đóng kịch của trẻ.

3. Giáo dục:

 - Trẻ biết yêu qúy, kính trọng, vâng lời cha mẹ.

II. Chuẩn bị:

 - Tranh nội dung của câu chuyện.

 - Băng truyện để mở cho trẻ nghe.

 - Mô hình rối câu chuyện.

 - Cây xanh làm đường zic zắc, cây vú sữa.

 - Trang phục cho cháu đóng kịch.

 - Mô hình vườn cây ăn quả.

 

doc25 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Làm quen văn học - Đề tài: Sự tich cây vú sữa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG.
 Môn: LÀM QUEN VĂN HỌC
Đề tài: SỰ TICH CÂY VÚ SỮA
	Lớp : Chồi 3.
 Chủ điểm: Thực vật.
 Người dạy: Phan Thị Nhung.
 Ngày dạy: 19/ 12/ 2016.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
 	- Trẻ hiểu được nội dung của câu chuyện.
 	- Thể hiện được giọng điệu của nhân vật.
 	- Biết trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của cô.
2. Kỹ năng:
 	 - Rèn kỹ năng chú ý và trả lời các câu hỏi.
	 - Rèn khả năng đóng kịch của trẻ.	
3. Giáo dục:
 	- Trẻ biết yêu qúy, kính trọng, vâng lời cha mẹ.
II. Chuẩn bị:
 	 - Tranh nội dung của câu chuyện.
 	 - Băng truyện để mở cho trẻ nghe.
 	 - Mô hình rối câu chuyện.
 	 - Cây xanh làm đường zic zắc, cây vú sữa.
 	 - Trang phục cho cháu đóng kịch...
	 - Mô hình vườn cây ăn quả.
III. Hoạt động có chủ đích:
 	1. Ổn định.
 	- Hát bài “ Trồng cây ”.
 	- Bài hát nói về những loại cây ăn quả gì.
 	- Con còn biết có những loại cây ăn quả gì nữa
- Sau đó cô cho cháu xem mô hình vườn cây ăn quả và gọi tên các loại cây ăn quả đó. Giáo dục cháu biết chăm sóc bảo vệ cây, không bứt lá, bẻ cành.
2.Nội dung:
 	* Hoạt đông 1: Truyền thụ kiến thức.
 	- Cũng có một câu chuyện nói về nguồn gốc của 1 loại quả ăn rất thơm, ngọt như dòng sữa của mẹ? Muốn biết nội dung câu chuyện như thế nào cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu qua câu chuyện “ Sự tích cây vú sữa ” nhé.
 	- Lần 1: Cô kể diễn cảm.
 	- Giảng giải nội dung kết hợp tranh minh họa.Câu chuyện nói về sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của mẹ đối với con của mình, nhưng cậu bé không nghe lời mẹ nên suốt ngày ham chơi. Khi mẹ la mắng mấy câu thì cậu bé tức giận, bỏ đi. Cậu bé bỏ đi khỏi nhà nên cậu đã bị đói, bị rét, còn bị trẻ lớn bắt nạt, lúc này cậu mới quay về nhà nhưng không còn mẹ của mình nữa.Qua câu chuyện các con phải biết vâng lời mẹ của mình.
 	- Lần 2: Cô cho cháu xem trên ti vi.
 	- Lần 3: Cô kể kết hợp múa rối. 
* Hoạt động 2: Đàm thoại.
 	- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
 	- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
 	- Tình cảm của người mẹ đối với cậu bé như thế nào.
- Còn cậu bé thì như thế nào đối với mẹ của mình?
- Khi cậu bé bỏ nhà ra đi thì cậu bé bị làm sao.
- Cậu bé về nhà có gặp được mẹ của mình không, vì sao cậu bé không gặp được mẹ.
* Giáo dục cháu: Ngoan, không nghịch, phá, biết vâng lời bố mẹ.
* Hoạt động 3: Trò chơi “ Hái quả” 
 	- Chia cháu làm 2 đội. Yêu cầu các đội chạy theo đường zíc zắc lên hái quả. Sau một thời gian đội nào hái được nhiều quả thì đội đó chiến thắng.
* Hoạt động 4:Đóng kịch.
 	- Cho cháu nhận vai chơi và thể hiện vai của mình.
3. Kết thúc: Cho cháu hát bài “ Quả ” 
 Môn: Làm quen với toán.
 Đề tài: Thêm bớt tạo nhóm có số lượng 7. 
 Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 7. 
 Lớp : Lá.
 Chủ điểm: Động vật.
 Người dạy: Phan Thị Nhung.
 Đơn vị : Trường mầm non Hoa Sen.
I. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
 Trẻ nhận biết được mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 7, biết so sánh tạo sự bằng nhau trong phạm vi 7.
* Kỹ năng:
 Đếm, so sánh, thêm bớt trong phạm vi 7.
* Giáo dục:
 Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, có ý thức tổ chức kỷ luật trong giờ học.
 II. Chuẩn bị:
 Mỗi trẻ 7 con thỏ, 7 củ cà rốt và các thẻ số từ 1-7.
 Đồ dùng của cô giống trẻ kích thước hợp lý.
	 Mô hình các con vật có số lượng trong phạm vi 7.
	 Đường zíc zắc.
 Các nhóm con vật có số lượng trong phạm vi 7, bút màu, hồ dán.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Ổn định: 
 Cho cháu hát bài” Con gà trống”.
	 Các con vừa hát bài hát nói về con gì?
	 Gà là con vật nuôi ở đâu.
	 Bạn nào kể cho cô biết có những con vật nào được nuôi trong gia đình.
 Sau đó cô cho cháu xem mô hình về các con vật nuôi trong gia đình.
2. Nội dung:
 	* Hoạt động 1: Ôn số lượng trong phạm vi 7. Nhận biết số 7.
 Cho cháu nói trong trang trại chăn nuôi có những con vật gì.Số lượng là bao nhiêu.
	 Mỗi lần cháu nói nhóm con vật nào cô cho cả lớp kiểm tra lại xem bạn nói có đúng không và tìm chữ số tương ứng cho nhóm con vật đó.
* Hoạt động 2. Thêm bớt, nhận biết được mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 7.
Cho cháu xếp và đếm xem có mấy con thỏ(7 con thỏ).
 Cho cháu xếp và đếm xem có mấy củ cà rốt(7 củ cà rốt).
 Cho cháu nhận xét về số lượng 2 nhóm đồ dùng và tìm chữ số tương ứng cho 2 nhóm đồ dùng đó. Đọc số 7.
 Có 7 củ cà rốt bớt đi 1 củ cà rốt vậy còn mấy củ cà rốt( 6 củ cà rốt).
Cho cả lớp kiểm tra lại xem có đúng là 6 củ cà rốt không.
Đọc 7 bớt 1 còn 6.
Để chỉ 6 củ cà rốt ta dùng thẻ số mấy( Số 6)
Tìm số 6 giơ đọc, xếp số 6 cạnh 6 củ cà rốt.
 Cho cháu so sánh số cà rốt và số thỏ xem có bằng nhau không. Vậy muốn số cà rốt bằng số thỏ ta phải làm như thế nào.
Cô cho cháu thêm vào 1 củ cà rốt nữa để bằng số lượng là 7
Cho cháu đọc ( 6 thêm 1 là 7)
Sau đó cô cho cháu lần lượt bớt số cà rốt đi và lại thêm vào để có số lượng là 7.
 Cho cháu bớt theo ý thích của trẻ và thêm vào để có số lượng là 7.
 Cô lần lượt cho cháu cất số cà rốt đi và đưa ra các thẻ số từ 1- 7.
Đọc các số, hỏi trẻ các số liền trước, liền sau và cất thẻ số.
* Hoạt động 3. Trò chơi “ Ai nhanh hơn”.
	Cô chia cháu làm 2 đội. Yêu cầu các đội đi theo đường zíc zắc lên lấy số thỏ và số cà rốt theo yêu cầu của cô.Sau một thời gian đội nào lấy đúng thì đội đó chiến thắng.
 	* Hoạt động 4. Trò chơi 2: Chia cháu làm 3 nhóm:
Nhóm 1 dán thêm các con vật để có số lượng là 7.
 Nhóm 2 lấy bớt các con vật với chữ số tương ứng. 
 Nhóm 3 viết số tương ứng với nhóm con vật. 
3. Kết thúc : Cho cháu hát “ Gà trống mèo con và cún con”
 GIÁO ÁN
DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN.
 Môn: MTXQ.
 Đề tài: Bé biết gì về con ong, con bướm, con muỗi. 
 Lớp : Chồi.
 Chủ điểm: Động vật. 
 Người dạy: Phan Thị Nhung.
 Đơn vị : Trường mầm non Hoa Sen.
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
Kiến thức.
Trẻ biết được tên gọi, các bộ phận của một số côn trùng như ong, bướm, muỗi...Trẻ biết được một số con trùng có lợi, có hại.Trẻ biết so sánh sự giống và khác nhau của các con côn trùng.
Kỹ năng.
 Rèn cho trẻ một số kỹ năng quan sát, so sánh và óc tư duy để chơi tốt trò chơi. Rèn cho trẻ 1 số kỹ năng nói trả lời tròn câu, mạch lạc.
Giáo dục.
 Trẻ biết bảo vệ những loại côn trùng có ích, phòng tránh và ngăn chặn một số côn trùng có hại.
II/ CHUẨN BỊ.
Tranh một số con côn trùng: ong, bướm, ruồi, muỗi....
Powerpoinl một số loại côn trùng.
Đường zic zăc, các nhóm côn trùng có lợi và có hại.
Vỏ sò, 2 cái vợt, mô hình các con côn trùng.
III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.
Ổn định :
 Cho cháu hát bài “ Con chuồn chuồn”
 	 Trong bài hát có con vật gì? (con chuồn chuồn)
Ngoài con chuồn chuồn ra con còn biết có những con côn trùng gì nữa( Cháu tự kể). Sau đó cô cho trẻ xem hình ảnh các con côn trùng.
* Giáo dục trẻ:Các con ơi côn trùng cũng có con có lợi, cũng có con có hại, đối với những con côn trùng có lợi như con ong, con bướm, con chuồn chuồn các con phải biết bảo vệ chúng còn đối với con côn trùng có hại như con muỗi, con ruồi thì các con phải biết phòng tránh chúng các con nhớ chưa.
 2. Nội dung :
* Hoạt động 1:Truyền thụ kiến thức.
Cho các cháu làm các chú bướm bay về 3 tổ. Tổ 1 khám phá con bướm, tổ 2 khám phá con ong, tổ 3 khám phá con muỗi. Sau khi các tổ khám phá xong cô cho 3 cháu đại diện cho 3 tổ nên nhận xét về con côn trùng mà tổ mình vừa khám phá. 	Các tổ đã khám phá về các con côn trùng rồi. Bây giờ cô và các con hãy quan sát xem tổ bạn khám phá có đúng không nha.
 Đội 1 khám phá được con gì đây ( con bướm)
 Cô cho lớp đọc, tổ đọc, cá nhân đọc.
 Đội 1 vừa nói con bướm có phần đầu, mình, cánh, chân và râu bướm.
 Vậy chúng mình cùng kiểm tra xem có đúng không nha.Cô chỉ vào các bộ phận của con bướm cho cháu đọc tên các bộ phận đó.
 Bướm bay được nhờ cái gì? ( 2 cánh)
Vậy bướm là côn trùng có lợi hay có hại? vì sao?
 Giáo dục: Con bướm là con côn trùng có lợi vì bướm mang hạt phấn từ hoa cây này đến hoa cây khác, hoa được thụ phấn và cho ra trái để các con ăn nên các con phải biết bảo vệ chúng các con nhớ chưa.
 * Đội số 2 vừa khám phá con gì đây? ( con ong)
Cô cho lớp đọc, tổ đọc, cá nhân đọc.
 Đội 2 vừa nhận xét nói con ong có phần đầu, mình, cánh, chân.
 Vậy chúng mình cùng kiểm tra xem có đúng không nha.Cô chỉ vào các bộ phận của con ong cho cháu đọc tên các bộ phận đó.
 Ong bay được nhờ cái gì? ( 2 cánh)
 Con ong cho ta cái gì nhỉ ( mật ngọt)
 Mật ong có lợi ích gì (dùng làm thuốc hoặc để chế biến thức ăn, nước uống)
 Vậy ong thường làm tổ ở đâu? ( trên cây, trong rừng)
 Ong là nhóm côn trùng có lợi hay có hại? vì sao?
 Giáo dục: Ong thuộc nhóm côn trùng có lợi vì ong cho ta mật và còn giúp cây thụ phấn nhưng bên cạnh đó ong cũng rất nguy hiểm nếu các con không biết sẽ bị ong chích rất đau vì vậy các con không được nghịch phá tổ ong nha.
 * Ngoài con bướm và con ong ra con còn biết có những con côn trùng nào có lợi nữa.Sau đó cô cho cháu xem các con côn trùng có lợi.
 * Đội số 3 vừa khám phá con gì đây? ( con muỗi)
Cô cho lớp đọc, tổ đọc, cá nhân đọc.
 Đội 3 vừa nhận xét nói con muỗi có phần đầu, mình, cánh, chân.
 Vậy chúng mình cùng kiểm tra xem có đúng không nha.Cô chỉ vào các bộ phận của con muỗi cho cháu đọc tên các bộ phận đó.
 Muỗi bay được nhờ cái gì? ( 2 cánh)
 Khi muỗi bay phát ra tiếng kêu như thế nào? (vo ve)
 Để không bị muỗi đốt mình phải làm gì? 
 Àh! Khi bị muỗi đốt thì sẽ bị ngứa, sưng đỏ, còn truyền bệnh vào cơ thể. Nên để tránh không bị muỗi đốt các con phải ngủ trong mùng, khi chơi các con phải chơi ở nơi có ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ nha.
Vậy muỗi là côn trùng có lợi hay có hại, vì sao.
 Ngoài con muỗi ra con còn biết có những con côn trùng nào có hại nữa.Sau đó cô cho cháu xem các con côn trùng có hại.
 * Hoạt động 2: So sánh. Con ong và con muỗi.
 Vậy bạn nào giỏi cho cô biết con ong và con muỗi giống và khác nhau ở điểm nào?
 + Giống nhau : đều có cánh và biết bay, đều là con côn trùng.
 + Khác nhau : Ong hút mật, là côn trùng có lợi.
 : Muỗi trích người, là côn trùng có hại.
 So sánh. Con bướm và con muỗi
 + Giống nhau : đều có cánh và biết bay, đều là con côn trùng.
 + Khác nhau : Bướm thụ phấn, là côn trùng có lợi.
 : Muỗi trích người, là côn trùng có hại
* Hoạt động 3. Luyện tập cả lớp.
 Cô lần lượt nói tên và đặc điểm của các con côn trùng. Yêu cầu trẻ tìm các con côn trùng đó giơ lên và đọc.
* Hoạt động 4.Trò chơi “ Ai nhanh nhất”
 Cô chia thành 2 đội chơi, yêu cầu các đội đi theo đường zíc zắc lên bắt những con côn trùng theo yêu cầu của cô. Đội nào nhanh và đúng nhất sẽ chiến thắng.
Trò chơi 2: Chia cháu làm 3 nhóm.
 Nhóm 1 làm con bướm.
 Nhóm 2 khoanh tròn những con côn trùng có hại.
 Nhóm 3 khoanh tròn những con côn trùng có lợi.
 3. Kết thúc:Cô cho trẻ hát bài “ Kìa con bướm vàng”
Đề tài: Một số biện pháp dạy trẻ mầm non kỹ năng sống .
Họ và tên: Phan Thị Nhung
Đơn vị: Trường MN Hoa Sen
* Ưu điểm:
..............................................................................
..
..
..
..
..
..
.. 
* Khuyết điểm:
..............................................................................
..
..
..
..
..
..
.. 
* Nhận xét của hội đồng chấm thi:
..
..
.. 
* Xếp loại:
..
.. 
* Chữ ký: 
 Buôn Đôn, ngày 5 tháng 11 năm 2015
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 Đề tài: Một số biện pháp dạy trẻ mầm non kỹ năng sống .
I. Phần mở đầu:
 I.1. Lý do chọn đề tài:
 Như chúng ta đã biết trẻ em là nguồn hạnh phúc lớn của mỗi gia đình, là tương lai của quốc gia, của dân tộc.Vì vậy việc chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em đã trở thành nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội. Ở nước ta, mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, thẩm mĩ, trí tuệ, hình thành cho trẻ yếu tố đầu tiên của nhân cách, để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì giáo dục một con người hội tụ đủ yếu tố :“ Vừa hồng vừa chuyên” và “Chân – thiện – mĩ” là một vấn đề vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của đất nước.
 Cuộc sống vốn dĩ đã không bằng phẳng nên đòi hỏi con người chúng ta phải có những kỹ năng sống cần thiết mới có thể giúp chúng ta giải quyết những công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một trong những vấn đề rất cần thiết hiện nay mà chúng ta cần quan tâm rất nhiều. Việc trang bị cho trẻ mầm non các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử để giải quyết các vấn đề quan hệ xã hội và tự bảo vệ mình, đồng thời hướng tới môi trường giáo dục trong đó có sự hợp tác thân thiện cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Lứa tuổi mầm non là giai đoạn học, tiếp thu lĩnh hội những giá trị cuộc sống để phát triển nhân cách của trẻ. Nếu chúng ta sớm hình thành cho trẻ những kỹ năng sống một cách đúng đắn thì trẻ sẽ có những hành vi đúng và sẽ thích nghi với mọi sự biến động của xã hội sau này. Do đó cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non. Kỹ năng sống là kỹ năng nền tảng giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ khi được học ở trường mầm non và sẵn sàng bước lên học ở trường tiểu học. Với tình hình thực tế ở lớp tôi đang giảng dạy, nhiều trẻ thụ động, chưa biết ứng phó trong hoàn cảnh giao tiếp, do đó việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là rất cần thiết vì vậy tôi chọn đề tài:“Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non”.
 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
 - Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Mầm non có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, giúp trẻ được an toàn, khỏe mạnh, khéo léo, bền bỉ, và có khả năng thích ứng được với những thay đổi của điều kiện sống.
 - Nghiên cứu và tìm ra các giải pháp thiết thực nhất nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tự trọng và tôn trọng người khác, có khả năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe, nói năng lễ phép với cô giáo và người lớn, hòa nhã và cởi mở với bạn bè trong lớp đồng thời giúp trẻ ham hiểu biết về thế giới xung quanh, có trách nhiệm với bản thân, với công việc khi quan hệ với bạn bè.
 I.3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Trẻ mẫu giáo 5 tuổi lớp lá 1 trường mầm non Hoa Sen - Buôn Đôn - Đăk lăk.
 I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
 - Trẻ lớp lá 1 trường mầm non Hoa Sen.
 - Biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
 - Đề xuất 1 số giải pháp giúp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
 I.5. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận, đọc thu thập tổng hợp những tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
 - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế tình hình lớp lá 1trường mầm non Hoa Sen - Buôn Đôn - Đăk lăk.
 - Phương pháp thực hành, tổng kết kinh nghiệm.
II. Phần nội dung:
 II. 1. Cơ sở lý luận:
Nghiên cứu gần đây về sự phát triển của não trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp với các yêu cầu, biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. 	Vì thế, ngày nay trên thế giới rất nhiều trường mầm non áp dụng phương pháp học trung tính là phương pháp học tập thông qua các giao tiếp tích cực với những người khác.
 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không có nghĩa là dạy cho trẻ học những gì mà vượt quá tầm hiểu biết của trẻ, mà chính là giúp cho trẻ học cách để sinh hoạt, vận động, giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, xoay quanh bản thân, gia đình, và môi trường xã hội, những người lạ không quen biết. Để trẻ có thể sống hài hòa, thích nghi và thoải mái trong đời sống xã hội, biết cách đối phó với những tình huống bất thường phát sinh hay không bị sợ hãi trước những nguy cơ đột ngột, chúng ta cần cho trẻ được học và rèn luyện ngay từ nhỏ, từ những bản năng tự nhiên như việc học ăn, học nói, học đi, đứng, ngủ nghỉ, đến việc học để trẻ có kiến thức và nhận thức về bản chất của cuộc sống, tôn trọng môi trường sống, môi trường thiên nhiên xung quanh ta, và giao tiếp, ứng xử trung thực, khôn ngoan, lịch sự với mọi người.
 Trong thời gian gần đây, kỹ năng sống là vấn đề quan tâm đặc biệt, trước những thách thức của cuộc sống, để tồn tại, và phát triển, kỹ năng sống là hành trang cực kỳ quan trọng. Theo nghiên cứu gần đây của thế giới, nhiều trường mầm non áp dụng phương pháp học tập và rèn luyện tích cực với những người khác. Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. Kỹ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy trong não bộ của con người. Kỹ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua học tập hoặc rèn luyện của con người.
 Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhằm giúp trẻ biến nhận thức thành hành động, nghĩa là trẻ không chỉ hiểu biết mà còn phải làm được điều mình hiểu trong thực tế. Để thực hiện giáo dục kỹ năng sống có hiệu quả giáo viên cần tạo nhiều cơ hội để trẻ được trải nghiệm, tạo cơ hội để cuốn hút trẻ vào các hoạt động đa dạng khác nhau cùng với bạn bè trong lớp (Chơi đóng vai,chơi ngoài trời ,cùng chăm sóc cây, cùng hoạt động chung trong giờ học ). Cần tạo nhiều cơ hội để trẻ giao tiếp với nhau trong lớp như: Thảo luận, trao đổi ý tưởng, chia sẻ kinh nghiệm để thể hiện vai trò khác nhau.Giáo viên cần tận dụng các tình huống thật trong cuộc sống hàng ngày để dạy trẻ và giáo viên là người đóng vai trò hổ trợ giúp trẻ phát huy khả năng của mình.
 Để có được kỹ năng sống thì trẻ cần phải có thời gian trong một quá trình luyện tập thường xuyên với sự hổ trợ của người lớn và bạn bè chính vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất giữa nhà trường và gia đình về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống phù hợp với trẻ.
II. 2. Thực trạng:
Thuận lợi – Khó khăn:
*. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu và phòng giáo dục nên trường lớp khang trang, sạch đẹp. Với đội ngũ lãnh đạo đầy nhiệt huyết, đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình trong các hoạt động.
- Phụ huynh luôn quan tâm chăm sóc trẻ nhiệt tình chu đáo.
- Trẻ mẫu giáo lớn thích hoạt động, hứng thú tham gia vào trò chơi, hoạt động một cách tích cực.
 *. Khó khăn:
 - Đa số bố mẹ các cháu đều làm nông nghiệp, kinh tế gia đình eo hẹp, ít có điều kiện dạy cho con em mình những kỹ năng sống tại gia đình.
- Các cháu chưa có nề nếp, thói quen tốt.
- Một số trẻ chưa mạnh dạn, tự tin trước đám đông. 
* Kết quả khảo sát đầu năm
Nội dung giáo dục kỹ năng sống
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Kỹ năng ứng xử phù hợp với những người gần gũi xung quanh
08
21
08
21
12
31,6
10
26,4
Kỹ năng hợp tác với bạn bè
08
21
11
29
10
26,4
9
23,6
Kỹ năng nhận nhiệm vụ ở lớp và hoàn thành nhiệm vụ
12
31,6
10
26,4
08
21
08
21
Kỹ năng giao tiếp, lễ phép, lịch sự, lắng nghe
11
29
10
26,4
10
26,4
07
18,2
Kỹ năng tuân thủ các quy tắc (đi nhẹ, nói khẽ, không làm ồn, không vứt rác bừa bãi, không bẻ cành, ngắt lá, hái hoa)
12
31,6
10
26,4
08
21
8
21
Kỹ năng lao động tự phục vụ cá nhân ở lớp
11
29
10
26,4
10
26,4
07
18,2
Qua kết quả khảo sát cho thấy kỹ năng sống của các cháu vẫn còn hạn chế, còn nhiều cháu trung bình và yếu trong quá trình giao tiếp các kỹ năng trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy tôi cố gắng tìm nhiều giải pháp phù hợp nhất để giúp trẻ ngày càng hoàn thiện hơn về kỹ năng sống góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
 b. Thành công – hạn chế:
 *. Thành công:
Trẻ đã có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những việc nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lí các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ và có cuộc sống hài hòa trong tương lai.
 *. Hạn chế:
 - Chưa đủ điều kiện cơ sở vật chất để các cháu học tập và khám phá.
 - Một số cháu chưa phát huy hết khả năng của mình.
 - Trẻ ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ ở 5-6 tuổi nói riêng do có một số cháu lần đầu tiên đi học nên sự giao tiếp của trẻ còn rất rụt rè, còn hạn chế, chưa tự tin về bản thân. Một số cháu kỹ năng sống còn quá ít.
 - Môi trường để các cháu hình thành kỹ năng sống còn hạn chế. 
 c. Mặt mạnh- Mặt yếu:
 *. Mặt mạnh: 

File đính kèm:

  • docthi_gvdg_truong.doc
Giáo Án Liên Quan