Giáo án mầm non lớp lá - Làm quen văn học Thơ bàn tay cô giáo

LQVH : THƠ “BÀN TAY CÔ GIÁO “

< định="" hải="">

I. Mục đích yêu cầu :

 - Trẻ thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Hiểu nội dung bài thơ “Bàn tay cô giáo”

 - Trẻ đọc thơ rõ ràng, diễn cảm, bộc lộ cảm xúc.

 - Trẻ có thái độ lễ phép, tôn trọng và yêu thương cô giáo.

II. Chuẩn bị :

 * Đồ dùng của cô:

 - Tranh vẽ minh hoạ bài thơ “ Bàn tay cô giáo”

 - hình ảnh slieds về những hoạt động của cô giáo ở trường mầm non.

 - Nhạc “ Cô giáo em”

 * Đồ dùng của trẻ:

 - Tranh rời hình ảnh cô giáo.

 - Khung ảnh.

 - hồ dán.

 - giấy lâu tay.

 - Rổ đựng

 

doc3 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 895 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Làm quen văn học Thơ bàn tay cô giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày 20 tháng 9 năm 2017
LQVH : THƠ “BÀN TAY CÔ GIÁO “
I. Mục đích yêu cầu :
 - Trẻ thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Hiểu nội dung bài thơ “Bàn tay cô giáo”
 - Trẻ đọc thơ rõ ràng, diễn cảm, bộc lộ cảm xúc.
 - Trẻ có thái độ lễ phép, tôn trọng và yêu thương cô giáo.
II. Chuẩn bị : 
 * Đồ dùng của cô:
 - Tranh vẽ minh hoạ bài thơ “ Bàn tay cô giáo”
 - hình ảnh slieds về những hoạt động của cô giáo ở trường mầm non.
 - Nhạc “ Cô giáo em” 
 * Đồ dùng của trẻ:
 - Tranh rời hình ảnh cô giáo.
 - Khung ảnh.
 - hồ dán.
 - giấy lâu tay.
 - Rổ đựng
III. Tiến hành : 
 * Ổn định: 
 - Cho trẻ xem tranh về những hoạt động của cô giáo ở trường Mầm non.
 + Bức tranh vẽ về ai? ( Cô giáo và các bạn nhỏ)
 + Trong tranh vẽ cô giáo đang làm gì? ( Cô giáo đang cho trẻ ăn; đang dạy múa..)
 - Cho trẻ kể về một số công việc hàng ngày của cô giáo ở trường Mầm non (Trẻ kể).
 - Cô giới thiệu bài thơ “ Bàn tay cô giáo” của tác giả “ Định Hải”.
 * Hoạt động 1: Dạy trẻ đọc thơ
 - Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 1.
 - Cô đọc diển cảm bài thơ lần 2 kết hợp xem hình ảnh minh họa.
 - Giảng giải nội dung bài thơ, giải thích từ khó.
 + Bài thơ nói về sự yêu thương, chăm sóc ân cần của cô giáo đối với các bạn nhỏ được thể hiện qua đôi bàn tay khéo léo của cô.
 + Giải thích từ khó: “ tết tóc” Có nghĩa là kết tóc lại cho gọn gàng.
 - Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác ? ( Bàn tay cô giáo, của “ Định Hải”)
 - Bài thơ nói về tình cảm của ai đối với các bạn nhỏ? ( Cô giáo)
 - Trong bài thơ cô giáo đã chăm sóc các bạn như thế nào? ( Tết tóc, vá áo..)
 - Câu thơ nào cho biết bàn tay cô giáo rất khéo ( Về nhà mẹ khen tay cô tết khéo)
 - Câu thơ nào đã thể hiện sự chăm sóc của cô giáo đối với các bạn nhỏ trong bài thơ? ( Bàn tay cô giáo tết tóc cho em, bàn tay cô giáo vá áo cho em,..)
 - Ngoài ra cô giáo còn làm gì để giúp bạn nhỏ viết đẹp? Câu thơ nào thể hiện điều đó (Cô cầm tay em nắn từng nét chữ... thẳng điều trang vở)
 - Trong bài thơ tác giả đã nói về cô giáo hiền lành, chăm sóc các con như ai ở trong gia đình? ( Chị Cả, Mẹ hiền)
 - Cô giáo dục trẻ: Khi ở nhà các con được bố mẹ, anh chị, ông bà chăm sóc, đến trường được cô giáo thương yêu dạy dỗ chăm sóc cho nên các con phải biết lễ phép, kính trọng , yêu quí và nghe lời cô giáo và mọi người trong gia đình.
* Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ:
 - Cả lớp đọc thơ cùng cô vài lần (cô theo dõi, sửa sai).
 - Tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ (cô theo dõi, sửa sai).
* Hoạt động 3: Ghép tranh Cô giáo
 - Cô giới thiệu tên trò chơi.
 - Cô chia trẻ thành 3 đội chơi ngồi đội hình vòng tròn.
 - Cô giới thiệu cách chơi:
 + Cách chơi: Cô chuẩn bị những mảnh ghép rời có hình ảnh của cô giáo. Các đội có nhiệm vụ ghép những hình ảnh rời lại thành một bức tranh cô giáo hoàn chỉnh.
 + Luật chơi: Trong vòng một bài hát, đội nào ghép đúng và hoàn thành bức tranh nhanh nhất sẽ chiến thắng.
 - Trẻ chơi.
 - Cô quan sát trẻ chơi và bao quát trẻ.
 * Kết thúc : 
 - Nhận xét, tuyên dương. 
ĐÁNH GIÁ HẰNG NGÀY
.......
.

File đính kèm:

  • docTHO_BAN_TAY_CO_GIAO.doc
Giáo Án Liên Quan