Giáo án mầm non lớp Lá - Làm quen văn học - Thơ: Bé làm bao nhiêu nghề

I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1) Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”, tên tác giả Yên Thao.

- Hiểu được nội dung bài thơ và một số từ khó trong bài thơ.

- Trẻ biết một số nghề khác nhau, mỗi nghề đều có ích cho xã hội.

2) Kỹ năng:

- Trẻ đọc thuộc thơ, đọc diễn cảm, biết thể hiện ngắt nghỉ theo nhịp thơ.

- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định.

- Phát triển vốn từ cho trẻ.

3) Thái độ:

- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động.

- Giáo dục trẻ biết chăm chỉ, siêng năng học tập để sau này thực hiện được ước mơ của mình.

- Tôn trọng, biết ơn người lao động.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Làm quen văn học - Thơ: Bé làm bao nhiêu nghề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Tích hợp: Trò chuyện về một số nghề trong xã hội.
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 
1) Kiến thức: 
- Trẻ nhớ tên bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”, tên tác giả Yên Thao.
- Hiểu được nội dung bài thơ và một số từ khó trong bài thơ.
- Trẻ biết một số nghề khác nhau, mỗi nghề đều có ích cho xã hội.
2) Kỹ năng: 
- Trẻ đọc thuộc thơ, đọc diễn cảm, biết thể hiện ngắt nghỉ theo nhịp thơ.
- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển vốn từ cho trẻ.
3) Thái độ: 
- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết chăm chỉ, siêng năng học tập để sau này thực hiện được ước mơ của mình.
- Tôn trọng, biết ơn người lao động.
II/ CHUẨN BỊ: 
	1. Đồ dùng của cô:
	- Tranh ảnh một số nghề nghiệp (Bác sĩ, công nhân, nghề giáo viên,).
	- Một quả bóng.
	- Tranh minh họa nội dung bài thơ.
	2. Đồ dùng cho trẻ:
	- Tranh thợ hàn, thợ mỏ, cô nuôi, bác sĩ để trẻ chơi trò chơi “Ô cửa bí mật”.
	3. Môi trường:
	- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát, an toàn cho cháu hoạt động.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 
1. Ổn định: 	Cô đố
“Nghề gì chăm sóc bệnh nhân
Cho ta sức khỏe, học hành vui chơi”
	(Nghề bác sĩ)
* Cô đưa bức tranh bác sĩ, hỏi trẻ:
	+ Bác sĩ đang làm gì?
	+ Y tá đang làm gì?
* Cô đưa bức tranh nghề công nhân, hỏi trẻ :
	+ Tranh vẽ nghề gì ?
	+ Các cô chú công nhân làm việc ở đâu ? Tạo ra sản phẩm gì ?
* Cô đưa bức tranh nghề giáo viên, hỏi trẻ :
	+ Vậy còn đây là nghề gì các con ? (Trẻ trả lời : Nghề giáo viên).
	+ Các cô giáo đang làm gì ?
	+ Ngoài ra trong xã hội còn có những nghề nào ? (trẻ kể).
Giáo dục : Trong xã hội có rất nhiều nghề khác nhau, mỗi nghề đều rất quan trọng và không thể thiếu và có ích trong xã hội. Và các con biết không, có một bài thơ nói về một bạn nhỏ đến lớp được học, được làm rất nhiều nghề. Các con cùng lắng nghe bài thơ để xem một ngày đi học bạn nhỏ đã làm những nghề gì nhé.
2. Nội dung: 	
2.1. Hoạt động 1: 	Đọc thơ cho trẻ nghe
- Cô giới thiệu tên bài thơ « Bé làm bao nhiêu nghề » của tác giả Yên Thao.
- Lần 1 : Cô đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ kết hợp cử chỉ, điệu bộ.
	+ Cô vừa đọc bài thơ gì ?
	+ Bài thơ do ai sáng tác ?
- Lần 2: Cô đọc diễn cảm qua tranh kết hợp trích dẫn, diễn giải
	+ Thợ nề: Còn gọi là thợ xây hay công nhân xây dựng.
	+ Cô nuôi: Cô giáo dạy trẻ.
	+ Cái cún :tên gọi thân yêu của mẹ với bé.
2.2. Hoạt động 2: 	Đàm thoại về nội dung bài thơ
- Bài thơ có tên là gì?
- Do ai sáng tác?
- Cô hỏi “Một ngày ở nhà trẻ, bé được chơi những nghề gì? Đó là những nghề nào?
- Thể hiện qua câu thơ nào?
- Cô cho trẻ kể tên các nghề được nhắc đến trong bài thơ. Cô đọc hai câu thơ đầu:	“Bé chơi làm thợ nề
	Xây nên bao nhà cửa”.
- Bé còn chơi gì nữa? 
(Bé chơi làm thợ mỏ, đào lên thật nhiều than).
- Còn gì nữa nào?
(Bé chơi làm thợ Hàn, nối nhịp câu đất nước).
- Có bạn nào còn biết bé chơi gì nữa không nào?
( Bé chơi làm thầy thuốc, chữa bệnh cho mọi người, bé chơi làm cô nuôi xúc cơm cho cháu bé).
- Vậy khi nào bé trở lại là cái cún.
(Chiều mẹ đón bé về).
- Còn chúng mình, ở lớp thường được chơi những trò chơi nào?
- Khi chơi, chúng mình phải chơi như thế nào?
- Ước mơ của con lớn lên thích làm nghề gì?
* Giáo dục trẻ hiểu được tầm quan trọng của các nghề trong xã hội. Từ đó biết yêu quý, tôn trọng các nghề trong xã hội, biết giữ gìn bảo vệ các sản phẩm.
2.3. Hoạt động 3: 	Dạy trẻ đọc thơ
- Cô mời cả lớp đọc thơ to, nhỏ, luân phiên, đọc nối tiếp theo cô.
- Cô mời tổ, nhóm, kết hợp cử chỉ điệu bộ
- Cô cho trẻ chuyền bóng và hát. Khi hết bài hát, bóng ở trên tay bạn nào, bạn đó đứng dậy đọc thơ. Các lần chơi sau có thể mời thêm bạn cùng đọc với mình.
2.4. Hoạt động 4: 	Củng cố
- Cho cả lớp chơi trò chơi “ô cửa bí mật”.
- Chia trẻ làm hai đội nam – nữ.
	+ Cách chơi: Mỗi đội chọn ra một trẻ lên chọn ô cửa mình thích và lật mở bức tranh. Trẻ phải nói được nghề gì và cả đội cùng đọc tô nội dung đoạn thơ có nghề đó.
	+ Luật chơi: Đội nào đọc đúng nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.
3. Kết thúc :	
- Cho cả lớp hát và vận động theo nhạc « Cháu yêu cô chú công nhân ».

File đính kèm:

  • docBan_file_Word_giao_an_mam_non_Nha_tre_Mam_Choi_La_chuan_moi_nhat_tron_bo_ca_nam_DT_0982068713.doc
Giáo Án Liên Quan