Giáo án mầm non lớp lá - Lĩnh vực: Giáo dục phát triển ngôn ngữ - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Làm quen với chữ cái h, k

I.Mục đích yêu cầu

1.Kiến thức

-Trẻ biết cách phát âm và cấu tạo chữ cái h, k

-Trẻ biết các kiểu chữ in hoa, in thường, viết thường của chữ h - k

-Củng cố cho trẻ tên một số loài động vật (sóc, hươu sao, voi, gấu, kiến, hổ, )

-Biết cách chơi trò chơi và chơi đúng luật một số trò chơi (Ai nhanh hơn, Khu rừng chữ cái)

2.Kỹ năng

-Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, nghe hiểu và trả lời câu hỏi của cô

-Rèn kỹ năng nhận biết, phân biệt các chữ cái trong nhóm; nhận biết chữ cái trong từ; nhận biết các kiểu chữ h - k in hoa, in thường, viết thường

-Rèn kỹ năng chơi các trò chơi theo đúng cách chơi và chơi đúng luật

 

docx9 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 829 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Lĩnh vực: Giáo dục phát triển ngôn ngữ - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Làm quen với chữ cái h, k, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lĩnh vực: Giáo dục phát triển ngôn ngữ
Chủ đề: Thế giới động vật
Đề tài: Làm quen với chữ cái h, k
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Thời gian: 25 - 30 phút
I.Mục đích yêu cầu
1.Kiến thức
-Trẻ biết cách phát âm và cấu tạo chữ cái h, k
-Trẻ biết các kiểu chữ in hoa, in thường, viết thường của chữ h - k
-Củng cố cho trẻ tên một số loài động vật (sóc, hươu sao, voi, gấu, kiến, hổ,)
-Biết cách chơi trò chơi và chơi đúng luật một số trò chơi (Ai nhanh hơn, Khu rừng chữ cái)
2.Kỹ năng
-Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, nghe hiểu và trả lời câu hỏi của cô
-Rèn kỹ năng nhận biết, phân biệt các chữ cái trong nhóm; nhận biết chữ cái trong từ; nhận biết các kiểu chữ h - k in hoa, in thường, viết thường
-Rèn kỹ năng chơi các trò chơi theo đúng cách chơi và chơi đúng luật
3.Thái độ
-Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động cùng cô và các bạn
-Trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loài động vật; biết tránh xa các loài động vật nguy hiểm
II.Chuẩn bị
1.Chuẩn bị của cô
-Giáo án, powerpoint, máy chiếu, loa đài
-Nhạc bài hát : +“Đố bạn” (Nhạc sĩ: Hồng Ngọc)
+“Chú voi con” (Nhạc sĩ: Phạm Tuyên)
-Câu đố 
-Rổ, thẻ chữ cái h, k
-Nét chữ rời h, k
-Trò chơi củng cố, ôn luyện về chữ cái h, k
-Tranh các con vật (hổ, kiến, )
-2 hộp quà
2.Chuẩn bị của trẻ
-Thẻ chữ cái h, k
-Mũ các con vật (hổ, kiến) đủ cho trẻ
-Trang phục gọn gàng, thoải mái
-Tâm thế hào hứng, tích cực
III.Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động và câu trả lời của trẻ
*Hoạt động 1:Gây hứng thú
-Cho trẻ hát “Đố bạn”
-Bài hát có tên là gì?
-Trong bài hát nhắc đến những con vật nào?
-Những con vật này sống ở đâu?
-Ngoài những con vật kể trên chúng mình còn biết những con vật nào khác?
-Những loài động vật đó sống ở trong rừng, hang, tổ Những con vật hiền lành (kiến, khỉ, hươu, thỏ,) cần chúng mình bảo vệ. Và chúng mình phải biết tránh xa những con vật nguy hiểm (hổ, sư tử,). 
-Trẻ hát
-Đố bạn
-Sóc, hươu sao, voi, gấu...
-Trong rừng
-Con hổ, khỉ, kiến
-Trẻ lắng nghe
*Hoạt động 2: Làm quen với chữ cái h, k
a. Làm quen chữ h
-Cô đố! Cô đố
 “Lông vàng lông vện mắt xanh
Dáng đi uyển chuyển nhe nanh tìm mồi
 Thỏ nai gặp phải hỡi ôi
Muôn thú khiếp sợ tôn ngôi chúa rừng”
(Là con gì?)
-Cho trẻ quan sát bức tranh con hổ. Cô ghép lần lượt các chữ cái thành từ “con hổ”.
-Từ “con hổ” cô vừa ghép co giống từ “con hổ” ở phía trên không?
-Trẻ đọc từ “Con hổ” dưới tranh. 
-Từ “con hổ” được ghép từ bao nhiêu chữ cái?
-Cô cho trẻ phát âm lần lượt các từ đã học.
- Còn chữ gì chúng mình chưa biết? Vị trí của chữ? 
- Cô giới thiệu chữ h
-Cô phát âm mẫu 3 lần
-Cho trẻ phát âm theo nhiều hình thức: lớp - tổ - cá nhân
-Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
-Chữ h được phát âm như thế nào? (khi phát âm miệng mở rộng và đẩy nhẹ hơi ra ngoài “hờ”)
-Cho trẻ phát âm lại
-Cho trẻ tìm chữ h trong rổ và dùng ngón tay trỏ tri giác theo nét của chữ h.
 Trẻ nhận xét cấu tạo chữ h. Còn bạn nào có ý kiến khác nữa không?
- Cô khái quát lại cấu tạo của chữ h: Chữ h gồm có 2 nét, 1 nét sổ thẳng bên trái, 1 nét móc xuôi bên phải.
-Cho trẻ dùng ngón tay trỏ tri giác chữ h trên sàn nhà, trên lưng bạn. 
-Chữ h cô vừa cho chúng mình làm quen là chữ h được viết bằng kiểu chữ gì? (in thường)
- Giới thiệu các kiểu chữ h: in hoa, in thường, viết thường. Chỉ 3 kiểu chữ và cho trẻ phát âm.
 => Chữ h gồm nhiều kiểu chữ khác nhau nhưng đều được phát âm là “hờ”(Cả lớp đọc theo cô 3 lần)
-Cho trẻ tìm chữ h trong lớp gắn với tên con vật tương ứng.
b.Làm quen chữ k
- Câu đố
 “Con gì bé tí
 Đi lại từng đàn
 Kiếm được mồi ngon
 Cùng tha về tổ”
(Là con gì?)
-Cho trẻ quan sát bức tranh con kiến. Cô ghép lần lượt các chữ cái thành từ “Con kiến”.
-Từ “con kiến” cô vừa ghép có giống từ “con kiến” ở phía trên không?
-Trẻ đọc từ “Con kiến” dưới tranh. 
-Từ “con kiến” được ghép từ bao nhiêu chữ cái?
-Cho trẻ phát âm lần lượt các từ đã học. 
-Còn chữ gì chúng mình chưa biết? Vị trí của chữ? 
- Cô giới thiệu chữ k
-Cô phát âm mẫu 3 lần
-Cho trẻ phát âm theo nhiều hình thức: lớp - tổ - cá nhân
-Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
-Chữ k được phát âm như thế nào? (Khi phát âm miệng mở rộng ra và đẩy mạnh hơi ra ngoài “ca”)
-Cho trẻ phát âm lại
-Cho trẻ tìm chữ k trong rổ và dùng ngón tay trỏ tri giác theo nét của chữ k.
 Trẻ nhận xét cấu tạo chữ k. Chữ k gồm mấy nét? Là những nét nào? Còn bạn nào có ý kiến khác nữa không?
-Cô giới thiệu cấu tạo chữ k: gồm 3 nét: 1 nét sổ thẳng bên trái; 1 nét xiên ngắn từ trái sang phải, phía trên; 1 nét xiên dài từ phải sang trái, phía dưới; phát âm là “ca”)
-Cho trẻ phát âm chữ k
-Cho trẻ dùng ngón tay trỏ tri giác chữ k trên sàn và trên thẻ chữ.
-Chữ k cô vừa cho chúng mình làm quen là chữ k được viết bằng kiểu chữ gì? (in thường)
- Giới thiệu các kiểu chữ k: in hoa, in thường, viết thường. Chỉ 3 kiểu chữ và cho trẻ phát âm.
 => Chữ k gồm nhiều kiểu chữ khác nhau nhưng đều được phát âm là “ca” (Cả lớp đọc theo cô 3 lần)
-Cho trẻ tạo dáng chữ k bằng các bộ phận của cơ thể
c.So sánh h, k
-Cho trẻ so sánh chữ h và k: Cô gọi 4 - 5 trẻ nhận xét sự giống và khác nhau của hai chữ cái h và k
-Cô chính xác lại:
+Giống nhau: Đều nằm trong gia đình chữ cái. Đều có 1 nét sổ thẳng bên trái
+Khác nhau: 
 Khác nhau về cách phát âm: Khi phát âm chữ h miệng mở rộng và đẩy nhẹ hơi. Khi phát âm chữ k miệng mở rộng và đẩy mạnh hơi.
 Khác nhau về cấu tạo:
Chữ h có 2 nét, chữ k có 3 nét
Chữ k có 2 nét xiên bên phải, chữ h có một nét móc xuôi bên phải
-Cho trẻ nhắc lại
-Đố gì? Đố gì?
-Con hổ
-Trẻ quan sát
-Trẻ trả lời
-Trẻ đọc
-5 chữ cái
-Trẻ phát âm
-Chữ h nằm ở vị trí thứ 4 từ trái qua phải và vị trí thứ 2 từ phải qua trái
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ phát âm
-Trẻ trả lời
-Trẻ phát âm
-Trẻ thực hiện
-Trẻ nhận xét
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ thực hiện
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ chỉ và phát âm
-Trẻ tìm
-Con kiến
-Trẻ quan sát
-Trẻ trả lời
-Trẻ đọc
-7 chữ cái
-Trẻ phát âm
-Chữ k nằm ở vị trí thứ 4 từ trái qua phải và vị trí thứ 4 từ phải qua trái
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ phát âm
-Trẻ trả lời
-Trẻ phát âm
-Trẻ thực hiện
-Trẻ nhận xét
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ phát âm
-Trẻ thực hiện
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ chỉ và phát âm
-Trẻ thực hiện
-Trẻ nhận xét
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ nhắc lại
*Hoạt động 3:Trò chơi với chữ cái
a.Trò chơi “Ai nhanh hơn”
-Cách chơi: Cô phát cho mỗi bạn 1 rổ đựng thẻ chữ. Khi cô phát âm chữ cái nào thì trẻ phải nhanh tay tìm chữ cái đó giơ lên và phát âm chữ cái đó. Khi cô mô tả đặc điểm của chữ cái thì trẻ tìm chữ cái tương ứng, giơ lên và phát âm chữ cái đó.
-Luật chơi: Trẻ nào tìm sai chữ cái thì phải nhảy lò cò quanh các bạn
-Cho trẻ chơi 5 lần:
+h, k
+ Khi phát âm miệng mở rộng và đẩy nhẹ hơi ra ngoài “hờ”
+ Khi phát âm miệng mở rộng ra và đẩy mạnh hơi ra ngoài “ca”
+ Chữ có 2 nét xiên bên phải (k)
+Chữ có một nét móc xuôi bên phải (h)
b.Trò chơi “Khu rừng chữ cái”
-Cô chia lớp thành 2 đội: Đội hổ con, Đội kiến con
-Cách chơi: Đội hổ chạy lên tìm các con vật có chứa chữ h dán lên bảng. Đội kiến con tìm các con vật có chứa chữ k dán lên bảng. Thời gian chơi là 1 bản nhạc.
-Luật chơi: Đội nào gắn được nhiều con vật có chứa chữ cái đúng nhất sẽ là đội chiến thắng
-Kiểm tra kết quả, công bố đội chiến thắng và tặng quà
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi
-Trẻ chia đội
-Trẻ lắng nghe
*Hoạt động 4:Kết thúc
-Hỏi trẻ:
+Hôm nay lớp chúng mình đã được làm quen với những chữ gì?
+Được phát âm như thế nào?Cấu tạo ra sao? Có những cách viết nào?
-Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
-Hát và vận động theo lời bài hát “Chú voi con”
-Trẻ trả lời các câu hỏi
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ hát

File đính kèm:

  • docxLam_quen_voi_hk_chu_de_Dong_vat.docx