Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên truyện, biết các nhân vật trong truyện: thỏ mẹ, thỏ anh, thỏ em, sóc, nhím, cô gà hoa mơ.

- Trẻ hiểu nội dung truyện: 2 anh em thỏ đều yêu thương, vâng lời mẹ, nhưng thỏ anh đáng khen hơn vì còn biết nghĩ đến người khác, biết giúp đỡ mọi người lúc khó khăn.

2. Kỹ năng:

- Trẻ trả lời đủ câu, diễn đạt ý rõ ràng mạch lạc.

- Rèn cho trẻ khả năng quan sát tranh minh họa và ghi nhớ các tình tiết trong truyện.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, bộc lộ cảm xúc khi cô kể truyện.

- Thông qua truyện giáo dục trẻ biết yêu thương vâng lời bố mẹ, biết quan tâm giúp đỡ mọi người.

 

doc4 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HAI BÀ TRƯNG
TRƯỜNG MẦM NON NGÔ THÌ NHẬM
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC
Đề tài: Truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”
(Đa số trẻ chưa biết)
 Lứa tuổi: 5 – 6 tuổi
Số lượng trẻ: 20 - 25 trẻ
 Thời gian: 30 - 35 phút
 Giáo viên: Nguyễn Diệp Hương
NĂM HỌC 2019 - 2020
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên truyện, biết các nhân vật trong truyện: thỏ mẹ, thỏ anh, thỏ em, sóc, nhím, cô gà hoa mơ.
- Trẻ hiểu nội dung truyện: 2 anh em thỏ đều yêu thương, vâng lời mẹ, nhưng thỏ anh đáng khen hơn vì còn biết nghĩ đến người khác, biết giúp đỡ mọi người lúc khó khăn.
2. Kỹ năng: 
- Trẻ trả lời đủ câu, diễn đạt ý rõ ràng mạch lạc.
- Rèn cho trẻ khả năng quan sát tranh minh họa và ghi nhớ các tình tiết trong truyện.
3. Thái độ: 
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, bộc lộ cảm xúc khi cô kể truyện.
- Thông qua truyện giáo dục trẻ biết yêu thương vâng lời bố mẹ, biết quan tâm giúp đỡ mọi người.
II. CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm tổ chức: Trong lớp
2. Đội hình dạy trẻ: Trẻ ngồi thoải mái trên thảm
3. Xác định giọng kể:
- Giọng kể chuyện nhẹ nhàng, vừa phải.
- Giọng thỏ mẹ nhẹ nhàng, ấm áp; giọng thỏ em nhí nhảnh vui tươi, hớn hở; giọng thỏ anh bình tĩnh, từ tốn lễ phép.
4. Đồ dùng:
* Đồ dùng của cô:
- Tranh truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”
- Rối tay Thỏ mẹ, Thỏ anh, Thỏ em 
- Nhạc bài hát “ Trời nắng, trời mưa”
* Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục gọn gàng, thoải mái
III. TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Ổn định tổ chức: 
- Cô giả làm Thỏ mẹ (Rối tay)
+ Các con ơiHôm nay trời nắng đẹp. Thỏ anh lên rừng hái cho mẹ 10 chiếc nấm hương, Thỏ em thì ra đồng bứt cho mẹ 10 bông hoa đồng tiền thật đẹp nhé!
+ Không biết 2 anh em nhà Thỏ có làm đúng như lời mẹ dặn không các con nhỉ? 
+ Để biết 2 anh em bạn Thỏ có đi hái nấm và hoa đồng tiền đúng như lời mẹ Thỏ dặn không thì các con cùng lắng nghe cô kể câu truyện “Ai đáng khen nhiều hơn” thì sẽ rõ nhé
2. Phương pháp và hình thức tổ chức:
 Hoạt động 1: Kể cho trẻ nghe truyện
- Cô kể chuyện lần 1: Diễn cảm, dùng ngôn ngữ, điệu bộ, sắc thái biểu cảm khuôn mặt để thể hiện nội dung câu chuyện 
+ Cô vừa kể cho lớp mình nghe câu truyện gì?
+ Trong truyện có những nhân vật nào? 
+ Vậy các con đã biết thỏ anh và thỏ em ai là người đáng khen hơn?
+ Vì sao thỏ anh đáng khen hơn thỏ em.  Các con cùng về vị trí ngồi của mình để theo dõi câu truyện một lần nữa nhé.
- Cô kể chuyện lần 2: Kết hợp cho trẻ xem minh họa
 Hoạt động 2: Kể trích dẫn làm rõ ý, đàm thoại 
+ Cô kể trích dẫn và đặt câu hỏi đàm thoại theo trình tự nội dung câu chuyện:
+ Cô vừa kể cho lớp mình câu truyện gì?
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
- “Một nhà kiakhen nhiều hơn anh”
+ Thỏ mẹ đã bảo 2 anh em Thỏ làm gì?
- “Hôm nay các con được nghỉ học2 anh em vâng lời hăng hái đi ngay”
+ Thỏ em đã làm gì?
- “ Thỏ em hăm hởchạy 1 mạch về khỏe với mẹ”
+ Thỏ em và Thỏ mẹ đã nói gì với nhau?
- “Mẹ ơi con mang hoa đẹp vềThỏ mẹ nghe xong không hỏi gì thêm”
+ Cho trẻ nhắc lại lời của Thỏ em ( Cô là Thỏ mẹ, trẻ là Thỏ con trả lời)
+ Thế còn Thỏ anh đã làm gì?
- “Hai mẹ con chờ rất lâuhạt dẻ đưa cho Thỏ em”
+ Vì sao Thỏ anh lại về muộn hơn?
- “Em thích ăn hạt dẻvì vậy con đã về chậm”
(Cô làm Thỏ mẹ hỏi – Trẻ làm Thỏ anh tập nói giọng trả lời của Thỏ anh)
+ Theo các con Thỏ anh hay Thỏ em đáng khen hơn?
- “Nghe Thỏ anh nói xongThưa mẹ, vâng ạ!”
Bài học giáo dục:
- Các con thích nhân vật Thỏ anh hay Thỏ em?
- Ai đáng khen hơn?
Các con ạ, Thỏ anh và Thỏ em đều rất đáng khen vì đã biết vâng lời mẹ. Thỏ em luôn luôn nghĩ tới mẹ là đúng. Song Thỏ anh cong biết nghĩ tới người khác, biết hái thêm nấm cho mẹ, mang quà về cho em, giúp cô Hoa Mơ lúc khó khăn. Các con nên nhớ rằng: làm việc tốt không phải chỉ để được khen mà trước hết vì được giúp ích cho người khác đấy các con ạ.
- Để tạo không khí vui vẻ chúng mình cùng hát múa “ Cả nhà thương nhau” – Khi hát hết cô thu hút trẻ đến sân khấu xem rối.
3. Kết thúc: 
- Các bạn ơi việc quan tâm đến bố mẹ thì chúng mình phải biết quan tâm giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh nữa nhé, kìa khu rừng mới mọc nhiều nấm ngon làm sao chúng mình cùng đi hái nấm nào.
- Cô mở nhạc Trời nắng, trời mưa.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô
- Trẻ trả lời theo ý kiến cá nhân
- Vâng ạ
Trẻ chú ý lắng nghe cô
Trẻ trả lời
Vâng ạ
- Ai đáng khen nhiều hơn ạ
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe cô
Trẻ xem rối
Trẻ hát và vận động cùng cô

File đính kèm:

  • docLQVH Truyen Ai dang khen nhieu hon_12881209.doc