Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Truyện “Cá con lên bờ”

1. Mục đích

- Trẻ nhớ tên câu chuyện “Cá con lên bờ”, nhớ các nhân vật, hiểu nội dung chuyện (Cá con vì ham chơi muốn đi đến nơi mình không thể sống được nên suýt chết).

- Trẻ trả lời các câu hỏi theo nội dung truyện rõ ràng, mạch lạc.

- Giáo dục trẻ biết chăm sóc các con vật.

2.Chuẩn bị

- Giáo án điện tử truyện, que chỉ, xắc xô.

- 3 bộ tranh minh họa truyện, 3 bảng.

3.Tiến hành

HĐ1: Trò chuyện về động vật sống dưới nước.

- Cho trẻ quan sát trên màn hình và đàm thoại

- Cá là động vật sống ở đâu?

- Ngoài cá ra còn có những con vật nào sống ở dưới nước nữa?

- Nếu không có nước cá sống được không?

- Các con biết không có một chú cá rất ham chơi, không biết khi đi chơi chuyện gì sẽ xảy ra với chú cá. Bây giờ các con lắng nghe cô kể chuyện.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Truyện “Cá con lên bờ”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI: TRUYỆN “CÁ CON LÊN BỜ”
Thứ năm, ngày 24 tháng 3 năm 2021
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ THƠM
1. Mục đích
- Trẻ nhớ tên câu chuyện “Cá con lên bờ”, nhớ các nhân vật, hiểu nội dung chuyện (Cá con vì ham chơi muốn đi đến nơi mình không thể sống được nên suýt chết).
- Trẻ trả lời các câu hỏi theo nội dung truyện rõ ràng, mạch lạc.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc các con vật.
2.Chuẩn bị
- Giáo án điện tử truyện, que chỉ, xắc xô.
- 3 bộ tranh minh họa truyện, 3 bảng.
3.Tiến hành
HĐ1: Trò chuyện về động vật sống dưới nước.
- Cho trẻ quan sát trên màn hình và đàm thoại
- Cá là động vật sống ở đâu?
- Ngoài cá ra còn có những con vật nào sống ở dưới nước nữa?
- Nếu không có nước cá sống được không?
- Các con biết không có một chú cá rất ham chơi, không biết khi đi chơi chuyện gì sẽ xảy ra với chú cá. Bây giờ các con lắng nghe cô kể chuyện.
HĐ2: Truyện “Cá con lên bờ”
*Kể chuyện diễn cảm:
 - Cô kể diễn cảm lần 1, giải thích từ khó:
+ “Sáng vằng vặc”: rất sáng.
+ “trong veo”: nước rất trong không có cặn bụi.
+ “ hoa mắt chóng mặt”: mệt mỏi.
 - Hỏi trẻ: Tên truyện là gì?
 - Cô kể diễn cảm lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa.
*Đàm thoại về nội dung truyện kết hợp giảng giải, đọc trích dẫn:
- Gia đình cá con sống ở đâu?
- Cá con muốn đi đâu chơi?
- Cá con đã nhờ những ai đưa lên bờ chơi?
- Cá con đã nói gì với bác cua?
- Bác cua trả lời cá con như thế nào?
- Cá con lại đến nhờ ai?
- Cá nói gì với ếch xanh?
- Ếch xanh có cõng cá con lên bờ không ? vì sao?
- Khi rùa cõng cá con thì điều gì xảy ra?
- Nhờ ai mà cá con thoát chết?
- Vì sao mà cá con không ở trên bờ được?
Cô khái quát và giáo dục trẻ : Vì cá con ham chơi muốn đi đến nơi mình không thể sống được nên suýt chết. Còn các bạn cần phải biết chỗ chơi để không gây nguy hiểm cho mình. Vậy chúng ta nên chơi ở đâu? Và không nên chơi ở đâu?
- Nếu những nơi gần sông, hồ thì chúng ta có được chơi không?
HĐ3: Chơi ghép tranh theo trình tự nội dung truyện
 - Cô giới thiệu tên trò chơi.
 - Cô nói cách chơi: Chia trẻ 3 đội đứng thành 3 hàng dọc, khi có hiệu lệnh thì bạn đầu tiên chạy lên chọn tranh gắn trên bảng, bạn tiếp theo chơi như thế cho đến khi hết tranh.
 + luật chơi: đội nào gắn hết tranh trước và đúng theo trình tự nội dung truyện là đội chiến thắng, mỗi lần chơi chỉ gắn 1 tranh.
 - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Cô bao quát trẻ, nhận xét sau mỗi lần chơi.
Khen ngợi trẻ.

File đính kèm:

  • docCHUYEN CA CON LEN BO_13107618.doc