Giáo án mầm non lớp lá - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Truyện cô mây
1. Mục đích- Yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện.
- Trẻ hiểu và nhớ nội dung của câu truyện.
- Trẻ có hiểu biết về vòng tuần hoàn của nước.
* Kỹ năng:
- Rèn luyện cho trẻ kĩ năng quan sát, ghi nhớ.
- Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.
- Phát triển cho trẻ khả năng cảm thụ tác phẩm văn học.
* Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết chăm chỉ, chịu khó, làm những việc có ích.
- Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường nước và sử dụng tiết kiệm nước.
- Tập chung chú ý, hứng thú lắng nghe cô kể chuyện. Bộc lộ cảm xúc khi nghe
cô kể chuyện
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài: Truyện “Cô mây” Loại tiết: Đa số trẻ chưa biết. Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi Số trẻ: 25-30 trẻ Thời gian 30-35 phút Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Huyền 1. Mục đích- Yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện. - Trẻ hiểu và nhớ nội dung của câu truyện. - Trẻ có hiểu biết về vòng tuần hoàn của nước. * Kỹ năng: - Rèn luyện cho trẻ kĩ năng quan sát, ghi nhớ. - Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc. - Phát triển cho trẻ khả năng cảm thụ tác phẩm văn học. * Thái độ: - Giáo dục trẻ biết chăm chỉ, chịu khó, làm những việc có ích. - Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường nước và sử dụng tiết kiệm nước. - Tập chung chú ý, hứng thú lắng nghe cô kể chuyện. Bộc lộ cảm xúc khi nghe cô kể chuyện II. Chuẩn bị: 1. Địa điểm – đội hình dạy trẻ: + Trẻ ngồi trong lớp + Kết hợp nhiều đội hình khác nhau như ngồi ghế hình chữ U, ngồi tự do. 2. Đồ dùng : Đồ dùng của cô + Loa đài, máy chiếu, nhạc nền kể truyện, hình ảnh minh họa truyện. + Mũ các nhân vật (cô mây, chị gió, cỏ, cây, hoa, lá), các đám mây, bóng bay, một số cây hoa trang trí xung quanh lớp + Nhạc một số bài hát về nước và hiện tượng tự nhiên. - Đồ dùng của trẻ: + Trang phục biểu diễn. 3. Xác định cách kể chuyện: - Lời dẫn chuyện: Giọng kể nhẹ nhàng, ấm áp, truyền cảm thể hiện tính chất kể chuyện cổ tích. Giọng kể thể hiện rõ nét tính cách nhân vật, kịch tính của truyện. - Giọng kể các nhân vật + Giọng cô mây: nhí nhảnh trong trẻo + Giọng của chị gió: Nhẹ nhàng, ấm áp. 3. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ I. Ổn định tổ chức - Cho cả lớp hát “ Giọt mưa và em bé”- Hoàng Hà - Chúng mình vừa hát bài hát gì?? - Nội dung bài hát nói về điều gì? - Em bé muốn làm giọt mưa để làm gì? - Vậy bạn nào biết mưa đến từ đâu? để biết được điều đó các con hãy lắng nghe cô kể câu truyện: Cô Mây sẽ rõ nhé! * Hoạt động 2: Cô kể chuyện – Trích dẫn, đàm thoại, giảng giải nội dung: - Cô kể chuyện lần 1: Cô kể chuyện diễn cảm trên nền nhạc, kết hợp cử chỉ, điệu bộ - Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì? - Trong truyện có những nhân vật nào? - Để hiểu thêm về công việc làm mưa của cô mây như thế nào cô mời các con cùng nghe cô kể lại câu truyện “Cô Mây” một lần nữa nhé! - Cô kể truyện lần 2: Cô kể diễn cảm trên nền nhạc, kết hợp hình ảnh minh hoạ. * Trích dẫn, đàm thoại, giảng giải nội dung: - Cô mây thích mặc áo gì? Cô thường hay đến những đâu ? => trích dẫn: “Khi thì cô mặc.....đồng quê bát ngát” - Khi đang bay Cô Mây gặp những ai, họ đang làm gì? Trẻ hát Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe. Trẻ trả lời => Trích dẫn: “ Bay mãi một mình..... làm mưa đây” - Chị gió rủ Cô Mây đi đâu? Khi được rủ Cô Mây như thế nào? => Trích dẫn: “ Em có muốn làm mưa không....khoai to củ” - Khi gió lạnh ùa đến Cô Mây cảm thấy thế nào? => Trích dẫn: “ Vừa lúc đó cơn lạnh ùa đến.... trở thành mây” - Khi được làm mưa Cô Mây giúp gì cho cuộc sống? - Cô khái quát: Cô mây là một người rất chăm chỉ, không sợ vất vả, mệt nhọc giúp chị gió đi làm mưa. Tạo ra những giọt nước quý giá cho con người có nguồn nước để sinh hoạt, trồng trọt, cho cỏ cây, hoa lá tươi tốt. - Con sẽ làm gì để bảo vệ nguồn nước? *Giáo dục: Vì nước là nguồn tài nguyên rất quý giá và quan trọng nên mỗi chúng ta cần phải có ý thức giữ gìn môi trường nước không vứt rác bừa bãi xuống ao, hồ, sông, suối,.. và phải sử dụng tiết kiệm nước. - Lần 3 : Hoạt cảnh : Cô mây (Cô giáo trong vai trò là người dẫn truyện) + Chúng mình vừa được xem hoạt cảnh gì ? + Giới thiệu diễn viên + Các con thích nhân vật nào ? vì sao con thích =>GD trẻ: biết giữu gìn bảo vệ nguồn nước, giữ sạch và bảo vệ môi trường xung quanh chúng ta. - cho cả lớp hát vận động bài hát “Cho tôi đi làm mưa với. * Kết thúc: khen ngợi và động viên trẻ. Trẻ lắng nghe. 2-3 trẻ trả lời Trẻ lắng nghe 2-3 trẻ trả lời Trẻ lắng nghe 2-3 trẻ trả lời Trẻ lắng nghe 1-2 trẻ trả lời Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe 2-3 trẻ trả lời Trẻ lắng nghe
File đính kèm:
- Van hoc Truyen Co May_12249424.pdf