Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: truyện kể “Sự tích Hồ Gươm”

I – MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên truyện “Sự tích Hồ Gươm”, biết các nhân vật trong truyện: “Sự tích Hồ Gươm”

- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện kể về vị anh hùng dân tộc Lê Lợi và nghĩa quân nhờ có gươm thần mà Long Quân cho mượn ở Hồ Tả Vọng, Lê Lợi đã đánh đuổi được giặc Minh, nhân dân ta được sống trong cảnh bình yên và hạnh phúc. Để ghi nhớ công ơn của Long Quân vua Lê Lợi đã đổi tên hồ Tả Vọng thành hoàn Kiếm, hay còn gọi là Hồ Gươm

 -Trẻ biết đặt tên cho câu chuyện

2. Kỹ năng

- Trẻ biết trả lời câu hỏi đủ câu rõ ràng, mạch lạc

-Trẻ có khả năng dự đoán, nội dung tình tiết tiếp theo của câu chuyện

 

doc4 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 2319 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: truyện kể “Sự tích Hồ Gươm”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC
 Đề tài: truyện kể “Sự tích Hồ Gươm”
 ( Loại tiết trẻ chưa biết)
 Chủ đề: Quê hương đất nước
 Lứa tuổi: Trẻ 5- 6 tuổi.
 Số lượng: 30 -35 trẻ
 Thời gian: 30 - 35 phút
I – MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên truyện “Sự tích Hồ Gươm”, biết các nhân vật trong truyện: “Sự tích Hồ Gươm”
- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện kể về vị anh hùng dân tộc Lê Lợi và nghĩa quân nhờ có gươm thần mà Long Quân cho mượn ở Hồ Tả Vọng, Lê Lợi đã đánh đuổi được giặc Minh, nhân dân ta được sống trong cảnh bình yên và hạnh phúc. Để ghi nhớ công ơn của Long Quân vua Lê Lợi đã đổi tên hồ Tả Vọng thành hoàn Kiếm, hay còn gọi là Hồ Gươm
 -Trẻ biết đặt tên cho câu chuyện
2. Kỹ năng 
- Trẻ biết trả lời câu hỏi đủ câu rõ ràng, mạch lạc
-Trẻ có khả năng dự đoán, nội dung tình tiết tiếp theo của câu chuyện
3. Thái độ
-Trẻ chăm chú lắng nghe câu chuyện
- Giáo dục trẻ yêu quê hương, đất nước, kính trọng các vị anh hùng dân tộc.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động cùng cô
II - CHUẨN BỊ
1:Địa điểm, đội hình dạy trẻ
- Trong lớp học, rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo ánh sáng.
2:Đội hình dạy trẻ: Trẻ ngồi hình chữ U
3. Xây dựng môi trường học tập: Tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi tranh trí về thiên nhiên “Theo chủ đề tháng’
4:Đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ:
- Chuẩn bị đồ dùng của cô 
 +Cô thuộc chuyện, luyện giọng kể diễn cảm, phù hợp với nhân vật trong chuyện
+,Sách tranh truyện “Sự tích Hồ Gươm”,Tranh miêu tả nội dung câu chuyện
- Đồ dùng của trẻ:
Trang phục gọn gàng
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Thời gian
Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
2-3 phút
25-30 phút
2 -3phút
1. Ổn định tổ chức:
- Xin chào mừng các bé đã đến với chương trình “Vườn cổ tích” ngàyhôm nay.
- Đến với chương trình hôm nay còn có các cô giáo cũng về dự. Các con khoanh tay chào các cô nào!
-Một thành phần quan trọng nhất đó là sự có mặt của các bé lớp A1
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
-Mở đầu chương trình , ban tổ chức có món quà tặng chúng mình. Chúng mình cùng xem đó là món quà gì?
(Cô và trẻ cùng mở quà >)
-Cô cho trẻ quan sát và nhận xét món quà với những câu hỏi gợi ý:
+Đây là gì?
+Con có nhận xét gì về bức tranh này?
+Trong bức tranh có những nhân vật nào?
+Theo các con nội dung của bức tranh nói về điều gì?
Cô chính xác lại về nội dung bức tranh.:Nói về hành trình đánh giặc cứu nước của dân ta và muốn biết câu chuyện diễn ra như thế nào cô mời các con cùng lắng nghe câu chuyện sau đây.
2.1.Cô kể chuyện cho trẻ nghe
*Cô kể lần 1 kết hợp với lời nói, cử chỉ, điệu bộ minh hoạ.
“Ngày xưa giặc minh tàn bạo.xuống sông nhỉ”
-Theo các con dự đoán thì thanh gươm này ở đâu ra? Tại sao nó lại mắc vào lưới? Sau khi nhặt được thanh gươm thì quân của Lê Lợi đánh giặc như thế nào?
- Muốn biết có phải như chúng mình dự đoán không chúng mình nghe cô kể tiếp nhé.
“ Thanh Gươm đó là của tagật đầu ba cái chào vua Lê.”
-Chúng mình dự đoán xem rùa vàng trồi lên để bảo nhà vua điều gì??
Cô tóm tắt lại ý trả lời của trẻ.
“ Xin nhà vua trả lại .được gọi là Hồ Gươm”
+Trong câu chuyện cô vừa kể có những nhân vật gì?
+ Theo các con mình sẽ đặt tên cho câu chuyện là gì?
- Nhắc lại tên câu chuyện trẻ vừa đặt.
- Cô giới thiệu tên câu chuyện “ Sự Tích Hồ Gươm”
+ Để các con có thể hiểu sâu hơn về câu chuyện này thì cô sẽ kể lại câu chuyện này một lần nữa cho các con nghe nhé
*Cô kể cho trẻ nghe chuyện lần 2: Kết theo sách truyện “Sự Tích Hồ Gươm”
- Cô vừa kể cho lớp mình nghe câu chuyện gì?
* Cô giới thiệu tóm tắt nội dung câu chuyện
Các con ạ, câu chuyện kể về Ngày xưa giặc Minh sang xâm lược nước ta khiến nhân dân ta vô cùng khổ cực. Thủa ấy có ông Lê Lợi thấy giặc minh đến cướp nước ta,lại giết dân thì ông vô cùng căm giận,Lê Lợi bèn đứng lên chiêu mộ binh sĩ để đánh đuổi chúng. Sau đó được Long Quân cho mượn gươm thần nghĩa quân của Lê Lợi đã đánh thắng giặc Minh thua chạy tơi bời và xin đầu hàng Lê Lợi. Một năm sau Long Quân đã sai Rùa vàng đòi lại gươm. Để tỏ lòng ghi nhớ công ơn của Long Quân đã cho mình mượn gươm thần giết giặc Lê Lợi đã đổi tên Hồ Tả Vọng thành hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm..
* Đàm thoại và kể trích dẫn làm rõ ý kết hợp sách truyện
+Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Giặc minh đã làm gì nước ta?
+Ai là người đứng lên chiêu mộ binh sĩ để đánh đuổi giặc Minh? 
-Cô trích dẫn “Ngày xưa giặc Minh..khi vớt lưới lên thì thấy một thanh gươm chuôi mạng ngọc rất đẹp”.
+Mọi người đã nói gì khi vớt lại thanh gươm?
-Cô trích dẫn “Mấy người lính chuyền tay nhau xem..tướng Lê Lợi”
+Thấy có tiếng nói lạ mấy người lính đã nói gì?
+Long Quân đã trả lời ra sao?
+Giọng Long Quân như thế nào ? 
-Cô trích dẫn “Ta là Long Quân .. chủ tướng Lê Lợi”
+Lê Lợi và nhân dân ta đã đánh giặc Minh như thế nào?
-Cô trích dẫn “Nhờ gươm thần mà Long Quân cho mượn mà nghĩa quân của Lê Lợi đại thắng...xin hàng Lê lợi”
+Một năm sau khi nhà vua đi thuyền chuyện gì đã xảy ra?
-Cô trích dẫn “Một năm sau Vua Lê cùng .rồi lặn xuống nước” 
+Lê Lợi đã trả lại thanh gươm cho Long Quân ở đâu? 
+Ai giỏi cho cô biết tại sao hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm ?
-Cô trích dẫn “Để tỏ lòng ghi nhớ công ơn của Long Quân đã cho mình mượn thanh gươm Hay còn gọi là Hồ Gươm.
+ Qua câu chuyện con yêu quý và học tập ai? Vì sao?
- Giáo dục trẻ yêu quê hương, đất nước, kính trọng các vị anh hùng dân tộc
.3. Kết thúc: 
Chương trình vườn cổ tích đã kết thúc cô xin chào và hẹn gặp lại các con trong chương trình lần sau
Cho trẻ hát “ Vườn cổ tích”, kết thúc hoạt động
- Trẻ vỗ tay
-Trẻ khám phá món quà cùng cô.
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời.
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ nghe cô kể
- Trẻ dự đoán
Trẻ nghe cô kể
Trẻ dự đoán
Trẻ nghe cô kể
Trẻ trả lời.
Trẻ đặt tên cho câu chuyện.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
-Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ chú ý lắng nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ chú ý lắng nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ chú ý lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe cô kể
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ nghe cô kể
-Trẻ trả lời
-Trẻ chào cô
- Trẻ hát “Vườn cổ tích”

File đính kèm:

  • docChuyen su tich ho guom_12974254.doc
Giáo Án Liên Quan