Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Hoạt động: Làm quen với chữ cái mới - Đề tài: Làm quen với chữ cái h, k - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Ngọc Anh
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết phát âm đúng chữ cái h-k.
- Hiểu cấu tạo các chữ cái h-k; biết chơi các trò chơi chữ cái, củng cố nhận biết chữ cái h-k. biết phân biệt sự giống-khác của chữ cái h-k.
2. Kỹ năng:
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, nói đủ câu, mở rộng vốn từ cho trẻ.
- Phát triển tư duy, giác quan cho trẻ.
- Luyện kỹ năng phát âm rõ ràng, đúng chữ h-k.
- 90% trẻ đạt yêu cầu.
3. Thái độ:
- Trong giờ học: hăng hái chú ý lắng nghe, trả lời và làm theo yêu cầu của cô.
- Sau khi học: trẻ biết yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên.
GIÁO ÁN DẠY TRẺ MẦM NON LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI MỚI Chủ đề: Thực vật Chủ đề nhánh: Các loại hoa Đề tài: Làm quen với chữ cái h-k Độ tuổi: 5-6 tuổi Số lượng trẻ: 24 trẻ Thời gian: 30-35 phút Ngày soạn: 22/10/2021 Ngày dạy: 28/10/2021 Người thực hiện: - Trần Thị Ngọc Anh - Nguyễn Thị Dịu - Chu Thị Điệp - Ngô Thị Chi - Đào Thị Hồng Yến - Phan Bạch Hoàng Yến - Nguyễn Thị Lan (14/03) Đơn vị: Trường Mầm non Hoa Phượng I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết phát âm đúng chữ cái h-k. - Hiểu cấu tạo các chữ cái h-k; biết chơi các trò chơi chữ cái, củng cố nhận biết chữ cái h-k. biết phân biệt sự giống-khác của chữ cái h-k. 2. Kỹ năng: - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, nói đủ câu, mở rộng vốn từ cho trẻ. - Phát triển tư duy, giác quan cho trẻ. - Luyện kỹ năng phát âm rõ ràng, đúng chữ h-k. - 90% trẻ đạt yêu cầu. 3. Thái độ: - Trong giờ học: hăng hái chú ý lắng nghe, trả lời và làm theo yêu cầu của cô. - Sau khi học: trẻ biết yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Địa điểm, vị trí: tại nhóm lớp 5-6 tuổi. - Trang phục: gọn gàng, lịch sự, phù hợp. - Phương tiện: giáo án điện tử, loa, đài, mô hình liên quan đến bài học, thẻ chữ cái. - Âm nhạc: Bài “Màu hoa”. 2. Trẻ: - Trang phục: gọn gàng, sạch sẽ. - Yêu cầu của giáo viên: trẻ thuộc bài hát “Màu hoa”. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định tổ chức - Gây hứng thú: Cô và trẻ hát, vận động bài “Màu hoa”. - Đàm thoại: + Cô và các con vừa hát bài gì nào? . + Trong bài hát nói về hoa màu gì? . => Giáo dục: Các con ạ! Khi mùa xuân tươi đẹp đã đến, cây cối đâm chồi nảy lộc, các loài hoa đua nhau nở để khoe sắc màu. Mỗi một loại hoa có một màu sắc khác nhau: Hoa thì màu đỏ, màu tím, màu vàng làm cho cảnh đẹp của thiên nhiên càng rực rỡ. Chúng ta phải biết chăm sóc và bảo vệ các loại hoa nhé. - Giới thiệu: Trong tiết học làm quen chữ cái hôm nay, cô sẽ cho các con xem một hình ảnh. Các con hãy cùng xem đây là hoa gì nào? 2. Nội dung: 2.1.Hoạt động 1: Hướng dẫn trẻ nhận diện chữ cái mới. * Làm quen với chữ cái h: - Làm quen qua tranh ảnh, vật thật: + Cô đưa hình ảnh và hỏi trẻ đây là hoa gì? (Hoa hồng) - Giới thiệu chữ h trong từ dưới tranh ảnh, vật thật + Dưới hình ảnh hoa hồng cô có dòng từ “Hoa hồng” + Cô phát âm và cho trẻ phát âm từ: Hoa hồng + Trong từ “Hoa hồng” có mấy chữ cái (7 chữ) + Trong từ “Hoa hồng” có chữ cái nào chúng mình đã được học (o,a,n) + Còn mấy chữ mới chúng ta chưa được học (2 chữ) + Đây là chữ cái h hôm nay cô sẽ cho các con làm quen. Các con cùng cô hướng lên màn hình nào. - Làm quen chữ h, phát âm qua thẻ chữ: + Cô cho trẻ quan sát trên màn hình hình ảnh chữ cái h và giới thiệu cho trẻ biết đây là chữ h được phát âm là hờ. + Cô phát âm mẫu 3 lần. + Cô nói cách phát âm : khi phát âm chữ cái h miệng mở ra, đẩy nhẹ hơi ra ngoài “hờ”. + Cô mời cả lớp phát âm + Cô mời từng tổ phát âm, cá nhân phát âm. (Cô lắng nghe và sửa sai cho trẻ nếu trẻ phát âm chưa đúng- động viên trẻ kịp thời) - Cấu tạo chữ h: + Cô cho trẻ quan sát chữ h và nhận xét đặc điểm. + Cô giới thiệu cấu tạo chữ h: gồm hai nét tạo thành đó là một nét xổ thẳng và một nét móc xuôi. + Cô cho trẻ nhắc lại về cấu tạo chữ h + Cô giới thiệu có 3 kiểu chữ h: “h” in thường, “H” in hoa, “h” viết thường, cùng phát âm là “hờ”. - Cô cho trẻ tìm thẻ chữ h ở trong rổ giơ lên và phát âm. + Cả lớp phát âm. + Từng tổ phát âm. + 4-5 cá nhân phát âm. * Làm quen chữ cái k. - Làm quen qua tranh ảnh, vật thật: + Cô cho trẻ quan sát hình ảnh hoa loa kèn và hỏi đây là hoa gì. (Hoa loa kèn) + Dưới hình ảnh hoa loa kèn có dòng chữ “Hoa loa kèn”. - Giới thiệu chữ trong từ dưới tranh ảnh, vật thật: + Cô phát âm “Hoa loa kèn”. + Cho trẻ phát âm “Hoa loa kèn”. + Cho trẻ đếm xem trong từ hoa hoa kèn có bao nhiêu chữ cái. (9 chữ) + Cho trẻ lên tìm chữ cái đứng ở vị trí thứ 7 trong từ “Hoa loa kèn”. (Mời 1 trẻ lên tìm). + Cô lấy thẻ chữ k ra giới thiệu với cả lớp đây là chữ cái k và được phát âm là “ ca”. - Làm quen chữ, phát âm qua thẻ chữ: - Cô cho xuất hiện chữ cái k trên màn hình cô giới thiệu và và chỉ lên màn hình: Đây là chữ cái k. + Cô phát âm mẫu ( cô phát âm 2- 3 lần). + Cô phân tích cách phát âm chữ “k”: Để phát âm chữ “k”, miệng mở, lưỡi áp vào vòm dưới của miệng đẩy hơi nhẹ và phát âm: “k”. + Cô cho cả lớp phát âm. + Cho từng tổ phát âm. + Cá nhân phát âm. ( Cô quan sát sửa sai cho trẻ nếu có - động viên trẻ). - Cấu tạo chữ k: + Cô cho trẻ quan sát chữ k và nhận xét đặc điểm của chữ. + Cô giới thiệu cấu tạo chữ k: có 1 nét thẳng đứng, 2 nét xiên ngắn ở bên phải nét thẳng đứng. + Trẻ nhắc lại cấu tạo của chữ k. + Cô giới thiệu các kiểu chữ k: “k” in thường, “K” in hoa, “k” viết thường, cùng phát âm là “ca”. - Cô cho trẻ tìm thẻ chữ k ở trong rổ giơ lên và phát âm. + Cả lớp phát âm. + Từng tổ phát âm. + Cá nhân phát âm. * So sánh chữ cái “h- k” - Cô hỏi trẻ: “các con vừa được làm quen với mấy chữ cái? (2 chữ cái) - Đó là chữ cái gì ? - Cô cho trẻ phát âm chữ h – k. + Phát âm chữ h. + Phát âm chữ k. - Các con thấy 2 chữ cái h – k có điểm gì giống nhau? ( cô gọi 2-3 trẻ trả lời ). - Chữ cái h- k có điểm gì khác nhau? - Cô khái quát lại: + Giống nhau: đều có một nét xổ thẳng. + Khác nhau: chữ h có 1 nét móc xuôi, chữ k có 2 nét xiên. + Cô cho trẻ nhắc lại cấu tạo của hai chữ h – k. 2.2. Hoạt động 2: Trò chơi * Trò chơi 1: Chọn nhanh nói đúng. - Cách chơi: Cô phát âm hoặc nêu cấu tạo của một chữ và yêu cầu trẻ tìm chữ cái ấy, trẻ tìm trong rổ chữ cái của mình. - Luật chơi: Trẻ nhanh tay tìm chữ theo yêu cầu của cô, nếu trẻ tìm sai phải tìm lại. - Cô tổ chức cho trẻ chơi, GV chú ý quan sát hướng dẫn và sửa sai cho trẻ. - Cô nhận xét hoạt động chơi, tuyên dương và động viên trẻ. * Trò chơi 2: Làm theo yêu cầu. - Cách chơi: Cô có một hình mặt trời bên trong mỗi tia nắng có ẩn chứa một chữ cái. Trẻ hãy chọn chữ cái trong tia nắng theo yêu cầu của cô. - Luật chơi: Cô gọi 1-2 trẻ lên chọn chữ theo yêu cầu của cô, trẻ chọn sai sẽ được chọn lại. - Cô tổ chức cho trẻ chơi, GV chú ý quan sát hướng dẫn và sửa sai cho trẻ. - Cô nhận xét hoạt động chơi, tuyên dương và động viên trẻ. 5 phút 20 phút - Trẻ hát và vận động. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chú ý quan sát. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ quan sát - Trẻ lắng nghe và phát âm. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ quan sát. - Trẻ quan sát và lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ phát âm. - Trẻ phát âm theo tổ và cá nhân. - Trẻ nhận xét -Trẻ lắng nghe và quan sát lên màn hình. - Trẻ nhắc lại. - Trẻ quan sát lên màn hình và phát âm các kiểu chữ h. - Trẻ tìm thẻ chữ cái h trong rổ giơ lên và phát âm. - Trẻ quan sát và trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe - Cả lớp phát âm (2- 3 lần). - Trẻ trả lời. - Trẻ hoạt động theo yêu cầu của cô. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe. - Cả lớp phát âm. - Từng tổ phát âm. - Cá nhân trẻ phát âm (7- 8 trẻ). - Trẻ nhận xét. - Trẻ lắng nghe. - 2,3 trẻ nhắc lại. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ tìm thẻ. - Trẻ phát âm. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ phát âm. - Trẻ phát âm. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ nhắc lại. - Trẻ lắng nghe cô nêu yêu cầu trò chơi. - Trẻ tham gia chơi. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe cô nêu yêu cầu trò chơi. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ tham gia chơi. - Trẻ lắng nghe. 3. Hoạt động 3 : Kết thúc - Củng cố bài học: Cô phát âm chữ h – k và nhắc lại về cấu tạo của chữ h – k. - Cô gọi 1,2 trẻ nhận xét về quá trình học và tham gia trò chơi cả mình và các bạn trong lớp. - Cô nhận xét chung cả lớp đã lắng nghe và trả lời các câu hỏi của cô, hăng hái tham gia trò chơi, phối hợp giúp đỡ lẫn nhau khi chơi. - Cho trẻ hát bài “Hoa lá mùa xuân”. 5 phút - Trẻ lắng nghe. - Trẻ nhận xét. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hát.
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_linh_vuc_phat_trien_ngon_ngu_hoat_don.docx