Giáo án mầm non lớp lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Hoạt động: Làm quen với tác phẩm văn học

 I/ Mục đích – yêu cầu

 1. Kiến thức

-Trẻ nhớ tên truyện, tên tác giả, hiểu nội dung câu chuyện nói về hiện tượng mưa là do sức nóng của mặt trời làm cho nước bốc hơi tụ lại thành những đám mây nặng dần, rơi xuống thành mưa.

- Trẻ nắm được trình tự diễn biến của câu truyện.

- Bước đầu trẻ biết đóng kịch theo nội dung câu truyện.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng chú ý, ghi nhớ, phát triển vốn từ và cách phát âm cho trẻ.

- Trẻ biết thể hiện được một số lời thoại của nhân vật của các nhân vật trong chuyện.

- Trẻ biểu hiện cảm xúc, biết lắng nghe cô kể truyện.

- Trả lời các câu hỏi của cô to, rõ ràng mạch lạc, đúng nội dung câu chuyện

 

doc4 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 939 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Hoạt động: Làm quen với tác phẩm văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
Đề tài : Truyện Giọt nước tí xíu
Loại tiết : (Đa số trẻ đã biết)
 Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)
Số trẻ : 30 – 35 trẻ
Thời gian : 30 – 35 phút
Ngày soạn : 01/3/2016
Ngày dạy : /03/2016
 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Lý
 I/ Mục đích – yêu cầu
 1. Kiến thức
-Trẻ nhớ tên truyện, tên tác giả, hiểu nội dung câu chuyện nói về hiện tượng mưa là do sức nóng của mặt trời làm cho nước bốc hơi tụ lại thành những đám mây nặng dần, rơi xuống thành mưa.
- Trẻ nắm được trình tự diễn biến của câu truyện.
- Bước đầu trẻ biết đóng kịch theo nội dung câu truyện.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng chú ý, ghi nhớ, phát triển vốn từ và cách phát âm cho trẻ.
- Trẻ biết thể hiện được một số lời thoại của nhân vật của các nhân vật trong chuyện.
- Trẻ biểu hiện cảm xúc, biết lắng nghe cô kể truyện.
- Trả lời các câu hỏi của cô to, rõ ràng mạch lạc, đúng nội dung câu chuyện
3. Thái độ
- Trẻ chú ý nghe cô kể truyện, hứng thú với giờ học.
 - Giáo dục trẻ tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch 
II/ Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
- Nhạc có các bài hát: “Trời nắng trời mưa”, “Cho tôi đi làm mưa với”.
- Giáo án PowerPoint có nội dung câu truyện
- Tranh truyện, sa bàn quay có câu chuyện “Giọt nước tí xíu”
2. Đồ dùng của trẻ
- Mũ ông mặt trời, giọt nước.
III/ Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức 
 Các con ơi! Nghe tin lớp chúng mình chăm ngoan học giỏi hôm nay có rất nhiều các cô giáo đến thăm lớp mình đấy các con khoanh tay đẹp chào các cô nào!
- Một bài hát rất hay xin được gửi tặng tới các cô
(Cô và trẻ hát, vận động theo nhạc bài “Cho tôi đi làm mưa với”)
- Bài hát có nhắc đến những hiện tượng tự nhiên nào?
- Ngoài trời mưa và trời nắng, xung quanh chúng ta còn những hiện tượng tự nhiên nào?
-  Và có khi nào các con tự đặt cho mình câu hỏi “tại sao lại có mưa?”, “mây được sinh ra từ đâu?” hay “những điều kỳ diệu gì tạo ra nước?”.Thiên nhiên xung quanh chúng ta có biết bao điều thú vị cần khám phá và để biết thêm một số hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, và sau đây các con cùng chú ý xem ai sẽ xuất hiện. 
2. Phương pháp, hình thức tổ chức
 Cô phụ xuất hiện giả làm giọt nước tí xíu, đọc một đoạn lời thoại trong câu chuyện.
- Cô gợi mở cho trẻ đoán tên câu chuyện.
* C« kÓ lÇn 1: DiÔn c¶m bằng lời
- C« võa kÓ cho c¸c con nghe c©u chuyÖn g×? của tác giả nào?
Câu chuyện sẽ hay và thú vị hơn khi cô kể kết hợp cùng hình ảnh minh họa đấy! cô mời các con cùng về chỗ ngồi ngoan chú ý lắng nghe nhé.
* C« kÓ lÇn 2: Cô kể bằng powerpoint
* Đàm thoại về nội dung truyện trên màn hình powerpoint.
“ Câu chuyện cô kể hay thật là hay
 Bé cùng ngồi ngay ta cùng tìm hiểu”
 + C« võa kÓ cho c¸c con nghe c©u chuyÖn g×?
 + Trong c©u chuyÖn có những nhân vật nào?
- Trong câu chuyện Tí Xíu là gì?
- Họ hàng anh em nhà Tí Xíu sống ở đâu?
- Tí Xíu và các bạn đã gặp ai?
- Ông mặt trời đã nói gì với Tí Xíu?
- Tí Xíu hỏi lại ông Mặt Trời cái gì?
- Ông Mặt Trời đã trả lời thế nào? 
- Tí Xíu chợt nhớ mình là giọt nước không thể bay được và đã hỏi ông Mặt Trời điều gì?
- Ông Mặt Trời đã nói gì với Tí Xíu?
- Ông Mặt Trời làm thế nào mà biến Tí Xíu thành hơi được?
- Trở thành hơi nước nhập vào cùng các bạn thành gì?
- Nhờ điều gì mà Tí Xíu bay được vào đất liền và bay qua những dòng sông?
- Tí Xíu và các bạn đã reo lên như thế nào khi trời nóng bức mà có gió lạnh thổi tới?
- Một lúc sau Tí Xíu cảm thấy gì? 
- Thấy lạnh Tí xíu đã làm gì cho khỏi rét? 
- Và điều gì xảy ra tiếp theo?
 => Giáo dục: Nước có từ nước mưa thấm vào lòng đất, rồi ở sông, hồ, ao, biển,... nước rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, vì vậy chúng ta phải bảo vệ nguồn nước bằng việc giữ cho môi trường trong sạch, không vứt rác bừa bãi và cần phải tiết kiệm nguồn nước sạch... 
* Kể truyện lần 3: Kể kết hợp sa bàn. 	
* Trò chơi: “ Tập làm diễn viên”
- Hôm nay cô thấy các con học rất giỏi, trả lời câu hỏi của cô to và rõ ràng, cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi, đó là:“Tập làm diễn viên”. Ở trò chơi này các con hãy cùng đóng vai các nhân vật trong câu chuyện nhé!
Ai sẽ đóng vai ông mặt trời?
 Bạn nào sẽ đóng vai Tí Xíu?
Còn cả lớp trong vai các bạn của tí xíu nhé!
- Cô là người dẫn truyện
- Câu truyện “Giọt nước tí xíu” xin được bắt đầu...............................
- Câu truyện “Giọt nước tí xíu ” tới đây là hết rồi.
- Các con nhớ về kể cho ông bà bố mẹ chúng mình cùng nghe nhé!
3. Kết thúc 
Nhận xét- tuyên dương
- Trẻ chào khách
Trẻ hát và vận động.
Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe cô kể truyện
- Trẻ trả lời
- “Giọt nước tí xíu”
- Trẻ trả lời
- Tí xíu là một giọt nước ở biển cả.
- Ở khắp mọi nơi: biển cả, sông ngòi, ao hồ...
- Ông mặt trời
- Tí Xíu!cháu có đi vào đất liền với ông không
- Đi làm gì ạ!
-Trên mặt đất thiếu gì việc.
- Nhưng cháu nặng lắm, làm sao bay lên được.
- Cháu đừng lo, ông sẽ làm cho cháu biến thành hơi
- Vén mây, chiếu nhiều ánh sáng xuống biển.
- Trẻ trả lời
- Gió thổi
- Mát quá! Ôi mát quá
- Cảm thấy rét
- Xích lại gần nhau thành một khối đông đặc
- Tí Xíu thấy nặng, có tiếng sét, gió thổi mạnh, tí xíu và các bạn rơi xuống
- Lắng nghe cô kể
- Trẻ nhận vai.
- Trẻ diễn
- Vâng ạ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_truyen_giot_nuoc_ti_xiu_tre_da_biet.doc
Giáo Án Liên Quan