Giáo án mầm non lớp lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ thơ: Nắng bốn mùa

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

 - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, đọc thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ.

 - Trẻ biết ngắt nghỉ đúng câu của bài thơ và trả lời câu hỏi của cô, trẻ biết chơi trò chơi đoàn kết

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kỹ năng ghi nhớ, chú ý có chủ đích, trẻ biết đọc thơ diễn cảm.

- Trẻ phát âm được từ khó “Hung hăng”.

3. Thái độ:

- Trẻ biết yêu vẻ đẹp thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường để giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng và số lượng đồ dùng của trẻ

- Xốp đủ cho 35 trẻ ngồi hình chữ u.

- Mũ mây xanh, mây trắng, mây hồng đủ cho số trẻ

2. Đồ dùng dạy học của cô

- Các loại giấy xốp chuẩn bị sẵn ở góc tạo hình.

- 3 bàn, 3 rổ đồ dùng, 3 hộp quà

- Sân khấu: Câu lạc bộ bé yêu thơ

- Ti vi, laptop có đủ các slides video, hình ảnh để trích dẫn bài thơ và file âm nhạc phục vụ hoạt động.

 - 3 bức tranh tô nền sẵn cho trẻ chơi trò chơi.

 - Bảng treo tranh của trẻ.

 - Tranh minh họa bài thơ

 - Giỏ đựng những ngôi sao óng ánh chứa câu hỏi

 

doc5 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 8811 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ thơ: Nắng bốn mùa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2018 - 2019
- Người dạy: Trần Thị Thắm
- Đơn vị: Trường mầm non Tân Trào
- Đối tượng trẻ 5 - 6 Tuổi , Lớp C1
- Trường MN Hoa Sen
- Ngày soạn: 15/03/2019
- Ngày dạy: 20/03/2019
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
THƠ: NẮNG BỐN MÙA
 (Sáng tác: Mai Anh Đức) 
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: 
	- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, đọc thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ. 
 	- Trẻ biết ngắt nghỉ đúng câu của bài thơ và trả lời câu hỏi của cô, trẻ biết chơi trò chơi đoàn kết
2. Kỹ năng: 
- Rèn cho trẻ kỹ năng ghi nhớ, chú ý có chủ đích, trẻ biết đọc thơ diễn cảm.
- Trẻ phát âm được từ khó “Hung hăng”.
3. Thái độ: 
- Trẻ biết yêu vẻ đẹp thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường để giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên. 
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng và số lượng đồ dùng của trẻ
- Xốp đủ cho 35 trẻ ngồi hình chữ u.
- Mũ mây xanh, mây trắng, mây hồng đủ cho số trẻ
2. Đồ dùng dạy học của cô
- Các loại giấy xốp chuẩn bị sẵn ở góc tạo hình.
- 3 bàn, 3 rổ đồ dùng, 3 hộp quà
- Sân khấu: Câu lạc bộ bé yêu thơ
- Ti vi, laptop có đủ các slides video, hình ảnh để trích dẫn bài thơ và file âm nhạc phục vụ hoạt động.
	- 3 bức tranh tô nền sẵn cho trẻ chơi trò chơi.
	- Bảng treo tranh của trẻ.
	- Tranh minh họa bài thơ
	- Giỏ đựng những ngôi sao óng ánh chứa câu hỏi
III. Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú
- Cô và trẻ hát và vận động bài: Gọi nắng về chơi
- Cô cho trẻ quan sát video nắng lên trong ngày: 
+ Trong vdeo vừa rồi các con thấy gì?
+ Ánh nắng như thế nào?
+ Nắng có lợi ích gì? (Gọi 2-3 trẻ)
- Giáo dục trẻ: Ánh nắng buổi sáng rất tốt, ánh nắng buổi trưa gay gắt, dễ bị ốm, bỏng da, trẻ ra ngoài phải đội mũ nón, mặc trang phục phù hợp
2. Hoạt động 2: Nội dung học
- Giới thiệu bài: Thơ: Nắng bốn mùa sáng tác: Mai Anh Đức
- Cô đọc lần 1- Diễn cảm (Cô làm động tác minh họa và có nhạc nền)
+ Cô vừa đọc bài thơ gì? 
+ Sáng tác của tác giả nào?
- Giảng nội dung: Bài thơ “Nắng bốn mùa” tác giả đã nói về ánh nắng, vẻ đẹp của nắng trong suốt bốn mùa xuân hạ thu đông rất gần gũi thân thiết với chúng ta; mùa xuân thì ánh nắng dịu dàng, nhẹ nhàng, mùa hè thì gay gắt, nhà thơ ví von ánh nắng như tính cách của người hung hăng và hay giận giữ, còn mùa thu ánh nắng yếu ớt, vàng hoe, như muốn khóc, mùa đông thì thèm chút nắng mà không có. Bài thơ như tính cách của con người khiến chúng ta cảm thấy gần gũi thân thiết, ánh nắng như người bạn thân bên cạnh ta
- Cô đọc thơ lần 2: Kèm tranh minh hoạ.
+ Khi nghe bài thơ các con thấy tính chất, giai điệu của bài thơ như thế nào?
- Cô đọc thơ lần 3: Trích dẫn kèm hình ảnh minh hoạ
"Dịu dàng và nhẹ nhàng
Vẫn là chị nắng xuân
Hung hăng hay giận dữ
Là ánh nắng mùa hè"
Khổ thơ đầu có 2 mùa xuất hiện: Dịu dàng và nhẹ nhàng là nắng của mùa nào?
Cho trẻ xem tranh ánh nắng của mùa xuân: Ông mặt trời của mùa xuân rất dịu dàng và nhẹ nhàng. Những tia nắng chiếu thật vui tươi và ấm áp. Mùa xuân là mùa cho muôn hoa đua nở và cũng là khởi đầu của một năm mới, của vạn sự tươi vui tốt lành
- Còn nắng của mùa hè thì như thế nào?
- Giảng từ khó: “Hung hăng” Có nghĩa là sẵn sàng có những hành động thô bạo với người khác. Cô liên hệ ở lớp có bạn tính cách “hung hăng” là như thế nào các con? (Hay đánh bạn vô cớ) ở trong câu thơ này tác giả muốn nói ánh nắng mùa hè rất nóng, sẵn sàng làm tổn thương người khác
- Cô cho trẻ đọc từ khó “Hung hăng”
Tác giả muốn nhấn mạnh ánh nắng có thể làm tổn thương người khác, làm con người bị thương, khi ra ngoài phải đội mũ nón, mặc trang phục phù hợp
Ánh nắng không chỉ dịu dàng và nhẹ nhàng hay hung hăng, giận dữ mà tác giả còn miêu tả ánh nắng:
"Vàng hoe như muốn khóc
Chẳng ai khác nắng thu
Mùa đông khóc hu hu
Bởi vì không có nắng"
Khổ thơ cuối này tác giả miêu tả ánh nắng của mùa nào các con?
Ánh nắng mùa thu thì yếu ớt, như một người thiếu nữ mảnh mai, hay buồn, hay khóc (Cho trẻ xem một số hình ảnh của nắng mùa thu)
Còn mùa đông thì sao?
Tia nắng của mùa đông thì thường bị mây mù che lấp nên không có nắng. Nàng mùa đông cũng ghen tỵ với các mùa, không thắng được đành khóc hu hu (Cho trẻ quan sát một số hình ảnh của mùa đông) 
- Giáo dục: Trẻ mặc trang phục đúng với các mùa, nên tắm nắng vào buổi sáng sớm rất tốt cho da, ra ngoài trời nắng phải đội mũ nón, bảo vệ môi trường để có không khí trong lành, thiên nhiên tươi đẹp
* Dạy trẻ đọc thơ (Chương trình: Câu lạc bộ Bé yêu thơ)
- Cả lớp đọc lần 2 
- Cô cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Cả lớp đọc nâng cao: Cô giơ tay cao trẻ đọc to, cô giơ tay ngang trẻ đọc vùa phải, cô giơ tay thấp trẻ đọc nhỏ
* Đàm thoại: 
Trẻ trả lời đúng cô tặng 1 ngôi sao
- Cô vừa dạy các con bài thơ gì? Sáng tác của ai?
- Nội dung bài thơ nói về điều gì?
- Con đã được nhìn thấy nắng bao giờ chưa?
- Trong bài thơ tác giả miêu tả ánh nắng qua bốn mùa như thế nào?
- Tính chất, giai điệu của bài thơ như thế nào?
- Nhà thơ đã miêu tả ánh nắng của mùa xuân như thế nào?
- Những câu thơ nào nói lên điều đó?
- Còn ánh nắng của mùa hè thì như thế nào?
- Được thể hiện qua những câu thơ nào?
- Các con cùng làm khuôn mặt phù hợp với ánh nắng mùa hè nào?
- Còn ánh nắng của mùa thu thì sao?
- Được thể hiện qua những câu thơ nào?
- Các con cùng làm khuôn mặt phù hợp với ánh nắng mùa thu nào?
- Qua bài thơ con có suy nghĩ gì?
- Yêu thiên nhiên các con cần làm gì để bảo vệ môi trường xung quanh mình? 
 (Không vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định, chăm sóc cây cối, không ngắt lá bẻ cành, giảm sử dụng rác thải nhựa, tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ môi trường)
- Cô giáo dục trẻ: Nắng là hiện tượng tự nhiên có rất nhiều lợi ích, cũng có những tác hại, chúng ta phải biết bảo vệ môi trường để ánh nắng lúc nào cũng dịu dàng, không quá giận dữ với con người (Nắng nhiều là hiện tượng trái đất nóng lên, hiện tượng enino, núi lửa phun trào, động đất, sóng thần) 
* Trò chơi: Bé khéo tay
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội chơi và tặng cho mỗi đội một bức tranh, trẻ có nhiệm vụ hoàn thành bức tranh cho đẹp với chủ đề: “Nắng ấm quê hương”.
- Luật chơi: Trong thời gian một bản nhạc đội nào xong trước và có bức tranh đẹp, đúng chủ đề đội đó sẽ dành chiến thắng.
- Cô mở nhạc bài: “Nắng sớm” và cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét kết quả chơi và trao quà cho các đội
 3. Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động: 
- Củng cố: Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả, nhắc nhở, tuyên dương trẻ, dặn dò trẻ về nhà
- Cô giới thiệu bài thơ đã được nhạc sỹ Nguyễn Tiến Nghĩa phổ nhạc thành bài hát “Nắng bốn mùa”, cô cùng trẻ biểu diễn bài “Nắng bốn mùa” và ra chơi
- Trẻ hát vận động cùng cô
- Trẻ quan sát
- Cảnh mặt trời mọc.
- Sáng sớm nhẹ nhàng, đến trưa gay gắt hơn, đến chiều dịu nhẹ dần
- Sưởi ấm muôn loài, ánh nắng buổi sớm tốt cho da, soi sáng mọi vật
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Nắng bốn mùa
- Sáng tác: Mai Anh Đức
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ lắng nghe và quan sát
- Nhẹ nhàng, tình cảm
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Mùa xuân, mùa hè
- Hung hăng, giận dữ
- Lắng nghe
- Trẻ đọc từ khó
- Trẻ lắng nghe
- Mùa Thu, mùa đông
- Lắng nghe
- Không có nắng
- Lắng nghe
- Trẻ đọc thơ cùng cô
- Trẻ đọc thơ theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Trẻ đọc thơ theo hiệu lệnh.
- Bài thơ Nắng bốn mùa, Tác giả Mai Anh Đức.
- Nói về ánh Nắng.
- Rồi ạ
- Dịu dàng nắng xuân, hung hăng nắng hè. Vàng hoe nắng thu, hu hu mùa đông không có nắng.
 - Nhẹ nhàng, tình cảm.
- Dịu dàng và nhẹ nhàng.
- Dịu dàng và nhẹ nhàng, vẫn là chị nắng xuân.
- Hung hăng, giận dữ
- Hung hăng hay giận dữ, là ánh nắng mùa hè
- Trẻ thực hiện
- Vàng hoe
- Vàng hoe như muốn khóc, chẳng ai khác nắng thu
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời (Yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường..)
- Trẻ kể: Ở nhà: Quét nhà, chăm sóc cây cối...; Ở trường: Không vứt rác bừa bãi; Ở công viên: Không ngắt lá bẻ cành, để rác đúng nơi quy định
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát múa cùng cô và ra chơi.

File đính kèm:

  • docphat trien ngon ngu 5 tuoi_12566795.doc
Giáo Án Liên Quan