Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực: Phát triển nhận thức - Đề tài: Tìm hiểu làng nghề truyền thống nặn tò he - Lê Thị Thoàn
1. Kiến thức:
- Biết tên gọi nghề tò he, biết tò he là một loại trò chơi dân gian của trẻ em, một nét văn hóa ở vùng quê Việt Nam đặc biệt là Miền Bắc, tiêu biểu là thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội.
- Biết tò he là một loại sản phẩm được làm từ bột nếp, có thể nặn ra được các hình dạng khác nhau.
2. Kỹ năng:
- Trẻ hiểu được quy trình tạo nên tò he, biết làm theo các bước để nặn tò he.
- Trẻ có kĩ năng nhận xét về các sản phẩm, đồ dùng, nguyên liệu của làng nghề nặn tò he, có kĩ năng nặn bột tạo ra sản phẩm.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết trân trọng và giữ gìn các sản phẩm của làng nghề
GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đề tài: Tìm hiểu làng nghề truyền thống nặn tò he Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi Người thực hiện: Lê Thị Thoàn I.Mục đích-yêu cầu: 1. Kiến thức: - Biết tên gọi nghề tò he, biết tò he là một loại trò chơi dân gian của trẻ em, một nét văn hóa ở vùng quê Việt Nam đặc biệt là Miền Bắc, tiêu biểu là thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội. - Biết tò he là một loại sản phẩm được làm từ bột nếp, có thể nặn ra được các hình dạng khác nhau. 2. Kỹ năng: - Trẻ hiểu được quy trình tạo nên tò he, biết làm theo các bước để nặn tò he. - Trẻ có kĩ năng nhận xét về các sản phẩm, đồ dùng, nguyên liệu của làng nghề nặn tò he, có kĩ năng nặn bột tạo ra sản phẩm. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết trân trọng và giữ gìn các sản phẩm của làng nghề II.Chuẩn bị 1. Đồ dùng của cô: - Một số bài hát, video giới thiệu về làng nghề truyền thống nặn tò he Xuân La – Phượng Dực - Phú Xuyên – Hà Nội, Video giói thiệu nguyên liệu và hình ảnh các nghệ nhân, sản phẩm làng nghề. - Máy tính, powerpoint, ti vi, loa, - Một số sản phẩm tò he đã được làm sẵn. - Bột năn tò he, que cắm tò he. - Khăn lau tay, Trang phục áo dài 2. Đồ dùng của trẻ - Bột nặn tò he cho trẻ. - Khăn lau tay. - Sáp chống dính tay - Mút xốp cắm tò he. III. Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức: - Cô giới thiệu chương trình “Khám phá nét đẹp dân gian” 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Giới thiệu vê làng nghề truyền thống nặn tò he. - Cô cho trẻ xem đoạn video giới thiệu về làng nghề truyền thống nặn tò he. Tò he là 1 loại trò chơi dân gian mà trẻ em rất là thích và hiện nay tò he được sản xuất tại thôn Xuân La – Xã Phượng Dực – Huyện Phú Xuyên – Thành phố Hà Nội đến nay đã xấp xỉ 300 năm tuổi. Qua các thế hệ, nghề được lưu giữ lại theo hình thức cha truyền con nối. - Người nặn tò he gọi là “Nghệ Nhân”. Không phải tự nhiên những miếng bột đơn giản lại trở thành những con tò he hấp dẫn, rực rỡ sắc màu. Mà nhờ có những đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, với trí tưởng tượng, óc sáng tạo của các nghệ nhân làng nghề cùng những dụng cụ đơn giản đã tạo nên những con tò he độc đáo như những nhân vật trong truyện tranh: Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới, Đôrêmon, - Các con nhìn thấy tò he được bán ở những đâu? - Đúng rồi tò he được các nghệ nhân làm ra rất là đẹp và được bầy bán ở khu vực Hồ Gươm, công viên, các khu vui chơi hội chợ đấy. b. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên liệu và một số sản phẩm của làng nghề. - Các con có biết các con tò he này làm từ gì không? - Tò he được làm từ bột gạo nếp và gạo tẻ pha theo tỉ lệ 1:1. Để tò he có những màu sắc hấp dẫn các nghệ nhân còn sử dụng màu để tự nhiên hoặc màu công nghiệp khiến những con tò he thêm rực rỡ và bắt mắt hơn. - Sản phẩm tò he: Xưa kia tò he là sản phẩm mang nhiều ý nghĩa như: ăn, chơi, cúng, lễ,. Người nghệ nhân dùng bột gạo nặn các mâm ngũ quả, con bò, con lợn, con trâu, con gà, để làm đồ cúng với màu sắc tự nhiên. Ngoài ra, các nghệ nhân còn sáng tạo hơn khi tạo ra những con tò he nổi tiếng trong thần thoại như: Sư tử hý cầu, Nghê hý trâu, Cá hóa long, c. Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình nặn tò he. - Để tạo ra các chú tò he như thế này cần phải qua những công đoạn nào? (cho trẻ xem video quy trình làm tò he) - Hỏi trẻ công đoạn làm nên 1 chú tò he như thế nào? => Chiếu slide các bước làm tò he + Bước 1: Trộn bột gạo tẻ với bột gạo nếp + Bước 2: Nhào bột với nước cho đến khi bột vê thành cục + Bước 3: Làm chín bột (Luộc bột) + Bước 4: Nhuộm màu bột + Bước 5: Chuẩn bị dụng cụ làm tò he + Bước 6: Nặn tò he d. Hoạt động 4: Trò chơi ghi nhớ - Cho trẻ chơi trò chơi ôn lại các bước nặn tò he. - Câu hỏi 1: Con vừa được tìm hiểu về làng nghề nào? - Câu hỏi 2: Làng nghề truyên thống nặn tò he ở Thôn Xuân La – Phượng Dực – Phú Xuyên – Hà Nội đúng hay sai? - Câu hỏi 3: Con hãy quan sát hình ảnh và chỉ ra đâu là Bác Nghệ Nhân? - Câu hỏi 4: Để làm tò he cần nhưng nguyên liệu gì? - Câu hỏi 5: Sắp xếp thứ tự các bước để nặn tò he? * Mở rộng: Ngoài làng nghề truyền thống nặn tò he còn có rất nhiều làng nghề như: làng nghề làm giày da ở Phú Yên, làng nghề làm Mây tre đan ở Phú Túc, làng nghề Khảm trai ở Chuyên Mỹ, Làng may Vân Từ,. * Giáo dục: Từ những nguyên liệu gần gũi như gạo, màu được chế biến từ rau củ, dưới bàn tay khéo lé, tỉ mỉ của các bác Nghệ nhân đã tạo ra nhiều sản phẩm đẹp mang giá trị văn hóa, tinh thần của Đất nước Việt Nam. Các con hãy trân trọng gìn giữ, tôn vinh sản phẩm của làng nghề. 3. Kết thúc: - Cho trẻ vận động nhẹ nhàng và chuyển hoạt động. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý xem - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ vận động và chuyển hoạt động
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_linh_vuc_phat_trien_nhan_thuc_de_tai.docx