Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ - Vỗ tay theo tiết tấu phối hợp “ Cô và mẹ” - Vũ Thị Kim Oanh
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc lời bài hát, tên bài hát “Cô và mẹ”, tên tác giả “ Phạm Tuyên”
- Trẻ biết cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài hát
- Trẻ biêt vỗ tay theo tiết tấu phối hợp bài hát “Cô và mẹ”
2. Kỹ năng:
- Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca; thể hiện sắc thái tình cảm tươi vui của bài hát “Cô và mẹ”
- Trẻ nghe nhạc đệm và vỗ tay theo tiết tấu bài hát “Cô và mẹ”: Vỗ 1 tiếng mạnh, 2 tiếng nhẹ, 1 tiếng mạnh.
- Trẻ sử dụng các loại nhạc cụ: xắc xô, gáo dừa( mõ dừa), phách tre và các dụng cụ sáng tạo khác như: thìa, môi, thùng bìa cattong để gõ đệm theo tiết tấu phối hợp bài hát.
- Trẻ lắng nghe cô hát trọn vẹn bài hát; nhận ra sắc thái nhẹ nhàng, thiết tha, biết hưởng ứng minh họa cùng cô theo bài hát “Lời cô”
3.Thái độ:
- Trẻ mạnh dạn, tự tin và hào hứng tham gia các hoạt động
- Thông qua hoạt động gửi đi thông điệp là: Sự chăm sóc , tình thương của cô dành cho các con đến lớp, cũng giống như sự chăm sóc, tình yêu thương dành cho các con lúc ở nhà.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử GIÁO ÁN Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ Hoạt động Âm nhạc Đề tài: - NDC: Vỗ tay theo tiết tấu phối hợp:“ Cô và mẹ” - NDKH: Nghe hát: “ Lời cô” Ngày thực hiện: 18/10/2021 Lứa tuổi : Mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi) Giáo viên: Vũ Thị Kim Oanh- Bùi Thị Huyền Email: vuthikimoanh@gmail.com Trường Mầm non Nam Tiến A Năm học 2021- 2022 I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Trẻ thuộc lời bài hát, tên bài hát “Cô và mẹ”, tên tác giả “ Phạm Tuyên” - Trẻ biết cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài hát - Trẻ biêt vỗ tay theo tiết tấu phối hợp bài hát “Cô và mẹ” 2. Kỹ năng: - Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca; thể hiện sắc thái tình cảm tươi vui của bài hát “Cô và mẹ” - Trẻ nghe nhạc đệm và vỗ tay theo tiết tấu bài hát “Cô và mẹ”: Vỗ 1 tiếng mạnh, 2 tiếng nhẹ, 1 tiếng mạnh. - Trẻ sử dụng các loại nhạc cụ: xắc xô, gáo dừa( mõ dừa), phách tre và các dụng cụ sáng tạo khác như: thìa, môi, thùng bìa cattong để gõ đệm theo tiết tấu phối hợp bài hát. - Trẻ lắng nghe cô hát trọn vẹn bài hát; nhận ra sắc thái nhẹ nhàng, thiết tha, biết hưởng ứng minh họa cùng cô theo bài hát “Lời cô” 3.Thái độ: - Trẻ mạnh dạn, tự tin và hào hứng tham gia các hoạt động - Thông qua hoạt động gửi đi thông điệp là: Sự chăm sóc , tình thương của cô dành cho các con đến lớp, cũng giống như sự chăm sóc, tình yêu thương dành cho các con lúc ở nhà. II. CHUẨN BỊ Các thiết bị, học liệu - Clip cô và trẻ - Hình ảnh video, âm thanh tại nguồn thư viện nhạc miễn phí youtube. - Đàn Yamaha - Đĩa nhạc các bài hát: Lời cô,cô và mẹ, nhạc nền, - Xắc xô, thanh gõ, gáo dừa( mõ dừa), thìa, môi, thùng bìa giấy.. III. Phương pháp, hình thức tổ chức Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức: 1-2 phút 1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú: - Cô giới thiệu chương trình “ Bé yêu ca hát”. Hôm nay cô rất vui được đồng hành cùng các con trong một hoạt động âm nhạc. - Chương trình “Bé yêu ca hát” cô có món quà dành tặng cho các con một món quà thật ý nghĩa. Mời các con cùng hướng lên màn hình xem đó là món quà gì nhé! - Cô đọc bài thơ “Cô và mẹ”. - Khi nghe xong bài thơ các con cảm nhận như thế nào? => Dẫn dắt vào bài Trẻ lắng nghe 2.Phương pháp và hình thức tổ chức: 20 – 25 phút * Hoạt động 1: Vỗ tay theo tiết tấu phối hợp “ Cô và mẹ” * Ôn hát - Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát Hỏi trẻ: các con vừa được lắng nghe giai điệu bài hát gì? Do nhạc sỹ nào sáng tác? - Lần 1:Cả lớp ngồi vòng tròn hát bài hát theo nhạc “Cô và mẹ” - Nội dung bài hát nói lên điều gì? Qua bài hát, bác Phạm Tuyên cho chúng mình hiểu được tình cảm của cô dành cho các con đến lớp, cũng giống như tình yêu thương của mẹ dành cho các con lúc ở nhà - Lần 2: Cô mời trẻ hát về ghế ngồi. * Dạy trẻ vỗ tay theo tiết tấu phối hợp “ Cô và mẹ” - Bài hát không chỉ hay về lời ca mà còn rất nhiều cách vận động - Vậy theo các con có những cách vận động nào? ( Cho trẻ nói lên cách vận động của mình) Cô quan sát trẻ vỗ tay theo sự sáng tạo của trẻ. - Cô giới thiệu cách vỗ tay Vậy muốn bài hát được hay hơn, xin mời các con chú ý quan sát cô vỗ tay theo tiết tấu phối hợp một cách chính xác. + Cô vỗ mẫu: Các con có biết không? Vỗ tay theo tiết tấu phối hợp là một hình thức phổ biến, gần gũi làm cho bài hát thêm hay hơn. Khi vỗ chúng mình vỗ nhịp 1 ở từ “lúc”, nhịp 2,3,4 ở từ “ở nhà” cứ như vậy các con vỗ đến hết bài hát - Cô mời cả lớp đứng dậy vừa hát vừa vỗ tay( Cô chú ý sửa sai cách vỗ tay cho trẻ) - Để giúp các con thấy vui hơn, chúng mình có thể sẽ sử dụng những loại nhạc cụ đã biết vỗ đệm theo tiết tấu của bài hát nhé. - Cô cho trẻ lấy nhạc cụ trẻ thích và về vị trí: - Trẻ hát và sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo bài hát. + Mời 3 đội: đội hình hàng ngang quay xuống khán giả + Mời nhóm bạn trai, gái, cá nhân + Cả lớp vỗ tay lại 1-2 lần * Hoạt động 2: Nghe hát: “ Lời cô ”. Nhạc sỹ Đăng Hưng - Cô hỏi trẻ: Hàng ngày các con đến lớp được làm gì? - Ai chăm cho các con từng bữa ăn, giấc ngủ? - Cô giáo dạy các con những gì? - Cô giới thiệu tên bài hát: “ Lời cô”, nhạc sỹ Đăng Hưng. Cô cho trẻ nghe - Hát lần 1 kết hợp với nhạc. Hỏi Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc âm nhạc. + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? + Đó là bài hát do ai sáng tác? + Bài hát nói về ai? - Các con thấy giai điệu của bài hát như thế nào? = > Bài hát có giai điệu tình cảm thiết tha. Lời cô thánh thót như tiếng đàn, dịu dàng như tiếng mẹ, như dòng suối mát, như những tia nắng cho cuộc đời nỏ hoa. Chính những lời cô dạy sẽ nuôi dưỡng tâm hồn các con trên mái trường thân yêu - Lần 2: Cô hát theo nhạc , khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô. => Giáo dục trẻ biết yêu quý và kính trọng cô giáo. -Trẻ nghe nhạc đoán tên bài hát, tác giả - Trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ vỗ tay Trẻ sử dụng dụng cụ âm nhạc trẻ thích - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ hưởng ứng cùng cô 3. Kết thúc: 1 phút - Củng cố giờ học, nhận xét - Giáo dục trẻ - Chuyển sang hoạt động khác - Trẻ lắng nghe
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_linh_vuc_phat_trien_tham_my_vo_tay_th.doc