Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển thể chất - Hoạt động: Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết đi , chạy thay đổi tốc độ đúng theo hiệu lệnh của cô. Biết chơi trò chơi vận động
2. Kĩ năng
-Rèn cho trẻ kĩ năng đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh đúng kĩ thuật.
- Phát triển kĩ năng vận động khéo léo , khả năng phối hợp các bộ phận trên cơ thể cho trẻ
3. Thái độ
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô cùng bạn
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Xắc xô, dây có dính ráp ở hai đầu. Nhạc bài hát “Bé khỏe bé ngoan”; “Anh tí sún”; thật đáng chê
2. Đồ dùng của trẻ.
- Trang phục gọn gàng. Tâm thế thoải mái, tự tin.
VI. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC CHI TIẾT NHÁNH 1: “BÉ CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH?” Thứ 2 ngày 19 tháng 10 năm 2020 Tên hoạt động: Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh Lĩnh vực phát triển: Thể chất I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ biết đi , chạy thay đổi tốc độ đúng theo hiệu lệnh của cô. Biết chơi trò chơi vận động 2. Kĩ năng -Rèn cho trẻ kĩ năng đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh đúng kĩ thuật. - Phát triển kĩ năng vận động khéo léo , khả năng phối hợp các bộ phận trên cơ thể cho trẻ 3. Thái độ - Trẻ tích cực tham gia hoạt động cùng cô cùng bạn II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô - Xắc xô, dây có dính ráp ở hai đầu. Nhạc bài hát “Bé khỏe bé ngoan”; “Anh tí sún”; thật đáng chê 2. Đồ dùng của trẻ. - Trang phục gọn gàng. Tâm thế thoải mái, tự tin. III. TIẾN HÀNH 1.Ổn định tổ chức Cô giới thiệu chương trình “ Bé khỏe ngoan”, Cô giới thiệu 2 đội chơi. Gồm 3 phần chơi:Phần 1: đồng diễn;Phần 2: Bé nào khéo nhất;Phần 3: cặp đôi hoàn hảo 2. Nội dung Hoạt động 1: Khởi động. - Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn - đi với các kiểu đi - đi chạy theo tín hiệu =>chuyển đội hình 3 hàng dọc. Hoạt động 2: Trọng động *Phần 1: Đồng diễn.Cho trẻ tập BTPTC.Ghép với nhạc bài hát: Dậy đi thôi. Động tác nhấn mạnh: động tác chân. - Cho trẻ đi, chạy theo ý thích. Hỏi trẻ: Con vừa làm gì? * Phần 2: Bé nào khéo nhất. - Cô giới thiệu vận động “Đi , chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh” - Cô tập lần 1 không giải thích - Lần 2 làm mẫu kết hợp với phân tích vận động - Cho 1 trẻ thực hiện tốt lên tập 1 lần - Lần 1: Cho lần lượt trẻ ở 2 tổ lên thực hiện (Cô chú ý sửa sai cho trẻ ); Lần 2: Cho trẻ thực hiện dưới hình thức, nhạc nhỏ - đi, nhạc to- trẻ chạy. Đàm thoại tên vận động ? * Phần 3: Cặp đôi hoàn hảo.Cô giới thiệu trò chơi : Hai người 3 chân. Cô hướng dẫn cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi Hoạt động 3: Hồi tĩnh Cho trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh lớp học 3. Kết thúc tiết học - Cô động viên, tuyên dương trẻ. Giới thiệu giờ hoạt động tiếp theo Đánh giá trẻ hàng ngày: 1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ .............................................................................................................................................................................................................................................................. 2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ .............................................................................................................................................................................................................................................................. 3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................................................................................................................................. Thứ 3 ngày 20 tháng 10 năm 2020 Tên hoạt động: So sánh chiều cao của 3 đối tượng, sử dụng các từ cao nhất- thấp hơn- thấp nhất Lĩnh vực phát triển: Nhận thức I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ nhận biết sự giống và khác nhau về chiều cao của ba đối tượng -Trẻ sử dụng các từ cao hơn, thấp hơn, thấp nhất để diễn đạt mối quan hệ và so sánh về chiều cao giữa ba đối tượng 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh và khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. 3. Thái độ - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô - Một số đồ dùng đồ chơi để xung quanh lớp ;Màn hình vi tính có hình 3 ngôi nhà có chiều cao khác nhau. 2. Đồ dùng của trẻ. - Mỗi trẻ 3 cây hoa có chiều cao khác nhau: Đỏ, xanh, vàng. III. TIẾN HÀNH 1. Ổn định tổ chức Cô cho trẻ vận động bài “ Bé khỏa bé ngoan”, tao tình huống cho trẻ thăm nhà búp bê 2. Nội dung HĐ1: Ôn tập so sánh chiều cao của 2 đối tượng - Chúng mình nhìn xem hai chị em búp bê có chiều cao như thế nào so với nhau? -Ai cao hơn? Ai thấp hơn? Hoạt động 2: “ So sánh chiều cao của 3 đối tượng” Chúng mình cùng quan sát xem búp bê có mấy ngôi nhà? Các ngôi nhà màu gì? Chiều cao của ba ngôi nhà này như thế nào so với nhau? Ngôi nhà màu Đỏ so với ngôi nhà màu Xanh, ngôi nhà nào cao hơn? Ngôi nhà màu Đỏ so với ngôi nhà màu Xanh và ngôi nhà màu Vàng như thế nào với nhau? Ngôi nhà màu Xanh với ngôi nhà màu Vàng, ngôi nhà nào thấp hơn? Còn ngôi nhà màu Xanh so với ngôi nhà màu Đỏ và ngôi nhà màu Vàng như thế nào với nhau? - Cô khái quát lại: Ngôi nhà màu Đỏ cao nhất, ngôi nhà màu Vàng thấp hơn, ngôi nhà màu Xanh thấp nhất( Cho trẻ nhắc lại) - Tặng mỗi trẻ 3 cây hoa, trẻ lấy hoa về chỗ ngồi. + Yêu cầu trẻ xếp 3 cây hoa thành hàng ngang từ trái sang phải Hỏi trẻ: ba cây hoa có chiều cao như thế nào so với nhau? Cây hoa màu Đỏ so với cây hoa màu Xanh, cây hoa nào cao hơn? Cây hoa màu Đỏ so với cây hoa màu Xanh và cây hoa màu Vàng 3 cây hoa này như thế nào với nhau? Cây hoa màu Xanh với cây hoa màu Vàng, cây hoa nào thấp hơn? Còn cây hoa màu Xanh so với cây hoa màu Đỏ và cây hoa màu Vàng như thế nào với nhau? Cây hoa màu Vàng so với 2 cây hoa kia như thế nào? Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố - Trẻ tìm xung quanh lớp mình có những đồ dùng đồ chơi nào cao nhất, thấp hơn, thấp nhất? - Cho trẻ chơi trò chơi “ Kết bạn”. Cách chơi:C/c vừa đi vừa hát khi nghe cô nói “ Kết bạn kết bạn” thì c/c nói “ Kết mấy, kết mấy”. Trẻ kết nhóm có 3 bạn có chiều cao khác nhau, sao cho 1 bạn cao nhất- 1 bạn thấp hơn- 1 bạn thấp nhất. - Cô kiểm tra kết quả, động viên khuyến khích trẻ. 3. Kết thúc tiết học Cô nhận xét và động viên trẻ Đánh giá trẻ hàng ngày: 1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ .............................................................................................................................................................................................................................................................. 2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ .............................................................................................................................................................................................................................................................. 3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ 4 ngày 21 tháng 10 năm 2020 Tên hoạt động: Kể truyện cho trẻ nghe “ Tay phải, tay trái” Lĩnh vực phát triển: Ngôn ngữ I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức Trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật trong truyện và hiểu được nội dung câu chuyện. Trẻ trả lời câu hỏi một cách rõ ràng, mạch lạc 2. Kỹ năng - Rèn kỹ phát triển ngôn ngữ: rõ ràng, mạch lạc, đủ câu, đúng từ, mở rộng vốn từ; Rèn kỹ năng mạnh dạn,tự tin. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ yêu thương, chia sẻ cùng nhau II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô -Bộ tranh theo nội dung câu truyện, que chỉ. Nhạc bài hát “ Bàn tay tí xíu” “Tay thơm, tay ngoan”; video truyện “ tay phải tay trái” 2. Đồ dùng của trẻ. - Trang phục gọn gàng, ghế đủ cho trẻ III. TIẾN HÀNH 1. Ổn định tổ chức - Cô và trẻ vận động bài “Bàn tay tí xíu”. - Đàm thoại: Con vừa vận động bài gì? Hàng ngày các con dùng cái gì để xúc cơm, cầm bút? +Ngoài ra đôi bàn tay còn dùng làm những việc gì nữa nào?Cô giới thiệu câu chuyện “Tay phải, tay trái” 2. Nội dung Hoạt động 1: Kể chuyện cho trẻ nghe. - Cô kể lần 1 kết hợp ánh mắt,nét mặt cử chỉ điệu bộ. - Cô tóm tắt nội dung câu chuyện; Cô kể chuyện lần 2 kết hợp hình ảnh minh minh họa nội dung câu chuyện. Hoạt động 2: Đàm thoại - Cô vừa kể câu chuyện gì? Trong truyện có nhân vật nào? - Tại sao Tay Phải lại mắng Tay Trái? Chuyện gì xảy ra khi Tay Trái không giúp đỡ Tay Phải? - Các con có suy nghĩ gì qua câu chuyện này? => Giáo dục trẻ biết chăm sóc và tự bảo vệ cơ thể. Biết phối hợp giúp đỡ nhau Hoạt động 3: Củng cố - Cho xem video truyện “ Tay phải tay trái” 3. Kết thúc tiết học - Cô và trẻ vận động bài “ Tay thơm tay ngoan”. - Giới thiệu giờ hoạt động ngoài trời Đánh giá trẻ hàng ngày: 1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ .............................................................................................................................................................................................................................................................. 2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................................................................................................................................. ..............................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao an nhanh Be can gi de lopn len va khoe manh_13195649.doc