Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển thể chất - Hoạt động: Đi trên dây

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết đi tự nhiên trên dây, không đi ra ngoài dây, nhớ tên vận động. Biết cách chơi trò chơi vận động.

2. Kĩ năng

- Rèn cho trẻ kĩ năng tự nhiên trên dây. Phát triển khả năng phối hợp các bộ phận trên cơ thể một cách nhịp nhàng.

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú, tích cực tập luyện. Có ý thức kỉ luật khi tham gia hoạt động

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô

- Xắc xô, 1 rổ to đựng đồ dùng đồ chơi trong lớp, 2 rổ nhỡ ; 2 dây dài

- Nhạc bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”, “Lớp chúng mình đoàn kết”

2. Đồ dùng của trẻ.

- Trang phục gọn gàng; Tâm thế thoải mái, tự tin

 

doc11 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển thể chất - Hoạt động: Đi trên dây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VI. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC CHI TIẾT NHÁNH 1: TRƯỜNG MẦM NON THẮNG THỦY 
Thứ 2 ngày 06 tháng 9năm 2021
Tên hoạt động: Đi trên dây
 Lĩnh vực phát triển: Thể chất
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết đi tự nhiên trên dây, không đi ra ngoài dây, nhớ tên vận động. Biết cách chơi trò chơi vận động.
2. Kĩ năng
- Rèn cho trẻ kĩ năng tự nhiên trên dây. Phát triển khả năng phối hợp các bộ phận trên cơ thể một cách nhịp nhàng.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú, tích cực tập luyện. Có ý thức kỉ luật khi tham gia hoạt động 
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
- Xắc xô, 1 rổ to đựng đồ dùng đồ chơi trong lớp, 2 rổ nhỡ ; 2 dây dài 
- Nhạc bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”, “Lớp chúng mình đoàn kết”
2. Đồ dùng của trẻ.
- Trang phục gọn gàng; Tâm thế thoải mái, tự tin
III. TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
- Trò chuyện cùng trẻ về buổi học đầu tiên của năm học mới. Cô giới thiệu tổ chức cho trẻ chơi trò chơi.
2. Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động.
- Cho trẻ đi theo đội hình vòng tròn, đi với các kiểu đi kết hợp vỗ tay theo nhịp bài hát “ Trường chúng cháu làm trường mầm non. Chuyển đội hình 3 hàng dọc.
Hoạt động 2: Trọng động
Cho trẻ tập các động tác của BTPTC ghép với nhạc bài hát: Lớp chúng mình đoàn kết.
- Động tác nhấn mạnh: động tác chân.
Cô cho trẻ quan sát chiếc dây. Hỏi trẻ: Con sẽ chơi gì với sợi dây ( trẻ nói theo ý thích)
- Cô giới thiệu: đi trên dây. Cô tập lần 1 không giải thích. Lần 2 làm mẫu kết hợp với phân tích vận động
- Lần 1: Cho lần lượt trẻ ở 2 tổ lên thực hiện (Cô chú ý sửa sai cho trẻ )
- Lần 2 : Thi đua 2 tổ thực hiện kết hợp lấy đồ dùng đồ chơi về rổ ở cuối đội của mình. Trong thời gian 2 lần bài hát “Lớp chúng mình đoàn kết” đội nào lấy được nhiều đồ chơi, đội đó chiến thắng.
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả- động viên trẻ
- Hỏi trẻ: Con vừa thực hiện vận động gì?
* TCVĐ: gọi cáo dậy
Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cho trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh lớp học
3. Kết thúc tiết học
- Cô động viên, tuyên dương trẻ. Giới thiệu giờ hoạt động ngoài trời
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
...............................................................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 07 tháng 9 năm 2021 
Tên hoạt động: Nhận ra chữ số 6, đếm đến 6
Lĩnh vực phát triển: Nhận thức
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức 
-Trẻ biết đếm đến 6. Nhận biết được các nhóm có 6 đối tượng. Nhận biết và đọc đúng chữ số 6. Biết tạo nhóm có số lượng 6.
2. Kỹ năng 
- Rèn kĩ năng nhận biết và đếm thành thạo nhóm có số lượng 6, kĩ năng xếp tương ứng 1-1, kĩ năng so sánh và suy luận cho trẻ
3. Thái độ 
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Rổ đồ dùng của cô: 6 quyển vở, 6 chiếc cặp , thẻ số từ 1 đến 6
-Một số đồ dùng đồ chơi xung quanh lớp có số lượng là 6 . Thẻ số 6
2. Đồ dùng của trẻ.
- Rổ đồ dùng của cô: 6 quyển vở, 6 chiếc cặp , thẻ số từ 1 đến 6,que tính. Bảng, ghế đủ cho trẻ
III. TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
Cho trẻ chơi trò chơi: Ai bật giỏi ( Trẻ bật và đếm theo yêu cầu của cô)
2. Nội dung
Hoạt động 1: Tạo nhóm có số lượng 5
Cho trẻ lấy rổ đồ dùng
-Trẻ cho xếp cả số cặp thành hàng ngang từ trái sang phải. Lấy 5 quyển sách ra xếp theo hang ngay từ trái sang phải. (Xếp tương ứng dưới mỗi chiếc cặp là một quyển vở). Trẻ đếm số cặp ,số quyển vở . 
Hỏi trẻ :Số cặp và số vở như thế nào với nhau? Số nào nhiều hơn ?nhiều hơn là mấy? Số nào ít hơn ? ít hơn là mấy ?
 +Làm cách nào để số cặp và số vở bằng nhau bằng nhau ?
Cho trẻ xếp thêm 1 quyển vở.Trẻ đếm số vở. Hỏi trẻ: 5 thêm 1 là mấy ?
Hỏi trẻ : Bây giờ số cặp và số vở như thế nào? Và cùng bằng mấy? Để chỉ nhóm có số lượng là 6 mình dùng thẻ số mấy ? Con nào biết lên lấy cho cô thẻ số 6. Cô giới thiệu thẻ số 6 và cho trẻ đọc và tìm thẻ số 6 trong rổ đồ dùng
- Cho trẻ cất đồ dùng : Cất 1 quyển vở– còn mấy quyển vở ; Cất 2 quyển vở– còn mấy quyển vở ( Làm tương tự cho đến hết). Cho trẻ cất số cặp sách( Giống như cất mũ bạn trai)
Hoạt động 2: Luyện tập
Cho trẻ tìm nhóm đồ dùng đồ chơi xung quanh lớp có số lượng là 6 và đặt thẻ số 6 tương ứng => Cô kiểm tra và động viên trẻ
Hoạt động 3: Củng cố
Cho trẻ chơi trò chơi: chú thợ tí hon
Chia trẻ thành 3 nhóm, cho trẻ chơi xây dựng. Lần lượt từng thành viên tròn nhóm chuyển gạch, xây tường, sao cho mỗi bức tường chỉ có 6 viên gạch ( Cô kiểm tra kết quả và động viên trẻ)
3. Kết thúc tiết học
Cô và trẻ hát bài trường chúng cháu là trường MN
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...................................................................................................................................................................................................................................................2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 08 tháng 9 năm 2021
Tên hoạt động: làm quen chữ cái o, ô ,ơ
 Lĩnh vực phát triển: Ngôn ngữ
I. MỤC H ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức 
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái o, ô, ơ. Nhận ra chữ cái o,ô,ơ trong tiếng và từ; Phân biệt được chữ cái o,ô,ơ theo đặc điểm và cấu tạo
2. Kỹ năng 
- Rèn luyện cách phát âm, nhận biết, phân biệt cấu tạo chữ cái o,ô,ơ . Phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát tư duy cho trẻ.
3. Thái độ 
- Biết lắng nghe và làm theo yêu cầu của cô. Trẻ tích cực tham gia hoạt động 
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
1. Đồ dùng của cô
 - Máy vi tính có hiệu ứng chữ cái o, ô, ơ ; Nhạc bài hát “Trường chúng cháu là trường MN”, Bài thơ chữ to
2. Đồ dùng của trẻ.
- Mỗi trẻ 1 rổ chữ o, ô ,ơ. Trang phục gọn gàng, ghế đủ cho trẻ
III. TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
- Cho trẻ hát bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non”. Trò chuyện về nội dung bài hát
2. Nội dung
Hoạt động 1: Làm quen chữ cái o, ô, ơ
- Cô cho trẻ quan sát tranh quả bóng Có từ “ Quả bóng”. Cô đọc từ “ Quả bóng”. Trẻ đọc từ em bé 3 lần. 
- Cô giới thiệu chữ “o”. Cô phát âm mẫu.
- Cô cho cả lớp đọc chữ. Cô cho tổ đọc chữ, cá nhân trẻ đọc. Cho trẻ nếu cấu tạo chữ cái o. Cô khái quát nêu cấu tạo chữ o. Cô giới thiệu cho trẻ các kiểu chữ o : in hoa, in thường, viết thường 
 * Làm quen với chữ ô
Cho trẻ chơi trò chơi : Trốn cô- thấy cô, thấy chữ “ o” có gì khác. Cô giới thiệu chữ cái ô. Cô đọc mẫu cho trẻ nghe
- Trẻ đọc theo tổ, cá nhân. Trẻ nêu cấu tạo chữ ô. Cô khái quát và nêu cấu tạo chữ ô. Cô giới thiệu các kiểu chữ ô
* Giới thiệu chữ cái “ơ”
- Tương tự chữ ơ cho trẻ xem tranh “ Đồ chơi”
*So sánh
- Trẻ so sánh cặp chữ o - ô có gì giống nhau và khác nhau? So sánh cặp chữ o – ơ; So sánh cặp chữ ô – ơ.
Hỏi trẻ: Con vừa làm quen với những chữ cái nào?
Hoạt động 2: Luyện tập
- Chơi “Thi xem ai nhanh” Cô phát âm- trẻ tìm chữ và phát âm; Cô nêu cấu tạo chữ- trẻ tìm chữ.
Hoạt động 3: Củng cố
+Trò chơi: Đội nào nhanh hơn. Trẻ gạch chân chữ cái o,ô, ơ trong bài thơ. Cô kiểm tra kết quả, động viên khuyến khích trẻ.
3. Kết thúc tiết học
 - Cô và trẻ vận động bài “ Lớp chúng mình đoàn kết”
 Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 09 tháng 9 năm 2021
Tên hoạt động: Dạy trẻ vỗ đệm theo TTC bài hát « Trường chúng cháu là TMN »
 Lĩnh vực phát triển: Thẩm mỹ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức 
- Trẻ thuộc lời hát đúng giai điệu bài hát và biết vỗ đệm nhịp nhàng theo tiết tấu chậm
2. Kỹ năng 
- Rèn kỹ năng vỗ đệm nhịp nhàng theo đúng tiết tấu chậm của bài hát. Rèn kỹ tự tin khi biểu diễn.
3. Thái độ 
- Trẻ có tâm trạng vui vẻ khi biểu diễn. Chú ý lắng nghe cô hát đến hết bài
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Nhạc không lời bài hát: Trường chúng cháu là trường mầm non ; Bụi phấn; Em đi mẫu giáo. Vi tính. Xắc xô
2. Đồ dùng của trẻ.
- Mỗi trẻ 1 đồ dùng dụng cụ âm nhạc. Rổ đựng đồ dùng. Trang phục gọn gàng, ghế đủ cho trẻ
III. TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
Cô mở vi tính cho trẻ nghe một đoạn nhạc trong bài hát“ Trường chúng cháu là trường mầm non“
Hỏi trẻ : đó là giai điệu của bài hát nào
2. Nội dung
Hoạt động 1: Dạy trẻ vỗ đệm
Cho trẻ hát bài: “Trường chúng cháu là trường mầm non” 2 lần
- Cho trẻ vận động tự do theo lời bài hát. Cô chọn 1 trẻ vỗ đệm theo tiết tấu chậm lên vận động cho trẻ qua sát. 
Hỏi trẻ: Con có nhận xét gì về cách vỗ đệm của bạn? 
Cô giới thiệu : Vỗ đệm theo tiết tấu chậm bài hát: “Trường chúng cháu là trường mầm non”. 
Cô vỗ đệm cho trẻ quan sát lần 1 không phân tích . Cô vỗ đệm lần 2, phân tích vận động . 
Dạy trẻ vỗ đệm: Cả lớp vỗ đệm 2 -3 lần. Từng tổ vỗ đệm, nhóm ,cá nhân trẻ hát và vỗ đệm. ( Trẻ hát và vỗ đệm, cô quan sát, sửa sai cho trẻ ). Cho 1-2 nhóm trẻ chọn hình thức vận động khác ( vẫy tay, nhảy)
Hỏi trẻ: Cô vừa dạy chúng mình vận động bài gì
Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc
Cho trẻ chơi trò chơi: Tiếng hát to- tiếng hát nhỏ.
Cô mở nhạc bài hát: Cháu đi mẫu giáo. Nhạc nhỏ- trẻ vỗ tay nhẹ nhàng và hát nhỏ. Nhạc to- trẻ vỗ tay to và hát to
Hoạt động 3 : Quà tặng âm nhạc
Cô giới thiệu bài hát nghe “Bụi phấn” sáng tác Vũ Hoàng. Cô hát cho trẻ nghe 2 lần. Hát lần 2 múa minh họa 
Hỏi trẻ : Cô vừa hát bài hát gì ?
3. Kết thúc tiết học
- Cô động viên tuyên dương trẻ. Giới thiệu giờ hoạt động ngoài trời
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 6 ngày 10 tháng 9 năm 2021
Tên hoạt động: Dạy trẻ đọc thuộc thơ: Mèo con đi học
 Lĩnh vực phát triển: Ngôn ngữ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức 
- Trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ. Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ, biết đọc thơ cùng cô.
2. Kỹ năng 
- Rèn trẻ khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, rèn khả năng nghe, hiểu và trả lời câu hỏi của cô: rõ ràng, mạch lạc, đủ câu. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ 
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Tranh minh họa nội dung bài thơ 
- Máy vi tính. Nhạc bài hát “ Trường chúng cháu là trường m,ầm non”, “Vui đến trường”, “ Mèo con đi học”
2. Đồ dùng của trẻ.
- Ghế của trẻ.Trang phục cho trẻ gọn gàng
III. TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
Cho trẻ vận động bài “ Vui đến trường”.Hỏi trẻ : Con vừa vận động bài gì?; Được đến trường con thấy thế nào?
 Giới thiệu bài thơ “ Mèo con đi học”
2. Nội dung 
Hoạt động 1: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô đọc lần 1 kết hợp ánh mắt,nét mặt cử chỉ điệu bộ. Cô đọc lần 2 kết hợp tranh minh họa 
- Cô tóm tắt nội dung bài thơ. Chơi chuyển tiếp: Vận động bài “Vui đến trường”
Hoạt động 2: Đàm thoại
- Đàm thoại: 
+ Cô vừa đọc bài thơ gì? Vì sao bạn mèo lại buồn bực? Mèo con đã kiếm cớ gì? Ai đã nhận chữa bệnh cho mèo con? Cừu chữa bệnh bằng cách nào? Mèo con đã nói gì với Cừu?
Giáo dục trẻ: Yêu quý trường lớp, chăm ngoan học giỏi, vâng lời người lớn.
- Dạy trẻ đọc thơ: Cả lớp đọc, tổ, nhóm cá nhân trẻ đọc ( Trẻ đọc thơ, cô nghe và sửa sai cho trẻ)
Hoạt động 3: Củng cố
- Cô cho trẻ nghe bài hát “ mèo con đi học” trên máy vi tính . Trẻ biểu diễn bài “ mèo con đi học”
3. Kết thúc tiết học
- Cô động viên khen trẻ.- Giới thiệu giờ hoạt động ngoài trời
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
......................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
............................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
............................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................
CHUYÊN MÔN DUYỆT
........................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docChu de TMN nhanh 1_13191410.doc
Giáo Án Liên Quan