Giáo án mầm non lớp lá năm 2014 - Chủ đề: Nước và một số hiên tượng thiên nhiên

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC

CHỦ ĐỀ NƯỚC VÀ MỘT SỐ HIÊN TƯỢNG THIÊN NHIÊN (3 tuần)

THỜI GIAN: TỪ 24/3/2014 đến 11/4/2014

 I.MỤC TIÊU

 1.Phát triển thể chất.

-Biết sử dụng các trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khoẻ.

-Có một số thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh.

-Thực hiện các vận động một cách tự tin và khéo léo.

-Biết phòng tránh những nơi dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.

2. Phát triển nhận thức.

-Tích cực tìm tòi khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh, biết tự đặt các câu hỏi: tại sao? như thế nào? Để làm gì?.

-Biết quan sát, so sánh, phán đoán và suy luận về một số sự vật hiện tượng tự nhiên xung quanh.

-Nhận biết một số hiện tượng, thời tiết thay đổi theo mùa, thứ tự các mùa và sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, cây cối, con vật theo mùa. Biết phân loại quần áo, trang phục theo mùa.

-Biết được ích lợi của nước, sự cần thiết của ánh sáng, không khí với cuộc sống con người cây cối và con vật.

-Nhận biết được một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách giữ gìn, bảo vệ các nguồn nước sạch.

 

doc6 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 793 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá năm 2014 - Chủ đề: Nước và một số hiên tượng thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ NƯỚC VÀ MỘT SỐ HIÊN TƯỢNG THIÊN NHIÊN (3 tuần)
THỜI GIAN: TỪ 24/3/2014 đến 11/4/2014
 I.MỤC TIÊU 
 1.Phát triển thể chất.
-Biết sử dụng các trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khoẻ.
-Có một số thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh.
-Thực hiện các vận động một cách tự tin và khéo léo.
-Biết phòng tránh những nơi dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.
2. Phát triển nhận thức.
-Tích cực tìm tòi khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh, biết tự đặt các câu hỏi: tại sao? như thế nào? Để làm gì?....
-Biết quan sát, so sánh, phán đoán và suy luận về một số sự vật hiện tượng tự nhiên xung quanh.
-Nhận biết một số hiện tượng, thời tiết thay đổi theo mùa, thứ tự các mùa và sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, cây cối, con vật theo mùa. Biết phân loại quần áo, trang phục theo mùa.
-Biết được ích lợi của nước, sự cần thiết của ánh sáng, không khí với cuộc sống con người cây cối và con vật.
-Nhận biết được một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách giữ gìn, bảo vệ các nguồn nước sạch.
-Biết so sánh lượng nước đựng trong 2 vật bằng các cách khác nhau.
-Nhận biết ngày và đêm .
-Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai.
 3. Phát triển ngôn ngữ.
-Chủ động trong trao đổi, thảo luận với người lớn và các bạn về những gì quan sát, nhận xét, phỏng đoán.
-Kể được các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian.
4. Phát triển tình cảm- xã hội.
-Có ý thức tiết kiệm nước sạch, bảo vệ nguồn nước sạch và môi trường sống.
-Có thói quen thực hiện được một số công việc tự phục vụ phù hợp với trẻ.
 5. Phát triển thẩm mỹ.
-Cảm nhận được cái đẹp trong thiên nhiên, trong các câu chuyện, bài thơ, bài hátvề các hiện tượng tự nhiên.
-Thể hiện cảm xúc, sáng tạo trước cái đẹp của một số hiện tượng tự nhiên qua các sản phẩm vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình theo ý thích của trẻ và qua hoạt động âm nhạc.
II.MẠNG NỘI DUNG:
NƯỚC
-Các nguồn nước trong môi trường sống và các nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt.
-Các trạng thái của nước( lỏng, hơi, rắn) và một số đặc điểm tính chất của nước ( không màu, không mùi, không vị, hòa tan được một số chất)
-Vòng tuần hoàn của nước.
-Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật và cây cối.
-Một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước: Cách giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ các nguồn nước.
-Phòng tránh các tai nạn về nước.
MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT VÀ MÙA
-Một số hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, sấm, sét, bảo, cầu vồng, sương mù,
-Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo các mùa.
-Thứ tự các mùa trong năm.
-Sự thay đổi của con người trong sinh hoạt theo thời tiết mùa (quần áo, ăn uống, hoạt động)
-Ảnh hưởng của thời tiết mùa đến sinh hoạt của con người, con vật, cây cối.
-Mặt trời và mặt trăng, sự thay đổi tuần hoàn ngày và đêm.
-Một số bệnh theo mùa cần phòng tránh và cách phòng tránh.
 II.CHUẨN BỊ
 -Ghi băng hình một số hình ảnh về các nguồn nước như: nước sông, biển, ao, hồ, nước máy..
 -Tranh, ảnh, sách về các nguồn nước, các nguyên nhân gây ô nhiểm nguồn nước.
 -Tranh ảnh về các hiện tượng thời tiết và mùa.
 -Một số phương tiện phục vụ cho thí nghiệm khám phá đặc tính của nước và các hiện tượng tự nhiên như: lọ trong suốt, một số chất tan và không tan trong nước đựng trong 
lọ ( muối, đường, bột mì, gạo.. ) một số vật nổi / chìm trong nước ( miếng xốp, bọt biển, thìa kim loại, thìa nhựa, ghim giấy, qua / củ..)
 -Giấy khổ to ( có thể tận dụng bìa loch, báo cũ..) kéo, bút chì, bút màu, sáp, đất nặn, 
giấy vẽ, giấy màu, hồ dán, giấy báo, hộp bìa các tông các loại để vẽ, xé, dán..
 -Chuẩn bị các bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với” “ Trời nắng, trời mưa” “ Mây và gió ” “ Mặt trời và mặt trăng”; Các câu chuyện “ Giọt nước tí xíu“ “ Sơn tinh Thủy tinh” .. Chơi trò chơi dân gian: chơi “cò bẹp” “ Ô ăn quan” 
 -Bộ chữ cái, bộ chữ số.
HOẠT ĐỘNG
TUẦN I
 NƯỚC (Từ 24/3/2014 đến 28/3/2014)
TUẦN II, III
MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT VÀ MÙA
(31/3/2014 đến 11/4/2014)
ĐÓN TRẺ
-Gợi ý cho trẻ tham gia các hoạt động ở các góc gắn với chủ đề.
-Trò chuyện với trẻ về các nguồn nước, ích lợi của nước. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
-Trò chuyện với trẻ về thời tiết “hôm qua”, “hôm nay” và mùa hè, ích lợi và tác hại do thời tiết mang lại. 
THỂ DỤC SÁNG
-HH: Thổi nơ bay.
- Tay: Tay thay nhau quay dọc thân.
- Chân: Ngồi khuỵu gối hai tay đưa ra trước.
- Bụng lườn: Đứng quay người sang bên trái bên phải. 
–Bật: Bật tiến về phía trước.
-HH: Thổi nơ bay.
- Tay: Tay thay nhau quay dọc thân.
- Chân: Ngồi khuỵu gối hai tay đưa ra trước.
- Bụng lườn: Đứng quay người sang bên trái bên phải. 
–Bật: Bật tiến về phía trước.
HOẠT ĐỘNG CHUNG
-PTTC: Nhảy bật xa qua vũng nước, suối, bò chui qua cổng.
-PTTM: Ht, Vđ:Cho tôi đi làm mưa với.
 +NH: Mưa rơi/ Mưa bóng mây.
 +TC: Tai ai tinh.
+ Vẽ cảnh trời mưa.
-PTNN: Chuyện: Giọt nước tí xíu.
 +Ôn tập.
-PTNT: So sánh dung tích của ba đối tượng bằng các cách khác nhau.
-KPKH: Trò chuyện về các nguồn nước, các thể của nước.
-PTTC: Chạy thay đổi tốc độ, hướng theo hiệu lệnh.
-Ném xa bằng 1 tay.
-PTTM: Ht vận động: Trời nắng, trời mưa.
+NH: Mưa rơi.
+TC: Ai đoán giỏi.
-Vẽ Trang phục theo mùa.
-Vẽ về miền núi.
-PTNN: Chuyện: Sơn Tinh- Thủy Tinh.
-Thơ: Trời mưa.
-Làm quen chữ: S-x.
-Tô chữ s-x
-PTNT: Tạo nhóm đối tượng theo dấu hiệu màu sắc, hình dạng và đếm theo khả năng.
-Đếm và tách thành 2 nhóm nhỏ theo các cách.
-KPKH: Một số hiện tượng thời tiết và mùa.
-Mùa hè.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
-Quan sát , chăm sóc cây, tưới cây. Chơi thả thuyền, quan sát bể cá.
-Quan sát chăm sóc vật nuôi, cho ăn uống.
-Chơi với cát, nước, chơi đong nước, chơi vật nổi vật chìm.
-Chơi rồng rắn lên mây, đua thuyền, chơi với đồ chơi ngoài trời.
-Quan sát bầu trời và các hiện tượng nắng, gió, mây và hoạt động của con người.
-Chơi thổi bong bóng xà phòng, chơi thả thuyền, chơi cát và nước
-Chơi thả diều, chơi chong chóng, máy bay
HOẠT ĐỘNG GÓC
-Góc TN Khoa học: Làm thí nghiệm về sự hòa tan, sự bay hơi của nước, ngưng tụ của nước. Chơi với các trò chơi với nước. Tưới cây, lau lá cho cây. Thí nghiệm: gieo hạt có nước và không có nước.
-Góc HT: Sưu tầm và xem tranh ảnh, trò chuyện về các nguồn nước, ích lợi của nước, nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
-Góc XD: Xây ao cá, bể bơi, tháp nước, xây vòi phun nước.
-Góc TH: vẽ, xé dán, nặn các nguồn nước các con vật cây cối sống dưới nước.
-Góc PV: +Gia đình nấu ăn, uống, tắm rửa, giặt.
+ Cửa hàng bán nước mắm, dấm, nước giải khát.
-chơi với cát và nước.
-Xem tranh ảnh trò chuyện về thời tiết mùa hè, hoạt động con người trong mùa hè. Xé, cắt dán, vẽ làm sách tranh về hoạt động con người và cảnh vật trong mùa hè.
-Xây ao thả cá, bể bơi.
-Tô màu, vẽ, xé dán cảnh mùa hè.
-Chơi gia đình tổ chức tắm biển mùa hè. 
+Bán thức ăn, uống giải khát.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
-Vận động nhẹ, ăn quà chiều.
-Hoạt động theo ý thích: hát, đọc thơ, kể chuyện,
-Chơi và hoạt động theo ý thích ở các góc.
-Nêu gương cuối tuần, vệ sinh, chuẩn bị ra về.
-Vận động nhẹ, ăn quà chiều.
-Củng cố những nội dung đã học buổi sáng.
-Hoạt động góc.
-Nêu gương cuối tuần, vệ sinh, chuẩn bị ra về.

File đính kèm:

  • docgiao_an_HTTN.doc
Giáo Án Liên Quan