Giáo án mầm non lớp Lá năm 2014 - Chủ đề: Quê hương, Đất nước, Bác Hồ

I/ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:

- Trẻ biết tên nước Việt Nam, tên thủ đô Hà Nội, lá cờ của tổ quốc là cờ đỏ sao vàng.

- Biết tên lãnh tụ của nước Việt Nam là Bác Hồ Chí Minh.

- Biết tên một số cảnh đẹp đặc trưng của từng vùng: miền Nam có chợ Bến Thành, Bến Nhà Rồng; miền Trung có cầu Tràng Tiền, miền Bắc có Hồ Gươm, Lăng Cụ Phó Bảng, Xẻo Quýt, Gáo Giồng

- Biết được đặc điểm và cảnh đẹp của quê hương địa phương của mình.

- Biết được một số phong tục tập quán, cách ăn mặc của một số miền.

 

docx58 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá năm 2014 - Chủ đề: Quê hương, Đất nước, Bác Hồ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG- ĐẤT NƯỚC- BÁC HỒ
(Từ ngày 28/04- 16/05/2014)
I/ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
- Trẻ biết tên nước Việt Nam, tên thủ đô Hà Nội, lá cờ của tổ quốc là cờ đỏ sao vàng.
- Biết tên lãnh tụ của nước Việt Nam là Bác Hồ Chí Minh.
- Biết tên một số cảnh đẹp đặc trưng của từng vùng: miền Nam có chợ Bến Thành, Bến Nhà Rồng; miền Trung có cầu Tràng Tiền, miền Bắc có Hồ Gươm, Lăng Cụ Phó Bảng, Xẻo Quýt, Gáo Giồng
- Biết được đặc điểm và cảnh đẹp của quê hương địa phương của mình.
- Biết được một số phong tục tập quán, cách ăn mặc của một số miền.
II/ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
- Biết sử dụng ngôn ngữ miêu tả cảnh đẹp của quê hương đất nước.
- Đọc thơ truyện, ca dao, câu đố, câu chuyện kể về các vùng đất nước.
- Đóng kịch, kể các câu chuyện về những cảnh đẹp mà trẻ đã được tham quan, hoặc được nhìn thấy trên ti vi.
III/ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI:
- Giáo dục trẻ tình cảm yêu quê hương đất nước, yêu lãnh tụ; đặc biệt là tình cảm đối với Bác Hồ.
- Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ cảnh quan đất nước, không xả rác, phá hoại cảnh đẹp.
- Tích cực tham gia chuận bị đón mứng các sự kiện, lễ hội lớn: Ngày sinh nhật Bác Hồ, ngày tết thiếu nhi, ngày quốc khánh.
IV/ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM THẨM MỸ:
- Giáo dục trẻ tình cảm yêu quê hương đất nước, tự hào với truyền thống của dân tộc.
- Biết cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh đẹp quê hương, đất nước Việt Nam.
- Thấy được nét đẹp qua trang phục, dụng cụ lao động.
- Biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo hình lăng Bác, Hồ Gươm, Cảng Nhà Rồng.
V/ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
- Phát triển ở trẻ các giác quan: mắt, tai, vị giác, xúc giác, thông qua các hoạt động khám phá du lịch cảnh đẹp đất nước.
- Giáo dục trẻ ăn uống hợp vệ sinh, chuẩn bị trang phục đồ dùng phù hợp khi đi du lịch.
- Thực hiện được các vận động: Chuyền bóng qua đầu qua chân, Bật chụm chân liên tục vào 5 ô (40- 40cm). Bật chụm tách chân theo ô vẽ ném đích đứng
- Thực hiện các trò chơi vận động và trò chơi dân gian.
MẠNG NÔI DUNG
QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, BÁC HỒ
-QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM 
+Nước Việt Nam hình chữ S; có 3 miền: miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Lá cờ của nước Việt Nam.
 +Thủ đô Hà Nội thuộc miền Bắc.
+ Cảnh đẹp đặc trưng ở thủ đô Hà Nội: chùa Một Cột, Hồ Gươm, Lăng Bác, Vịnh Hạ Long,
 +Một số đặc trưng văn hoá: truyền thống, phong tục, trang phục, dân tộc, món ăn đặc sản, nghề truyền thống,ở địa phương.
 +Yêu quê, đất nước, bảo vệ giữ gìn cảnh quan, văn hoá.
-BÁC HỒ KÍNH YÊU
+ Bác Hồ: vị lãnh tụ nổi tiếng của dân tộc Việt Nam và thế giới.
+ Ngày sinh của Bác, quê Bác.
 +Công việc của Bác Hồ
+ Tình cảm của Bác với các cháu be và với mọi người.
+Thái độ của mọi người đối với Bác.
 +Giới thiệu lăng Bác Hồ: nơi yên nghỉ của Bác Hồ.
 +Cảnh đẹp quanh lăng Bác: ao cá, vườn cây.
-ĐẤT NƯỚC: 
	+Giới thiệu một số địa danh nổi tiếng ở ba miền bắc, trung, nam
	+Một số phong tục tập quán, truyền thống lịch sử tốt đẹp của Việt Nam
	+Một số ngày lễ hội quan trong, ý nghĩa, nét đặc trưng các hoạt động của mọi người trong ngày lễ hội
	+Một số việc trẻ có thể làm để chuẩn bị và tham gia lễ hội
MẠNG HOẠT ĐỘNG
1/ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
-Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát
-Chạy trong đường dích dắc
- Chuyền bóng qua đầu qua chân
- Biết lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người
-Trò chuyện và quan sát về các món ăn, đặc sản của quê hương, cách chế biến và ích lợi đối với sức khỏe
2/ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
- Đếm đến 9 Nhận biết nhóm có Số lượng 9. 
-Tìm hiếu về Thủ đô
Bác Hồ kính yêu của bé
-Quan sát, trò chuyện và thảo luận về một số đặc trưng văn hóa của quê hương: Lễ hội đặc trưng, nghề truyền thống
-Quan sát tranh ảnh, băng hình và đàm thoại về một số địa danh nổi tiếng, di tích lịch sử của quê hương
3/ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
-Trò chuyện về quê hương
-Truyện: Con rồng cháu tiên
-Thơ “ Bác Hồ của em”
-Kể chuyện theo tranh về cảnh đẹp, về các lễ hội, nghề truyền thống của quê hương.
4/ PHÁT TRIỂN THẪM MĨ:
- Vẽ trăng đêm
- Vẽ ngôi nhà sàn của Bác Hồ
-Cắt dán lá cờ tổ quốc
-Làm đồ chơi về một số sản phẩm hoặc đồ dùng đặc trưng của địa phương
-Vận động âm nhạc, trò chơi âm nhạc như vỗ tay theo phách, múa minh họa cho bài hát.
5/ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM- XÃ HỘI:
-Hát “yêu hà nội”
-Hát “hoa bình cho bé”
-Hát “’Nhớ ơn Bác”
-Trò chuyện về trang phục, về hoạt động của con người, các trò chơi Trong các ngày lễ hội ở địa phương
-Trò chuyện về tình cãm của Bác Hồ đối với các em thiếu nhi và tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ
KẾ HOẠCH TUẦN 1
CHỦ ĐỀ NHÁNH: QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM
(Từ ngày 28/04 - /05/2014)
Tên HĐ
Thứ 2
Thứ 3 
Thứ 4
Thứ 5 
Thứ 6
Đón trẻ- ĐD
 - Trò chuyện và cho trẻ xem tranh về quê hương Việt Nam
 - Hướng dẫn trẻ về các góc chơi
Hoạt động học
PPTC: Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát
PTNT: Đếm đến 9.Nhận biết các nhóm có số lượng 9 
GAPS: 30/04
PTNN:
Trò chuyện về quê hương
LĐVS:Quét nhà
PTTM:
Vẽ trăng đêm
GAPS: 01/05
PTTC-XH:
Hát “Yêu Hà Nội”
HĐNT
 - Chơi tự do với các đồ chơi ngoài trời
 - Chơi “Lộn cầu vòng” 
Hoạt động góc
*Bé chơi DG: Lộn cầu vòng
*Bé học chăm: tô màu nhóm có số lượng 9(Tr 24)
*Thư viện của bé: Xem tranh ảnh theo chủ đề
*Bé khéo tay: Nặn quả
*Bé làm ca sĩ: 
BDVN
Trả trẻ
VS-NG-TT
HOẠT ĐỘNG GÓC
*Bé chơi DG: 
-Nội dung: Mèo đuỗi chuột
- Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi
- Chuẩn bị: sân rộng 
- Tiến hành : trẻ thỏa thuận tc, ,cô gợi ý cho trẻ chơi 
*Bé làm ca sỉ:
- Nôi dung: biểu diễn các bài hát trong chủ đề
- Yêu cầu: trẻ biết hát, vận động các bài hát trong chủ đề
- Chuẩn bị: vòng hoa, nhạc cụ, trống lắc.
- Tiến hành : trẻ thỏa thuận tc, c/b biết trang trí sân khấu để BDVN, biết biểu diển dưới nhiều hình thức
*Bé học chăm : 
- Nôi dung: Sử dụng vở LQVT, tô màu nhóm có số lượng 9
-Yêu cầu : trẻ biết tô màu nhóm có số lượng 9
-Chuẩn bị : vở LQVT, màu sáp, bút chì
-Tiến hành : Trẻ thỏa thuận trò chơi, cách chơi , cô gợi ý cho trẻ chơi
*Bé khéo tay : 
- Nôi dung: Nặn quả
- Yêu cầu: trẻ biết dùng các kỉ năng đã học để nặn một số loại quả quen thuộc ở địa phương mình
- Chuẩn bị: Đất, nặn, bảng.
- Tiến hành : trẻ thỏa thuận tc, trẻ biết chia đất cho bạn cô quan sát trẻ chơi
*Bé xem truyện tranh:
 - Nôi dung: Xem tranh ảnh theo chủ đề
- Yêu cầu: Trẻ biết cách lật truyện, nhìn vào tranh biết các nhân vật trong truyện
- Chuẩn bị: 1 số truyện, thơ.
- Cách tiến hành: Trẻ thỏa thuận tc, cô gợi ý cho trẻ kể
TRÒ CHƠI DÂN GIAN
“LỘN CẦU VÒNG”
I/Mục đích- yêu cầu
	-Trẻ biết chơi trò chơi lộn cầu vòng: Khi đọc đến câu thơ qui định, trẻ biết xoay người ,nắm tay đứng đâu lưng lại và xoay ngược lại đứng đối diện với nhau(về vị trí ban đầu)
	-Rèn sự khéo léo của đội tay, rèn sự chú ý và ghi nhớ
	-Trẻ tích cực hoạt động, yêu thích trò chơi dân gian
II/Chuẩn bị
	Sân rộng, sạch sẽ cho cháu chơi
III/Tổ chức hoạt động
-Hát bài : giờ chơi đến rồi
	-Cô hỏi trẻ nêu cô cho c/c chơi trò chơi thì c/c thích chơi trò chơi nào nhất?(mèo đuổi chuột, chồng đống chồng đe), ngoài những trò chơi đó ra thì cô còn có 1 tc khác cũng vui lắm hôm nay cô sẽ cho c/c chơi thử nhe
	-Cô gt tên trò chơi
	-Cô giải thích cách chơi và luật chơi
	+Cách chơi: Cho trẻ đứng thành từng đôi rải rác trong sân. Cứ 2 trẻ đứng đối diện nhau nắm hai tay nhau thành một cặp, trẻ vừa đọc vừa vung tay khi đến câu “đôi ta cùng lộn” thì 2 cháu xoay người cuộn phía trong lại và đâu lưng với nhau, khi đọc đến câu 2 “đôi ta cùng lộn”, hai trẻ vừa đọc vừa lộn ngược người lại đứng đối diện nhau trở lại vị trí tư thế ban đầu 
-Cho 2 trẻ chơi thử, cô sửa sai
	-Cho trẻ chơi, chú ý quan sát sửa sai
	-Củng cố : các cháu vừa chơi trò chơi gì ? “chồng đống chồng đe”
	-NXTD
	-Kết thúc : chơi trò chơi uống nước chanh 
I /ĐÓN TRẺ
Nội dung: trò chuyện với trẻ về quê hương, Bác Hồ kính yêu
2 / Yêu cầu : Trẻ biết tên gọi của 1 số danh lam thắng cảnh, biết 1 số di tích lịch sử của địa phương mình đan sống
- Trẻ biết được tên gọi, lợi ích của các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử 
3/ Chuẩn bị :tranh ảnh theo chủ đề Quê hương Bác Hồ
4/Cách tiến hành :
	- Cô vui vẻ đón trẻ vào lớp
-Cô trò chuyện đàm thoại với trẻ về tranh cô đã chuẩn bị
- Đố về các hiện tượng tự nhiên, cô gợi ý cho trẻ nói tên và đặc điểm bên ngoài của các hiện tượng tự nhiên 
II /ĐIỂM DANH
-Cho trẻ ngồi thành hình chữ u,ổn định và cho trẻ làm tổ trưởng đi đếm từng thành viên có mặt trong tổ của mình và lên báo cho cô, khi tổ trưởng báo cáo thì cả lớp quan sát và nhận xét xem tổ trưởng báo cáo đúng không , tương tự 2 tổ còn lại cũng thực hành như trên. Sau đó cô gọi lại từng tên trẻ để kiểm tra xem tổ trưởng báo cáo có đúng không
- Cô đưa ra tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần:
	+Về học tập: Đi học không khóc và Ngồi đẹp giơ tay phát biểu
	+ Về đạo đức: Không kêu bạn bằng mầy tao
	+ Về vệ sinh: đi học phải mang khăn
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
1.Yêu cầu:
- Trẻ biết tập theo cô các động tác thể dục buổi sáng trong tuần
- Trẻ tập đúng động tác, thực hiện đều đặn
-Biết trật tự trong khi tập thể dục 
2/ Chuẩn bị 
-Cô tập chuẩn 
-Sân sạch ,nơ thể dục
-Bài hát: Nào chúng ta cùng tập thể dục
- Dụng cụ: nơ
3.Cách tiến hành :
 a/ Khởi động :tổ chức cho trẻ đi vòng tròn với các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm theo nhạc hoạt theo hiệu lệnh của cô .dãn điều hàng ngang theo tổ ( hoặc cho trẻ đứng đội hình vòng tròn)
 b/Trọng động
Kết hợp với bài hát : khám tay,miệng xinh,nào chúng ta cùng tập thể dục và thực hiện các động tác theo bài hát 
Tay1: Tay đưa trước gập khủy tay
Chân2: Đứng 1 chân đưa lên trước, khụy gối
Bụng.3: Quay người sang bên
Bật1: Bật tại chổ
Thứ 2 , 28/ 04 / 2014
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
 Tên hoạt động: ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP ĐẦU ĐỘI TÚI CÁT
I Mục tiêu:
- Trẻ biết đi trong đường hẹp đầu đội túi cát
- Rèn kỹ năng thăng bằng khi đội túi cát, đi trong đường hẹp chân không chạm vạch kẻ
- Trẻ biết chú ý khi tập thể dục, không xô đẩy, đùa giỡn, năng tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh.
II Chuẩn bị:
-Cô:
+ Máy đĩa + băng nhạc thể dục sáng
+Túi cát
-Trẻ: 
+Bóng, nơ
III Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
-Cô hỏi trẻ hôm nay con nhìn ra bầu trời xem có đẹp không?
-Vậy cô và c/c cùng nhau xuống công viên Bác Hồ chơi nhe
-Nhưng đi chúng ta đi bằng gì bây giờ
-Vậy bây giờ cô và c/c cùng nhau đạp xe đạp xuông công viên Bác Hồ nhe (cô cho trẻ vận động minh hoa khi đạp xe)
-Đến nơi rồi Vào công viên có tương đài gì cao to vậy c/c? 
-Thế c/c có biết vì sao có tượng đài này không?
-À bác hồ là người có công gìn giữ nước cho chúng ta nên mọi người đều biết ơn và khính mến bác hồ nên đã làm tượng đài Bác Hồ để Mọi người luôn nhớ đến Bác
-Đến thăm Bác Hồ rồi bây giờ cô và c/c cùng nhau về nhe nhưng đường về xa quá c/c có thấy mệt không . 
Vậy để cho chúng ta bớt mệt thì c/c phải làm gì?
*Khởi động: trẻ đi các kiểu chân
	*Trọng động:
	+BTPTC: 
Tay 3: Hai tay đưa ra trước gập khủy tay(2lần/8 nhịp)
Chân 2: Đứng 1 chân nâng cao-gập gối(4lần/8 nhịp)
Bụng 2: Đứng quay thân sang 2 bên(2lần/8nhịp)
	+Vận động cơ bản “Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát”
	-Cô làm mẫu lần 1
	-Cô làm mẫu lần 2 + giải thích: Tư thế chuẩn bị 2 chân đứng bình thường cằm túi cát để lên đầu tay chống hông khi có hiệu lệnh đi thì trẻ đi trong đường hẹp đầu đội túi cát và giữ được thăng bằng khi đi hết đoạn đường 
	-Cô gọi 1 trẻ lên thực hiện, cô nhận xét
	-Cho lần lượt 2 cặp trẻ lên thực hiện( Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
	-Cho trẻ thi đua 
	-Cô gợi hỏi lại trẻ tên vận động vừa thực hiện và khuyến khích khen trẻ và thưởng trẻ trò chơi
	-Trò chơi “Lộn cầu vòng”
	*Hồi tĩnh : Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng
-Dạ có
-Dạ
-Dạ xe đạp
-Dạ
-Dạ tượng đài Bác Hồ
-Trẻ trả lời tự do
-Trẻ lắng nghe
-Dạ có 
-Dạ ăn uống và tập thể dục
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ thi đua
-Trẻ chơi tc
NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY
 I.Mục tiêu:
 -Trẻ nhớ và nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan cô nêu ra ở đầu giờ
- Thực hiện đúng t/c bé ngoan trong ngày
-Tích cực tham gia các hđ
II. Chuẩn bị:
 -Sữa sang tư thế quần áo gọn gàng 
 - Bảng bé ngoan
- Một số bài hát
 III. Tiến hành:
 -Cho trẻ hát bài hoa bé ngoan để ổn định
 - Cô gợi ý cho cháu nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan cô nêu ra ở đầu giờ
- Cô nhắc lại t/ c bé ngoan trong .ngày cho trẻ nhớ
 - Cô mời trẻ từng tổ thực hiện đúng t/c cô nêu ra đứng lên, cô và các bạn nhận xét
 - Cô cho c/c lên xếp hàng và mời 1 trẻ khác phát cờ cho bạn, cho c/c lần lượt cấm cờ vào bảng bé ngoan
	- Cho c/c hát 1 bài để tặng bạn
	- Cô mời các trẻ thực hiện đúng t/c trong ngày đứng lên, cô và c/b vỗ tay khen c/c đạt bé ngoan trong ngày và động viên nhắc nhở c/c chưa đạt bé ngoan
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
* Tình trạng sức khỏe của trẻ
.......................................
* Trạng thái xúc cảm,hành vi thái độ trẻ.
........................................
* Kiến thức kỉ năng của trẻ
Thứ 3, 29 / 04 /2014
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Tên hoạt động: Đếm Đến 9 Nhận Biết Nhóm Có Số Lượng 9
I Mục tiêu:	
- Trẻ biết đếm đến 9 và tạo nhóm có số lượng trong phạm vi
- Củng cố kỹ năng tạo nhóm có 9 đối tượng , đếm đến 9. Rèn kỹ năng quan sát , so sánh , ghi nhớ có chủ định
- Trẻ hứng thú tích cực , say mê với giờ học
II Chuẩn bị:
-Cô:
+ Hình ảnh một số loại rau quả có số lượng 4,5,6,7,8
-Trẻ: 
+Mỗi trẻ 9 hoa đỏ,9 hoa vàng
+Thẻ số 7,8 9
+Tranh để trẻ tìm nối gạch ,tô màu số lượng tương ứng ,bút màu
+Mô hình vườn cây ăn quả( 1 cây 7 quả,1 cây 8 quả,1 cây 9 quả)
 III Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
-Hát “Lại chơi với cô” và nói: Chào mừng các bạn đến với khu vườn và chúng mình cùng cô xem khu vườn trồng những gì nhe và có số lượng là bao nhiêu,tương ứng là số mấy chúng mình bước vào trò chơi nhe
- Ở mỗi phần chơi ai thực hiện tốt người đó sẽ là người thắng cuộc và người cùng đồng hành với các con trong khi chơi chính là cô đấy vậy chúng mình sẵn sàng chưa?
Cô nói trò chơi thứ nhất:
Thi xem ai nhanh
Trên màn hình cô có hình ảnh , nhiệm vụ của các con phải quan sát , đếm nhanh các hình ảnh trên màn hình . Sau đó giơ tay thật nhanh để được trả lời
Câu hỏi của cô :
+ Đây là rau gì ? Có mấy cây rau cải xanh vậy c/c? tương ứng là số mấy ?
-Cô gọi hỏi trẻ 8 cây rau thêm 1 cây rau nữa đươc mấy?
Cô cho trẻ đồng thanh 8 cây rau thêm 1 cây rau nữa đươc 9 cây rau
Các bạn ơi! Cô có 8 cây rau và 9 củ khoai cb thấy 2 số lượng này như thế nào.Cô muốn bằng nhau thì phải làm sao?
.Vậy bằng mấy?cho trẻ đếm và đồng thanh
Cô gọi vài trẻ lên lấy đồ dùng có số lượng và đếm lại 
Cô cho trẻ luyện tập: cô cho trẻ lấy (hoa đỏ và hoa vàng)đặt với số lượng 8-9 , đếm lại so sánh 2 nhóm, đặt 2 nhóm bằng nhau có số lượng 9, đếm lại
Cô cho trẻ tìm xung quanh lớp các nhóm đồ vật nào có số lượng 9 và đếm lại 
Tc “Tạo nhóm có số lượng 7,8,9
Tc “Về đúng bến”(trẻ về các bến theo yêu cầu :về đúng bến có số lượng 7,8,9)
Cho trẻ khoanh tròn đồ dùng có sl 9
-Trẻ hát theo cô
-Dạ
-Dạ rồi
-Dạ rau cải xanh, Dạ 8, số 8
-Dạ củ khoai
-Dạ 9
-Trẻ đồng thanh theo cô
-Dạ không bằng nhau
-Dạ thêm một cây rau nữa
-bằng 9
-Trẻ thực hiện theo yêu cầu
-Trẻ luyện tập
-Trẻ tìm đồ vật
-Chơi TC
NGÀY 30/ 4 
I Mục đích yêu cầu: 
	-Trẻ biết ý nghĩa của ngày giải phóng miền nam 
	-Trẻ biết được những hđ của ngày đó.
	-Trẻ biết nhớ ơn những người liệt sĩ đã hy sinh để cho đất nước được độc lập 
II Chuẩn bị :
	Màu , tranh Bác Hồ.
III Cách tiến hành :
	Cô và cc cùng hát bài “ Nhớ ơn Bác”
	Trò chuyện về nd bài hát
Trong bài hát nói về gì?cb thấy Bác ở đâu ?
Tại sao Bác lại có trong tấm tiền ? vì Bác Hồ là Người rất quan trọng, nhờ có Bác mà đất nước ta được độc lập , ngoài Bác ra thì còn rất nhiều chiến sĩ đã hy sinh để đất nước ta được độc lập 
À cb có nhớ là đã đến ngày gì không? ( 30/4)
	Vậy cb làm gì vào ngày 30/ 4? (trẻ trả lời theo hiểu biết)
	À vậy thì cb hãy tô màu ảnh Bác để tưởng nhớ đến ơn của Người nhe!	
Ngày 30/4 còn gọi là ngày gì? (dạ ngày miền nam hoàn toàn giải phóng)
	Ngoài tô ảnh Bác cb còn làm gì nửa nè?
	Hát mừng kỷ niệm 35 năm ngày đất nước ta hoàn toàn giải phóng
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
* Tình trạng sức khỏe của trẻ
.......................................
* Trạng thái xúc cảm,hành vi thái độ trẻ.
........................................
* Kiến thức kỉ năng của trẻ
Thứ tư : 30/ 04 /2014
PTNN
Tên hoạt động: TRÒ CHUYỆN VỀ QUÊ HƯƠNG EM
I.Mục tiêu 
Trẻ biết được những đặc điểm của địa phương nơi mình sống. Biết 1 số sinh hoạt về làng quê.
Nêu được mối quan hệ và trách nhiệm của trẻ đối với cộng đồng và môi trường sống của trẻ. 
Chơi được trò chơi kể chuyện theo tranh
Giáo dục trẻ yêu quê hương , làng xóm, luôn giữ cho môi trường xanh – sạch - đẹp
II. Chuẩn bị : 
 - Cho cô: Tranh về quê hương, 3 tranh vẽ về những đặc điểm đặc trưng của quê hương
-Cho trẻ: Trẻ thuộc và vận động được bài hát : quê hương tươi đẹp
IV.Tiến hành: 
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Cô gọi c/c đến chơi tc: trốn cô
Cô nói : Đất nước hoà bình, bé yêu quê hương , cô và c/c cùng nhau múa hát chào đón hoà bình, chào đón ngày giải phóng miền nam nhé 
Hát “Hoà bình cho bé” 
Quan sát tranh về quê hương nơi trẻ sống– đàm thoại: 
Nhà con ở đâu? ấp nào ?Xã nào? Xung quanh các con ở có những ai? 
Con thích bạn nào nhất? Tại sao?
Xã Tân Khánh Đông mình thuộc Thuộc thành phố nào, Tỉnh nào? là vùng đồng bằng, núi hay vùng biển?
Những cây , quả gì thường trồng nhiều ở xã mình?( lúa, đậu, chuối, mít
Ở quê mình có món ăn nào nỗi tiếng ?(bánh xèo, hủ tiếu,bánh canh , bún riêu.)
Xã mình có nghề truyền thống gì ?( nghề trồng lúa, hoa kiểng, làm cỏ..)
Con gì được nuôi nhiều nhất? ở đâu ?(gà, vịt, heo 
Cô nói : xã Tân Khánh Đông là 1 xã vùng ven của thành phố sa đéc người dân ở đây đa số sống bằng nghề nông, nghề làm vườn , làm cỏ, trồng bông 
Chơi “Cùng thi tài”chia 2 đội kể nhanh những đặc điển của quê hương mình( cây, rau quả, nghề nghiệp, vật nuôi)
-TC: kể chuyện theo tranh( chia 3 đội mỗi đội 1 tranh vẽ về quê hương, cô cho trẻ kể về nội dung bức tranh của đội mình )
	Hát và vận động bài “ quê hương tươi đẹp”
Trẻ chơi
Lắng nghe
Hát
Trẻ quan sát tranh và trả lời 
trẻ kể 
Trẻ chơi
Trẻ hát múa 
 Hđ học: QUÉT NHÀ
I Mục đích yêu cầu: 
	-Trẻ biết quét nhà giữ cho nhà cho sạch .
	-Trẻ biết quét đúng cách .
	-Trẻ biết giữ gìn nhà cửa sạch sẽ không vứt rát trong nhà.
II Chuẩn bị :
	Chổi
III Cách tiến hành :
	 Cô cùng cc cùng hát “ Bé quét nhà” Trò chuyện về nội dung bài hát .
	Trong bài hát nói gì ?
	Nhà có rác thì chúng ta cần phải làm gì ?
	Hôm nay cô cháu chúng ta cùng quét nhà cho sạch nhe cb !
	 Cô làm mẫu + giải thích 
	+ Cách quét ( cách cầm chổi )
	+ Quét đều kho6nh để sót.
	Trẻ thực hiện ( cô quan sát gợi ý nhắc nhở)
	+Cb quét nhà khi nào?
	+Tại sao phải quét nhà ?
	Thu dọn đồ dùng .
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
* Tình trạng sức khỏe của trẻ
.......................................
* Trạng thái xúc cảm,hành vi thái độ trẻ.
........................................
* Kiến thức kỉ năng của trẻ
Thứ năm : 01/ 05/ 2014
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Tên hoạt động: Vẽ Trăng Đêm
I/ MỤC TIÊU:
-Cháu vẽ trăng đêm theo mẩu,biết được đặc điểm,lơi ích của trăng. Biết được những ngày trăng tròn , trăng khuyết
-Rèn luyện kỹ năng vẽ đường tròn cho cháu
- Biết yêu quí quê hương biết góp phần cho quê hương thêm giàu đẹp
II /CHUAÅN BÒ :
- Cô: Tranh vẽ về quê hương
-2 Bức tranh : trăng tròn, trăng khuyết
-Một sốcảnh đẹp của quê hương
-Trẻ: Giấy vẽ, màu sáp, gươm 
III/TOÅ CHÖÙC HOAÏT ÑOÄNG:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG TRẺ
-Hát bài “Đêm trung thu”
Đàm thoại: Trung thu được tổ chức vào ngày nào?
Vậy ngày rằm trên bầu trời có gì ?
Vào ngày rằm thì trăng như thế nào?
Vào ngày 30  thì trăng như thế nào? 
-Cô cung cấp kiến thức cho trẻ trăng tròn trời rất sáng và nóng còn không có trăng thì buổi tối rất là tối và không khí sẽ mát hơn đó c/c
-Thế c/c có sợ khi trời tối không
-Vậy cô và c/c cùng nhau vẽ trăng đêm cho bầu trời trong sáng nhe
-Nhưng trước khi vẽ cô sẽ cho c/c quan sát vài bức tranh này nhe
-Quan sát tranh đàm thoại
-Trong bức tranh của cô vẽ gì?
-Trăng có màu gì ?
-Trăng tròn được vẽ từ nét gì ?Trăng khuyết được vẽ từ nét gì?
-Cô vẽ mẫu và giải thích: Muốn vẽ trăng tròn thì ta vẽ 1 nét cong tròn khép kí

File đính kèm:

  • docxchu_de_ban_than.docx
Giáo Án Liên Quan