Giáo án mầm non lớp lá năm 2016 - Chủ đề: Bản thân

1. Phát triển thể chất

* Dinh dưỡng và sức khỏe

MT 9: Tập làm 1 số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.

- Thực hiện một số công việc đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn

+ Làm quen cách rửa tay bằng xà phòng, lau mặt, đánh răng.

+ Tháo vớ, cởi quần áo .

- Sử dụng chén, muỗng, ly đúng cách.

* Phát triển vận độngVận động

MT 4: Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp:

+ Chạy nhanh 10-12m kết hợp tung bóng lên cao bằng hai tay.

MT 5: Trẻ phối hợp tốt tay mắt khi tung, đập, ném bóng, .

- Ném xa bằng một tay

MT 6: Trẻ vận động nhanh nhẹn, khéo léo khi chạy nhanh, bò, trườn, trèo, bật.

- Bật tại chổ

- Bật tiến về phía trước

 

docx26 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá năm 2016 - Chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ ĐỀ
1. Phát triển thể chất
* Dinh dưỡng và sức khỏe
MT 9: Tập làm 1 số việc tự phục vụ trong sinh hoạt.
- Thực hiện một số công việc đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn
+ Làm quen cách rửa tay bằng xà phòng, lau mặt, đánh răng.
+ Tháo vớ, cởi quần áo.
- Sử dụng chén, muỗng, ly đúng cách.
* Phát triển vận độngVận động
MT 4: Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp:
+ Chạy nhanh 10-12m kết hợp tung bóng lên cao bằng hai tay.
MT 5: Trẻ phối hợp tốt tay mắt khi tung, đập, ném bóng, .
- Ném xa bằng một tay
MT 6: Trẻ vận động nhanh nhẹn, khéo léo khi chạy nhanh, bò, trườn, trèo, bật.
- Bật tại chổ
- Bật tiến về phía trước
2. Phát triển nhận thức:
* Khám phá xã hội:
 MT 42: Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân
- Họ tên, giới tính , đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân
- Ngày sinh nhật của mình.
* Khám phá khoa học:
MT 33: Các bộ phận của cơ thể con người
Chức năng của các giác quan và 1 số bộ phận khác của cơ thể
* Làm quen với khái niệm sơ đẳng về toán:
 MT 26: Bước đầu quan tâm đến số và số lượng xung quanh.
- Quan tâm đến số lượng và đếm như hay hỏi về số lượng, đếm vẹt, 
- Biết sử dụng ngón tay để biểu thị số lượng
3. Phát triển ngôn ngữ :
* Nghe:
MT 13: Hiểu nghĩa từ khái quát gần gũi
Hiểu các từ khái quát, gần gũi:
 Quần áo, đồ chơi, hoa, quả, con vật
* Làm quen với việc đọc và viết:
MT 19: Trẻ biết kể lại một vài tình tiết của truyện đã được nghe
- Trẻ kể lại được câu chuyện ngắn hoặc 1 vài tình tiết có trong câu chuyện đã được nghe.
4. Phát triển thẩm mỹ:
MT 52: -Trẻ bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc gần gũi và ngắm nhìn vẽ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
MT 55: - Sử dụng 1 số kỹ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra các sản phẩm đơn giản.
5. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
* Phát triển tình cảm:
 MT 47: Thể hiện ý thức,ý thích về bản thân.
- Nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân.
- Nói được điều bé thích, không thích
- Biết chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích của mình.
* Phát triển kỹ năng xã hội:
 MT 49: Hành vi và qui tắc ứng xử xã hội
- Thực hiện được một số qui định ở lớp và gia đình: Sau khi chơi biết xếp, cất đồ chơi, không tranh giành đồ chơi, vâng lời ba mẹ.
- Cử chỉ lời nói lễ phép: biết chào hỏi, nói cảm ơn, xin lỗi khi được nhắc nhỡ. 
MẠNG CHỦ ĐỀ NHÁNH
BÉ LÀ AI
Từ 2 /10 -6/10/2017
CƠ THỂ BÉ
Từ 09/10- 13/10/2017
BẢN THÂN CỦA BÉ
TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
Từ 16/10 -27/10/2017
MẠNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ NHÁNH
Thứ hai
23/10/2017
PTTC
TDGH: Bật tiến về phía trước 3, 4 bước
TCVĐ: Nu na nu nống.
Thứ ba
24/10/2017
PTTM
TH: Tô màu nón tặng bạn
TÔI CẦN GÌ ĐỂ LỚN LÊN VÀ KHỎE MẠNH
(TUẦN 7)
Từ: 23/10- 27/10/2017
Thứ năm
26/10/2017
LQVH: Truyện mỗi người một việc.
Thứ tư
25/10/2017
PTNT:
KPKH: Tìm hiểu lợi ích của dinh dưỡng với sức khỏe
Thứ sáu
27/10/2017
PTNT
LQVT: Dạy trẻ nhận biết số lượng 3.
MẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐỀ NHÁNH
Thứ
Thời điểm
Thứ hai
23/10/2017
Thứ ba
24/10/2017
Thứ tư
25/10/2017
Thứ năm
26/10/2017
Thứ sáu
27/10/2017
Đón trẻ
- Cô đón trẻ thân mật, niềm nở, nhắc trẻ chào cô, ba mẹ.
- Cô nắm tình hình sức khỏe của trẻ.
- Chơi tự do
Thể dục sáng
Tập kết hợp bài hát “Nào cùng tập thể dục”
ð Yêu Cầu:
- Cháu biết tập thể dục sáng cho cơ thể khoẻ mạnh 
- Cháu tập được các động tác theo cô
- Giáo dục cháu có thói quen tập thể dục sáng
 ðChuẩn bị:
- Cô luyện tập các động tác, soạn bài
- Trẻ ăn mặc gọn gàng
 ðTổ Chức Thực Hiện:
Hoạt động 1:
* Khởi động : cho trẻ đi chạy các kiểu chân
- Cho trẻ xếp 3 hàng dọc.
- Cho trẻ đi vòng tròn
- Đi chạy luân phiên các kiểu chân
- Chuyển đội hình thành 3 hàng ngang
Hoạt động 2:
- Khởi động: đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy
- Trọng động:
+ Thở 2: Thổi nơ bay (4l2n)
TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay thả xuôi .
N1: Mỗi trẻ cầm 2 dải nơ đưa ra phía trước và thổi mạnh cho nơ bay 
N2: TT nhịp 1 
“Đưa tay ra.cái đầu”.
Đt: Đưa 2 tay ra phía trước, sau đó cầm nhẹ 2 tai và ngiêng người sang 2 bên.
“Ồ sao bé .lắc”.
Đt: Một tay chống hông, 1 tay chỉ bạn đứng bên.
Đưa tay ra.cái mình.
Đt: Đưa 2 tay ra phía trước, sau đó chống hông và ngiêng người sang 2 bên
“Ồ sao bé .lắc.”
Đt: Một tay chống hông, 1 tay chỉ bạn đứng bên.
“Đưa tay ra.cái đùi”.
Đt: Đưa 2 tay ra phía trước, sau đó 2 tay chống đầu gối và xoay đùi.
“Ồ sao bé .lắc”.
Đt: Một tay chống hông, 1 tay chỉ bạn đứng bên.
N1: Cho trẻ dậm chân tại chỗ và hô 1, 2
- Hồi tỉnh: Cho trẻ hít thở nhẹ nhàng.
Điểm danh
Tiêu
chuẩn bé ngoan 
Giáo dục lễ giáo
- Trẻ hát, xếp 3 hàng dọc
- Lần lượt cho tổ trưởng đi điểm danh- khám tay
- Tổ trưởng báo cáo sỉ số đi- vắng
- Gọi tên những bạn vắng, cô đánh dấu vào sổ theo dõi
Đi học đều
Ăn hết suất 
Không đánh bạn
-Thi đua học tốt để chào mừng ngày 20/10
- Trẻ biết chào hỏi, lễ phép với mọi người
- Không xả rác bừa bải
- Trẻ biết tiết kiệm nước
Hoạt động ngoài trời
I/Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hiểu biết về một số hiện tượng thiên nhiên, biết lợi ích tác hại của một số hiện tượng..
- Cháu tham gia chơi đầy đủ và hứng thú, tích cực. Rèn kĩ năng quan sát tìm hiểu 1 số hiện tượng thiên nhiên 
- Giáo dục cháu yêu thích giờ dạo chơi, biết yêu thiên nhiên và tham gia đọc thơ truyện trong giờ hoạt động.
 * Hoạt động 1: Trước khi ra sân
 - Cô cho lớp hát những bài hát theo chủ đề. 
 - Các con vừa hát bài gì?
 - Nội dung bài hát nói gì vậy các con?
 - Cô giới thiệu bài, giới thiệu trò chơi vận động và cuối cùng cô sẽ cho các con chơi tự do.
 - Cô giáo dục: tiết kiệm năng lượng, tư tưởng Hồ Chí Minh, không hái hoa bẻ cành, không xô đẩy chen lấn bạn.
 *Hoạt động 2: Tổ chức cho trẻ ra sân
 - Trẻ xếp thành vòng tròn.
 - Ôn kiến thức cũ tuần trước
 *Hoạt động 3:
 - Bài mới: Tuần này cô sẽ cho các con tìm hiểu về Chủ đề nhánh: “Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh” nha!
+ Thứ 2: Quan sát nhóm chất đạm
- Các con nhìn xem cô có những thực phẩm nào?
- Cho trẻ nói tên những thực phẩm giàu chất đạm?
- Cho trẻ kể tên thực phẩm có trong bữa ăn?
- Để lớn khỏe ta cần ăn?
-TCVĐ:
+ Thứ 3: Quan sát nhóm bột đường
- Cô có thực phẩm nào?
- Nói tên thực phẩm mà cháu biết?
- Kể tên thực phẩm trẻ đã được ăn?
- Hằng ngày trẻ ăn những món ăn nào?
- Để lớn khỏe ta cần?
-TCVĐ:
+ Thứ 4: Quan sát nhóm vitamin và muối khoáng
- Nhìn xem cô có gì?
- Kể tên những loại quả trẻ biết?
- Gọi tên củ trẻ biết?
- Kể tên loại rau trẻ biết?
- Vị của rau, củ, quả?
- Bữa ăn hàng ngày trẻ được ăn gì?
- Những thực phẩm này giúp ta?
-TCVĐ:
+ Thứ 5: Thí nghiệm
1. Mục đích:
- Trẻ nhận biết được 1 vài chất tan trong nước: đường, muối. Chất không tan trong nước: cát...
- Phát triển khả năng quan sát, dự đoán cho trẻ.
- Trẻ biết làm thí nghiệm với các chất tan và chất không tan trong nước.
- Phân biệt được chất tan và chất không tan trong nước.Chơi tốt các trò chơi.
- Gíao dục trẻ bảo vệ nước và sử dụng nước tiết kiệm.
2. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô : 1 hộp quà; 3 cái cốc; 3 cái đĩa đựng đường, muối, cát; 2 đĩa đựng thìa; 1 chai nước; 8 cái thìa. 1 số chất tan khác: bột mì, mì chính, màu nước. 1 số chất không tan trong nước: sỏi, đá, dầu ăn.
* Đồ dùng của trẻ : Mỗi cháu gồm có: 
- 3 cái cốc có đánh số 1, 2, 3.
- 1 đĩa đựng đường, 1 đĩa đựng muối, 1 đĩa đựng cát. Mỗi đĩa 1 cái thìa.
- 1 đĩa đựng thìa sạch, 1 đĩa đựng thìa bẩn.
- 1 chai nước lọc.
- 3 cái thìa.
Hoạt động 1: Quan sát và đàm thoại:
- Cùng xem món quà bác tặng chúng mình là gì nhé!
- Cô cho xuất hiện từng đồ dùng và đàm thoại:* Đĩa đường:
- Đây là cái gì?
- Cô cho trẻ nếm thử: Xem có đúng là đường không cô xin mời 1 bạn nếm thử nào!
+ Con nếm thấy vị gì?
+ Đây là cái gì ?
- Cô hỏi cả lớp: Đây là cái gì? Vì sao chúng mình biết đó là đường?
* Cô đặt câu hỏi tương tự với muối.
* Đĩa cát:
+ Đây là cái gì?
+ Cát dùng để làm gì?
* Ngoài ra bác bán nước còn tặng chúng mình gì nữa nào?
- Với những đồ dùng này chúng mình sẽ dự định làm gì?
- Cô thấy các con có rất nhiều những dự định chơi khác nhau và hôm nay cô sẽ cho chúng mình cùng làm thí nghiệm với món quà mà bác ấy tặng chúng mình đấy!
- Đường, muối, cát là các chất để chúng mình làm thí nghiệm đấy!
- Bạn nào có dự đoán là cái gì sẽ tan trong nước và cái gì sẽ không tan trong nước nào?
- Để xem các con có dự đoán đúng hay không chúng mình hãy cùng đi làm thí nghiệm với cô nhé!
Hoạt động 2: Thực hành làm thí nghiệm:
- Chúng mình cùng tinh mắt nhìn xem trên bàn của mình chúng mình có gì nào?
+ Chiếc cốc được đánh số mấy?
- Cô cho trẻ làm thí nghiệm với từng chất:
*Thí nghiệm với đường:
- Đầu tiên chúng mình sẽ cùng làm thí nghiệm với đường nhé
- Chúng mình cùng lấy chiếc cốc số 1 ra nào!
- Cùng cầm chai nước rót nước ra cốc nhé
- Cùng xúc 1 thìa đường cho vào cốc nào!
+ Chúng mình đang làm gì?
+ Bây giờ trong cốc nước chúng mình nhìn thấy gì ?
+ Cùng cầm thìa cô đã chuẩn bị sẵn ở đĩa và quấy đều lên nào!
+ Chúng mình cầm thìa bằng tay nào ?
+ Khi quấy nước chúng mình quấy như thế nào ?
+ Nếu quấy mạnh thì chuyện gì sẽ sảy ra ?
- Sau 1 thời gian quấy đều nước thì điều gì đã sảy ra ?
- Đường đã biến đi đâu rồi ạ ?
- Điều đó chứng tỏ đường như thế nào?
- Đường thường dùng để làm gì ?
- GD trẻ sử dụng đường vừa phải.
* Thí nghiệm với muối: Làm tương tự như thí nghiệm với đường.
*Thí nghiệm với cát:
- Nào chúng mình cùng làm thí nghiệm với cát nhé!
- Sau thời gian quấy nước chúng mình nhìn trong cốc thấy gì?
- Chúng mình cùng quấy lại lần nữa nào!
+ Bây giờ chúng mình nhìn thấy gì trong cốc nào?
- Điều đó chứng tỏ điều gì ?
- Cho trẻ chia 3 nhóm làm thí nghiệm.
*Kết luận:
- Chúng mình vừa làm thí nghiệm với cái gì nào?
+ Thế cái gì tan trong nước ? Vì sao chúng mình biết đường, muối tan trong nước?
+ Ngoài đường và muối tan trong nước chúng mình còn biết cái gì tan trong nước nữa?
+ Cô đưa: bột mì, mì chính.
- Còn cái gì không tan trong nước nào? Vì sao chúng mình biết cát không tan trong nước?
- Ngoài cát không tan trong nước ra chúng mình còn biết cai gì không tan trong nước ?
+ Cô đưa: Sỏi, đá.
- Chúng mình có thấy khát nước không?
- Cùng pha nước uống nào!
- Các con đã hết khát chưa?
- Uống nước vào chúng mình thấy cơ thể thế nào?
- Ngoài để uống ra thì hàng ngày chúng mình còn dùng nước để làm gì nữa?
- Các con ạ! Nước không chỉ có ích đối với con người mà nước còn có ích với tất cả mọi vật đấy! 
- Để bảo vệ nước chúng mình phải làm gì?
- Khi sử dụng nước chúng mình phải sử dụng như thế nào để tiết kiệm nước?
- Cô khái quát lại.
+ Thứ 6: Quan sát thực phẩm vitamin A
- Trẻ nhìn xem cô có gì?
- Nói tên thực phẩm trẻ biết?
- Thực phẩm này có màu?
- Mùi vị của thực phẩm?
- Trẻ thích ăn thực phẩm nào nhất?
- Hàng ngày trẻ cần phải ăn những loại thực phẩm nào?
- Ăn đầy đủ chất giúp?
-TCVĐ:
* Hoạt động 4:
* Trò chơi vận động: “Trời mưa”.”.
- Cô giới thiệu trò chơi: “Trời mưa”.
- Hướng dẫn cách chơi và luật chơi
+ Luật chơi: Khi có hiệu lệnh “ Trời mưa” thì phải vào nhà. Ai không tìm được nhà phải ra ngoài 1 lần chơi
+ Cách chơi: Mỗi cái vòng là 1 cái nhà, cháu vừa đi vừa hát theo nhịp gõ của cô. khi cô nói “ Trời mưa” thì mỗi bạn phải chạy nhanh vào nhà. Bạn nào không tìm được nhà sẽ bị ướt và phải thực hiện hình phạt theo yêu cầu của cô và các bạn khác.
- Tổ chức cho trẻ chơi. Giáo dục cháu khi chơi
* Chơi tự do
 - Cô cho cháu chơi với đồ chơi có sẵn ngoài trời
 - Cô cùng trẻ tham gia chơi với trẻ 
 - Cô quan sát trẻ chơi.
* Hoạt động 5:
 - Cô tập trung trẻ lại và nhận xét cuối buổi chơi ngoài trời 
 - Cô cho cháu đi vệ sinh cá nhân. 
 - Kết thúc tiết học: nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động chung
PTTC
TDGH: Bật tiến về phía trước 3, 4 bước
TCVĐ: Nu na nu nống.
PTTM
TH: Tô màu nón tặng bạn
KPKH
Tìm hiểu lợi ích của dinh dưỡng với sức khỏe
PTNN:
LQVH: Truyện mỗi người một viêc
PTNT
LQVT:
Dạy trẻ nhận biết số lượng 3
Hoạt động vui chơi
- Góc xây dựng: Xây nhà của bé 
- Góc Phân vai: Chơi gia đình, bán hàng. 
- Góc nghệ thuật: Tô màu bạn trai- bạn gái, hát những bài hát thuộc chủ đề.
- Góc học tập: Xem tranh, kể chuyện về các bộ phận trên cơ thể 
- Góc thiên nhiên: Xếp hình bằng các NVLTN
 - Góc chơi dân gian : Dung dăng dung dẻ
I ) Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết trò chơi ở từng góc và phân vai chơi
- Trẻ biết trong lớp có nhiều đồ chơi, trong lớp có nhiều bạn bè chơi với nhau rất là vui vẻ. Trẻ biết rèn đôi tay khéo léo và thu dọn các góc chơi gọn gàng khi chơi xong, không vứt đồ bừa bãi
- Biết nhường nhịn bạn trong khi chơi, biết cất dọn đồ chơi nhẹ nhàng đúng nơi quy định
II/Nội dung yêu cầu gợi ý của từng góc chơi:
* Ở góc xây dựng:
- Trẻ biết dùng vật liệu đơn lẻ để xây dựng nhà bé
- Cháu biết cách xây dựng nhà của mình, biết bố trí công trình hợp lý.
- Cháu yêu quý bạn, biết giữ gìn sản phẩm làm ra.
* Gợi ý:
- Cháu biết tự phân công nhau để thực hiện nhiệm vụ
- Đội trưởng công trình và các chú công nhân xây dựng làm việc tích cực theo sự phân công của đội trưởng công trình.
- Xây nhà cửa, có cổng vòng rào, bên trong có trồng 1 số cây xanh, hoa, nhà vệ sinh.
- Cháu sắp xếp công trình đẹp, cân đối.
* Ở góc phân vai:
- Trẻ biết phân vai chơi phù hợp
- Dùng ngôn ngữ tốt trong giao tiếp
- Giáo dục trẻ giữ gìn đồ chơi. Cháu biết quan tâm giúp đỡ bạn và phối hợp cùng nhau khi chơi
* Gợi ý:
- Cháu thõa thuận vai chơi người bán hàng, người mua hàng
- Người mua hàng nói đúng tên món hàng mình cần mua, người bán hàng lấy đúng hàng. Người mua hàng trả tiền và người bán hàng nói cảm ơn.
* Ở góc học tập:
- Cháu biết cách xem giở sách, xem sách.
- Cháu kể tên được các bộ phận trên cơ thể
- Biết gữ gìn sách vở và tranh ảnh khi chơi
* Gợi ý:
- Cháu xem tranh, trò chuyện với cô và bạn bè về nội dung tranh.
- Cô theo dõi cách giở sách và cách đọc sách của cháu để giúp đỡ cháu khi cháu lúng túng.
* Ở góc nghệ thuật:
- Trẻ biết cách trang trí hình bạn trai, bạn gái
- Rèn kĩ năng tô màu, chọn màu hợp lí
- Giáo dục trẻ chơi trật tự.
* Gợi ý:
- Vẽ thêm tóc, mắt, mũi, miệng bạn trai, bạn gái.
- Tô màu tranh cho khéo đẹp, chọn màu phù hợp để tô màu tranh
* Ở góc thiên nhiên:
- Cháu biết dùng sỏi, nắp chai, sò xếp hình theo chủ đề 
- Biết cách chơi và làm khéo léo
- Gợi cho cháu tính tò mò, ham hiểu biết
* Gợi ý:
- Cháu dùng lá cây làm thành nhiều loại vòng đeo tay và dây chuyền khác nhau 
- Biết giữ gìn đồ chơi, chơi xong biết thu dọn đồ chơi.
III/Chuẩn bị :
- Góc xây dựng: Đồ chơi lắp ráp, đồ chơi xây dựng - cây xanh, hoa cỏ, ghế đá
- Góc phân : Đồ chơi bán hàng 
- Góc nghệ thuật : Giấy màu, giấy A4, bàn ghế.
- Góc học tập : Tranh ảnh, lô tô, truyện.
- Góc thiên nhiên: sỏi, nắp chai, sò..
- Góc chơi dân gian phù hợp.
- Nội dung tích hợp: GDAN, MTXQ, TTHCM, GDKNS
IV/ Tiến hành:
* Hoạt động 1:
- Lớp hát bài : “Tay thơm tay ngoan”.
- Hỏi tên bài hát?
- Bài hát nói lên điều gì?
- Giáo dục trẻ biết yêu quý trường lớp, bạn bè, biết đoàn kết với bạn bè
- Cho trẻ chơi “Dung dăng dung dẻ”
- Nhận xét 
* Hoạt động 2:
- Cô giới thiệu nội dung buổi họat động, gợi ý các góc chơi và gợi ý sâu ở góc trọng tâm
- Giới thiệu vị trí góc chơi
- Cô gợi ý và khuyến khích sự sáng tạo của cháu.
- Phân vai chơi cho trẻ (gợi ý cho trẻ chọn góc chơi)
- Giáo dục trẻ không tranh giành đồ chơi, biết nhường nhịn và giúp đỡ nhau trong khi chơi
* Hoạt động 3:
- Cho trẻ về góc chơi
- Cô chú ý góc trọng tâm, chơi cùng trẻ đồng thời bao quát lớp, động viên trẻ chơi tốt
- Báo sắp hết giờ-hết giờ 
- Hết giờ chơi, cô đến từng góc nhận xét, thu dọn đồ chơi gọn gàng (Cô chú ý nhận xét góc có nhiều đồ chơi trước để thu dọn kịp thời)
- Kết thúc buổi chơi
Trò chơi chuyển tiết
1.Chi chi chành chành
+ Luật chơi:
 Trẻ phải nhanh rút tay lại để không bị người dẫn trò chơi chụp được tay. Nếu bị người dẫn trò chơi chụp được tay là thua cuộc.
+ Cách chơi:
 Trẻ đọc bài đồng dao “chi chi chành chành” và người điều khiển trò chơi thổi ba lần vào lòng bàn tay, đến tiếng thứ ba thì người chơi phải nhanh rút tay lại. Nếu không là thua cuộc.
 2. Tai ai tinh :
+ Luật chơi: 
 Không được mở mắt khi bạn hát .
+ Cách chơi: 
 Trẻ đứng thành vòng tròn, 1 trẻ đứng ở giữa bịt mắt hoặc nhắm mắt. Cô chỉ định một cháu hát hoặc tạo ra tiếng động : Gõ thìa trẻ đứng giữa mỡ mắt nói tên bạn hát hoặc tên đồ vật phát ra tiếng kêu.
3.Bóng xanh, bóng đỏ :
+ Cách chơi:cô và trẻ tập hợp vòng tròn to vừa đi vào trong vòng tròn vừa đọc thơ khi kết thúc đoạn thơ cô và trẻ nói “bùm” trẻ vung tay và nhảy lên cao.
4. Bịt mắt đoán quả
- Luật chơi: Cháu phải bật liên tục đến nơi chọn quả, cháu bịt mắt đoán không đúng tên quả phải ra ngoài một lần chơi
- Cách chơi: Cô cho 2 đội chơi có số cháu bằng nhau, chọn mỗi đội một cháu đứng bịt mắt để đoán quả. 2 đội đứng song song nhau, khi có hiệu lệnh 2 cháu đứng đầu hàng bật liên tục lên giỏ đựng quả, chọn 1 quả trao cho bạn bị bịt mắt và nói đặc điểm đặc trưng của quả ấy. Ví dụ: Quả có nhiều mắt, đầu trên có lá dài có gai, nếu bạn bịt mắt nói đúng quả thơm thì thắng. Đến hết thời gian đội nào được nhiều quả thì thắng cuộc
5. Quả bóng nảy
- Cô giải thích cách chơi: Cô cho trẻ đứng đội hình tự do. Cô cầm quả bóng đập xuống sàn nhà và giải thích “Bây giờ các con giả làm quả bóng nhé, mỗi lần quả bóng nảy lên thì các con bật nhảy lên 1 cái, bạn nào làm giống quả bóng của cô là thắng cuộc”
- Luật chơi: mỗi lần quả bóng nảy lên là trẻ bật lên 1 cái
Tổ chức giờ ăn
- I/ Mục đích yêu cầu
Trẻ biết tên món ăn và các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
Trẻ biết phải ăn đủ chất để có sức khỏe. Khi ăn không nói chuyện, không làm rơi vãi thức ăn, ăn uống lịch sự. Cháu ăn hết xuất, không đùa giỡn trong bữa ăn.
Giáo dục trẻ biết tự xúc ăn, rửa tay trước khi ăn, và để đồ dùng đúng nơi quy định.
II/ Chuẩn bị
 - Bàn ghế, khăn trải bàn, bình bông.
 - Đĩa khăn lau tay, dụng cụ ăn của trẻ.
III -Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Chuẩn bị trước khi ăn
 - Giáo dục trước khi ăn
 - Hướng dẫn trẻ rửa sạch tay
 - Hướng dẫn trẻ sắp xếp bàn ghế, cho 8 trẻ ngồi một bàn, có lối đi quanh bàn dễ dàng.
 - Chuẩn bị khăn mặt, bát thìa, cốc uống nước đầy đủ cho số lượng trẻ.
- Trước khi chia thức ăn, cô cần rửa tay sạch, quần áo và đầu
tóc gọn gàng. Cô chia thức ăn và cơm ra từng bát, trộn đều, không để trẻ chờ ăn lâu.
* Hoạt động 2: Trẻ ra bàn ăn
- Hỏi trẻ những thực phẩm có trong thức ăn, các chất có trong thức ăn
- Cô giới thiệu món ăn và cho trẻ mời trước khi ăn
- Giáo dục trẻ phải ăn đủ chất dinh dưỡng để cho cơ thể khỏe mạnh và thông minh
- Giáo viên nói năng dịu dàng, tạo không khí thoải mái cho trẻ trong khi ăn. Động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất, kết hợp giáo dục dinh dưỡng, hành vi vệ sinh văn minh trong ăn uống: dạy cho trẻ biết ngồi ăn ngay ngắn, không co chân lên ghế; cầm thìa bằng tay phải và tự xúc ăn một cách gọn gàng, tránh đổ vãi; ăn từ tốn, nhai kỹ, không nói chuyện và đùa nghịch trong khi ăn
 - Giáo viên cần chăm sóc, quan tâm hơn với những trẻ mới đến lớp, trẻ yếu hoặc bị ốm. Nếu thấy trẻ ăn kém, ăn chậm hoặc biếng ăn, cô có thể giúp trẻ xúc và động viên trẻ ăn khẩn trương hơn. 
- Hỏi trẻ những thực phẩm có trong thức ăn, các chất có trong thức ăn
- Cô giới thiệu món ăn và cho trẻ mời trước khi ăn
- Giáo dục trẻ phải ăn đủ chất dinh dưỡng để cho cơ thể khỏe mạnh và thông minh
*Hoạt động 3: Sau khi ăn
Hướng dẫn trẻ xếp bát, thìa, ghế vào nơi quy định, uống nước, lau miệng, lau tay sau khi ăn, đi vệ sinh (nếu trẻ có nhu cầu )
- Trẻ ăn xong để chén bát thìa vào nơi quy định
- Cho trẻ đi làm vệ sinh
- Cô và trẻ cùng thu dọn bàn ghế
- Cô cho trẻ thay đồ và cho trẻ đi ngủ trưa
- Kết thúc
Tổ chức giờ ngủ
I/ Mục đích yêu cầu:
-Trẻ ngủ đủ giấc, thức dậy tỉnh to, tinh thần sảng khối
-Trẻ biết ngủ đủ giấc giúp cho con người khỏe mạnh
-Trẻ biết tự phục vụ giờ ngủ, trật tự trong giờ ngủ, biết dọn đồ dùng sau khi ngủ dậy.
II/Chuẩn bị
-Lớp sạch sẽ, đóng cửa chính mở cửa sổ, mắc mùng, trải nệm, gối, uống nước, đi vệ sinh.
III/ Tổ chức hoạt động
* Hoạt

File đính kèm:

  • docxgiao_an_chu_de_ban_than.docx
Giáo Án Liên Quan