Giáo án mầm non lớp Lá năm 2016 - Chủ đề: Quê hương – Bác Hồ

PTVĐ

- Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng khi vận động. Tập các động tác phát triển các cơ.

- Trẻ thực hiện các vận động như:

 + Bò trong dích dắc qua 7 điểm

 + Bật sâu

+ Nhảy lò cò 5m

+Tung bóng lên cao và bắt bóng.

- Biết phối hợp các ngón tay , cơ bàn tay để thực hiện các bài xé dán đẹp.

* Giáo dục dinh dưỡng :

-Trẻ có thói quen vệ sinh trong ăn uống như: Rửa tay trước khi ănvà sau khi đi vệ sinh biết giữ gìn vệ sinh chung,có hành vi văn minh

-Dạy trẻ kỹ năng:Thêu khung bằng bộ học cụ, cách rót trà, cách mời trà, rửa cốc

 

docx37 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá năm 2016 - Chủ đề: Quê hương – Bác Hồ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG – BÁC HỒ
Thời gian thực hiện: 2 tuần (Từ 9/5- 20/5/2016)
LĨNH VỰC
MỤC TIÊU 
NỘI DUNG
LƯU Ý
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
* PTVĐ
-Thực hiện các vận động cơ bản với các động tác phát triển của cơ tay,chân ,bụng
+ Phát triển các vận động tinh và vận động thô cho trẻ qua các hoạt động: Bò, bật, tung, nhảy lò cò 5m
* Giáo dục dinh dưỡng :
- Có thói quen vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh.
-Dạy trẻ một số kỹ năng tự phục vụ
* PTVĐ
- Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng khi vận động. Tập các động tác phát triển các cơ...
- Trẻ thực hiện các vận động như: 
 + Bò trong dích dắc qua 7 điểm
 + Bật sâu
+ Nhảy lò cò 5m
+Tung bóng lên cao và bắt bóng.
- Biết phối hợp các ngón tay , cơ bàn tay để thực hiện các bài xé dán đẹp.
* Giáo dục dinh dưỡng :
-Trẻ có thói quen vệ sinh trong ăn uống như: Rửa tay trước khi ănvà sau khi đi vệ sinh biết giữ gìn vệ sinh chung,có hành vi văn minh
-Dạy trẻ kỹ năng:Thêu khung bằng bộ học cụ, cách rót trà, cách mời trà, rửa cốc
PHÁT TRIỆN NHẬN THỨC
* Hoạt động khám phá
 -Giúp trẻ hiểu biết về nơi trẻ sinh sống
- Biết Bác Hồ là vị lãnh tụ đầu tiên của dân tộc, Bác luôn yêu thương quan tâm đến mọi người đặc biệt là người già và các em nhỏ
- Biết một số phong tục của làng nghề truyền thống. Biết ở quê mình có gì đặc sản
* Làm quen với toán.
- Chỉ số 105. Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách. So sánh số lượng của các nhóm.
-Sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng
- Ôn số 10
* Hoạt động khám phá
-Trò chuyện với trẻ về một số đặc điểm nổi bật của quê hương như các di tích lịch sử của địa phương (Đình,chùa thôn Bạch nao)...và một số địa danh nổi tiếng ở Hà Nội: Lăng Bác Hồ, Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Nhà hát lớn, Chùa Một cột, Sân vận động Mỹ đình, Công viên...
-Trò chuyện với trẻ về Bác Hồ kính yêu và tình cảm của Bác dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng...
- Trò chuyện về ngày lễ hội ở địa phương
* Làm quen với toán
- Chia một nhóm có 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau
-Sắp xếp theo quy tắc của 3 loại đối tượng
- Ôn số 10
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ qua việc phát âm các chữ đã học, đọc thơ, các bài đồng dao
- Bắt trước điệu bộ, giọng nói, cử chỉ của các nhân vật trong chuyện
- Nhận biết và đọc các chữ cái qua cách phát âm trong các từ chỉ địa danh lịch sử, phân biệt được sự khác nhau giữa các chữ cái và chữ số và biết sao chép một số ký hiệu, chữ cái trong các từ chỉ các địa danh nổi tiếng hay các di tích lịch sử
- Đọc một số bài thơ trong chủ đề, nói được tính cách nhân vật trong câu truyện sau khi nghe cô kể...
- Thơ: Em yêu nhà em , ảnh bác,về quê...
- Dạy trẻ kể chuyên: Sự tích hồ gươm, Thánh gióng
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI
- Trẻ kính yêu Bác Hồ mong muốn được đến thăm lăng Bác...
- Hình thành thái độ yêu thích nơi mình sống có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường
- Tự hào về di tích lịch sử, cảnh đẹp của quê hương, thủ đô Hà Nội
- Vui vẻ khi được cô giao nhiệm vụ, Biết nhận lỗi khi có lỗi
-Trẻ biết Lăng Bác Hồ, ảnh Bác Hồ và thể hiện tình cảm của mình đối với Bác 
- Hình thành thái độ yêu thích nơi mình sống, có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường
- Trẻ kể về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, cảnh đẹp của quê hương, thủ đô Hà Nội mà trẻ biết qua tranh ảnh, cô kể truyện
Thể hiện tình cảm của mình về tình yêu quê hương đất nước
- Biết vâng lời giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những công việc vừa sức, hoàn thành công việc được giao và biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép.
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
-Tạo hình
+ Trẻ biết tô vẽ cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh của quê hương, thủ đô Hà Nội.
+ Biết trang trí ảnh Bác
-Âm nhạc
+ Thích hát và biểu diễn những bài hát về quê hương , Bác Hồ, thủ đô Hà Nội
+ Nhận ra giai điệu của bản nhạc hoặc bài hát quen thuộc
-Tạo hình
+ Trẻ thể hiện tình cảm qua các bài vẽ về các di tích lịch sử của địa phương, cắt ,xé dán dán cảnh đẹp quê hương mà bé thích, xé dán hoa mừng sinh nhật Bác,...
+ Trẻ dùng những sản phẩm của mình để trang trí lớp học, trang trí ảnh Bác
-Âm nhạc
- Trẻ hát, vận động các bài hát: Quê hương tươi đẹp, Yêu hà Nội, Nhớ ơn Bác...việt nam quê hương tôi...
- Trẻ chăm chú lắng nghe nhạc và các bài hát qua băng đĩa như bài: Việt nam quê hương tôi, Em đi giữa biển lúa vàng...
KẾ HOẠCH TUẦN 1: “DI TÍCH LỊCH SỬ QUÊ EM”
 (Thời gian thực hiện:Từ 09/05/2016 –13/05/2016 )
Thời gian
Tên HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN TRẺ
THỂ DỤC
SÁNG
ĐIỂM DANH
- Cô đến sớm 15 phút vệ sinh lớp học. Cô đón trẻ niềm nở, nhắc trẻ lễ phép chào cô, chào bố mẹ khi đến lớp và tự cất đồ dùng của trẻ (Luyện tập kỹ năng cất ba lô, cất giầy dép).
Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập của trẻ.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
* Cô cho trẻ tập thể dục theo chủ đề.
-Khởi động theo hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng gót chân, chạy, đi chậm,theo nhạc bài hát “Hòa bình cho bé” và về đội hình 3 hàng ngang. 
BTPTC: Tập kết hợp với gậy theo nhịp bài hát “Em yêu thủ đô”
+Hô hấp: Thổi bóng
+Tay: 2 tay cầm gậy đưa ra phía trước, lên cao( 2 lần 8 nhịp).
“Yêu Hà Nội.... người cháu yêu”
+ Bụng: Hai tay cầm gậy đưa ra phía trước đồng thời chân trái bước sang ngang, xoay người sang hai bên
 ( 2 lần 8 nhịp).
Yêu bờ Hồ...người cháu yêu”
+Chân: 2 tay cầm gậy đưa lên cao đồng thời 2 chân nhún theo nhịp ( 2 lần 8 nhịp).
“Yêu Hà Nội...người cháu yêu”
+ Bật: Bật chụm tách ( 2 lần 8 nhịp).
“ Yêu bờ Hồ ...người cháu yêu”
-Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng theo nhạc bài hát “Quê hương em biết bao tươi đẹp”
Điểm danh
HOẠT ĐỘNG HỌC
KPKH:Trò chuyện với trẻ về một số cảnh đẹp của địa phương(Đình,chùa, nhà tưởng niệm Bác Hồ thôn Bạch nao)
Âm nhạc: 	
NDTT:Dạy hát: Quê hương tươi đẹp (Dân ca nùng)
NDKH:Nghe hát: Em đi giữa biển vàng.
TCAN: Hãy làm theo tôi
LQVT
Chia nhóm 10 đối tượng thành 2 phần theo các cách khác nhau
Văn học:
Thơ: Quê em
(Nguyễn Thị Phượng
 PTVĐ
VĐCB: Nhảy lò cò 5m
TCVĐ:Chuyền bóng
 Tạo Hình
- Vẽ một di tích lịch sử quê em (Đề tài )
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
-QSCMĐ: Cho trẻ quan sát tranh và đàm toại với trẻ về: Đình, chùa thôn Bạch Nao
+TCVĐ:Kéo co
+ HĐLĐ: Cho trẻ nhặt lá cây trong sân trường
-QSCMĐ: Cho trẻ quan sát tranh và trò chuyên với trẻ về một số cảnh đẹp của quê hương Thanh Văn
+ TCDG: Mèo đuổi chuột
 + Chơi tự do: Cho trẻ chơi với cầu trượt, đu quay
QSCMĐ: Cho trẻ quan sát tranh và trò chuyện với trẻ về một số di tích lịch sử của địa phương (Đình, chùa, miếu cổ...)
+TCVĐ: Cướp cờ 
+ Chơi tự do: Đu quay, cầu trượt,
-QSCMĐ: Cho trẻ quan sát tranh nhà tưởng niệm Bác Hồ, nhà văn hóa (thôn Bạch Nao)
+ TCDG:Rồng rắn lên mây
+ HĐLĐ: Cho trẻ nhặt lá cây trong sân trường
-QSCMĐ: Cho trẻ quan sát tranh và trò chuyên với trẻ về một số cảnh đẹp của quê hương Thanh Văn
+TCVĐ:Kéo co
+Chơi tự do:Chơi với bóng 
Luyện kỹ năng đi cầu thang, cất và đi dép
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai:
+Gia đình- thực hành cuộc sống: Nấu các món ăn luyện kỹ năng: bê khay, bê bát, chuyển hạt, rót nước
+Bán hàng: Bán các loại hoa quả,bánh kẹo, nước giải khát, đồ lưu niệm:
 +Bác sĩ: Khám bệnh cho mọi người
- Góc xây dựng: Xây dựng nhà tưởng niệm Bác Hồ
+Kiến thức: Trẻ biết vận dụng các vật liệu để xây dựng, lắp ghép
+Kỹ năng: Rèn luyện khả năng nhanh nhen, khéo léo tập trung chú ý của trẻ
Chuẩn bị: Gạch, bộ lắp ghép, hàng rào, cây hoa, cây xanh
- Góc nghệ thuật: 
+ Tạo hình: Vẽ, tô, xé, dán, tranh về các di tích lịch sử của quê hương
+ Âm nhạc: Hát, VĐ các bài hát: Em yêu thủ đô, quê hương tươi đẹp
-Góc học tập: Cho trẻ thêm bớt trong phạm vi 10, chia các nhóm có 10 đối tượng thành 2 phần theo các cách khác nhau
-Góc văn học: Xem tranh truyện, đọc thơ : về quê, Quê hương 
-Góc thiên nhiên: Cho trẻ tưới cây, lau lá cây cảnh...
HOẠT ĐỘNG ĂN NGỦ
Luyện kỹ năng chuẩn bị giờ ăn:bê ghế, đứng lên ngồi xuống ghế, gấp khăn, lau bàn
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Cho trẻ đọc bài thơ “Về quê”
-Trẻ làm đồ dùng, ĐC cùng cô
- Cho trẻ vẽ nhân vật trong truyện cổ tích mà bé thích
- Cho trẻ xem phim hoạt hình
-Dạy trẻ thêu khung bằng bộ học cụ
-Cho trẻ chơi tự do
-Cho trẻ cắt, xé dán cảnh đẹp quê hương mà bé thích
-Cho trẻ xem phim hoạt hình
-Ôn chữ số từ 1 đến 10 
-Cho trẻ lau đồ dùng, đồ chơi
 Ngày tháng năm 2016 Người thực hiện
 HPCM
Phạm Thị Tâm
KẾ HOẠCH TUẦN 2: “BÁC HỒ VỚI CÁC CHÁU THIẾU NHI”
 (Thời gian thực hiện:Từ 16/05/2016 –20/05/2016 )
Thời gian
Tên HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN TRẺ
THỂ DỤC
SÁNG
ĐIỂM DANH
- Cô đến sớm 15 phút vệ sinh lớp học. Cô đón trẻ niềm nở, nhắc trẻ lễ phép chào cô, chào bố mẹ khi đến lớp và tự cất đồ dùng của trẻ (Luyện tập kỹ năng cất ba lô, cất giầy dép).
Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập của trẻ.
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
* Cô cho trẻ tập thể dục theo chủ đề.
-Khởi động theo hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng gót chân, chạy, đi chậm,theo nhạc bài hát “Hòa bình cho bé” và về đội hình 3 hàng ngang. 
BTPTC: Tập kết hợp với vòng theo nhịp bài hát “Em yêu thủ đô”
+Hô hấp: Thổi bóng
+Tay: 2 tay cầm vòng đưa ra phía trước, lên cao( 2 lần 8 nhịp).
“Yêu Hà Nội...người cháu yêu”
+ Bụng: Hai tay cầm vòngđưa ra trước rồi sang phải, sang trái( 2 lần 8 nhịp).
“Yêu bờ ....người cháu yêu”
+Chân: 2 tay cầm đưa vòng đưa ra trước đồng bước chân lên và nhún theo nhịp ( 2 lần 8 nhịp).
“Yêu Hà Nội...người cháu yêu”
+ Bật: Bật chụm tách ( 4 lần 4 nhịp).
“Yêu bờ Hồ ...người cháu yêu”
-Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng theo nhạc bài hát “Quê hương em biết bao tươi đẹp”
Điểm danh
HOẠT ĐỘNG HỌC
KPXH:
Trò chuyện về
Bác Hồ với các cháu thiếu nhi
Âm nhạc
- NDTT:+ Dạy hát: 
“Nhớ ơn Bác” - Phan Huỳnh Điểu
- NDKH: + NH: 
“ Bác Hồ người cho em tất cả ”-Hoàng Long, Hoàng Lân
+TCÂN: “ Cảm thụ âm nhạc” 
LQVT
- Sắp xếp theo quy tắc của 3 đối tượng
Văn học:
Thơ: Ảnh Bác.
(Tác giả:Trần Đăng Khoa)
 PTVĐ
-VĐCB: Bò dích dắc qua 7 điểm
-TCVĐ: Ai nhanh nhất 
 Tạo Hình
- Xé dán hoa mừng sinh nhật Bác (Đề tài)
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
-QSCMĐ: Cho trẻ quan sát tranh Bác hồ với các cháu thiếu nhi và trò chuyện với trẻ về tình cảm của Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi
 +TCVĐ:Kéo co
+ HĐLĐ: Cho trẻ nhặt lá cây trong sân trường
-QSCMĐ:Cho trẻ quan sát tranh và trò chuyện với trẻ về nhà sàn, áo cá của Bác Hồ
+ TCDG: Mèo đuổi chuột
 + Chơi tự do: Cho trẻ chơi với cầu trượt, đu quay
QSCMĐ: Cho trẻ quan sát tranh và trò chuyện với trẻ về Lăng Bác Hồ .
+TCVĐ: Cướp cờ 
+ Chơi tự do: Đu quay, cầu trượt,
-QSCMĐ: Cho trẻ quan sát tranh và trò chuyện với trẻ về một số địa danh lịch sử về Bác Hồ
+ TCDG:Rồng rắn lên mây
+ HĐLĐ: Cho trẻ nhặt lá cây trong sân trường
-QSCMĐ:Cho trẻ quan sát tranh Bác hồ với các cháu thiếu nhi và trò chuyện với trẻ về tình cảm của Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi
+TCVĐ:Kéo co
+Chơi tự do:Chơi với bóng 
Luyện kỹ năng chuẩn bị giờ ăn:bê ghế, đứng lên ngồi xuống ghế, gấp khăn, lau bàn
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai:
+Gia đình- thực hành cuộc sống: Nấu các món ăn (luyện kỹ năng: bê khay, bê bát, chuyển hạt) cách mời trà, rửa cốc(Kỹ năng mới)
+Bán hàng: Bán các loại hoa quả,bánh kẹo:
 +Bác sĩ: Khám bệnh cho mọi người
- Góc xây dựng: Xây dựng lắp ghép lăng Bác Hồ
+Kiến thức: Trẻ biết vận dụng các vật liệu để xây dựng, lắp ghép
+Kỹ năng: Rèn luyện khả năng nhanh nhen, khéo léo tập trung chú ý của trẻ
Chuẩn bị: Gạch, bộ lắp ghép, hàng rào, cây hoa, cây xanh
- Góc nghệ thuật: 
+ Tạo hình: Vẽ, tô, xé, dán, tranh về lăng Bác, nhà sàn, ao cá
+ Âm nhạc: Hát, VĐ các bài hát:Nhớ ơn bác, Em mơ gặp Bác Hồ
-Gócthư viện: Xem tranh truyện, đọc thơ : Bác Hồ của em, ảnh Bác, Niềm vui bất ngờ...
-Góc học tập: Cho trẻ sắp xếp theo quy tắc của 3 đối tượng theo 
-Góc thiên nhiên: Cho trẻ tưới cây...
HOẠT ĐỘNG ĂN NGỦ
Luyện kỹ năng chuẩn bị giờ ăn:bê ghế, đứng lên ngồi xuống ghế, gấp khăn, cách xúc cơm
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
-Xem băng hình, tư liệu về Bác Hồ.
-Trẻ làm đồ dùng, ĐC cùng cô
-Cho trẻ làm bài trong vở thủ công (Sưu tầm và cắt dán hình ảnh về Bác Hồ)- Chơi tự do
- Đọc cho trẻ nghe bài thơ: “ Bác thăm nhà cháu ”
( Nhà thơ: Thái Hòa )
-Cho trẻ xem phim hoạt hình
Kể cho trẻ nghe chuyện: “Qủa táo của Bác Hồ”
-Cho trẻ chơi tự do
Cho trẻ lau đồ dùng, đồ chơi
 Ngày tháng năm 2016 Người thực hiện
 HPCM
Thứ 2 ngày 09 tháng 05 năm 2016
Nội dung
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
HĐKP
Trò chuyện với trẻ về một số cảnh đẹp của địa phương(Đình,chùa, nhà tưởng niệm Bác Hồ thôn Bạch nao)
1. Kiến thức:
- TrÎ biÕt gäi tªn chùa, đình, nhà tưởng niệm, nhà Văn hoá.
- Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật của:Đình, chùa
 2.Kỹ năng: 
-Phát triển, rèn luyện kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định
- Trẻ trả lời rõ ràng, mạch lạc các câu hỏi của cô
3.Thái độ:
-Trẻ yêu quý quê hương mình.
- Hứng thú tham gia hoạt động.
1.Cho cô:
Hình ảnh chùa, đình, nhà tưởng niệm Bác Hồ, nhà văn hóa thôn Bạch Nao
-Nhạc bài hát: Quê hương tươi đẹp.
2.Chotrẻ: 
- Hoa cho trẻ chơi trò chơi
1.Ổn định, gây hứng thú
-Cho trẻ hát bài hát “Quê hương tươi đẹp” dân ca Nùng và đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát
2. Nội dung
a. Trò chuyện với trẻ về một số cảnh đẹp quê hương
* Trò chuyện với trẻ về Chùa Bạch Nao
Cô cho trẻ xem hình ảnh Chùa Bạch Nao và hỏi trẻ 
+Các con nhìn xem hình ảnh này là ở đâu ?
-Các con quan sát xem quang cảnh ở chùa như thế nào?... .
->Chùa của thôn Bạch Nao có từ ngày xưa nhưng đã được tu bổ lại vào năm 2006 và là một di tích lịch sử của quê hương mình
 Muốn giữ được cảnh quan chùa luôn đẹp, cổ kính thì các con phải làm gì?
* Trò chuyện với trẻ về Đình thôn Bạch Nao
Cho trẻ quan sát Đình thôn Bạch Nao
-Còn đây là hình ảnh ở đâu?
Đây chính là Đình của thôn Bạch Nao đấy.
-Các con thấy quang cảnh Đình như thế nào?...
-Mái Đình ra sao?
->Đình của thôn mình có quang cảnh rất đẹp, phía trước có ao Đình, bên cạnh là các cây hoa, cây cau, trước Đình là một bức cuốn thư...Đình đã được nhà nước công nhận là một di tích lịch sử của địa phương.
*T rò chuyện với trẻ về Nhà văn hoá:
+ Cô bật hình ảnh nhà văn hóa cho trẻ xem
+Các con biết gì về nhà văn hoá?...
->Nhà văn hoá là nơi diễn ra các cuộc họp của các ban ngành trong thôn: Chi bộ, chi đoàn, cựu chiến binh, hội người cao tuổi, văn nghệ quần chúng, mọi ngườithường xuyên đến để làm thơ, ngâm thơ, văn nghệ....và vào các buổi chiều hàng ngày các cô, các bác thường đến tập thể thao ở sân nhà văn hóa.
-Muốn để cho nhà văn hoá luôn sạch và đẹp thì các con làm gì?
*Trò chuyện với trẻ về nhà tưởng niệm Bác Hồ:
- Cô cho trẻ xem hình ảnh nhà tưởng Bác Hồ 
-Các con thấy nhà tưởng niệm Bác Hồ như thế nào?
- Bên trong nhà tưởng niệm đó con thấy có những gì? ( Bàn thờ, Tượng Bác)
- Các con thường được đến nhà tưởng niệm vào những ngày nào? (Ngàylễ, ngày tết, hội làng, ngày sinh nhật Bác 19/05, ngày Bác mất 2/9)
*Cô tóm lại: Hôm nay cô con mình cùng trò chuyện về những di tích, danh lam thắng cảnh của địa phương mình. (Trẻ kể lại)
=> Giáo dục: Các con phải biết yêu quý quê hương và giữ gìn bảo vệ các di tích lịch sử của địa phương mình
b.Trò chơi củng cố:
Chơi trò chơi: ai nhanh hơn.
Cách chơi: Cô chia các con thành 2 đội, nhiệm của 2 đội là lần lượt các thành viên lên bật liên tục qua 5 vòng lấy hoa trang trí vào bức tranh Đình làng, thời gian dành cho 2 đội là 1 bản nhạc, đội nào trang trí được nhiều hoa hơn đội đó chiến thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần.
- Cô nhận xét và công bố đội chiến thắng.
3. Kết thúc:
Củng cố, nhận xét tuyên dương
Tiết 2
Nội dung hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
	Cách tiến hành
Âm nhạc
- NDTT:DH: “Quê hương tươi đẹp”- Dân ca: Nùng
NDKH:
Nghe hát: Em đi giữa biển vàng.(Nhạc và lời: Bùi Đình Thảo)
TCAN:Hãy làm theo tôi
1.Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát, tác giả bài hát “Quê hương tươi đẹp’
-Trẻ hiểu nội dung bài hát “ Quê hương tươi đẹp” Bài hát nói về vẻ đẹp của quê hương...
-Trẻ biết chơi trò chơi “Hãy làm theo tôi”
2.Kỹ năng:
- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát.
- Trẻ nhún nhảy theo nhịp bài hát 
3.Thái độ:
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
1.Cho cô:
- Đàn, đài, băng nhạc các bài hát: Quê hương tươi đẹp, Em đi giữa biển lúa vàng.
-Cô thuộc bài hát
2.Cho trẻ:
- Dụng cụ âm nhạc: phách trẻ, xắc xô
1.Ổn định tổ chức lớp:
-Co trẻ hát bài: “Em yêu thủ đô” và đầm thoại với trẻ về nội dung bài hát
2.Nội dung dạy:
a) Dạy hát (NDTT): “Quê hương tươi đẹp”- Dân ca: Nùng
 Cô giới thiệu tên bài hát tên tác giả, nội dung bài hát
- Cô hát lần 1 + điệu bộ, cử chỉ
- Cô hát lần 2 + VĐMH.
Giảng nội dung:Bài hát nói về lòng yêu quê hương, làng xóm, nơi có đồng lúa xanh, nơi có núi rừng ngàn cây của các bạn nhỏ 
- Cô mời cả lớp hát cùng cô (2 lần)
Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả
-Cô mời tổ, nhóm, cá nhân lên hát
(Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả
b) Nghe hát:Nghe hát: Em đi giữa biển vàng ( Nhạc và lời: Bùi Đình Thảo)
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
- Lần 1: Cô hát+ điệu bộ, cử chỉ
Cô giảng nội dung: Bài hát nói về cánh đồng lúa chín vàng trên quê hương của bạn nhỏ. Bạn nhỏ đi giữa cánh đồng lúa như đi giữa biển vàng, những bông lúa trĩu nặng cây chứa đựng bao vất vả, bao giọt mồ hôi của người nông dân
-Lần 2: Cho trẻ nghe cô ca sĩ hát
-Lần 3 : Mời trẻ hưởng ứng cùng cô 
 Cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
c) Trò chơi:“ Cảm thụ âm nhạc ”
 - Cách chơi: Cô có rất nhiều đoạn nhạc có tiết tấu khác nhau. Các bé hãy chú ý lắng nghe để thể hiện cho phù hợp với từng đoạn nhạc. Khi đoạn nhạc có tiết tấu nhanh thì vận động nhanh, khi có tiết tấu chậm thì vận động chậm lại.
Cho trẻ chơi 1 - 2 lần. Cô động viên, khen trẻ.
- Cách chơi: Cho trẻ chơi 1- 2 lần. Cô động viên, khen trẻ.
3.Kết thúc: Củng cố, nhận xét, tuyên dương.
Đánh giá cuối ngày: .
.
.
.
Thứ 3 ngày 10 tháng 05 năm 2016
Nội dung hoạt động
Mục đích, yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
LQVT:
Chia một nhóm có mười đối tượng thành 2 phần bằng các cách khác nhau
1.Kiến thức
-Trẻ biết chia nhóm có 10 đối tượng thành 2 phần bằng cách khác nhau:1-9, 2-8, 3-7, 4-6, 5-5
2 Kỹ năng
-Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích, thao tác nhanh nhẹn, khéo léo
-Rèn kỹ năng chia nhóm có 10 đối tượng thành 2 phần bằng các cách
3.Thái độ
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
1 .Cho cô
- Bài giảng power point
-Nhạc bài hát:Quê hương tươi đẹp, Em yêu thủ đô
2. Cho trẻ
Mỗi trẻ: 1 hộp có 10 bông hoa sen, các thẻ số từ 1- 10
1.Ổn định:
Xin chào tất cả các bé đến với chương trình “Bé vui học toán”. 
Chương trình “Bé vui học toán” ngày hôm nay gồm có 3 phần
-Phần thứ nhất: Ai thông minh hơn
-Phần thứ 2: Bé trổ tài
-Phần thứ 3:Cùng nhau đua tài
2.Nội dung:
a.Ôn luyện thêm bớt trong phạm vi 10
Bây giờ cô xin mời các con cùng bước vào phần thứ nhất “Ai thông minh hơn”
Các con hãy nhìn lên màn hình xem có những hình ảnh gì nhé
(Hình ảnh 2 nhóm hoa:10 bông hoa hồng, 8 bông hoa cúc)
-Cho trẻ nói số lượng và đếm
-Cho trẻ thêm bớt trong phạm vi 10
b.Chia nhóm có 10 đối tượng thành 2 phần theo các cách khác nhau
-Phần thứ 2:Bé trổ tài với nội dung là chia nhóm 10 đối tượng thành 2 phần theo các cách khác nhau
*Cô chia mẫu cho trẻ quan sát
-Để có thể hoàn thành được phần thi “Bé trổ tài” với nội dung là chia nhóm 10 đối tượng thành 2 phần theo các cách khác nhau thì các con phải chú quan sát xem cô chia mẫu trước nhé.
-Các con nhìn xem đây là gì?
-Có bao nhiêu bông hoa sen?
-Bây giờ cô sẽ chia 10 bông hoa sen ra làm 2 phần: 1 phần 1 bông thì phần còn lại sẽ là bao nhiêu bông hoa sen?
-Và khi cô gộp các bông hoa sen ở 2 phần lại với nhau thì được bao nhiêu bông? Cho trẻ đếm.
Tương tự như vậy cô chia 10 bông hoa sen ra 2 phần theo cách: 2-8, 3-7, 4-6, 5-5
Vừa rồi cô đã giới thiệu cho các con biết các cách chia nhóm 10 đối tượng thành 2 phần bằng cách khác nhau, bây giờ cô mời các con lên lấy đồ dùng của mình và về vị trí 5 hàng ngang để cùng nhau trổ tài nào. (Vừa đi vừa hát bài: “Quê hương tươi đẹp” lấy hộpđồ dùng và ngồi theo đội hình 5 hàng ngang)
-Hỏi trẻ trong hộp có gì? Và cho trẻ đếm số hoa sen và đặt ra bên ngoài )
- Cô cho trẻ chia theo ý thích của trẻ, cô kiểm tra kết quả của trẻ và hỏi trẻ c

File đính kèm:

  • docxchu_diem_Que_huong_Bac_Ho.docx
Giáo Án Liên Quan