Giáo án mầm non lớp lá năm 2016 - Chủ đề: Thế giới thực vật

I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên và hiểu nội dung bài nghe hát “Hoa thơm bướm lượn”: Nói về vẻ đẹp dịu dàng, thơm ngát của các loại hoa, và cũng là vẻ đẹp của những cô gái quan họ Bắc Ninh, cảm nhận được giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết của bài hát.

- Trẻ nhớ tên và thuộc bài hát “Màu hoa”.

- Trẻ biết tên và biết cách chơi trò chơi âm nhạc “Vũ điệu mùa xuân”.

2. Kỹ năng :

- Trẻ chú ý lắng nghe, nghe trọn vẹn bài hát, bài nhạc “Hoa thơm bướm lượn”

 - Trẻ thể hiện cảm xúc của mình khi nghe bài hát “Hoa thơm bướm lượn”, hưởng ứng cảm xúc cùng cô.

- Trẻ hát và thể hiện sắc thái tình cảm khi hát bài hát “Màu hoa”

- Trẻ biết đung đưa người, nhún nhảy theo tín hiệu nhạc nhanh chậm khi chơi trò chơi.

* Thái độ :

- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động âm nhạc.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý mùa xuân, yêu các loài hoa và có ý thức chăm sóc, bảo vệ hoa.

 

doc6 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 869 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá năm 2016 - Chủ đề: Thế giới thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
j
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BA VÌ
TRƯỜNG MẦM NON CHU MINH
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
Chủ đề: Thế giới thực vật
 ĐỀ TÀI: NDTT: - Nghe hát: “Hoa thơm bướm lượn”
 - Dân ca quan họ Bắc Ninh
 NDKH: - Ôn hát bài hát: “Màu hoa”- Hồng Đăng
 - Trò chơi âm nhạc: “Vũ điệu mùa xuân”
 Lứa tuổi: Mẫu giáo bé, lớp C1
 Số lượng trẻ: 20 - 22 trẻ
 Thời gian: 20 - 25 phút 
 Giáo viên: Lê Thị Thu Hường
 Ngày thực hiện: 06/01/2016 
Năm học: 2015 - 2016
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên và hiểu nội dung bài nghe hát “Hoa thơm bướm lượn”: Nói về vẻ đẹp dịu dàng, thơm ngát của các loại hoa, và cũng là vẻ đẹp của những cô gái quan họ Bắc Ninh, cảm nhận được giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết của bài hát.
- Trẻ nhớ tên và thuộc bài hát “Màu hoa”.
- Trẻ biết tên và biết cách chơi trò chơi âm nhạc “Vũ điệu mùa xuân”.
2. Kỹ năng :
- Trẻ chú ý lắng nghe, nghe trọn vẹn bài hát, bài nhạc “Hoa thơm bướm lượn”
 - Trẻ thể hiện cảm xúc của mình khi nghe bài hát “Hoa thơm bướm lượn”, hưởng ứng cảm xúc cùng cô.
- Trẻ hát và thể hiện sắc thái tình cảm khi hát bài hát “Màu hoa” 
- Trẻ biết đung đưa người, nhún nhảy theo tín hiệu nhạc nhanh chậm khi chơi trò chơi.
* Thái độ :
- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động âm nhạc.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý mùa xuân, yêu các loài hoa và có ý thức chăm sóc, bảo vệ hoa. 
II/ CHUẨN BỊ:
- Địa điểm tổ chức: Trong lớp học.
- Đội hình dạy trẻ: Trẻ ngồi hình vòng cung, hình tròn, theo nhóm.
- Xây dựng môi trường lớp học theo chủ đề thế giới thực vật.
1, Đồ dùng của cô: 
- Đàn, máy tính có ghi nhạc bài hát: “Màu hoa”, “Hoa thơm bướm lượn”.
- Video độc tấu bài hát: “Hoa thơm bướm lượn”, nhạc có tốc độ nhanh - chậm.
- Trang phục quan họ.
- Những bông hoa màu đỏ, màu vàng, màu tím.
2, Đồ dùng của trẻ : 
- Mũ hoa đủ cho trẻ.
- Hoa tay đủ cho trẻ.
- Dụng cụ âm nhạc
III. TIẾN HÀNH :
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Ổn định tổ chức( 2 - 3 phút)
 - “Hôm nay cả lớp chúng ta
 Cùng nhau mở hội thi tài hát ca
 Các bạn ở khắp gần xa
 Về đây dự hội thật là đông vui”
- Xin chào mừng các bé đến với chương trình “Âm nhạc chào xuân”
-Đến với chương trình hôm nay, có sự tham dự của 3 đội: Đội “hoa đào”, đội “hoa mai” và đội “hoa cúc”.
- Cùng sự có mặt của các vị khách quý đến từ huyện Ba Vì.
+Cho trẻ ngồi quanh cô và khám phá bí mật ( những bông hoa sắc màu)
- Nhờ có những bông hoa đẹp, mà cuộc sống của chúng ta thêm ý nghĩa đấy! 
- Cô rất yêu hoa, còn chúng mình thì sao?(Chúng mình có yêu hoa không?) Vậy các con sẽ làm gì để có những bông hoa đẹp?
- Những bông hoa này gợi cho các con nhớ tới bài hát gì cô đã dạy các con?
+ Đó chính là bài hát “Màu hoa” của nhạc sĩ Hồng Đăng.
2. Nội dung chính: (18 - 20 phút)
* Hoạt động 1: Ôn bài hát “Màu hoa” ( Hồng Đăng) (Nội dung kết hợp)
- Mở đầu chương trình “Âm nhạc chào xuân” hôm nay, xin mời các bé cùng nhau thể hiện giọng hát của mình qua bài hát “Màu hoa” của nhạc sĩ Hồng Đăng nào!
+ Lần 1: Cô cùng trẻ ngồi xúm xít hát bài: “Màu hoa”.
 (Nếu trẻ hát sai, cô sửa sai cho trẻ. Nếu trẻ thuộc bài hát, hát đúng nhạc, cô tổ chức cho trẻ hát nâng cao (hát to nhỏ, hát với dụng cụ âm nhạc ).
+Lần 2: Trẻ về đội hình vòng tròn hát.
+Lần 3: Cho trẻ về ghế ngồi hát to nhỏ theo tay cô đánh nhịp.
+Lần 4: Cho trẻ hát kết hợp dụng cụ âm nhạc.
* Hoạt động 2: Nghe hát bài “Hoa thơm bướm lượn”(Dân ca quan họ Bắc Ninh) ( Nội dung chính)
- Ngắm nhìn các con múa hát về mùa xuân, cô càng thấy mình thêm yêu mùa xuân, mùa xuân là mùa của những niềm vui, mùa của hạnh phúc, của ước mơ.
- Đến với chương trình “âm nhạc chào xuân” hôm nay, cô cũng muốn thể hiện tình cảm của mình đối với mùa xuân tươi đẹp với bài hát dân ca “Hoa thơm bướm lượn” - Dân ca quan họ bắc Ninh, cô mời chúng mình cùng lắng nghe!
+Lần 1: Cô hát và gõ mõ đệm.
- Cô vừa hát bài hát gì?
- Với lời ca mượt mà, đằm thắm “Ối hoa, tôi là này đóa hoa thơm, ố tình là con bướm lượn”, bài hát đã nói lên vẻ đẹp của những bông hoa đầy màu sắc, có những chú bướm bay lượn tung tăng, đó cũng chính là nội dung của bài hát đấy. Các bé có thấy hay không nào? 
- Giai điệu của bài hát thì sao nhỉ, mời các bé hướng lên màn hình và thưởng thức tiết mục hòa tấu “Hoa thơm bướm lượn” với nhạc cụ dân tộc nhé!
+ Lần 2: Cho trẻ xem bản hòa tấu nhạc cụ dân tộc bài hát “Hoa thơm bướm lượn” 
( Cô phụ: - Các con ơi! chúng mình thấy giai điệu của bài hát như thế nào?
- Với giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết, cùng với lời ca mượt mà, lại càng tôn thêm vẻ đẹp của hoa, cũng như vẻ đẹp đằm thắm của người con gái quan họ đấy!
- Các con hãy xem cô Hường có điều bất ngờ gì cho chúng mình nhé!)
- Các con ơi! Cô đang khoác trên mình trang phục gì nào? 
- Áo tứ thân, trang phục của các liền chị vùng quan họ Bắc Ninh, mỗi khi tết đến xuân về muôn hoa đua nở, thì các liền chị cũng nô nức trẩy hội, du xuân và hát những bài dân ca say đắm lòng người. 
Má đồng tiền đủng đỉnh
Mắt bồ câu long lanh
Nón quai thao tròng trành
Áo dài the tha thướt.
Sau đây xin mời các bé cùng thưởng thức bài hát”Hoa thơm bướm lượn” với giọng hát của liền chị Thu Hường.
+ Lần 3: Cô hát có tiếng đàn đệm và thể hiện cử chỉ điệu bộ. 
- Cô gõ tiếng trống thu hút trẻ xúm xít.
- Lần 4: Cô hát kết hợp sa bàn
- Các bé thấy hình ảnh những bông hoa và những chú bướm bay la đà có đẹp không nào?
- Sau đây, mời các bé cùng đến với màn hát múa “Hoa thơm bướm lượn” với sự thể hiện của các cô.
- Lần 5: Cô biểu diễn bài dân ca. Cô hát kết hợp với đạo cụ: Trang phục quan họ, quạt múa. Cô mời trẻ hưởng ứng.
* Hoạt động 3:Trò chơi âm nhạc “Vũ điệu mùa xuân” (Nội dung kết hợp).
- Các con ơi! Mùa xuân tươi đẹp đã đến rồi, khắp nơi nơi hoa lá cỏ cây đang khoe sắc thắm, cô thấy các con cũng đẹp như những bông hoa mùa xuân, sau đây xin mời những bông hoa mùa xuân đến với trò chơi “vũ điệu mùa xuân”.
- Các con sẽ đi lấy những bông hoa và tìm cho mình một người bạn.
- Cô tặng cho các con một bản nhạc có tiết tấu nhanh chậm, và các con sẽ nhảy những điệu nhảy mùa xuân theo nhạc nhé.
 + Cô và trẻ cùng nhắc lại cách chơi:
 Khi nhạc nhanh - chúng mình nhún nhảy,đung đưa tay nhanh
 Khi nhạc chậm - chúng mình nhún nhảy, đung đưa tay chậm
 Khi nhạc dừng lại - chúng mình dừng lại. 
Xem cặp đôi nào nhảy đẹp nhất trong chương trình hôm nay nhé!
+ Tổ chức cho trẻ chơi: cô cho trẻ chơi 1 – 2 lần.
3.Kết thúc: ( 1 - 2 phút)
- Các bé ơi! Trong chương trình “Âm nhạc chào xuân” hôm nay, chúng mình được thể hiện bài hát gì? Rồi được nghe cô hát bài dân ca gì? Và chúng mình được chơi trò chơi gì? Các bé có thấy vui không nào?
- Mùa xuân tươi đẹp đang về, các con hãy chào các bác các cô để cô con mình cùng nhau đi đón xuân nào!
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ chào khách
- Trẻ khám phá và trả lời câu hỏi của cô 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát
- Trẻ hát
- Trẻ hát
- Trẻ hát
- Trẻ ngồi xúm xít
- Trẻ nghe cô hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ về ghế ngồi nghe giai điệu.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe hát
- Trẻ nghe cô hát và xem hình ảnh
- Trẻ xem cô biểu diễn và hưởng ứng
- Trẻ lấy dục cụ và tìm bạn
- Trẻ cùng cô nhắc lại cách chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ chào khách 
ss

File đính kèm:

  • docGiao_an_AN_Nghe_nhac_nghe_hat_Hoa_thuom_buom_luon.doc
Giáo Án Liên Quan