Giáo án mầm non lớp lá năm 2016 - Chủ điểm: Bản thân

CHUẨN BỊ

* Giáo viên:

- Tranh vẽ về bạn trai, bạn gái, về bản thân.

- Giấy A4, màu tô, bút chì, keo, kéo, giấy màu, đất nặn .

- Dụng cụ âm nhạc

- Hoa múa , mũ múa

- Thẻ chữ cái o- ô – ơ, a-ă-â

- Thẻ chữ số 1,2,3,4,5

- Một số hình hình học : hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật ,hình tam giác.

- Đồ chơi gia đình, khối xây dựng, cây xanh , hoa,

- Sách truyện phù hợp chủ điểm.

- Một số nguyên vật liệu mở: sỏi, cát, lá cây .

 

doc50 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 784 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá năm 2016 - Chủ điểm: Bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH HÒA
TRƯỜNG MẦM NON NINH BÌNH
CHỦ ĐIỂM:
BẢN THÂN
GIÁO VIÊN: Trần Thị Xuân Thủy
Thời gian thực hiện 3 tuần
Từ ngày 3/10 đến ngày 21/10/2016
NĂM HỌC : 2016-2017
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
Từ ngày : 03/10 đến 21/10/2016
CHUẨN BỊ
* Giáo viên:
- Tranh vẽ về bạn trai, bạn gái, về bản thân.
- Giấy A4, màu tô, bút chì, keo, kéo, giấy màu, đất nặn.
- Dụng cụ âm nhạc
- Hoa múa , mũ múa
- Thẻ chữ cái o- ô – ơ, a-ă-â
- Thẻ chữ số 1,2,3,4,5
- Một số hình hình học : hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật ,hình tam giác.
- Đồ chơi gia đình, khối xây dựng, cây xanh , hoa,
- Sách truyện phù hợp chủ điểm.
- Một số nguyên vật liệu mở: sỏi, cát, lá cây.
*Nhà trường: 
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
*Phụ huynh:
- Nguyên vật liệu: giấy báo, lịch cũ, gỗ...
- Chai , lọ...
TUẦN 5: Tôi là ai
Từ ngày 3/10/2016 đến 7/10/2016
Thứ
Ngày
Thứ hai
03/10/2016
Thứ ba
4/10/2016
Thứ tư
5/10/2016
Thứ năm
6/10/2016
Thứ sáu
7/10/2016
Đón trẻ
Trò chuyện, chơi
Trò chuyện về tên trẻ, giới tính,sở thích của trẻ
Tròchuyện về tên trẻ, giới tính,sở thích của trẻ .
Trò chuyện về sự khác biệt giữa trẻ với người khác.
-Trò chuyện về tình cảm,cách quan tâm giữa các bạn với nhau
-Trò chuyện về tình cảm,cách quan tâm giữa các bạn với nhau
Thể dục sáng
1. Khởi động: Trẻ đi vòng tròn xen kẽ các kiểu đi ,kiểu chạy.
2. Trọng động: 
 a.Hô hấp : Thổi bóng.
 b.Tay:Tay đưa ra trước lên cao ( 3lx8n)
 c.Bụng: Cúi khom người.( 3lx8n)
 d.Chân: Chân đưa ra trước khuỵu gối.( 3lx8n)
 e. Bật: Bật tách khép chân
3. Hồi tĩnh: Trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng
HĐ Học
PTVĐ:
Bật liên tục 5-6 vòng
Tạo hình:
Vẽ bạn trai , bạn gái
Âm nhạc
DH: Bàn tay xíu xíu
LQCC:
Làm quen nhóm chữ a-ă-â
Văn học:
Thơ : Giữ nụ cười xinh
Chơi ngoài trời
- Quan sát cây trong sân trường.
-TC: Xỉa cá mè.
- Chơi tự do
Nhặt lá,
phân loại lá,cắt thành khuôn mặt người.
TC:Chuyền bóng qua đầu. 
-Chơi tự do
TCDG:
Rồng rắn lên mây
-TC: Tìm bạn thân
- Chơi tự do.
-Làm đồ trang sức tặng bạn.
- TC: kéo co
- Chơi tự do.
-Quan sát bạn trai, bạn gái.
TC: Chạy tiếp sức.
Chơi tự do.
Chơi HĐ ở các góc
Chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
Xây dựng- lắp ghép
- Đồ chơi lắp ghép, khối xây dựng.
- Một số loại xe, 
- Cây xanh
- Hoa , cỏ
- Hột , hạt , que tính .
- Trẻ chơi xây hàng rào, xây công viên nước...
- Trồng hoa cỏ, cây xanh.
Phân vai
- Đồ dùng trong gia đình : xoong, nồi , , chén , đũa,.búp bê.
- Đồ chơi bán hàng: Rau ,quả bằng nhựa, lon sữa,.
- Đồ chơi bác sĩ
-Trẻ chơi nhóm chơi gia đình: mẹ con, nấu ăn , đi chợ , cho em ăn
-Trẻ chơi bán hàng: Cửa hàng bán thực phẩm, bán sữa..
- Trẻ chơi bác sĩ : khám bệnh
Học tập
- Tranh có chữ cái , chữ số in rỗng, in mờ.
-Màu tô, bút chì.
- Sách báo, tranh truyện phù hợp chủ điểm
- Hột ,hạt,que tính
- Chữ số ,chữ cái
- Trẻ chơi tô màu tranh, tô màu chữ in rỗng, tô chữ in mờ.
- Phân loại tranh lô tô.
- Trẻ chơi với hột hạt, que tính
- trẻ chơi với chữ cái , chữ số.
- Xem sách báo, tranh truyện
Nghệ thuật
- Giấy A4 , màu tô, keo , kéo, giấy màu , đất nặn,..
- Dụng cụ âm nhạc
- Hoa múa, mũ múa
- Trẻ tô màu tranh
- Trẻ vẽ bạn trai , bạn gái
-.Nặn người.
- Biểu diễn 1 số bài hát, bài thơ phù hợp với chủ điểm
Thiên nhiên
- Một số cây xanh 
- Dụng cụ lao động đơn giản
- Đất , cát , nước
- Trẻ chơi chăm sóc cây: tưới nước, nhổ cỏ , nhặt lá vàng..
- Trẻ chơi với đất cát, nước
Chơi, hoạt động theo ý thích (HĐ chiều)
Làm quen bài thơ: tay làm đồ chơi
-Chơi ở góc chơi 
 Cô cháu cùng tìm hiểu về bé là ai?
Cô cháu cùng :Xác định phía phải- trái so với đối tượng khác.
Làm quen câu chuyện :Tay phải- tay trái
-Bé tập làm nội trợ
Lý thuyết : pha nước chanh 
- Chơi ở góc chơi. 
Trả trẻ
-Dọn dẹp các góc, vệ sinh lớp học
-Chuẩn bị đồ dùng cá nhân , ra về
Thứ hai 3/10/2016
PTVĐ: BẬT LIÊN TỤC 5-6 VÒNG
I.Yêu cầu
- Trẻ biết tư đứng bật và bật liên tục 5-6 vòng theo sự hướng dẫn của cô.
- Trẻ bật liên tục và bật nhịp nhàng.
- Trẻ biết bảo vệ cơ thể và luyện tập thể thao để có thể lực tốt.
II.Chuẩn bị:
-sân tập sạch sẽ ,rộng rãi.
- 5-6 vòng 
III.Tiến hành
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Khởi động.
Trẻ đi, chạy kết hợp với các kiểu đi chạy khác nhau phối hợp nhịp nhàng theo hiệu lệnh của cô.
Trẻ đi kết hợp các kiểu đi bằng mũi chân, gót chân, chạy nhânh, chạy chậm...
2.Trọng động: 
3. Hồi tĩnh
a. Bài tập phát triển chung
+ Đt chân: ngồi xỗm đứng lên liên tục (8l x 8n)
b.Vận động cơ bản: Bật liên tục 5-6 vòng
+ Đội hình:
 X x x x x x x x 
 x
 x
 X x x x x x x x 
- Cô giới thiệu vận động:Bật liên tục 5-6 vòng
+ Làm mẫu:
- Lần 1: Làm mẫu toàn phần không giải thích.
- Lần 2: Làm mẫu kết hợp giải thích: “Từ đầu hàng bước ra vạch khi nghe hiệu lệnh Ta chống hông bật liên tục vào 5-6 vòng cho đến hết không nghỉ giữa chừng, không dậm chân vào vòng. Bật hết vòng cháu nhẹ nhàng về cuối hàng 
- Lần3: Làm đúng và đẹp
+ Thử mẫu: Mời 2 trẻ lên thực hiện mẫu
+ Luyện tập 
Trẻ luyện tập theo cá nhân , tổ, lớp 
Cô chú ý theo dõi sữa sai, động viên những cháu yếu kịp thời.
c. Trò chơi vận động
-Cô giới thiệu TCVĐ: Xỉa cá mè
- Mời cháu nhắc cách chơi, luật chơi.
* Cháu chơi 2-3 lần
Vẫy tay hít thở nhẹ nhàng
Trẻ tập bài tập phát triển chung
Trẻ lắng nghe và chú ý quan sát
-Trẻ lên làm mẫu thử
- Trẻ thực hành
Trẻ chơi trò chơi vài lần
Trẻ đi nhẹ nhàng hít thờ.
*Bổ sung và Nhận xét:
* *Chơi , hoạt động theo ý thích( hoạt động chiều): Làm quen bài thơ “ Tay làm đồ chơi”
- Cô giới thiệu bài thơ “ Tay làm đồ chơi”
- Cô đọc thơ cho cháu nghe 2 lần
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ nói lên điều gì?
- Khi chơi các con như thế nào?
- Cả lớp cùng đọc thơ với cô.
- Cô tổ chức cho cháu đọc thơ theo nhiều hình thức khác nhau: đọc theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
- Cả lớp đọc lại bài thơ cùng cô.
*Nhận xét cuối ngày
+Sĩ số học sinh:..
+Tình trạng sức khỏe: .
+Xúc cảm tình cảm: 
.+Tham gia hoạt động học tập và vui chơi của trẻ : 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, 4/10/2016
TẠO HÌNH: 
 VẼ BẠN TRAI – BẠN GÁI
I. Yêu cầu:
 - Trẻ biết kết hợp các nét vẽ để vẽ bạn trai – bạn gái biết đặc điểm đặc trưng của bạn trai, bạn gái
 - Trẻ biết thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay , sắp xếp bố cục hợp lí.
 - Trẻ yêu thương, hòa đồng với các bạn.
II.Chuẩn bị:
 - Tranh vẽ bạn trai, bạn gái
 - Giấy A4, màu tô đủ cho cháu
III. Tiến hành:
Các bước
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Giới thiệu bài:
Cô cháu cùng hát và vận động bài “ Bé quét nhà”
 - Đàm thoại về bài hát
Trẻ hát cùng cô
2. Phát triển bài:
Quan sát,nhận xét tranh
- Cô cho trẻ xem tranh và nhận xét.
- Trẻ quan sát và nêu lên nhận xét của mình về bức tranh mà cô cho trẻ xem.
+Bức tranh này cô vẽ gì?
+ Bạn trai, bạn gái như thế nào?
+ Tại sao con biết tranh này cô vẽ về bạn trai, tranh này cô vẽ về bạn gái?
+ Cháu nói những đặc điểm nổi bật của bạn trai, bạn gái?
+Cháu nói cách vẽ về bạn trai, bạn gái?
* Ý định vẽ của trẻ:
- Con thích vẽ bạn nào?
-Bạn đó có những đặc điểm nổi bật gì?
- Cho vài cháu nói lên ý nghĩ của mình.
- Nhắc cháu bố cục khi vẽ.
* Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện, cô theo dõi hướng dẫn trẻ.
Cô động viên khuyến khích trẻ kịp thời
* Nhận xét, đánh giá sản phẩm.
- Cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình , của bạn.
- Cô nhận xét vẽ đep, vẽ khá.
- Tuyên dương những sản phẩm đẹp,vẽ khá,động viên những sản phẩm vẽ chưa đẹp.
Trẻ quan sát và nhận xét tranh
Chú ý trả lời câu hỏi
Chú ý trả lời câu hỏi
Cháu nói cách vẽ
Trẻ trả lời
Trẻ thực hiện
Trẻ nhận xét sản phẩm của mình của bạn.
3. Kết thúc : 
cô cháu cùng thu dọn đồ dùng
Cùng dọn đồ dùng
*Bổ sung và Nhận xét:
 *Chơi , hoạt động theo ý thích( hoạt động chiều):
TRÒ CHUYỆN BÉ LÀ AI?
I.Yêu cầu:
Trẻ biết được mình là do bố mẹ sinh ra.Biết được ngày tháng năm sinh của mình và nhớ được tháng sinh nhật của một số bạn thân.
Có một số kỹ năng viết ngày sinh nhật của bạn, hoặc của mình.
Trẻ biết quan tâm đến bạn,giúp đở bạn,và vâng lời người lớn.
II.Chuẩn bị:
Bài hát, bài thơ,câu đố về bản thân
Băng nhạc máy hát
III.Tổ chức hoạt động:
*Hoạt động 1:Trò chuyện
- Lớp hát bài: “Múa cho mẹ xem”
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về bé. Và hỏi bé về ngày sinh nhật của bé là ngày nào?- 
- Ai đã sinh ra mình? Trên cơ thể mình có những bộ phận nào?
* Hoạt động 2: Quan sát – đàm thoại
- Cho trẻ xem tranh có các bạn ,có tay,chân, mắt , mũi
- Cho trẻ xem công lao bố mẹđã sinh ra mình và nuôi mình khôn lớn.
- Để các con có đầy đủ bộ phận trên cơ thể là người mẹ kêu mang chín tháng 10 ngày mới sinh ra chúng ta. Vì thế chúng ta phải biết thương yêu cha mẹ.
- Công ơn của cha mẹ đối với chúng ta như thế nào?Để biết ơn bố mẹ ta phải làm gì?
- Cho trẻ tự nói lên suy nghĩ của mình.
- Công ơn của cha mẹ cao như núi,như biển cả đã nuôi nấng chúng ta thành người.
- Chúng ta phải làm gì để không phụ lòng cha mẹ?	
+ Đền ơn cha mẹ như thế nào?
+ Bản thân mình phải làm gì?
+ Chúng ta còn nhỏ vậy phải làm những điều gì cần làm?
 - Cả lớp cùng đọc “ Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
 - Cho trẻ nói lên ngày sinh nhật của mình:cô giúp để những trẻ chưa biết ngày sinh của mình 
 *Hoạt động 3: Trò chơi
 Chơi “ Tìm bạn”
 Cô và trẻ cùng hát các bài hát về chủ điểm, cô nói “tìm bạn” Cháu chạy đến tìm bạn mà cháu thích và nắm tay bạn đó.
- Cho cháu chơi 3-4 lần (lần sau cho cháu chơi nâng cao hơn).
*Bổ sung và Nhận xét:
*Nhận xét cuối ngày
	+Sĩ số học sinh:..
	+Tình trạng sức khỏe: .
	+Xúc cảm tình cảm: .
	+Tham gia hoạt động học tập và vui chơi của trẻ : .......................................................................................................................................................
 Thứ tư, ngày 5/10/2016.
GDÂN: BÀN TAY XÍU XÍU
 DẠY HÁT : “BÀN TAY XÍU XÍU
 TC ÂN: BAO NHIÊU BẠN HÁT
I.Yêu cầu:
Trẻ thuộc và hát đúng giai điệu , nhịp điệu của bài hát “ Bàn tay xíu xíu”
Trẻ hát rỏ lời, hát đúng giai điệu, nhịp điệu 
Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh tay chân sạch sẽ.
II.Chuẩn bị:
- Chuẩn bị tác phẩm.
- Chuẩn bị trò chơi âm nhạc
III. Tiến hành:
Các bước
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức : Vào bài
- Chơi trò chơi : Tay đâu?
- Cho trẻ chơi 2-3 lần 
- Hỏi trẻ tay dùng để làm gì?
(đôi bàn tay giúp chúng ta học, ăn, bưng nước uống,cầm viết)
- Vậy chúng ta phải làm gì để đôi bàn tay của chúng ta sạch sẽ?
=> GD trẻ giữ gìn vệ sinh tay chân sạch sẽ, vệ sinh thân thể sạch sẽ để phòng 1 số bệnh : Tay chân miệng, bệnh tiêu chảy....
- Ngoài tay trên cơ thể ra còn có bộ phận nào nữa?
Trẻ chơi trò chơi
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
2. Nội dung chính:
* Dạy hát
- Có 1 bài hát nói về đôi bàn tay và hãy lắng nghe xem đôi bàn tay này như thế nào nhé?
- Cô giới thiệu bài hát: “bàn tay xíu xíu’’ 
- Cô hát 2 lần bài hát. ( hát diễn cảm) 
- Bài hát vừa rồi nói về đôi bàn tay bé xíu của chúng ta đấy, 
- Dạy cháu hát theo cô liên tiếp đến hết bài.
- Dạy cháu hát theo lớp tổ , nhóm , cá nhân
- Dạy cháu hát cô đệm đàn( nếu có)
- Cô chú ý sữa sai.
- Cho cả lớp chia thành 3 nhóm để tập bài hát.
- Cho các bạn len biểu diễn lại bài hát
- Khi trẻ hát đúng và thuộc bài hát cô dạy hát kết hợp vận động, làm điệu bộ theo bài hát.
 * Trò chơi âm nhạc :
- Trò chơi: Có bao nhiêu bạn hát
- Cô nói cách chơi: Cô tập trung trẻ lại và cho 1 trẻ lên nhắm mắt lại , ở dưới cô cho 2-3 bạn hát và trẻ hát xong cô cho 1 trẻ nhắm mắt thì mở mắt ra và đón xem có bao nhiêu bạn hát. Trẻ đón đúng số lượng bạn hát thì cả lớp cho 1 tràn pháo tay.
+Luật chơi: Trẻ dùng tai để lắng nghe bạn hát và phải nhắm mắt lại thật kín. Nếu hé mắt nhìn thấy số lượng bạn hát thì bị phạt.
- Cho cháu chơi 2-3 lần.
Trẻ chú ý lắng nghe
Trẻ chú ý lắng nghe
Trẻ tập hát cùng cô
Trê tập hát kết hợp đệm đàn
Trẻ chơi trò chơi âm nhạc
3. Kết thúc 
: Cháu ra ngoài
Trẻ nghỉ
*Bổ sung và Nhận xét:
*Chơi , hoạt động theo ý thích( hoạt động chiều):
XÁC ĐỊNH PHÍA TRÊN- PHẢI- PHÍA TRÁI CỦA ĐỒ VẬT SO VỚI ĐỐI TƯỢNG KHÁC
I. Yêu cầu :
Trẻ biết xác định phía phải – phía trái của đồ vật so với đối tượng khác.
Trẻ có định hướng trong không gian.
Trẻ biết giữ gìn đồ dùng cá nhân và giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ phòng tránh 1 số bệnh
II. Chuẩn bị :
Bàn ghế, dép,mũ, búp bê
Một số đồ dùng cá nhân
Bông hoa, bóng
III. Tổ chức hoạt động :
*HĐ 1:Gây hứng thú
Hát : “ Bàn tay xíu xíu“.
Đàm thoại về bài hát .
*HĐ 2 : Nhận biết phía phải – phía trái của trẻ .
Trò chơi : Ai đúng nhất.
Cách chơi: Mỗi cháu một cái mũ, đôi dép, bông hoa. cháu đặt đồ dùng theo đúng hiệu lệnh của cô
Cho trẻ nói xem phía phải trẻ có gì? Phía trái trẻ có gì? ( mời vài trẻ )
Cô phát cho mỗi trẻ 1 quả bóng. Cô yêu cầu trẻ đặt bóng phía phải- phía trái đối với trẻ
*HĐ 3: Nhận biết phía phải – phía trái của đồ vật so với đối tượng khác.
Cô đặt búp bê lên bàn
Mời trẻ nhận xét xem phía phải – phía trái của búp bê có những đồ dùng gì?
Mỗi cháu có một con thỏ và một số đồ dùng. Cô yêu cầu trẻ đặt đồ dùng phía phải – phía trái của con thỏ.
Trẻ quan sát và nói phía phải – phía trái cô có những đồ dùng đồ chơi gì?
*HĐ 4: Luyện tập
Chơi trò chơi: Đồ vật ở đâu?
*Bổ sung và Nhận xét:
*Nhận xét cuối ngày
	+Sĩ số học sinh:..
	+Tình trạng sức khỏe: .
	+Xúc cảm tình cảm: .
	+Tham gia hoạt động học tập và vui chơi của trẻ : .
Thứ năm, ngày 6/10/2016
LQCC:
LÀM QUEN NHÓM CHỮ a, ă, â
I.Yêu cầu:
-Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ a,ă,â 
- Rèn cách phát âm,phát âm rõ ràng,đúng âm của các chữ cái.
- Giáo dục trẻ biết lao động tự phục vụ bản thân.
II. Chuẩn bị:
Tranh : “Bàn tay , đôi mắt, Bàn chân “
Bút màu , bảng cài, băng từ rời .
Thẻ chữ a,ă,â đủ cho cô và cháu.
III. Tiến hành:
CÁC BƯỚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Giới thiệu bài
2. Phát triển bài
3.Kết thúc
- Cả lớp hát bài: Bé quét nhà
- Đàm thoại với trẻ về một số công việc tự phục vụ bản thân mình.
 * Làm quen nhóm chữ a,ă,â.
+ Làm quen chữ a:
- Tạo tình huống:Nhìn xem-nhìn xem
- Cô có tranh gì?
- Tại sao bạn phải rửa tay ?
- Dưới tranh cô có từ : Bàn tay
- Cô phát âm băng từ.
- Trẻ phát âm cùng cô.
- Cô giới thiệu băng từ: Bàn tay
- Mời trẻ gắn chữ cái giống băng từ của cô.
- Cho trẻ phát âm băng từ vừa gắn?,tìm hai chữ giống nhau.
- Cô giới thiệu chữ a.
- Cô phát âm vài lần. cả lớp cùng phát âm.
- Cho trẻ phát âm theo tổ, nhóm, cá nhân. Cô chú ý sữa sai.
* Tương tự cháu làm quen chữ ă qua băng từ : “ Đôi mắt”
* Tương tự cháu làm quen chữ â qua băng từ : “ Bàn chân”
+ So sánh a,ă,â
+ Cho trẻ nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa chữ a- ă, a- â.
* Trò chơi.
+ Trò chơi 1: Truyền tin
* Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội,bạn đầu hàng tìm chữ cái truyền tin cho các bạn trong đội,cho đến bạn cuối cùng.Bạn cuối hàng có nhiệm vụ lên tìm chữ cái đó gắn lên bảng.Đội nào làm đúng và nhanh nhất là đội đó thắng.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
+ Trò chơi 2: Kết bạn
* Cách chơi: Trẻ cầm thẻ chữ cái a,ă,â vừa đi vừa hát.Khi nghe hiệu lệnh kết bạn của cô, cháu hỏi bạn nào,bạn nào?Cô nói kết bạn có chữ a(hoặc ă,â) thì bạn nào có chữ a(,ă,â) thì kết lại với nhau.
Cháu chơi 3-4 lần.
Cô cháu cùng thu dọn đồ dùng
-Trẻ hát cùng cô
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ tìm chữ cái
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ phát âm
-Trẻ phát âm
Trẻ so sánh
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ phát âm
-Trẻ chơi
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi
-Trẻ chơi
*Bổ sung và Nhận xét:
*Chơi , hoạt động theo ý thích( hoạt động chiều):Làm quen câu chuyện :Tay phải- tay trái
Cô tập trung trẻ lại, cùng hát bài “ Bàn tay xíu xíu”
 Trong bài hát nói lên điều gì?
Tay dùng để làm gì?
Cô giới thiệu tên câu chuyện: ‘ Tay phải- tay trái”
Cô kể cho cháu nghe 1 lần
Cô mở truyện trên máy vi tính cho trẻ cùng nghe và xem hình ảnh minh họa nội dung câu chuyện.
Cả lớp chú ý lắng nghe.
*Nhận xét cuối ngày
	+Sĩ số học sinh:..
	+Tình trạng sức khỏe: .
	+Xúc cảm tình cảm: .
	+Tham gia hoạt động học tập và vui chơi của trẻ : 
Thứ sáu, 7/10/2016
LQVH:
 THƠ: GIỮ NỤ CƯỜI XINH
I. Yêu cầu:
-Trẻ hiểu được nội dung bài thơ, nhớ tên bài thơ và thuộc bài thơ “Giữ nụ cười xinh”.
- Trẻ đọc diễn cảm, trả lời câu hỏi rõ ràng,trọn câu.
- Trẻ yêu quý các bộ phận trên cơ thể thể.Giáo dục trẻ giữ vệ sinh sạch sẽ,ăn nhiều thức ăn có lợi cho sức khỏe.
II.Chuẩn bị:
Tranh minh họa nội dung bài thơ: “Giữ nụ cười xinh”.
Giấy A4,màu tô,bút chì.
III. Tiến hành:
Các bước
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Giới thiệu bài.
2.Phát triển bài.
3.Kết thúc.
 - Cả lớp hát bài “Thật đáng yêu”.
- Đàm thoại về nội dung bài hát.
+ Dạy thơ 
-Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
-Cô đọc cả bài thơ lần 1(thể hiện giọng đọc diễn cảm).
-Cô đọc lần 2 kết hợp xem tranh.
* Đàm thoại .
 + Cô vừa đọc bài thơ gì?
 +Trong bài thơ đã nói lên điều gì?
+Tại sao các cháu phải đánh răng?
+Các cháu đánh răng vào lúc nào? 
+ Điều gì đã xảy nếu chúng ta không đánh răng? 
-Giáo dục cháu biết giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ và nên ăn nhiều loại quả tươi có lợi cho răng.
-Cô đọc lại cả bài thơ lần 3.
+ Dạy trẻ đọc thơ
-Cô lần lượt dạy trẻ đọc theo cô cả bài thơ vài lần (Cô chú ý sữa sai).
-Dạy trẻ đọc theo tổ,nhóm,cá nhân(Chú ý sữa sai những cháu yếu)
-Cả lớp đọc lại cả bài thơ vài lần.
+Trò chơi
+ Chơi: In hình bàn tay,bàn chân của mình.
- Cô cháu cùng thu dọn đồ dùng
-Trẻ hát múa cùng cô
-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe.
-Trẻ đọc thơ
-Trẻ đọc theo tổ nhóm
-Trẻ đọc thơ cá nhân
- Trẻ chơi trò chơi
-Trẻ thu dọn đồ dùng
*Bổ sung và nhận xét :
*Chơi , hoạt động theo ý thích( hoạt động chiều):
BÉ LÀM NỘI TRỢ:
LÝ THUYẾT: PHA NƯỚC CHANH
I. Yêu cầu : 
Trẻ biết được trình tự các bước pha nước chanh
Trẻ ghi nhớ các bước pha nước chanh
Trẻ hiểu dinh dưỡng cần cho cơ thể cháu .
II. Chuẩn bị :
Tranh vẽ các bước pha nước chanh
III. Tổ chức hoạt động :
* Trò chơi : Tập tầm vông.
-Các con có mệt không?
- Có khát nước không?
Các con thích uống nước gì?
→ Hôm nay cô sẽ dạy các con biết được các bước pha nước chanh
Cô giới thiệu trình tự các bước pha nước chanh
Pha nước chanh gồmcó 6 bước như sau:
+ B1: Rót 2/3 cốc nước chín để nguội
 + B2: Thêm 2 thìa đường.
 + B3: Cắt quả chanh
 + B4: Vắt nước chanh
 + B5: Khuấy đều
 + B6 : Uống nước chanh .
+Cô giới thiệu từng bước và cho cháu nhắc lại nhiều lần.
 +Cho 1 vài trẻ lên xếp lại các bước pha nước chanh
* Trò chơi: Mô phỏng các bước pha nước chanh
- Cả lớp cùng chơi 2-3 lần.
 * Trò chơi :Ghép tranh:
+ Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi.
- Cho 2 đội thi đua,đội nào ghép đúng và nhanh thì đội đó thắng
 - Giáo dục trẻ: Uống nước chanh có rất nhiều chất bổ dưỡng ,giúp cơ thể mau lớn, khỏe mạnh và nhanh lớn hơn..
-Cô cháu cùng thu dọn đồ dùng.
*Bổ sung hoặc nhận xét hoạt động: 
Nhận xét cuối ngày (thay quyển nhật ký)
+ Sĩ số học sinh: 
..
+ Tình trang sức khỏe
.., .
+ Xúc cảm tình cảm
+ Tham gia hoạt động học tập và vui chơi của trẻ
TUẦN 6: Cơ thể của bé
Từ ngày 10/10/2016 đến 14/10/2016
Thứ
Ngày
Thứ hai
10/10/2016
Thứ ba
11/10/2016
Thứ tư
12/10/2016
Thứ năm
13/10/2016
Thứ sáu
14/10/2016
Đón trẻ
Trò chuyện,

File đính kèm:

  • docCHU_DIEM_BAN_THAN_20162017.doc
Giáo Án Liên Quan