Giáo án mầm non lớp lá năm học 2015 - Chủ đề: Bản thân

A. MỤC TIÊU:

1. Phát triển thể chất:

- Trẻ có kỹ năng thực hiện một số vận động cơ bản theo yêu cầu của bản thân như: đi trong đường hẹp, nhảy qua vật cản, bò theo đường dích dắc, .

- Có khả năng tự phục vụ cho bản thân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày như đánh răng, cầm muỗng xúc ăn, tự mặc và cởi quần áo (CS5), sử dụng kéo cắt, tự rửa tay chân bằng xà phòng khi bị bẩn (CS15)

- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của việc ăn uống đủ chất, hợp vệ sinh (CS19) , không ăn những thức ăn có hại cho sức khoẻ (CS20).

- Biết bảo vệ- giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân như giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng (CS18) tay chân, luôn sạch gọn , và không chơi ở những nơi mất vệ sinh- nguy hiểm.

2. Phát triển nhận thức:

- Trẻ biết gọi tên các đặc điểm của bản thân và biết so sánh sự khác nhau so với người khác về họ tên, giới tính, cao- thấp, béo- gầy, kiểu tóc .và nói được khả năng- sở thích của bản thân CS29), mạnh dạn nói ý kiến của bản thân (CS34), biết đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân (CS30), trẻ thể hiện thích thú cái đẹp của bản thân (CS38)

- Trẻ biết được cơ thể con người có 5 giác quan và tác dụng của từng giác quan đó.

- Nhận biết- phân biệt được các loại hình học (hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật) và vị trí các hướng trong không gian (phía trên- dưới, phía trước- sau, phía phải- trái).

 

doc41 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 761 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá năm học 2015 - Chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN 
THỜI GIAN: 3 Tuần. (Từ ngày 12.10.2015 đến 30.10.2015)
 ----------oooOOOooo----------
A. MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất: 
- Trẻ có kỹ năng thực hiện một số vận động cơ bản theo yêu cầu của bản thân như: đi trong đường hẹp, nhảy qua vật cản, bò theo đường dích dắc,..
- Có khả năng tự phục vụ cho bản thân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày như đánh răng, cầm muỗng xúc ăn, tự mặc và cởi quần áo (CS5), sử dụng kéo cắt, tự rửa tay chân bằng xà phòng khi bị bẩn (CS15)
- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của việc ăn uống đủ chất, hợp vệ sinh (CS19), không ăn những thức ăn có hại cho sức khoẻ (CS20).
- Biết bảo vệ- giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân như giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng (CS18) tay chân, luôn sạch gọn, và không chơi ở những nơi mất vệ sinh- nguy hiểm. 
2. Phát triển nhận thức:
- Trẻ biết gọi tên các đặc điểm của bản thân và biết so sánh sự khác nhau so với người khác về họ tên, giới tính, cao- thấp, béo- gầy, kiểu tóc.và nói được khả năng- sở thích của bản thân CS29), mạnh dạn nói ý kiến của bản thân (CS34), biết đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân (CS30), trẻ thể hiện thích thú cái đẹp của bản thân (CS38)
- Trẻ biết được cơ thể con người có 5 giác quan và tác dụng của từng giác quan đó.
- Nhận biết- phân biệt được các loại hình học (hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật) và vị trí các hướng trong không gian (phía trên- dưới, phía trước- sau, phía phải- trái). 
3. Phát triển ngôn ngữ:
-Trẻ biết dùng từ ngữ phù hợp để kể về bản thân mình và người khác.
- Hiểu biết, lắng nghe và trả lời câu nói rỏ ràng và mạch lạc tự tin trong giao tiếp.
- Trẻ thuộc các bài thơ, câu chuyện, bài hátmạch lạc, rỏ ràng.
- Mạnh dạn nói ý kiến, khả năng, sở thích của bản thân, không nói tục chửi bậy chửi (CS 78)
4. Phát triển thẩm mỹ:
- Trẻ biết sử dụng một số kỹ năng hoạt động tạo hình như: vẽ, nặn, xé .về hình ảnh của bản thân thông qua sắp xếp bố cục hài hòa.
- Trẻ biết thể hiện sắc thái hồn nhiên, vui tươi khi tham gia hát- vận đông nhịp nhàng theo giai điệu của các bài hát về chủ đề bản thân.
- Biết thể hiện sự thích thú trước cái đẹp, không nói tục chửi bậy, biết che miệng khi ho- hắt hơi-ngáp.
5. Phát triển tình cảm- xã hội:
- Trẻ cảm nhận được trạng thái cảm xúc khác nhau của mình và của người khác qua lời nói, cử chỉ, hành động ( yêu, ghét, tức giận, luôn quan tâm đến mọi người xung quanh), ứng sử phù hợp với giới tính của bản thân.
- Trẻ biết giữ gìn và bảo vệ môi trường sạch sẽ.
- Luôn tham gia và thực hiện các nội qui, qui định chung của trường lớp, ở nhà.
* Tích hợp: GDDD, GDVS,GDKNS, Lồng ghép:Nha học đường, BTLNT
B. MẠNG NỘI DUNG:
Tôi là ai?
Làm thế nào để lớn lên và khỏe mạnh?
Bản thân
Cơ thể bé 
C. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
- Trò chuyện về đặc điểm giống- khác nhau của bản thân mình và của người khác.
- Biết được ích lợi của thực phẩm với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể con người.
- Nhận biết- phân biệt được các hình: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật và các vị trí trong không gian:trên- dưới, trước- sau, phải- trái.
- Tham gia các trò chơi vận động cùng với bạn.
NHẬN THỨC
- Hát-vận động các bài:
 * Mời bạn ăn. 
 * Chân nào khỏe hơn. 
 * Miệng xinh 
 Kết hợp tham gia vận động nhịp nhàng theo giai điệu của từng bài hát.
- Tham gia các trò chơi âm nhạc cùng với bạn.
- Sự khéo léo của đôi tay thông qua nặn hình người, vẽ chân dung bé trai- bé gái, vẽ nặn các loại thực phẩm.
THẨM MỸ
BẢN THÂN
TÌNH CẢM- XÃ HỘI
- Cảm nhận được xúc cảm khác nhau qua cử chỉ, nét mặt, điệu bộ
- Thực hiện những nội qui, qui định nề nếp, sinh hoạt, vui chơi
- Biết thu dọn đồ dùng đồ chơi để đúng nơi qui định, vệ sinh trường lớp gọn gàng sạch sẽ
THỂ CHẤT
- Biết phối hợp tay chân thực hiện các vận động cơ bản: “Đi trong đường hẹp” “Nhảy qua dây” “Bò theo đường dích dắc” 
- Trò chuyện về cơ thể khỏe mạnh và ích lợi của việc luyện tập, giữ gìn vệ sinh cơ thể đối với bản thân con người.
- Tham gia trò chơi vận động trong các hoạt động.
NGÔN NGỮ
- Lời nói mạch lạc thông qua đọc các bài thơ: 
* Cô dạy 
* Bé ơi”
- Trò chuyện và kể về ngày sinh nhật của bé.
- Tham gia trò chơi dân gian: “Nu na nu nống” “Chi chi chành chành”
 CHỦ ĐỀ: TÔI LÀ AI?
Yêu cầu:
Phân biệt được bản thân với các bạn qua đặc điểm hình dáng bên ngoài
Chấp nhận- tôn trọng sự khác biệt, sở thích của bạn.
Cảm nhận- cảm xúc yêu, ghét.Quan tâm giúp đỡ, chơi hòa đồng, hợp tác cùng bạn
Tham gia vận động nhịp nhàng định được hướng để đi qua bài “Đi theo đường hẹp”
Thuộc - hát đúng lời rõ kết hợp tham gia vận động theo giai điệu bài “Miệng xinh”.Lồng ghép NHĐ: “Tại sao răng quan trọng”
Biết phối hợp các kĩ năng tạo hình để tạo thành đôi tay xinh đẹp.
Nhận biết và phân biệt được các hình học: “hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật”
TUẦN 8: Từ ngày: 12/10/2015 đến ngày 16/10/2015.
HOẠT
ĐỘNG
THỨ HAI
(12/10/2015)
THỨ BA
(13/10/2015)
THỨ TƯ
(14/10/2015)
THỨ NĂM
(15/10/2015)
THỨ SÁU
(16/10/2015)
ĐÓN
TRẺ
- Cô đón trẻ vào lớp. Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân gọn gàng.
- Trò chuyện về bé.
THỂ
DỤC
SÁNG
Hô hấp 2, Tay vai 2, Chân 2, Bụng lườn 2, Bật 2.
HOẠT
ĐỘNG CÓ CHỦ
ĐÍCH
PTTC
Bé đi theo đường hẹp.
PTNT
Giới thiệu đặc điểm của mình.
PTTM
- Miệng xinh.
PTTM
Bé làm họa sĩ.
PTNT
Bé làm quen với các hình học.
HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI TRỜI
- Đi trong đường hẹp.
- TC: Ai nhanh nhất.
- In bàn tay trên sân.
- TC: Giúp cô tìm bạn.
- NHĐ: “Tại sao răng quan trọng”.
- Kể các bộ phận cơ thể bạn.
- TC: Trốn tìm.
- Xếp khuôn mặt bạn em thích.
- TC: Về đúng nhà.
- Vẽ hình mình thích.
- TC: Kéo co.
HOẠT
ĐỘNG
CHƠI
- Góc xây dựng: Xây vườn hoa của bé.
- Góc phân vai: Bác sĩ khám bệnh. Nhđ: “Tại sao răng quan trọng”
- Góc âm nhạc: Hát- vận động “Bạn ở đâu”
- Góc tạo hình: Tô ảnh bạn thân.
- Góc khoa học: Nhận biết các hình học.
HOẠT
ĐỘNG
CHIỀU
- Đi, chạy theo hiệu lệnh.
- Trò chuyện về đặc điểm của bản thân.
- Nhận biết các giác quan của cơ thể.
- Hát: “Miệng xinh”
- Trò chuyện về miệng xinh của bé.
- Vẽ chân dung bạn trai- bạn gái.
- Tạo khuôn mặt theo cảm xúc.
- Nhận biết hình học.
- Xếp đồ vật từ hình học.
-Trò chuyện các giác quan của cơ thể.
TRẢ TRẺ
- Cô hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân.
- Nhận xét nêu gương- Dặn dò.
I. ĐÓN TRẺ:
- Cô đón trẻ vào lớp. Nhắc nhỡ trẻ xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, đúng nơi qui định.
- Trò chuyện về chân dung của bé và sở thích đặc tính của chúng
II. THỂ DỤC SÁNG:
1. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ phối hợp tay chân nhịp nhàng thực hiện đúng các động tác.
 - Qua các bài tập giúp trẻ hít thở sâu, tăng cường sự trao đổi chất, vui tươi sản khoái.
 - Rèn luyện sự phát triển các cơ, dẻo dai, mạnh khỏe.
2. Chuẩn bị:
 - Sân rộng, thoáng mát.
 - Trống lắc, một số bài hát về chủ đề “Bản Thân”
3. Tiến hành:
a. Hoạt động 1: Bé khởi động.
- Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân tập với bài hát “Đi đều” chuyển thành hàng ngang.
 b. Hoạt động 2: Bé vui khỏe:
 - Hô hấp 2: Thổi nơ bay.
 TH: 2 tay đưa dan ngang, miệng giả thổi mạnh ra- hít vào (2 lần 8 nhịp)
 - Tay vai 2: 2 tay dan ngang, đưa lên cao, chân bước sang ngang.
 - Chân 2: Đứng thẳng 2 tay dan ngang, 2 tay đưa phía trước chân khuỵ gối
 - Bụng lườn 2: 2 tay dan ngang chân bước sang ngang, 1 tay chống hông 1 tay đánh lăn tay (đổi bên)
- Bật 2: Bật tiến về trước. 
 TH: 2 tay chống hông, bật nhún nhảy tiến về trước theo nhịp trống gõ (2 lần 8 nhịp)
c. Hoạt động 3: Điều hòa.
 - Đi nhẹ hít thở dều hòa.
 - Hát bài “Khám tay” kiểm tra vệ sinh tay trẻ.
 - Đọc thơ bài “Bé tập thể dục”.
III. HOẠT ĐỘNG CHƠI: 
 NỘI DUNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 CHUẨN BỊ
 TIẾN HÀNH
+ Góc xây dựng:
Xây vườn hoa của bé.
- Biết sử dụng vật liệu để sắp xếp thành mô hình vườn hoa có nhiều loại hoa có màu sắc khác nhau thành khu vườn phù hợp.
- Trẻ tham gia cùng chơi, phân công nhiệm vụ để chơi
 - Các khối hợp, hột hạt, hàng rào, cây xanh, một số cây hoa và đồ chơi ngoài trời, sỏi, cỏ
- Cô hướng dẫn trẻ phân vai và cách chơi, thể hiện hành động chơi, đúng vai chơi.
- Bố trí các vật liệu xếp thành mô hình vườn hoa có nhiều cây, cỏ, hoa
- Biết phối hợp cùng bạn để xây thành vườn hoa cho phù hợp.
+ Góc phân vai:
Bác sĩ khám bệnh.
.
- Trẻ biết thể hiện vai chơi, thể hiện từng hành động, công việc vai chơi .
- Biết trò chuyện, trao đổi với nhau trong giao tiếp.
- Biết thể hiện vai trò và trách nhiệm của Bác sĩ, y tá khi khám bệnh chăm sóc cho bệnh nhân.
- Một số đồ dùng đồ chơi của lớp như: Trang phục, ống nghe, ống têm, sổ khám bệnh nhân
- Thẻ số làm tiền
- Cô hướng dẫn trẻ chơi và biết thể hiện vai chơi.
- Biết thể hiện vai chơi và hành dộng chơi đóng vai Bác sĩ khám bệnh, y tá tiêm thuốc và phát thuốc, bệnh nhân đi khám bệnh và khai bệnh lấy thuốc và trả tiền. 
- Biết trao đổi với nhau trong việc đóng vai chơi Bác sĩ khám bệnh.
+ Góc âm nhạc:
 Hát- vận động “Bạn ở đâu”.
- Trẻ thuộc bài hát, biết kết hợp vận dộng nhịp nhàng theo giai điệu của bài hát cùng với cô.
- Biết phân vai diễn và biểu diễn theo vai chơi.
 - Các nhạc cụ cho góc âm nhạc: trống, thép tre, gáo dừa, đàn
- Cô hướng dẫn trẻ tham gia biểu diễn văn nghệ theo vai diễn.
- Trẻ thể hiện hành động vai diễn hát vận động nhịp nhàng theo điệu bộ vui tươi, hồn nhiên của bài hát.
+ Góc tạo hình:
Tô ảnh bạn thân.
- Tập cho trẻ biết cách cầm viết và di chuyển các nét cơ bản để tô màu cho đều đẹp.
- Cho trẻ làm quen các cây bút màu và nhận biết được bé trai- bé gái về giới tính của con người.
- Giấy A4, bút màu, một số chân dung của bé trai- bé gái.
- Cô hướng dẫn trẻ cách cầm viết để di chuyển từ từ cho màu đều, không lem ra ngoài.
- Cho trẻ vào nhóm tự chọn vật liệu để thực hiện tô màu cho phù hợp theo chân dung của bé trai- bé gái.
+Góc khoa học:
 Nhận biết các hình học.
- Trẻ nhận biết và phân biệt từng loại hình khác nhau.
- Rèn luyện tính khéo léo, tô màu hình theo tín hiệu màu.
- Vở tập toán, bút chì, bút màu 
- Cô hướng dẫn trẻ cách tô màu và nhận biết hình cho chính xác phù hợp.
- Cho trẻ thực hiện, cô quan sát theo dởi trẻ.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Vệ sinh ăn trưa:
- Cô chuẩn bị khăn lau. Trước khi vào bàn ăn cho trẻ rửa tay sạch sẽ.
- Cô giới thiệu các món ăn cho trẻ.
- Rèn cho trẻ có thói quen biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, biết mời cô- các bạn trước khi ăn, ăn hết khẩu phần ăn và không làm đổ rơi cơm ra ngoài. 
- Biết giúp đỡ cô giáo chuẩn bị giờ ăn.
- Ăn xong biết để đồ dùng đúng nơi qui định. 
- Đánh răng, rửa mặt tay chân, uống nước, đi vệ sinh, chuẩn bị vào chỗ ngủ.
2. Ngủ trưa- vệ sinh:
- Không cho trẻ nằm trực tiếp xuống sàn gạch.
- GD cho trẻ biết giữ yêm lặng trong giờ ngủ.
- Quan sát và nhắc nhỡ trẻ không cho trẻ ngủ nằm sấp, nằm tay chân duỗi thẳng.
- Đến giờ thức, trẻ biết tự giác thu dọn đồ dùng để đúng nơi qui định.
- Đánh răng rửa mặt, đi vệ sinh, lau mặt- chải đầu.
3. Nội dụng hoạt động chiều trong tuần:
Ôn kiến thức trong tuần.
Nội dung mới:
- Hát: “Miệng xinh”.
- Nhận biết đặc điểm của bản thân
- Làm quen các hình hình học.
- Vẽ bạn trai- gái. 
- Nhận biết các giác quan của cơ thể.
4. Nêu gương- Trả trẻ:
- Cho trẻ đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan.
- Cô nhận xét các bạn học ngoan trong ngày, sau đó tiến hành cho các bạn cấm cờ bé ngoan.
- Động viên nhắc nhỡ các bạn chưa được ngoan, cố gắng học ngoan lần sau được cấm cờ.
- Lần lượt cho trẻ về khi cha mẹ đến đón, nhắc nhỡ trẻ chào cô- cha mẹ.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, giờ ăn, giờ ngủ.của trẻ.
NS: 10.10.2015 
ND: T2/ 12.10.2015 Phát triển thể chất
 ĐI THEO ĐƯỜNG HẸP
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ biết định được hướng để đi và biết phối hợp đi thăng bằng để giữ túi cát không bị rơi khi đi trong đường hẹp.
- Rèn sự chú ý cho trẻ khi thực hiện vận động và tham gia các trò chơi cùng bạn.
- GD: Trẻ mạnh dạn tự tin khi đi và tham gia trò chơi.
II/ CHUẨN BỊ:
- Vẽ đường hẹp( rộng 25cm, dài 2cm), túi cát, dây thun..
- Lớp rộng, thoáng dễ thực hiện vận động.
- Bài đồng dao: “Nu na nu nống”
III/ TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1: Khởi động 
- Cô- trẻ cùng hát vận động bài “Đường em đi”, kết hợp khởi động các kiểng chân.
- Trò chuyện về đôi chân.
- GD: Trẻ biết giữ gìn đôi chân luôn sạch sẽ.
- Cùng tập các bài tập:
+ Tay vai : 2 tay dan ngang gập khuỷu tay.
+ Chân : 2 tay chống hông chân luân phiên ra trước.
+ Bụng lườn: Đứng thẳng quay người sang phải- trái.
+ Bật: Bật tiến về trước.
* Hoạt động 2: Trọng động
- Cô thực hiện đi trong đường hẹp kết hợp đầu đội túi cát cho trẻ quan sát.
- Gợi hỏi: Cô vừa làm gì? (trẻ tự nhận xét).
- Cô hướng dẫn cho trẻ biết cách thực hiện: “Khi đi người thẳng, mắt nhìn về phía trước, đầu đội túi cát, 2 tay giữ thăng bằng để đi không làm rơi túi cát”.
- Lần lượt cho trẻ lên thực hiện. Cô quan sát và theo dõi nhắc nhỡ gợi ý thêm.
- Chia trẻ làm 2 đội và cho 2 đội thi đua với nhau.
* Hoạt động 3: Củng cố
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Nu na nu nống”
- Cho trẻ đọc lại đồng dao “Nu na nu nống”
- Phổ biến luật chơi- cách chơi
- Phân chia theo nhóm rồi cho trẻ chơi. Cô theo dõi trẻ
* Hoạt động 4: Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng.
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ tham gia thực hiện vận động đi trong đường hẹp trên sân trường. 
- Trẻ tích cực tham gia vui chơi cùng với bạn.
- Đảm bảo an toàn khi chơi.
2. Chuẩn bị:
- Sân rộng, sạch sẽ.
- Vẽ đường hẹp.
3. Tiến hành:
Cô tổ chức cho trẻ thực hiện đi trong đường hẹp để lấy đồ chơi theo yêu cầu. Lần lượt từng trẻ thực hiện, cô quan sát nhắc nhỡ thêm.
Trò chơi vận động: “Ai nhanh nhất”.
- Phổ biến luật chơi- cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần . Cô theo dỏi quan sát trẻ.
Chơi tự do: Theo ý thích.
 HOẠT ĐỘNG CHƠI
 1.Góc xây dựng: Xây vườn hoa của bé.
2.Góc phân vai: Bác sĩ khám bệnh. NHĐ: “Tại sao răng quan trọng”
3.Góc âm nhạc: Hát- vận động “Miệng xinh”.
4.Góc tạo hình: Tô ảnh bạn thân.
 5.Góc khoa học: Nhận biết các hình học.
 HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ tham gia vận động đi- chạy theo hiệu lệnh.
- Trẻ tích cực tham gia kể tên các bộ phận của cơ thể mình. 
2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh bé trai- gái.
- Sân sạch sẽ.
3. Tiến hành:
a. Ôn kiến thức:
- Hát cùng với cô : “ Đường và chân”
- Trò chuyện về nội dung bài hát.
- Cho trẻ đi- chạy theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ tham gia thực hiện, cô quan sát theo dõi trẻ.
b. Kiến thức mới:
- Cô tổ chức dạy trẻ làm quen với các bộ phận của cơ thể và gọi tên lần lượt từng bộ phận đó. Nhận biết các bộ phận và tác dụng của chúng.
- Cho trẻ tham gia nhìn bạn mình thích kể các bộ phận của cơ thể bạn.
- Cô cho trẻ quan sát rồi thực hiện theo yêu cầu.
- Lần lượt cho trẻ thực hiện, cô theo dõi quan sát sửa sai cho trẻ.
c. Chơi tự do: theo ý thích.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
...........
NS: 10.10.2015
ND:T3/ 13.10.2015 Phát triển nhận thức
 GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM CỦA MÌNH
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Trẻ biết giới thiệu về bản thân mình như tên, tuổi, sở thích, món ăn mà trẻ thích
- Trẻ biết so sánh, phân biệt giới tính giữa nam và nữ.
- GD: Trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ, biết quan tâm và giúp đỡ bạn.
II/ CHUẨN BỊ:
- Tranh bé trai- gái.
- Giấy A4, bút màu.
III/ TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1: Khám phá về bản thân mình.
- Cô gợi cho trẻ biết kể về bản thân mình và các bạn trong lớp: tên, tuổi, các đăc điểm bên ngoài(rèn cho trẻ nói ròn câu, rõ ràng). 
- Cho cháu kể tên các bộ phận của cơ thể và các giác quan. Nêu chức năng của các bộ phận và các giác quan đó.
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Quả bóng lăn”
- Lần lượt cô cho trẻ giới thiệu về bản thân mình như tên, tuổi, phái, sở thích.
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi “ kết bạn”.
- Tổ chức cho trẻ kết thành nhóm chơi theo yêu cầu của cô: kết 1 bạn trai và bạn gái, kết nhóm có 4 bạn gồm 2 bạn trai và 2 bạn gái
- Cô quan sát khi trẻ chơi.
* Hoạt động 3: Bé khám phá
- Cho trẻ khám phá sự khác nhau giữa bạn trai và bạn gái.
- Cô cho trẻ nhận xét về 1 bạn nam và 1 bạn nữ.
- Cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau giữa bạn nam và bạn nữ về sức khoẻ, cân nặngbằng giác quan.
- GD: Trẻ biết yêu thương bạn- giúp đỡ bạn, Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ - khỏe mạnh.
* Hoạt động 4: Bé khéo thế
- Cô cho trẻ tạo chân dung bạn trai- bạn gái mà trẻ thích.
+ GD: Trẻ biết sắp xếp đồ dùng gọn gàng, biết tiết kiệm hồ, giấy màu..
- Cô nhận xét sản phẩm.
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ tham gia in bàn tay trên sân trường.
- Trẻ tích cực tham gia vui chơi cùng với bạn.
- Đảm bảo an toàn khi chơi.
2. Chuẩn bị:
- Sân rộng, sạch sẽ, phấn
- Một số đồ dùng: nơ, mũ, áo, hoa
3. Tiến hành:
Cô tổ chức cho trẻ thi đua in vẽ bàn tay trên sân trường, cô quan sát theo dõi trẻ thực hiện và GD biết giữ gìn đôi tay luôn sạch sẽ- phòng bệnh nhiễm khuẩn vào đường ruột.
Trò chơi vận động: “Giúp cô tìm bạn”.
- Phổ biến luật chơi- cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần . Cô theo dỏi quan sát trẻ.
Chơi tự do: Theo ý thích.
 HOẠT ĐỘNG CHƠI
 1.Góc xây dựng: Xây vườn hoa của bé.
2.Góc phân vai: Bác sĩ khám bệnh. NHĐ: “Tại sao răng quan trọng”
3.Góc âm nhạc: Hát- vận động “Miệng xinh”.
4.Góc tạo hình: Tô ảnh bạn thân.
 5.Góc khoa học: Nhận biết các hình học.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ tham gia quan sát nhận biết các giác quan của cơ thể và chức năng tác dụng của chúng.
- Trẻ tích cực tham gia học hát, hát rõ lời hát đúng giai điệu của bài “Miệng xinh”
2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh bé trai- gái.
- Sân sạch sẽ.
3. Tiến hành:
a. Ôn kiến thức:
- Hát cùng với cô : “ Miệng xinh”
- Trò chuyện về nội dung bài hát.
- Cho trẻ nhận biết từng giác quan và biết được chức năng tác dụng của chúng. 
- Trẻ tham gia thực hiện, cô quan sát theo dõi trẻ.
b. Kiến thức mới:
- Cô tổ chức dạy trẻ hát theo giai điệu của bài “Miệng xinh”
- Cho trẻ học hát bằng nhiều hình thức khác nhau, hát to rõ lời.
- Lần lượt cho trẻ thực hiện , cô theo dõi quan sát sửa sai cho trẻ.
c. Chơi tự do: theo ý thích.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
..
......
NS: 10.10.2015
ND:T4/ 14.10.2015 Phát triển thẩm mỹ
MIỆNG XINH
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Trẻ thuộc lời nhạc và vận động nhịp nhàng theo bài hát “Miệng xinh”.
- Phát triển kỹ năng sáng tạo khi vận động và thể hiện được cảm xúc vui tươi qua nét mặt cử chỉ, điệu bộ
- GD: Biết giữ gìn vệ sinh răng miệng, không nói bậy hoặc chửi thề.
II/ CHUẨN BỊ:
- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát.
- Đàn, mũ chóp,các dụng cụ thanh gõ..
III/ TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1: Nào ta cùng hát.
- Cô xướng âm “la” cho trẻ nghe và đoán tên bài hát.
- Cả lớp đồng thanh tên bài hát Miệng xinh”
- Mời vài trẻ lên hát.
- Cô hát cho trẻ nghe laị 1 lần.
- Cho trẻ hát kết hợp đàn bằng nhiều hình thức khác nhau.
- GD: Gọi hỏi: Để cho răng được trắng đẹp phải làm gì?(ăn nhiều chất dinh dưỡng bổ cho răng, đánh răng thường xuyên sau những bữa ăn, không nói bậy chửi thề.)
- Lần lượt cho trẻ hát kết hợp vận động theo giai điệu của bài bằng nhiều hình thức khác.
* Hoạt động 2: Bé vui với nhạc
- Cô giới thiệu tên trò chơi âm nhạc: “Đoán xem có bao nhiêu bạn hát.
- Tổ chức trẻ chơi theo yêu cầu của cô đưa ra.
- Cho trẻ chơi vài lần, cô quan sát nhắc nhỡ .
* Hoạt động 3: Nghe nhạc
- Cô dạo đàn cho trẻ nghe giai điệu của bài hát.
- Giới thiệu tên bài hát “Tìm bạn thân”
- Cô hát kết hợp minh họa cho trẻ xem.
- Mời trẻ cùng tham gia với cô hát vận động theo giai điệu của bài hát.
+ GD: Biết thương yêu giúp đỡ bạn- giữ gìn vệ sinh cá nhân luôn sạch đẹp. 
NHA HỌC ĐƯỜNG
TẠI SAU RĂNG QUAN TRỌNG
I/M

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_ban_than.doc
Giáo Án Liên Quan