Giáo án mầm non lớp lá năm học 2015 - Chủ điểm: Giao thông

A. MỤC TIÊU:

1. Phát triển thể chất:

*. Phát triển vận động:

- Trẻ biết thực hiện các động tác tay, chân, bụng, lườn và các bài tập thể dục một cách thuần phục, nhịp nhàng.

- Phát triển vận động cơ bản như: đập bóng bằng 2 tay (cs 10), chạy 18m trong khoảng thời gian 5- 7giây (cs 12). Ném xa bằng hai tay.

- Biết thực hiện mô phỏng một số hành động, thao tác trong một số phương tiện. Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn (cs 8).

*. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe

- Biết ăn đa dạng các món ăn, ăn đủ chất cho cơ thể khỏe mạnh tránh ốm đau, khi tham gia giao thông biết chấp hành đúng luật lệ, đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang khi ra đường.

- Biết giữ gìn vệ sinh, rửa tay, chân sạch sẽ sau khi chơi và lao động.

- Nhận ra một số đồ dùng, nơi vui chơi có thể xảy ra nguy hiểm, không đùa nghịch và chơi nơi đó.

 

doc21 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá năm học 2015 - Chủ điểm: Giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM: 
GIAO THÔNG
THỜI GIAN: 4 tuần. (14/ 9/ 2015 đến 9/ 10/ 2015)
-----------TTTT-----------
A. MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất:
*. Phát triển vận động:
- Trẻ biết thực hiện các động tác tay, chân, bụng, lườn và các bài tập thể dục một cách thuần phục, nhịp nhàng.
- Phát triển vận động cơ bản như: đập bóng bằng 2 tay (cs 10), chạy 18m trong khoảng thời gian 5- 7giây (cs 12). Ném xa bằng hai tay.
- Biết thực hiện mô phỏng một số hành động, thao tác trong một số phương tiện. Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn (cs 8).
*. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
- Biết ăn đa dạng các món ăn, ăn đủ chất cho cơ thể khỏe mạnh tránh ốm đau, khi tham gia giao thông biết chấp hành đúng luật lệ, đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang khi ra đường.
- Biết giữ gìn vệ sinh, rửa tay, chân sạch sẽ sau khi chơi và lao động.
- Nhận ra một số đồ dùng, nơi vui chơi có thể xảy ra nguy hiểm, không đùa nghịch và chơi nơi đó.
2. Phát triển nhận thức:
*. Khám phá khoa học:
- Nhận ra giai điệu ( vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc (cs 99)
- Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản (cs 102).
*. Làm quen một số khái niệm cơ bản về toán.
- Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chủ nhật, khối trụ theo yêu cầu (cs 107).
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Mở rộng kỹ năng giao tiếp qua các hoạt động theo các chủ điểm, như trò chuyện thảo luận, kể truyện. Nghe, hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động (cs 62).
- Biết sử dụng một số từ chỉ giao thông như: ô tô, xe máy, xe đạp, thuyền buồm, tàu thủy, máy bay, các phương tiện đều chấp hành đúng luật khi tham gia giao thông. Biết ý nghĩa một số kí hiệu, biểu tượng trong cuộc sống (cs 82).
- Cháu phát âm đúng không ngọng, mạnh dạn giao tiếp bằng lời nói với mọi người xung quanh. Sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩa, kinh nghiệm của bản thân (cs 68).
4. Phát triển tình cảm quan hệ xã hội:
- Trẻ lễ phép trong giao tiếp, thưa gửi khi trả lời, biết lắng nghe khi người khác nói biết cảm ơn xin lỗi đúng lúc, đúng cách.
- Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành nhiệm vụ (cs 32). Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn (cs 45). 
- Có nhóm bạn chơi thường xuyên (cs 46).
5. Phát triển thẫm mĩ:
- Biết kết hợp các đường nét cơ bản để tạo thành sản phẩm
- Có ý thức chấp hành tốt khi tham gia giao thông, thực hành tốt một số luật giao thông vào trong sản phẩm của mình. Biết thể hiện nhịp nhàng, uyển chuyển, tự tin khi biểu diễn cá bài hát về chủ đề giao thông.
Tích hợp: GDDD, GDVS, GDKNS, Lồng Ghép: nha học đường, bé tập làm nội trợ.
TẾT TRUNG THU
MÙA LŨ QUÊ EM
B. MẠNG NỘI DUNG: 
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
GIAO THÔNG
BÉ HỌC LUẬT GIAO THÔNG
C. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
NHẬN THỨC
Nhận biết mối quan hệ hơn kém nhau trong phạm vi 6. Tạo nhóm 6.
Trò chuyện về ptgt đương hàng không
Tết trung thu của em
TÌNH CẢM XÃ HỘI
Gấp cái thuyền
Bé làm phi công
Rước đèn dưới trăng
Em đi qua ngã tư đường phố
THỂ CHẤT
Ném xa bằng hai tay
Đập và bắt bóng tại chổ
Tung và bắt bóng bằng hai tay
Bật liên tục vào vòng
GIAO THÔNG
THẪM MĨ
Em đi chơi thuyền
Cắt dán biển báo giao thông
Nặn ptgt đường hàng không
Vẽ về tết trung thu
NGÔN NGỮ
Thuyền giấy
Gấp thuyền giấy
Gấp máy bay
Trăng sáng
CHỦ ĐỀ: MÙA LŨ QUÊ EM
YÊU CẦU: 
Thể hiện tình cảm vui tươi thích thú, biết ngồi yên khi đi trên thuyền, không đùa giỡn.
Kết hợp nhịp nhàng chân tayvà hướng nhắm để ném.
Thuộc và hiểu rõ nội dung bài thơ thuyền giấy.
 Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6, tạo nhóm 6
Kết hợp khéo léo động tác tay để gấp chiếc thuyền.
Tuần 4: 14/ 9 đến 18/ 9/2015
HOẠT ĐỘNG
THỨ HAI
(14/ 9)
THỨ BA
(15/ 9)
THỨ TƯ
( 16/ 9)
THỨ NĂM
( 17/ 9)
THỨ SÁU
( 18/9)
ĐÓN TRẺ
- Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.
- Trò chuyện về mùa nước lũ ở quê em
THỂ DỤC SÁNG
Hô hấp 2, Tay vai 2, Chân 2, Bụng 2, Bật 2. 
HOẠT ĐỘNG HỌC
PTTCQHXH
Em đi chơi thuyền
(GDKNS)
PTTC
Ném xa 2 tay.
PTNN
Thuyền giấy
PTNT
Số 8
PTTM
Gấp cái thuyền.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát tranh ptgt đường thủy
TC Chèo thuyền
Dạo chơi sân trường
TC Đua ghe ngo
Nhặt lá
TC Thuyền về bến. 
Quan sát bầu trời.
TC Kéo co.
Dạo chơi sân trường.
 TC Ai nhanh hơn
HOẠT ĐỘNG CHƠI
+ Góc Phân Vai: bán vé tàu, cửa hàng ăn uống,...
+ Góc Xây Dựng: xây dựng bến tàu,....
+ Góc Tạo Hình: xé, cắt, dán, vẽ, ptgt đường thủy 
+ Góc Học Tập: xem tranh ảnh, sách truyện về ptgt
+ Góc Thiên Nhiên: thả thuyền trên nước, chăm sóc cây xanh
HĐ CHIỀU
Em đi chơi thuyền.
Ném xa bằng hai tay
Trò chuyện về các ptgt đường thủy.
Thuyền giấy
Trò chuyện về mùa lũ quê em.
Nhận biết mối quan hệ phạm vi 6
Ôn số lượng 6.
Gấp thuyền giấy
Nặn ptgt đường thủy.
Trò chuyện về tết trung thu.
TRẢ TRẺ
Cô hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân.
Nhận xét, nêu gương, dặn dò.
ĐÓN TRẺ:
Cô đón trẻ vào lớp. Nhắc nhở trẻ xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, đúng nơi quy định.
Trò chuyện về các phương tiện giao thông đường thủy, mùa lũ ở quê em.
 THỂ DỤC SÁNG:
Mục đích yêu cầu:
Trẻ phối hợp tay chân nhịp nhàng thể hiện đúng các động tác.
Qua các bài tập giúp trẻ hít thở sâu, tăng cường sự trao đổi chất, vui tươi sản khoái.
Rèn luyện sự phát triển các cơ, dẻo dai, mạnh khỏe.
Chuẩn bị:
Sân rộng, thoáng mát.
Gậy, bài hát chủ đề giao thông.
Tiến hành:
Hoạt động 1: khởi động
Đi các kiểu chân tập kết hợp bài hát em đi chơi thuyền.
Hoạt động 2: trọng động
Hô hấp 2: thổi bóng bay
Tay vai 2: 2 tay đưa ra trước, 2 tay đưa lên trên.
Bụng 2: 
Chân 2: hai tay chống hông, chân trái đưa ra trước, đổi chân.
Bật 2: bật tại chổ.
Hoạt động 3: hồi tỉnh
Đi nhẹ hít thở đều hòa.
HOẠT ĐỘNG CHƠI:
Nội dung
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
Góc phân vai:
Bán vé tàu
Biết thể hiện vai chơi, thể hiện từng hành động, công việc vai chơi.
Biết trò chuyện trao đổi với nhau trong giao tiếp.
Biết thể hiện vai trò, trách nhiệm của người bán vé tàu.
Tiền giả. Vé tàu giả. Trang phục. Viết.....
Biết thể hiện vai chơi, bố trí các vật liệu chơi phù hợp, phối hợp bạn cùng chơi.
Góc xây dựng:
Xây dựng bến tàu
Biết sử dụng vật liệu để sắp xếp thành mô hình bến tàu phù hợp.
Trẻ tham gia chơi, phân công nhiệm vụ để chơi.
Các khối hộp, hột hạt, hàng rào, cây xanh, các ptgt, ...
Cô hướng dẫn trẻ phân vai và cách chơi phối hợp bạn cùng chơi, thể hiện đúng vai chơi
Góc học tập: xem tranh ảnh ptgt đường thủy
Nhận biết phương tiện giao thông phù hợp đường đi.
Gìn giữ, luyện thói quen đọc sách.
Tranh về các ptgt đường thủy, sách truyện tranh....
Cô hướng dẫn trẻ cách xem sách, xem tranh trên máy, cách cầm sách....
Góc tạo hình:
Tạo ptgt đường thủy
Tập cách cầm viết, tạo các nét cơ bản, nhận biết các ptgt.
Giấy a4, bút màu, đất nặn
Cô hướng dẫn trẻ cách cầm viết, tô màu đều, không lem ra ngoài
Góc thiên nhiên: thả thuyền trên nước
Nhận biết các ptgt đường thủy phù hợp với mục đích sử dụng.
Quan tâm chăm sóc cây sạch sử dụng nước hợp lí.
Giấy, cây xanh, thùng nước, kéo tỉa...
Cô hướng dẫn trẻ cách xếp thuyền, cách tỉa lá, tưới nước, chăm sóc cây xanh
HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
Vệ sinh ăn trưa:
Cô chuẩn bị khăn lau. Trước khi vào bàn ăn cho trẻ rửa tay sạch sẽ.
Cô giới thiệu các món ăn cho trẻ.
Rèn cho trẻ có thói quen biết giữu gìn vệ sinh trong ăn uống, biết mời cô các bạn cùng ăn, ăn hết phần ăn, không làm rơi đổ cơn ra ngoài.
Biết giúp đỡ cô giáo chuẩn bị giờ ăn
Ăn xong biết để đồ ăn đúng nơi quy định.
Đánh răng, rửa mặt tay chân, uống nước, đi vệ sinh, chuẩn bị vào chổ ngủ
Ngủ trưa- vệ sinh:
Không cho trẻ nằm trực tiếp xuống sàn gạch.
Giáo dục cho trẻ biết giữ im lặng trong giờ ngủ.
Quan sát và nhắc nhở trẻ không cho trẻ ngủ nằm sấp, nằm tay chân duỗi thẳng.
Đến giờ thức trẻ biết thu dọn đồ dùng đúng nơi quy định
Đánh răng rửa mặt đi vệ sinh lau mặt chải đầu.
Nội dung hoạt động chiều trong tuần:
Ôn kiến thức trong tuần: 
Nội dung mới: 
Ném xa bằng hai tay
Thuyền giấy
Nhận biết mối quan hệ trong phạm vi 6
Gấp thuyền giấy
Trò chuyện về trung thu.
Nêu gương- trả trẻ:
Cho trẻ đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan
Cô nhận xét các bạn học ngoan trong ngày, cho cắm cờ bé ngoan.
Động viên nhắc nhở các trẻ chưa được ngoan.
Lần lượt cho trẻ về khi cha mẹ đến đón, nhắc nhở trẻ chào cô chào mẹ
Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, giờ ăn, giờ ngủ... của trẻ.
Ns: 10/ 9/15
Nd: 14/ 9/15
Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội
EM ĐI CHƠI THUYỀN
 Mục Đích Yêu Cầu: 
- cháu thuộc và hát đúng giai điệu bài hát, thể hiện tình cảm vui tươi, cảm thấy thích thú khi hát, biết thuyền là ptgt đường thuỷ.
- trẻ biết hát nhịp nhàng theo bài hát, rèn kỹ năng quan sát. Phát triển tai nghe nhạc.
- Cháu thích hát, biết ngồi ngay ngắn khi đi thuyền.
Chuẩn bị: 
- Cô hát tốt bài hát.
- Nhạc nền bài “em đi chơi thuyền”, “chiếc thuyền ước mơ”.
- Laptop có hình ảnh nội dung bài dạy. 3 vòng hoa bằng bitis, thuyền, 1 cặp phách tre, 2 cái khăn múa.
Tổ chức thực hiện:
*Hoạt động 1: Ai mà hay thế!
- Cô đọc câu đố: 
Làm bằng gỗ
Nổi trên sông
Có buồm dong
Nhanh tới bến.
Đố bé là cái gì?
+ Để xem các bạn nói có đúng không, nào chúng ta cùng nhìn lên màn hình xem ! 1, 2,3 !
+ Con nghĩ gì về chiếc thuyền buồm?
+ Đúng vậy, chiếc thuyền buồm rất có ích, mọi người đều rất thích đi thuyền, Còn ai thích đi thuyền nữa và khi đi thuyền phải thế nào, muốn biết c/c hãy lắng nghe bài hát “ em đi chơi thuyền” sáng tác của nhạc sĩ Trần Kiết Tường sẽ rõ nhé!
* Hoạt động 2: hát “bé làm phi công”.
- Cô hát cho c/c nghe 2 lần.
- Ai thích bài hát “ em đi chơi thuyền” thì nói to nè!
- Cô mời trẻ hát 2 lần. 
- Bài hát nói về ai vậy các con?
- Thuyền là ptgt đường gì?
- Bạn nhỏ đang đi chơi thuyền ở đâu?
- Bạn nhớ lời mẹ dặn thế nào?
- Các con có thích đi chơi thuyền không?
- Muốn thường xuyên được ba mẹ cho đi chơi thuyền phải thế nào?
- Con thấy bài hát em đi chơi thuyền có hay không?
- Con thích không?
- Vậy bạn trai thể hiện tình cảm của mình như thế nào với bài hát?
- Thế còn bạn gái thì sao?
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “deùm”.
- C/c ơi, c/c có thích bài hát này không?
- C/c có thích đi thuyền không?
- Ai thích đi thuyền thì hãy nói to “ con thích đi chơi thuyền”
- Thuyền đâu? Thuyền đâu? 
- Đi cầu, đi quán, đi lái chiếc thuyền, lái về 3 nhóm, 3 nhóm cái mà 3 nhóm.
* Hoạt động 3: Bé thấy thuyền ở đâu?
- Bé có vui không nè
- Vậy thì nói cô nghe xem nào? 
- Bé thấy thuyền ở đâu?
- C/c biết không, những chiếc thuyền chở người và hàng hoá đi khắp mọi nơi, ai cũng thích đi thuyền và những chiếc lá đã tạo nên những chiếc thuyền ước mơ cho những ai thích đi thuyền mà chưa có dịp để đi, c/c sẽ hiểu rõ hơn qua bài hát “ những lá thuyền ước mơ”do nhạc sĩ Thảo Linh sáng tác..
* Cô hát cho cháu nghe bài hát “ những lá thuyền ước mơ” 2 lần.
- Các con thấy các bạn thế nào?
- Các bạn làm những chiếc thuyền bằng gì? 
- Những chiếc thuyền làm bằng lá thật đáng yêu, c/c có thích không
- Các bạn đã mơ ước điều gì?
- Vậy con nói gì với các bạn?
- Cô cho trẻ chơi “đoàn kết”: đoàn kết, đoàn kết.
- Chia rẽ, chia rẽ
- Kết bạn, kết bạn.
- Kết cho cô thành một vòng tròn to.
* Hoạt động 4: Trò chơi “ thuyền nào nhanh nhất”.
- Cách chơi: Một lần chơi cô sẽ mời 3 bạn bất kỳ lên cầm vòng hoa, khi lớp hát nhỏ và vỗ tay chậm thì 3 bạn này sẽ đi bình thường theo vòng tròn. Khi cô và lớp hát lớn và vỗ tay nhanh, to thì 3 bạn này sẽ chọn một chiếc thuyền mà mình thích sau đó cài vòng hoa cổ cho chiếc thuyền đó và đưa thuyền ấy lên đứng vào vị trí số 1, 2, 3.
Ai lên trước đứng vị trí số 1, lên sau đứng vị trí số 2,
- Căn cứ vào số thứ tự thuyền nào được cài hoa nhanh nhất thì sẽ được lớp vỗ tay thật to để khen; thuyền đứng thứ nhì thì được bạn vỗ tay vừa để khen; thuyền đứng thứ 3 thì được bạn vỗ tay nhỏ để khen.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Mục đích yêu cầu:
Trẻ tham gia tìm hiểu các phương tiện giao thông đường thủy qua các bức tranh.
Trẻ tích cực tham gia vui chơi cùng bạn.
Đảm bảo an toàn khi chơi.
 2. Chuẩn bị:
- Sân rộng sạch sẽ.
- Tranh ptgt
3. Tiến hành:
- Cô tổ chức cho trẻ quan sát tranh
- trò chơi vận động chèo thuyền.
+ Các cháu đứng nối đuôi nhau theo từng đội, tay giả vờ chèo thuyền, chân nhích tới trước đều theo nhịp tay chèo. Đội nào tới đích trước là thắng cuộc.
+ Cho các cháu chơi vài lần.
HOẠT ĐỘNG CHƠI
+ Góc Phân Vai: bán vé tàu, cửa hàng ăn uống,...
+ Góc Xây Dựng: xây dựng bến tàu,....
+ Góc Tạo Hình: xé, cắt, dán, vẽ, ptgt đường thủy 
+ Góc Học Tập: xem tranh ảnh, sách truyện về ptgt
+ Góc Thiên Nhiên: thả thuyền trên nước, chăm sóc cây xanh
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Mục đích yêu cầu:
Trẻ tham gia hát vận động em đi chơi thuyền.
Tích cực tham gia thực hiện động tác
Chuẩn bị:
Sân sạch sẽ.
Nhạc 
Tiến hành:
Ôn kiến thức:
Hát cùng với cô bài hát “em đi chơi thuyền” 
Kiến thức mới:
Cô làm mẩu, dạy trẻ động tác ném xa bằng hai tay.
Lần lượt cho trẻ thực hiện.
Chơi tự do: theo ý thích.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ns: 10/ 9/15
Nd: 16/ 9/ 15
Phát triển thể chất
NÉM XA BẰNG HAI TAY
Mục đích yêu cầu:
- Biết kết hợp chân tay, nhắm hướng ném để ném xa bằng hai tay.
- Phối hợp tay chân nhịp nhàng. 
- Tích cực tham gia hoạt động. 
II. Chuẩn bị:
- Bóng.
- Lớp sạch, thoáng. Rối bé trai, bé gái.
III. Tiến hành:
Hoạt Động 1: Cùng Khởi Động
- Na ơi ở bên sông có tổ chức trò chơi cho các em thiếu nhi vui lắm kìa, bạn có đi không?
- Na muốn đi lắm, nhưng qua sông mà không có người lớn Na không dám đi đâu.
- Tèo: Na sợ thì ở đây đi, Tèo bơi xuồng qua sông đây, Tèo biết bơi mà. Ối ! Ối! Ối !
- Na: Tèo ơi, Tèo ơi. Ai cứu bạn Tèo với, thuyền bạn Tèo bị trôi rồi.
- Các con ơi, chúng ta mau chóng đi cứu bạn Tèo thôi.
- Đội hình vòng tròn tập theo nhạc, gọi Tèo ơi . về 4 hàng ngang.
Hoạt Động 2: Cùng Vận Động
- Thật may là cứu được bạn Tèo rồi. Trước khi tham gia các trò chơi các con hãy ôn lại các động tác phát triển chung cho cơ thể các con được linh hoạt, nhanh nhẹn hơn .
- Trò chơi đầu tiên là ném xa bằng 2 tay: muốn thực hiện tốt, các con chú ý xem cô làm mẫu nhé ! 
 - Làm mẫu lần 1.
 - Lần 2 kết hợp giải thích
 + Đứng chân trước chân sau, hoặc 2 chân rộng bằng vai, 2 tay cầm bóng đưa cao trên đầu, dùng sức của thân và tay để ném đi xa.
 - Cá nhân thực hiện
 - Lần lượt cho trẻ thực hiện lần 2, thi đua.
 - Trò chơi thứ 2 là “ kéo co”.
Cách chơi:
Chia trẻ làm 2 nhóm bằng nhau, tương đương sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau, mỗi nhóm chọn 1 trẻ khỏe nhất đứng đầu hàng vạch chuẩn cầm vào dây thừng và các trẻ khác cũng cầm vào dây, khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả kéo về phía mình, nếu người đứng đầu hàng nhóm nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
Chú ý: Có thể cho trẻ đứng đầu cầm tay nhau kéo, các bạn tiếp theo ôm ngang lưng bạn
Hoạt Động 3 Hồi Tĩnh
Thuyền trôi nhẹ nhàng xung quanh lớp.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Mục đích yêu cầu:
Trẻ tham gia tìm hiểu các phương tiện giao thông đường thủy qua các kiến thức đã học. 
Trẻ tích cực tham gia vui chơi cùng bạn.
Đảm bảo an toàn khi chơi.
 2. Chuẩn bị:
- Sân rộng sạch sẽ.
3. Tiến hành:
- Cô tổ chức cho trẻ dạo chơi sân trường
- Trò chơi vận động chèo thuyền.
+ Các cháu ngồi nối nhau theo từng đội, tay giả vờ chèo thuyền. khi nghe hiệu lệnh bắt đầu di chuyển. Đội nào tới đích trước là thắng cuộc.
+ Cho các cháu chơi vài lần.
HOẠT ĐỘNG CHƠI
+ Góc Phân Vai: bán vé tàu, cửa hàng ăn uống,...
+ Góc Xây Dựng: xây dựng bến tàu,....
+ Góc Tạo Hình: xé, cắt, dán, vẽ, ptgt đường thủy 
+ Góc Học Tập: xem tranh ảnh, sách truyện về ptgt
+ Góc Thiên Nhiên: thả thuyền trên nước, chăm sóc cây xanh
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1 Mục đích yêu cầu:
Trẻ tham gia hát vận động em đi chơi thuyền.
Tích cực tham gia thực hiện động tác
2 Chuẩn bị:
Sân sạch sẽ.
Nhạc 
Tiến hành:
 Ôn kiến thức:
Trò chuyện về các phương tiện giao thông đường thủy.
 Kiến thức mới:
Làm quen bài thơ thuyền giấy.
Chơi tự do: theo ý thích.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ns: 10/ 9/15
Nd: 17/ 9/ 15
Phát triển ngôn ngữ
“THUYỀN GIẤY”.
I/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ thuộc và hiểu nội dung của bài thơ.
- Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm, phát âm đúng.
- Cháu chú ý học, tích cực tham gia trò chơi.
II/ Chuẩn bị:
III/ Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: ổn định, giới thiệu bài:
TC: họa sĩ. (vẽ thuyền)
- Các con vừa làm gì? 
- Còn cách nào làm ra chiếc thuyền nữa không ?
- Đúng rồi, và thuyền giấy sẽ đem đến cho các bạn rất nhiều điều thú vị, muốn biết đó là những điều gì các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ “thuyền giấy” của tác giả ... sẽ rõ nhé !
* Hoạt động 2: Cháu đọc thơ cùng cô.
- Cô đọc lần 1- diễn cảm
+ Tóm tắt nội dung : Bé xếp được chiếc thuyền giấy bé rất vui và càng vui hơn khi thấy thuyền được trôi trên nước.
- Cô đọc lần 2 – xem tranh .
- Cô cho lớp đọc. 
+ Đàm thoại : 
- Các con vừa đọc bài thơ gì ?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Bài thơ nói lên điều gì ?
+ Cô tóm ý – GDTT: Thả thuyền giấy trên nước là rất vui, nhưng chỉ nên thả trong thau nước thôi. Các con có nên xuống sông hồ thả thuyền không?
- Vì sao?
- Cô cho từng nhóm đọc.
* Hoạt động 3: TC “chèo thuyền”.
- Để thưởng các con đọc thơ giỏi, cô cho các con chơi TC “ chèo thuyền” các con thích không?
- Cho cháu chơi vài lần.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Mục đích yêu cầu:
Trẻ tham gia tìm hiểu các phương tiện giao thông đường thủy qua các kiến thức đã học. 
Trẻ tích cực tham gia vui chơi cùng bạn.
Đảm bảo an toàn khi chơi.
 2. Chuẩn bị:
- Sân rộng sạch sẽ.
3. Tiến hành:
- Cô tổ chức cho trẻ nhặt lá trong sân trường
- Trò chơi vận động thuyền về bến.
+ các cháu giả tiếng kêu và cách lái các phương tiện giao thông đường thủy, khi có hiệu lệnh trẻ nhanh về bến, ai giả sai tiếng đi sai luật giao thông thì bị phạt.
+ Cho các cháu chơi vài lần.
HOẠT ĐỘNG CHƠI
+ Góc Phân Vai: bán vé tàu, cửa hàng ăn uống,...
+ Góc Xây Dựng: xây dựng bến tàu,....
+ Góc Tạo Hình: xé, cắt, dán, vẽ, ptgt đường thủy 
+ Góc Học Tập: xem tranh ảnh, sách truyện về ptgt
+ Góc Thiên Nhiên: thả thuyền trên nước, chăm sóc cây xanh
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1 Mục đích yêu cầu:
Trẻ tham gia nhận biết số lượng trong phạm vi 6.
Tích cực tham gia thực hiện hoạt động.
2 Chuẩn bị:
Các phương tiện giao thông, đồ dùng trong phạm vi 6.
Nhạc 
Tiến hành:
 Ôn kiến thức:
Trò chuyện về các phương tiện giao thông đường thủy.
 Kiến thức mới:
Làm quen mối quan hệ trong phạm vi 6. Tạo nhóm số lượng 6
Chơi tự do: theo ý thích.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ns: 10/ 9/15
Nd: 18/ 9/ 15
Phát triển nhận thức
Số 6
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết mối quan hệ trong phạm vi 6. Tạo được nhóm có số lượng 6
- Luyện kỹ năng đếm, quan sát nhanh.
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Cô: máy vi tín

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_giao_thong.doc
Giáo Án Liên Quan