Giáo án mầm non lớp lá năm học 2016 - Chủ đề: Gia đình

Thể Dục Sáng

I/- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

 - Kiến thức:

 + Trẻ hứng thú tập thể dục, tập hít thở sâu.

 + Trẻ biết thực hiện đúng động tác theo yêu cầu của cô.

 - Kỹ năng:

 + Khéo léo, nhanh nhẹn trong khi tập.

 + Phát triển cơ bắp, luyện tập các cơ tay vai và chân.

 - Thái độ:

 + Vui vẻ, thoải mái trong khi tập.

 + Khi chơi trẻ biết mời cô, mời bạn cùng uống nước.

II/- CHUẨN BỊ:

 - Gậy thể dục cho trẻ sử dụng.

 - Sân tập sạch sẽ.

III/- CÁCH TIẾN HÀNH:

 1/- Khởi động: (3- 5 phút)

- Trẻ dàn đội hình 3 hàng dọc chuyển vòng tròn, đi nhiều kiểu khác nhau.

 2/- Trọng động: Tập kết hợp với bài hát “Nắng sớm”

 

doc20 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá năm học 2016 - Chủ đề: Gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 27 tháng 10 năm 2017.
* Họp mặt đón trẻ:
- Cô đón trẻ vào lớp và hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.
- Trò chuyện với trẻ về gia đình của bé.
* Điểm danh.
Thể Dục Sáng
I/- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 
	- Kiến thức: 
	+ Trẻ hứng thú tập thể dục, tập hít thở sâu.
	+ Trẻ biết thực hiện đúng động tác theo yêu cầu của cô.
	- Kỹ năng: 
	+ Khéo léo, nhanh nhẹn trong khi tập.
	+ Phát triển cơ bắp, luyện tập các cơ tay vai và chân.
	- Thái độ: 
	+ Vui vẻ, thoải mái trong khi tập.
	+ Khi chơi trẻ biết mời cô, mời bạn cùng uống nước.
II/- CHUẨN BỊ:
	- Gậy thể dục cho trẻ sử dụng.
	- Sân tập sạch sẽ.
III/- CÁCH TIẾN HÀNH: 
	1/- Khởi động: (3- 5 phút)
- Trẻ dàn đội hình 3 hàng dọc chuyển vòng tròn, đi nhiều kiểu khác nhau.
	2/- Trọng động: Tập kết hợp với bài hát “Nắng sớm”
- Hô hấp : Hít vào thở ra.
Khi thực hiện chân đứng tự nhiên
+ Nhịp 1: Hít sâu vào.
+ Nhịp 2: Thở ra.
+ Nhịp 3 , 4 thực hiện như trên.
- Tay vai 1 : Đưa lên cao, ra trước, sang ngang.
+ TTCB: Đứng thẳng hai chân dang rộng bằng vai.
+ Nhịp 1: Hai tay giơ thẳng qua đầu.
+ Nhịp 2: Đưa hai tay về phía trước.
+ Nhịp 3: Đưa hai tay sang ngang, bằng vai.
+ Nhịp 4: Hạ xuống, tay xuôi theo người.
- Chân 1: Đứng, một chân đưa ra trước, khuỵu gối.
TTCB: Đứng, hai tay chống hông.
+ Nhịp 1: Chân phải bước lên phía trước, khuỵu gối.
+ Nhịp 2: Co chân phải lại, đứng thẳng.
+ Nhịp 3: Đưa chân trái phía trước, khuỵu gối
+ Nhịp 4: Co chân trái lại, đứng thẳng.
- Lưng bụng 1: Nghiêng người sang bên.
TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay chống vào hông.
+ Nhịp 1: Nghiêng người sang phải.
+ Nhịp 2: Trở về tư thế ban đầu.
+ Nhịp 3: Nghiêng người sang trái.
+ Nhịp 4: Trờ về tư thế ban đầu.
- Bật: Bật về phía trước
+ TTCB: Đứng thẳng, hai tay chống hông.
+ Nhịp 1: Bật nhảy liên tục về phía trước.
+ Nhịp 2: Bật liên tục quay trở về hàng
+ Nhịp 3- 4: Thực hiện như trên.
3/- Hồi tĩnh: (1- 2 phút) 
- Chơi trò chơi “Uống nước”
- Cô cho trẻ đi theo đội hình 1 hàng dọc lần lượt vào lớp
* Hoạt động học: GIÁO DỤC PHÁT TRIỄN THỂ CHẤT.
Đề tài: ĐI KHỤY GỐI.
TCVĐ: Mèo Bắt Chuột.
I/ Mục đích yêu cầu:
- Dạy trẻ biết biết đi khom người, đầu gối hơi khuỵu xuống và đi tiếp tục, phải vung tay để giữ thăng bằng trong lúc đi.
- Giúp trẻ phát triển thể lực, phát triển cơ chân và rèn sự khéo léo cho đôi chân của trẻ.
- Giáo dục trẻ chăm chỉ tập luyện thể dục để có sức khỏe tốt, có ý thức trong giờ học, chơi đoàn kết với các bạn.
II./ CHUẨN BỊ:
- Địa điểm rộng thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.
- Vạch kẽ thẳng.
- Bài thơ, bài hát chủ đề “Gia đình”
- Nhạc cho trẻ khởi động.
 III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
* Ổn định giới thiệu:
- Xin chào mừng tất cả các bé chồi 5 đến với hội thi “Bé khỏe bé ngoan” ngày hôm nay. Đến với hội thi là sự có mặt của hai đội chơi: đội Gia Đình Xanh, đội Gia Đình Đỏ.
- Đến với cuộc thi ngày hôm nay chúng ta gồm 3 phần:
+ Phần thi thứ nhất: Màn đồng diễn.
+ Phần thi thứ hai: Bé tài năng.
+ Phần thi thứ ba: Bé vui khỏe. 
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Nào chúng mình cùng đi đến hội thi với cô nào.
- Trẻ đi chạy theo vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân. Sau đó chuyển thành 3 hàng ngang để tập bài tập phát triển chung.
* Hoạt động 2: Trọng động:
1. Bài tập phát triển chung:
- Bước vào phần hi đầu tiên đó là phần thi “Màn đồng diễn” phần thi này yêu cầu các bé phải tập đều và đẹp! 
- Hô hấp : Hít vào thở ra.
Khi thực hiện chân đứng tự nhiên
+ Nhịp 1: Hít sâu vào.
+ Nhịp 2: Thở ra.
+ Nhịp 3,4 thực hiện như trên
- Tay vai 1 : Đưa lên cao, ra trước, sang ngang.
+ TTCB: Đứng thẳng hai chân dang rộng bằng vai.
+ Nhịp 1: Hai tay giơ thẳng qua đầu.
+ Nhịp 2: Đưa hai tay về phía trước.
+ Nhịp 3: Đưa hai tay sang ngang, bằng vai.
+ Nhịp 4: Hạ xuống, tay xuôi theo người.
- Chân 1: Đứng, một chân đưa ra trước, khuỵu gối. (ĐTNM)
TTCB: Đứng, hai tay chống hông.
+ Nhịp 1: Chân phải bước lên phía trước, khuỵu gối.
+ Nhịp 2: Co chân phải lại, đứng thẳng.
+ Nhịp 3: Đưa chân trái phía trước, khuỵu gối
+ Nhịp 4: Co chân trái lại, đứng thẳng.
- Lưng bụng 1: Nghiêng người sang bên.
TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay chống vào hông.
+ Nhịp 1: Nghiêng người sang phải.
+ Nhịp 2: Trở về tư thế ban đầu.
+ Nhịp 3: Nghiêng người sang trái.
+ Nhịp 4: Trờ về tư thế ban đầu.
- Bật: Bật về phía trước
+ TTCB: Đứng thẳng, hai tay chống hông.
+ Nhịp 1: Bật nhảy liên tục về phía trước.
+ Nhịp 2: Bật liên tục quay trở về hàng
+ Nhịp 3- 4: Thực hiện như trên.
Từ 3 hàng ngang chuyển 2 hàng ngang quay mặt vào nhau.
2. Vận động cơ bản: Đi khuỵu gối.
 - Màn đồng diễn của các bé thật tuyệt vời, cô tuyên bố cả hai đội đều chiến thắng, thưởng cho mỗi đội một bông hoa, cô mời đội trưởng hai đội lên dán hoa cho đội mình. Tiếp theo mời các bé cùng tham gia vào phần thi thứ hai có tên “Bé tài năng” ở phần thi này yêu cầu khó hơn phần thi trước, yêu cầu các bé đi khéo hơn muốn thi được phần thi này các con hãy quan sát cô thi trước nhé!
+ Lần 1: Cô làm mẫu lần 1.
+ Lần 2: Cô làm mẫu lần 2 + giải thích.
TTCB: Cô đứng trước vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” hai tay chống hông, mắt nhìn về phía trước. Khi có hiệu lệnh “đi” cô bước đi thẳng, đến vạch màu đỏ cô đi khuỵu gối, đến vạch màu xanh cô đi thường. Sau đó cô đi về cuối hàng đứng.
- Cô mời một trẻ xung phong.
- Trước khi vào phần thi cô xin mời hai đội lên thi thử hai đội có đồng ý không ?
- Cho mỗi trẻ ở mỗi đội thi thử 1 lần.
- Cho 2 đội thi đua.
- Thi lần 2 cô yêu cầu cao hơn chúng mình phải đi nhanh hơn các con nhớ chưa.
+ Trong khi trẻ tập cô bao quát, hướng dẫn trẻ tập, sửa sai cho trẻ, động viên, khen trẻ kịp thời.
- Cô cho một trẻ lên tập lại.
- Giáo dục trẻ chăm chỉ tập luyện thể dục để có sức khỏe tốt, có ý thức trong giờ học, chơi đoàn kết với các bạn.
- Kết thúc phần thi “Bé tài năng” cô thấy chúng mình đi rất là giỏi, cô tuyên bố cả hai đội chiến thắng, tặng cho mỗi đội một bông hoa, cô mời đội trưởng hai đội lên dán hoa cho đội mình. Tiếp theo là phần thi thứ ba có tên “Bé vui khỏe” chúng mình hãy chú lắng nghe nhé. 
* Trò chơi vận động: Mèo bắt chuột.
- Để hiểu rõ hơn về phần thi này hai đội hãy lắng nghe cô phổ biến cách chơi và luật chơi nhé.
- Cách chơi: Một bạn sẽ đóng làm chú mèo, các bạn còn lại sẽ đóng vai các chú chuột đi kiếm ăn, khi chú mèo kêu meo meo meo để đuổi bắt các chú chuột, các chú chuột phải nhanh chân chạy vào vòng tròn để chốn chú mèo.
- Luật chơi: chú chuột nào bị bắt sẽ phải làm mèo.
- Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 2, 3 lần.
- Sau mỗi lần trẻ chơi cô nhận xét trò kết quả trò chơi, động viên và khen trẻ kịp thời.
- Qua phần chơi thứ ba cô thấy hai đội đều giành được chiến thắng, thưởng cho mỗi đội thêm một bông hoa, cô mời đội trưởng hai đội lên dán hoa cho đội mình.
- Trải qua ba phần thi cô và hai đội cùng kiểm tra kết quả của hai đội sau mỗi lần thi nhé. Trẻ đếm số hoa các đội. Trải qua ba phần chơi cô thấy hai đội đều ngang sức ngang tài cô thưởng cho mỗi đội một tràng pháo tay.
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 1, 2 phút và ra chơi.
Kết thúc hoạt động.
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát sân trường. 
- Chơi trò chơi “dung dăng dung dẻ”
I/- Mục đích yêu cầu: 
- Củng cố vốn hiểu biết của trẻ về cảnh quan trong sân trường và các đồ dùng đồ chơi trong trường của bé.
	II/- Chuẩn bị:
- Sân chơi bằng phẳng, sạch, rộng mát.
- Các đồ chơi trong sân trường.
	III/- Tiến hành hoạt động:
1/. Dạo quanh sân trường: 
- Cô và trẻ cùng tập trung ra sân
- Cô cho trẻ đi quan sát quanh sân trường cùng cô.
- Cô đặt câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời. 
	+ Các con nhìn xem trong trường chúng ta có gì?
	+ Những đồ dùng, đồ chơi đó để làm gì? ..
- Cô tiếp tục hỏi trẻ để trẻ trả lời.
2/. Trò chơi “dung dăng dung dẻ” 
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
Cách chơi: - Cô đứng giữa, các cháu nhỏ đứng hai bên, tất cả nắm tay nhau vừa đi vừa đung đưa ra phía trước rồi ra sau theo nhịp bài đồng dao:
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cửa nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Ù à ù ập
Ngồi xập xuống đây.
- Đến câu “Ngồi xập xuống đây” thì tất cả cùng ngồi xổm một lát, rồi đứng dậy vừa đi vừa hát tiếp.
- Sau đó cô cho trẻ đi vệ sinh cá nhân vào lớp chơi hoạt động góc.
HOẠT ĐỘNG GÓC
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Kiến thức:
	+ Thỏa mãn nhu cầu chơi, nhu cầu của trẻ.
	+ Phát triển các quá trình tâm lý, tư duy, tưởng tượng, khả năng khéo léo của đôi bàn tay qua các hoạt động.
- Kĩ năng: 
	+ Phát triển khả năng khéo léo của đôi bàn tay qua các hoạt động.
	+ Trẻ biết phân vai, nhận vai chơi, giao tiếp, thể hiện hành động vai chơi phù hợp trong các mối quan hệ giữa cô giáo và người bán hàng.
	+ Phát triển kĩ năng sống: hợp tác, chia sẻ, hoạt động nhóm.
- Thái độ: 
	+ Trẻ biết thể hiện tình cảm của bản thân với các nhân vật chơi.
	+ Giáo dục trẻ tính đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của nhau, thực hiện nội qui của góc chơi.
	+ Trẻ biết chơi cùng nhau theo nhóm, thỏa thuận các vai chơi.
II/ Chuẩn bị:
1. Góc phân vai: 
- Đồ dùng để dạy học: đồ chơi gia đình, bán hàng ( nồi, chén, đũa, muỗng, các loại bánh, dép, túi xách...)
2. Góc xây dựng: Khối gạch, ngôi nhà, cây xanh, bông hoa, hàng rào...
3. Góc nghệ thuật: 
- Chì màu, giấy màu, giấy vẽ.......
- Các bài hát chủ đề gia đình.
4. Góc học tập:
- Tranh ảnh và truyện tranh về trường mầm non.
- Góc vận động: Một số quả bóng.
- Góc dân gian: ném lon, lựa đậu, nhảy bao bố.
5. Góc thiên nhiên: 
- Nước, ca, thùng xách nước.
III/ Cách tiến hành:
* Ổn định giới thiệu góc chơi:
- Cô tập trung trẻ lại.
- Cho trẻ hát bài “Nhà của tôi”
- Trong gia đình con có những ai? (ba, mẹ, ông , bà, anh chị...)
- Các con à ! Tuần này chúng ta học chủ đề gì nào ? (Gia đình của bé)
- Lớp ta có những góc chơi nào? (trẻ kể) 
- Với chủ đề này ở góc phân vai sẽ làm gì ? ( đưa bé đi học, bán hàng, nấu ăn)
- Góc học tập thì các con sẽ làm gì ? (Con xem sách tranh truyện về gia đình)
- Góc nghệ thuật các con sẽ làm gì nào ? (Vẽ, tô màu những người thân trong gia đình)
- Góc xây dựng hôm nay các con sẽ làm gì với chủ đề này ? (con sẽ xây ngôi nhà của bé)
- Ở góc vận động các con sẽ làm gì ? (con chơi bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột)
- Ở góc dân gian thì các con sẽ chơi gì ? (con sẽ chơi ném lon, lựa đậu, nhảy bao bố)
- Vậy thì bạn nào thích chơi ở góc nào thì các con hãy về góc đó chơi nào.
- Khi trẻ về nhóm cô gợi ý để trẻ chọn nhóm trưởng (nếu trẻ không biết chọn thì cô có thể chọn cho trẻ)
- Sau đó trẻ lấy thẻ đeo vào cổ theo từng góc chơi.
* Quá trình chơi:
- Cô bao quát chung các nhóm chơi để xử lý tình huống khi trẻ chơi còn lúng túng.
* Nhận xét sau khi chơi:
- Cô đến từng góc chơi nhận xét (khi nhận xét xong góc nào thì trẻ cùng đứng lên đi theo cô).
- Cô tập trung lớp cùng nhận xét cắm hoa (đại diện nhóm lên cắm hoa)
- Sau đó trẻ về nhóm thu dọn đồ chơi của nhóm mình.
* HOẠT ĐỘNG TRẢ TRẺ: Vệ sinh - Nêu gương - Trả trẻ.
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 
- Vắng: 
.
- Hoạt động có chủ đích: ...
. 
* Hoạt động khác:
- Hoạt động ngoài trời: 
...
- Hoạt động góc: .
* Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: 
* Những trẻ có tiến bộ: ...
 Thứ ba, ngày 24 tháng 10 năm 2017
Hoạt động học: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC 
Đề tài: Bé Kể Về Gia Đình Mình.
I/- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Trẻ biết kể về gia đình mình, trong gia đình mình có những ai. Gia đình có từ 1-2 con là gia đình ít con. Gia đình có từ 3- 4 con là gia đình đông con. Trẻ biết nhận xét và so sánh điểm giống và khác nhau.
 - Trẻ biết đếm só lượng các thành viên trong gia đình.
 - Giáo dục trẻ biết kính trọng và yêu quý các thành viên trong gia đình.
II/- CHUẨN BỊ:
 - Tranh về gia đinh:
+ Bố mẹ và 1 con.
+ Bố mẹ và 2 con.
+ Bố mẹ và 3 con
- Tranh lô tô về bố mẹ và các con.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Ổn định giới thiệu bài
- Các con ơi! Cô có một đoạn phim rất hay các con cùng xem với cô nha. ( Đoạn phim ngắn về gia đình)
- Chúng ta vừa xem đoạn phim nói về gì vậy các con?
- Thế các con có gia đình không?
- Hôm nay, cả lớp chúng ta cùng kể về gia đình mình cho cô và các bạn cùng nghe nha.-
*Hoạt động 1 : Trò chuyện về gia đình bé.
+ Gia đình con có những ai?
+ Tất cả có mấy người?
+ Nhà con có mấy chị em?
+ Ở nhà con thường làm gì để giúp đỡ ba mẹ?
- * Cho trẻ quan sát tranh: ( Cho trẻ quan sát 3tranh)
- Đặt câu hỏi đàm thoại.
+ Tranh vẽ gì?
+ Cho trẻ đếm số người trong tranh
+ Ai có nhận xét gì về bức tranh thứ 2.
+ Bức tranh vẽ có những ai?
- Cho trẻ so sánh 2 bức tranh gia đình có: Ba mẹ và 1 con với bức tranh có ba mẹ và 2 con.
+ Giống nhau : Đều có bố mẹ và con.
+ Khác nhau: Bức tranh thứ 2 trong gia đình có 2 con. Bức tranh 1 trong gia đình chỉ có 1 con.
- Vậy bức tranh thứ 2 gia đình có nhiều con hay bức tranh 1 gia đình có nhiều con hơn?
+ Nhiều hơn là mấy?
+ So sanh bức tranh số1-2 với bức tranh thứ 3.
- Gia đình có từ 1-2 con là gia đình ít con.
- Gia đình có từ 3 con trở lên là gia đình đông con.
- Vừa rồi các con đã được quan sát tranh và so sánh số lượng người trong mỗi gia đình và nhận
biết được gia đình nào là gia đình ít con và gia đình nào là gia đình đông con.
* Hoạt động 2 : Trò chơi: “Về đúng nhà”
- Cô hướng dẫn cách chơi và cho trẻ chơi.
- Luật chơi: cho trẻ về đúng nhà theo số lượng người trong gia đình mình.
- Cách chơi: Cô có 3 bức tranh - 3 gia đình- mỗi gia đình có số lượng người trong gia đình mình.
- Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
Giáo dục: Các con phải biết yêu thương và giúp đỡ những người thân của mình. 
Nhận xét cắm hoa
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Hoạt động lao động “chăm sóc cây” 
- Chơi tự do trong sân trường.
I/- Mục đích yêu cầu: 
- Củng cố vốn hiểu biết của trẻ về cách chăm sóc cây xanh: giẹo hạt, tưới nước, ngắt lá vàng
- Trẻ có ý thức bảo vệ cây xanh.
	II/- Chuẩn bị:
- Sân chơi bằng phẳng, sạch, rộng mát.
- Một số tranh ảnh về cách chăm sóc cây xanh.
	III/- Tiến hành hoạt động:
1/. Xem tranh ảnh về cách chăm sóc cây xanh: 
- Cô và trẻ cùng tập trung ra sân.
- Cô cho trẻ quan sát tranh ảnh cùng cô.
- Cô đặt câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời. 
	+ Các con nhìn trong tranh các bạn đang làm gì?
	+ Muốn cho cây nhanh lớn mình phải làm sao?
 + Chúng ta không được làm gì với cây xanh?
- Cô tiếp tục hỏi trẻ về nội dung tranh để trẻ trả lời.
2/. Cho trẻ chơi tự do trong sân trường. 
- Cô giới thiệu các đồ chơi trong sân trường.
- Khi trẻ chơi cô chú ý quan sát trẻ và hướng dẫn những cháu cháu chưa ngoan.
HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc học tập: So hình về chủ đề gia đình.
I/ Mục đích yêu cầu:
+ Trẻ biết so sánh và tìm được hình giống nhau.
+ Biết thể hiện vai trò của mình trong khi chơi.
+ Dạy cho trẻ cách cư xử, tôn trọng lẫn nhau trong khi chơi. 
II/- Chuẩn bị: 
- Đồ dùng đồ chơi, thẻ hình, nhạc theo chủ đề, các góc chơi phân bố hợp lý.
III/ Tiến hành hoạt động:
- Trẻ vào góc tham gia chơi theo ý thích của trẻ nhắc nhở trẻ chơi theo đúng luật, biết đoàn kết khi chơi các trò chơi ở học tập. 
 * Góc học tập: Xây tựng ngôi nhà của bé.
 * Góc phân vai: gia đình, bán hàng.
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 
- Vắng: 
.
- Hoạt động có chủ đích: ...
. 
* Hoạt động khác:
- Hoạt động ngoài trời: 
...
- Hoạt động góc: .
* Những trẻ có biểu hiện đặc biệt: 
* Những trẻ có tiến bộ: ...
Thứ tư, ngày 25 tháng 10 năm 2017
Hoạt động học: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 
Đề tài: Thơ “Em Yêu Nhà Em”
I/ Mục đích yêu cầu:
- Trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ.
- Rèn luyện kĩ năng trả lời mạch lạc, nói trọn câu, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc. 
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn ngôi nhà của mình, yêu quý, chăm sóc cây trồng vật nuôi trong gia đình.
II/ Chuẩn bị:
- Tranh minh họa cho bài thơ.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Ổn định giới thiệu bài
- Cả lớp hát bài “bé quét nhà”
- Các con vừa hát bài hát gì ?
- Ngôi nhà của con như thế nào?
- Ngoài ra còn có những kiểu nhà nào nữa?
- Có một bài thơ nói về bạn nhỏ rất yêu ngôi nhà, dù đi đâu bạn cũng nhớ về nhà của mình . Các con có biết đó là bài thơ gì không ? Vậy thì các con lắng nghe nhé !
* Hoạt động 1: Đọc thơ trẻ nghe
- Cô đọc lần 1 (diễn cảm – tóm nội dung)
 Cô vừa đọc các con nghe bài thơ “Em yêu nhà em” của tác giả Đoàn Thị Lam Luyến. Bài thơ nói về tình cảm của 1 bạn nhỏ đối với ngôi nhà của mình. Ngôi nhà với những cảnh vật quen thuộc gần gũi và vui tươi.
- Cô đọc lần 2.
 Đàm thoại – trích dẫn
- Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
- Bài thơ này của tác giả nào? 
“ Chẳng đâu bằng chính nhà em”
- Tình cảm của bạn nhỏ đối với ngôi nhà như thế nào ?
- Nhà của em bé có loài chim gì ca hát bên thềm? 
- Cô giải thích từ “Chim sẻ”: Chim sẻ là loài chim nhỏ có màu nâu.
- Mời trẻ đọc câu thơ có hình ảnh chim sẻ.
- Trong ngôi nhà còn có con vật gì nữa? 
- Câu thơ nào có chứa hình ảnh nàng gà mái hoa mơ?
- Cô giải thích từ “gà mái hoa mơ”: là loại gà mái có màu đen và xen kẽ có những đốm lông màu trắng trông rất đẹp mắt.
- Nàng gà mái hoa mơ trong bài thơ thì đang làm gì vậy các con?
- Mời trẻ giả làm những nàng gà mái kêu cục tác để khoe trứng.
- Ngoài vườn còn có những loại cây rất gần gũi thân quen mà bạn nhỏ đã ví như ông, như bà đấy. Các con có biết đó là cây gì không?
- Bạn nào giỏi đọc giúp cô những câu thơ có hình ảnh bà chuối mật, ông ngô bắp nào?
- Ngôi nhà đẹp hơn, đầm ấm hơn khi có ao muống, đầm sen ngào ngạt hương thơm nữa đấy. Hình ảnh đầm sen, ao muống được xuất hiện qua câu thơ nào?
- Tất cả những cảnh vật quen thuộc của ngôi nhà như đàn chim sẻ, nàng gà .đã khiến cho em bé cảm thấy như thế nào mỗi khi đi xa?
- Nỗi nhớ nhà của em bé được thể hiện qua câu thơ nào? 
 Dạy trẻ đọc thơ
- Dạy cả lớp đọc thơ 2 – 3 lần
- Từng tổ, nhóm đọc luân phiên
- Cá nhân vài cháu đọc.
- Cả lớp đọc lại 1 lần kết hợp chuyển đội hình về 3 tổ.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Tìm đúng số nhà” 
- Cách chơi: cô chuẩn bị những ngôi nhà có những con số đã học, phát cho mỗi trẻ một số nhà. Một trẻ làm cáo, những trẻ khác làm “thỏ”. Khi cáo đuổi thỏ phải chạy nhanh về đúng số nhà của mình.
- Luật chơi: bạn nào không tìm đúng số nhà mình sẽ mất lượt chơi.
- Cho trẻ đổi thẻ số với nhau và chơi vài lần.
 GDTT: Các con ơi, ngôi nhà rất quan trọng với chúng ta, nó là nơi những người của mình sinh sống. Vậy các con nhớ phải giữ gìn và bảo vệ ngôi nhà của mình nhé.
 Nhận xét cắm hoa
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Xem tranh về một số ngôi nhà. 
- Chơi trò chơi “ oẳn tù tì”
I/- Mục đích yêu cầu: 
- Củng cố vốn hiểu biết của trẻ về những kiểu nhà: nhà 1 tầng, nhà 2 tầng, nhà sàn, nhà sàn, chung cư
- Trẻ có ý thức bảo vệ và giữ gìn ngôi nhà của mình.
	II/- Chuẩn bị:
- Sân chơi bằng phẳng, sạch, rộng mát.
- Các đồ chơi trong sân trường.
- Một số tranh ảnh về các kiểu nhà.
	III/- Tiến hành hoạt động:
1/. Xem tranh ảnh về một số kiểu nhà: 
- Cô và trẻ cùng tập trung ra sân.
- Cô cho trẻ quan sát tranh ảnh cùng cô.
- Cô đặt câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời. 
	+ Các con nhìn xem đây là kiểu nhà gì?
	+ Các con đếm xem nhà có mấy tầng?
 + Nhà sàn thường có ở đâu các con?
- Cô tiếp tục hỏi trẻ về nội dung tranh để trẻ trả lời.
2/. Trò chơi “Oẳn tù tì” 
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
Chuẩn bị: sân sạch thoáng mát
Cách chơi: cô cho trẻ chia từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm 2-3 bạn. Tay đung đưa theo nhịp câu hát:
Oẳn tù tì
Ra cái gì?
Ra cái này!
Kết thúc câu hát, tất cả người chơi cùng xòe tay theo các hình: nắm tay là búa, chĩa hai ngón trỏ và ngón giữa là kéo, xòe cả bàn tay là lá. Tìm ra người thắng theo quy tắc sau: búa nện được kéo; lá bọc được búa; kéo cắt được lá
- Sau đó cô cho trẻ đi vệ sinh cá nhân vào lớp chơi hoạt động góc.
 HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc vận động : Mèo Đuổi Chuột
I/ Mục đích yêu cầu:
+ Trẻ biết dùng sức của đôi chân để chạy đuổi bắt bạn.
+ Biết thể hiện vai trò của mình trong khi chơi.
+ Dạy cho trẻ cách cư xử, tôn trọng lẫn nhau trong khi chơi. 
II/- Chuẩn bị: 
- Nhạc theo chủ đề, góc chơi phân bố hợp lý.
III/ Tiến hành hoạt động:
 + Luật chơi: Chuột chạy,mèo đuổi bắt. Nếu chuốt chạy được hai vòng mà mèo chưa bắt được là mèo thua cuộc.
 + Cách chơi: cô hướng dẫn cho trẻ xếp thànhh vòng tròn rộng và giơ tay cao để làm hang. Chọn ra hai bạn, 

File đính kèm:

  • docGiao_An_chu_de_Gia_dinh_khoi_choi.doc
Giáo Án Liên Quan