Giáo án mầm non lớp lá - Nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật theo yêu cầu

I. MỤC TIÊU:

- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên khối cầu, khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật, biết các đặc điểm nổi bật của từng khối.

- Trẻ so sánh, phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa các khối (khối cầu - khối trụ, khối vuông - khối chữ nhật). Thông qua trò chơi rèn cho trẻ phản xạ nhanh và biết quan sát.

- Trẻ hứng thú học, chăm phát biểu và đoàn kết trong khi chơi.

II. CHUẨN BỊ:

* Của Cô:

- Các khối gỗ vuông, chữ nhật, cầu và trụ.

- Đồ chơi có hình các khối.

- Máy vi tính, các slide có các khối để trình chiếu.

* Của Trẻ:

- Khối cầu, khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật.

- Thẻ lô tô các khối.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật theo yêu cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
CHỦ ĐỀ NHÁNH: Y TÁ – BÁC SĨ
ĐỀ TÀI: NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT KHỐI CẦU, KHỐI TRỤ, KHỐI VUÔNG VÀ KHỐI CHỮ NHẬT THEO YÊU CẦU
LỚP: LÁ 2
THỜI GIAN: 30 – 35 PHÚT
***********
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ nhận biết và gọi đúng tên khối cầu, khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật, biết các đặc điểm nổi bật của từng khối.
- Trẻ so sánh, phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa các khối (khối cầu - khối trụ, khối vuông - khối chữ nhật). Thông qua trò chơi rèn cho trẻ phản xạ nhanh và biết quan sát.
- Trẻ hứng thú học, chăm phát biểu và đoàn kết trong khi chơi.
II. CHUẨN BỊ:
* Của Cô: 
- Các khối gỗ vuông, chữ nhật, cầu và trụ.
- Đồ chơi có hình các khối.
- Máy vi tính, các slide có các khối để trình chiếu.
* Của Trẻ: 
- Khối cầu, khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật.
- Thẻ lô tô các khối.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
STT
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
1
2
3
*Hoạt động 1:
Ôn luyện
*Hoạt động 2: Dạy trẻ nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật
*Hoạt động 3: Luyện tập - củng cố qua trò chơi
* Cô chia lớp thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: tìm hiểu bóng.
- Nhóm 2: tìm hiểu trống cơm
- Nhóm 3: tìm hiểu hộp quà (CN-vuông)
+ Đây là cái gì? Nó có dạng gì?
+ Các con có biết nó được dùng để làm gì không? (cô đến từng nhóm hỏi).
- Mời các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
* Các con ơi chú công nhân không chỉ tặng những quả bóng, trống cơm, nhiều hộp quà đâu mà chú còn gởi tặng các con rất nhiều khối nửa để thử tài các con đấy.
ª Nhận biết khối cầu - khối trụ:
* Các con hãy chọn khối giống của cô nhé!
- Khối này có dạng gì? Lăn như thế nào? Vậy tên khối là gì?
- Cả lớp cùng đọc tên khối và giơ lên.
- Ai có nhận xét gì về khối cầu? 
- Khối cầu có lăn được không? (cho trẻ cùng lăn thử).
- Khối cầu có chồng lên nhau được không? 
- Tất cả mặt bao của khối cầu thì như thế nào? (đều cong)
=> Vì khối cầu có dạng tròn và có đường bao cong tròn trơn, nhẵn nên có thể lăn được nhiều phía.
- Tiếp theo các con nhìn xem khối này có dạng gì? Lăn như thế nào? Vậy tên khối là gì?
- Cả lớp cùng đọc tên khối và giơ lên.
- Ai có nhận xét gì về khối trụ này? 
- Mặt bao hai đầu của khối trụ thì như thế nào? (đều phẳng).
- Khối trụ có lăn được không? (cho trẻ cùng lăn thử).
- Tại sao khối trụ lại xếp chồng lên nhau được? (vì chúng có 2 mặt phẳng ở 2 đầu).
=> Vì khối trụ có mặt phẳng là 2 hình tròn ở 2 đầu, khối trụ đứng được và lăn được hai phía.
- Cho cả lớp nhìn hình và nhắc lại khối cầu và khối trụ.
ª Nhận biết khối vuông - khối chữ nhật:
- Các con thấy khối vuông này có đặc điểm gì? Cho trẻ lên sờ và nói đặc điểm của khối vuông.
- Khối vuông có mấy mặt? (cho trẻ đếm số mặt).
- Các mặt của khối vuông có đặc điểm gì? Và các mặt đều là hình gì?
+ Các con hãy đặt khối vuông xuống nền và lăn thử với cô nhé.
+ Có lăn được không ? Vì sao không lăn được?
+ Vì sao các mặt của khối vuông đều đứng được (vì tất cả các mặt của khối vuông đều là mặt phẳng và có thể xếp chồng lên nhau được).
Lắng nghe lắng nghe !!
Tôi có 6 mặt
Ngắn dài khác nhau
Mặt trước mặt sau
Giống nhau đôi một
Chẳng lăn đi được
Chỉ đứng nằm thôi
Ai đoán được tôi
Tên là gì vậy?
- Khối chữ nhật này có đặc điểm gì? Cho trẻ lên sờ và nói đặc điểm của khối chữ nhật.
+ Khối chữ nhật chỉ có các cặp mặt đối diện bằng nhau thôi, còn các mặt kề nhau thì không bằng nhau.
- Ah! để xem khối chữ nhật này có giống những đặc điểm như trên không thì chúng ta cùng khám phá nhé.
- Cả lớp đếm cùng cô xem khối này có đúng 6 mặt không nè.
- Chúng ta cùng kiểm tra xem các mặt của khối có đúng là dài ngắn khác nhau không nhé.
- Khối chữ nhật cũng có các mặt phẳng và các góc giống như khối vuông nên cũng không thể lăn được.
J Giống nhau: cả 2 đều được gọi là khối và đều có 6 mặt.
J Khác nhau: khối vuông có 6 mặt đều bằng nhau còn khối chữ nhật thì các mặt không bằng nhau.
=> Khái quát: khối vuông và khối chữ nhật đều có 6 mặt và các mặt đều phẳng, không lăn được vì có các cạnh góc.
A Các con nhìn xem quanh lớp chúng ta có đồ dùng nào dạng khối cầu, khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật không.
* Cô thấy các con học rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho các con 1 trò chơi đó là trò chơi “Tìm đúng khối”.
- Luật chơi: tìm được nhanh và đúng sẽ thắng.
- Cách chơi: cô sẽ nói đặc điểm của khối và từng bạn sẽ tìm thật nhanh trong rỗ của mình và giơ lên đúng với khối mà cô đã yêu cầu.
- Cho lớp chơi 2 – 3 lần.
* Cô thấy cả lớp đều tìm đúng theo yêu cầu của cô nên cô sẽ thưởng thêm cho các con 1 trò chơi nửa đó là trò chơi “Thi ai nhanh”.
- Luật chơi: đội nào gắn nhiều và đúng thì đội đó sẽ chiến thắng.
- Cách chơi: cô chia lớp thành 2 đội, mỗi đội sẽ chọn hình khối theo yêu cầu của cô. Bạn đầu tiên chạy lên chọn 1 hình khối đặt lên bàn sau đó chạy về đập tay bạn tiếp theo rồi chạy về cuối hàng, bạn tiếp theo chạy lên gắn, cứ như vậy cho đến khi nghe hiệu lệnh trò chơi kết thúc.
Kết thúc – tuyên dương.

File đính kèm:

  • doclam quen voi toan 5 tuoi_12209525.doc