Giáo án mầm non lớp Lá - Phương tiện giao thông đường thủy

Cô ân cần, niềm nở đón trẻ. Trao đổi với phụ huynh mọi vấn đề của trẻ ở trường

- Cô cho trẻ vào lớp. Hướng dẫn trẻ chơi ở các góc

- Trẻ kể chuyện về những ngày nghỉ ở nhà

- Trò chuyện cùng trẻ về ngày nghỉ cuối tuần đi chơi ở đâu, đi bằng phương tiện gì?

- Trò chuyện về phương tiện giao thông mà bố mẹ đưa trẻ đến trường, các phương tiện giao thông đường thủy

- Chơi theo ý thích

- Cho trẻ tập thể dục theo nhạc bài Nắng sớm

 

doc8 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Phương tiện giao thông đường thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN I: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
Thời gian thưc hiện: Từ ngày 25-29/01/2016
Thứ
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Cô ân cần, niềm nở đón trẻ. Trao đổi với phụ huynh mọi vấn đề của trẻ ở trường
- Cô cho trẻ vào lớp. Hướng dẫn trẻ chơi ở các góc
- Trẻ kể chuyện về những ngày nghỉ ở nhà
- Trò chuyện cùng trẻ về ngày nghỉ cuối tuần đi chơi ở đâu, đi bằng phương tiện gì?
- Trò chuyện về phương tiện giao thông mà bố mẹ đưa trẻ đến trường, các phương tiện giao thông đường thủy
- Chơi theo ý thích
- Cho trẻ tập thể dục theo nhạc bài Nắng sớm
Hoạt động học
Môi trường xung quanh: Bé tìm hiểu một số luật lệ an toàn giao thông 
Thơ: 
Đèn xanh đèn đỏ
Vỗ tay theo nhịp bài hát:
Em đi qua ngã tư đường phố
LQVT:
Nhận biết một và nhiều
Thể dục:
Hoạt động ngoài trời
- Trò chuyện về các phương tiện giao thông và các quy định khi đi phương tiện đó
- Trò chơi: Đèn tín hiệu giao thông
- Hát các bài hát trong chủ đề
- Trò chơi: Vẽ phương tiện giao thông mà bé thích
- Quan sát thời tiết
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột
- Tưới nước cho chậu hoa trong sân trườn
- Trò chơi: Rồng rắn lên mây
- Trò chuyện về các phương tiện giao thông nhà bé có
- Trò chơi:
Dung dăng dung dẻ
Hoạt động góc
- Góc phân vai: Chú lái tàu thủy, chú lái ô xe ô tô
- Góc xây dựng: Xây đường đi, ô tô, tàu hỏa	
- Góc nghệ thuật: Dán các loại tranh phương tiện giao thông bé thích
- Góc âm nhạc: Hát các bài hát chủ đề giao thông
Hoạt động chiều
- Trò chuyện về các phương tiện giao thông đường thủy mà bé đã được đi
Ôn thơ: Đèn xanh đèn đỏ
Nghe một số bài hát trong chủ đề
Quan sát tranh về các phương tiện giao thông quen thuộc
Biểu diễn văn nghệ. Phát phiếu bé ngoan
HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ 2 ngày 25 tháng 01 năm 2016
Tên bài: Bé tìm hiểu một số luật lệ an toàn giao thông
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
I. Mục đích - yêu cầu
- Trẻ biết được một số luật lệ khi tham gia giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không
- Trẻ biết được lợi ích của việc tuân thủ luật lệ an toàn giao thông: Đảm bảo an toàn cho mình và những người tham gia giao thông cùng mình
- Trẻ biết nếu không chấp hành luật lệ ân toàn giao thông có thể gây nguy hiểm cho mình và cho mọi người
- Trẻ hào hứng với tiết học, biết cách chơi trò chơi
- Rèn cho trẻ kĩ năng ghi nhớ có chủ định
II Chuẩn bị
Tranh minh họa mọi người khi tham gia giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không
Nhạc bài hát em đi qua ngã tư đường phố
III Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Bé hát bài Em đi qua ngã tư đường phố
- Có một bài hát nhắc nhở chúng mình phải tuân thủ luật lệ an toàn giao thông đường bộ, đó là bài hát gì vậy các con?
- Cô cháu mình cùng hát thật hay bài hát đó nào!
- Qua bài hát nhắc nhở chúng mình điều gì?
- Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu một số luật lệ an toàn giao thông các con nhé
Hoạt động 2: Bé tìm hiểu một số luật lệ an toàn giao thông
a, Giao thông đường bộ
- Trốn cô, trốn cô
- Cô đây ,cô đây
- Cô có gì đây các con?
- Mọi người đang làm gì?
- Trong tranh gồm có những phương tiện giao thông nào?
- Những phương tiện đó là phương tiện giao thông đường gì?
- Khi đi trên đường chúng mình phải tuân thủ những luật lệ nào?
- Đi xe máy thì phải tuân thủ luật gì?
- Những người lái xe có được uống rượu bia không? Vì sao?
- Những người đi bộ muốn đi qua đường thì phải đi ở đâu
=> Khi tham giao giao thông đường bộ chúng ta phải đi về phía bên phải. Nếu đi bộ thì phải đi trên vỉa hè, qua đường thì phải đi ở vạch giành cho người đi bộ. Nếu đi xe máy thì phải đội mũ bảo hiểm, chỉ được chở thêm 1 người trên xe. Đi xe máy hay ô tô thì phải có bằng lái xe mới được đi, và tuyệt đối không lái xe khi đã uống rượu bia
b, Giao thông đường thủy
- Cô có bức tranh vẽ gì đây?
- Trên thuyền có cái gì đây?
- Vì sao trên thuyền lại có phao?
- Khi ngồi trên thuyền chúng mình có được nô nghịch không? Vì sao?
c, Phương tiện giao thông đường sắt và đường hàng không
- Bức tranh này vẽ gì?
- Đố các con biết khi có tiếng kêu keng keng ở ngoài đường sắt là báo hiệu điều gì?
- Lúc đó chúng mình có được đi qua đường sắt không? Vì sao? 
- Còn đây là tranh vẽ gì?
- Vì sao lại có nhiều người nhảy dù từ trên cao xuống như thế nhỉ?
=> Các con ạ! Tuân thủ luật lệ giao thông là một điều hết sức quan trọng để đảm bảo an toàn tính mạng cho mình và tất cả những người tham gia giao thông với mình. Vì thế tất cả mọi người chúng ta đều cần tuân thủ luật lệ giao thông. Nếu chúng ta vi phạm luật lệ giao thông thì có thể gây nguy hiểm cho mình và mọi người khác
Hoạt động 3: Trò chơi “ Đèn tín hiệu”
- Cô nêu luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi 3 lần
- Em đi qua ngã tư đường phố
- Trẻ hát
Vâng ạ
Trẻ lấy tay che mặt
Trẻ trả lời
Trẻ traer lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
-Trẻ chơi
Thứ 3 ngày 26 tháng 01 năm 2016
Tên bài: Bé học thơ Đèn xanh đèn đỏ
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
I Mục đích - yêu cầu
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả
- Trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ
- Trẻ biết được khi tham gia giao thông đường bộ thấy đèn đỏ thì phải dừng lại, đèn xanh thì mới được đi
- Trẻ biết được sự quan trọng của việc tuân thủ luật lệ an toàn giao thông: Đảm bảo an toàn cho mình và những người tham gia giao thông cùng mình
- Rèn cho trẻ kĩ năng đọc thơ truyền cảm
II Chuẩn bị
- Tranh đèn tín hiệu giao thông
- Tranh minh họa cho bài thơ
III Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Bé nào thông minh
Mắt đỏ, vàng, xanh
Đêm ngày đứng canh
Ngã tư đường phố
Mắt đỏ báo dừng
Mắt xanh báo đi
Vàng chờ tí nhé
Đố bé đèn gì?
Hoạt động 2: Bé học thơ “ Đèn xanh đèn đỏ”
-Có một bài thơ rất hay nói về cây đèn tín hiệu giao thông. Đó là bài thơ Đèn xanh đèn đỏ. Các con có muốn biết nội dung bài thơ như thế nào không?
- Vậy thì các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ Đèn đỏ đèn xanh
+ Cô đọc bài thơ lần 1 kết hợp điệu bộ cử chỉ
- Cô vừa đọc bài thơ gì? Tác giả
+ Cô đọc bài thơ lần 2 kết hợp tranh minh họa
- Bài thơ nói về điều gì?
- Bài thơ nói về một nhóm bạn nhỏ dẫn nhau đi chơi rất vui vẻ. 
- Khi thấy đèn đỏ các bạn đã làm gì?
- Khi thấy đèn gì các bạn nhỏ mới đi tiếp?
- Nếu thấy đèn đỏ mà vẫn cố tình đi thì có chuyện gì sẽ sảy ra?
- Gỉa sử các con đi trên xe cùng bố mẹ, thấy đèn đỏ mà bố mẹ vẫn tiếp tục đi thì con sẽ làm gì?
- Qua bài thơ nhắc nhở chúng ta điều gì?
=> Bài thơ đã nhắc nhở tất cả chúng ta phải tuân thủ luật lệ giao thông đường bộ: khi thấy đèn đỏ thì phải dừng lại, đèn xanh mới được đi tiếp. Nếu vi pham luật lệ giao thông sẽ bị các chú cảnh sát giao thông phạt, và có thể sẽ gây ra tai nạn giao thông làm ảnh hưởng tới tính mạng của mình và những người tham gia giao thông cùng mình. Vì vậy tất cả chúng ta phải tuân thủ luật lệ giao thông
+ Cô cho cả lớp đọc 3 lần
+ Nhóm đọc : 3 nhóm đọc
+ Tổ đọc : 2 tổ đọc
+ Cá nhân đọc: 4 cá nhân đọc
- Hôm nay cô đã dạy bài thơ gì? Tác giả
Hoạt động 3: Trò chơi “ Ai nhanh hơn”
+ Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2 lần
- Cách chơi: Cô chia cả lớp thành 2 đội. Ở trong rổ phía trước cô để rất nhiều đồ chơi. Nhiệm vụ của hai đội là lần lượt từng bạn của 2 đội sẽ chạy lên lấy 1 đồ chơi phương tiện giao thông đường bộ về. 
- Luật chơi: Khi tiếng nhạc bắt đầu thì hai độibắt đầu chơi. Khi tiếng nhạc kết thúc thì hai đội phải dừng chơi. Đội nào mang về được nhiều đồ chơi phương tiện giao thông đường bộ nhất thì đội đó giành chiến thắng
Trẻ trả lời
Có ạ
Vâng ạ
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Dừng lại
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ đọc
Trẻ trả lời
- Trẻ chơi
Thứ 4 ngày 27 tháng 01 năm 2016
Tên bài: Vỗ tay theo nhịp bài hát Em đi qua ngã tư đường phố
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
I Mục đích - yêu cầu
- Trẻ thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát
- Trẻ biết hát và kết hợp tay chân vận động theo nhịp bài hát Em đi qua ngã tư đường phố, cảm nhận được giai điệu bài hát
- Trẻ có kĩ năng hát và vỗ tay theo nhịp bài hát
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động
- Rèn cho trẻ cách vỗ tay theo nhịp bài hát
- Giáo dục trẻ tuân thủ luật lệ giao thông
II Chuẩn bị
- Nhạc bài hát Em đi qua ngã tư đường phố
- Mỗi trẻ một cái sắc sô hoặc phách
III Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Gây hứng thú
-Cô cho trẻ nghe giai điệu và nhún nhảy theo nhạc bài hát Em đi qua ngã tư đường phố
- Các con vừa nghe giai điệu bài hát gì?
Hoạt động 2: Bé vỗ tay theo nhịp bài hát Em đi qua ngã tư đường phố
+ Cô cho cả lớp hát một lần
- Để bài hát hay hơn, sinh động hơn các con sẽ làm gì?
- Các bạn đã đưa ra những ý tưởng rất hay. Còn ý tưởng của cô là chúng ta sẽ vỗ tay theo nhịp bài hát. Hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau học cách vỗ tay theo nhịp bài hát Em đi qua ngã tư đường phố nhé!
+ Cô thực hiện vận đọng lần một
+ Cô cho trẻ thực hiện cùng cô 1 lần ( chú ý sửa sai cho trẻ )
+ Cho trẻ hát và vỗ tay theo nhịp theo đội hình vòng tròn
+ Cả lớp hát và vỗ tay theo nhịp theo đội hình 2 vòng tròn
+ Mời nhóm các bạn nam, nhóm các bạn nữ hát và vỗ tay theo nhịp
- Các con ạ! Khi đi trên đường để đảm bảo an toàn cho mình và những người tham gia giao thông trên đường cùng mình thì các con nhớ phải tuân thủ luật lệ giao thông, các con nhớ chưa nào!
Hoạt động 3: Nghe hát: Đường em đi
- Có một bài hát cũng nhắc nhở chúng mình phải tuân thủ luật lệ giao thông. Đó là bài hát đường em đi. Các con hãy lắng nghe cô hát bài hát đó nào!
+ Cô hát lần 1 cho trẻ nghe
- Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
+ Cô hát lần 2
- Bài hát nhắc nhở chúng ta điều gì?
- Khi đi trên đường chúng ta phải đi về phía tay nào?
- Nếu đi về phía tay trái thì sẽ thế nào?
Hoạt động 4: Trò chơi “ Nghe nhạc đoán tên bài hát”
+ Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2 lần
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Vâng ạ
Trẻ hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài hát
Vâng ạ
Vâng ạ
Đường em đi
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
Thứ 5 ngày 28 tháng 01 năm 2016
Tên bài: Nhận biết 1 và nhiều
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
I Mục đích - yêu cầu
- Trẻ biết phân loại các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt
- Trẻ nhận biết được 1 và nhiều
- Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát
- Rèn luyện được sự so sánh nhóm 1 và nhiều
- Trẻ nói được to, rõ, trọn câu
- Trẻ biết tuân thủ luật lệ giao thông
II Chuẩn bị
- Tranh các phương tiện giao thông: Ô tô, xe máy, thuyền buồm, tàu thủy, máy bay
- Nhạc bài hát Em tập lái ô tô
III Tiến hành hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Bé hát bài Em tập lái ô tô
- Các con có thích lái ô tô không?
- Vậy thì chúng mình cùng hát bài Em tập lái ô tô nào!
- Chúng mình vừa hát bài hát gì vậy các con?
- Có bạn nào được lái ô tô chưa?
Hoạt động 2: Bé nhận biết 1 và nhiều
- Cô có gì đây các con?
- Trong tranh có những phương tiện giao thông gì?
- Đó là phương tiện giao thông đường gì?
- Trong tranh có mấy ô tô ?
- Có mấy xe máy?
- Xe ô tô và xe máy xe nào nhiều hơn?
+ Cô chỉ vào nhóm ô tô và hướng dẫn cháu nói: 1 ô tô
+ Cô chỉ vào nhóm xe máy và hướng dẫn cháu nói: Nhiều xe máy
+ Cho trẻ lấy đồ dùng và ngồi hình chữ U
- Các con hãy xếp cho cô nhóm có 1 ô tô
- Con hãy xếp cho cô nhóm có nhiều xe máy?
- Các con hãy chỉ vào nhóm 1 ô tô nào! Hãy nói: 1 ô tô
- Các con hãy chỉ cho cô xem nhóm nhiều xe máy
- Các con hãy nhắc lại: Nhiều xe máy
- Giờ các con hãy xếp cho cô 1 thuyền buồm và nhiều tàu thủy nào !
+ Cô cho trẻ chỉ vào nhóm 1 thuyền buồm và nói: 1 thuyền buồm
+ Cô cho trẻ chỉ vào nhóm nhiều tàu thủy và nói: nhiều tàu thủy
Hoạt động 3: Trò chơi Ai nhanh hơn!
+ Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 3 lần
+ Cách chơi: Cô chia cả lớp thành 2 đội. mỗi đội sẽ được phát một bức tranh to có vẽ các nhóm có số lượng 1 và nhiều. Nhiệm vụ của các đội là dùng bút màu gạch chéo các nhóm có số lượng là một
+ Luật chơi: Đội nào gạch đúng được nhiều và nhanh tay hơn thì đội đó thắng cuộc 
Trẻ trả lời
Trẻ hát
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Đường bộ
1 ô tô
3 xe máy
Xe máy
1 ô tô
Nhiều xe máy
Trẻ xếp nhóm 1 ô tô và nhóm nhiều xe máy
Trẻ chỉ vào nhóm 1 ô tô và nói: 1 ô tô
Trẻ chỉ vào nhóm nhiều xe máy và nói nhiều xe máy
Trẻ xếp nhóm 1 thuyền buồm và nhóm nhiều tàu thủy
- Trẻ chơi

File đính kèm:

  • docchu_de_giao_thong.doc