Giáo án mầm non lớp lá - Tên chủ đề: Giao thông

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1. Phát triển thể chất

* Dinh dưỡng và sức khỏe:

- Biết chăm sóc sức khỏe cho bản thân khi tham gia giao thông, ăn uống hợp lý, đeo khẩu trang, có một số thói quen tốt trong vệ sinh cá nhân: tự cầm muỗng xúc cơm ăn, tự cầm ca uống nước, biết đi vệ sinh đúng nơi qui định, ăn được nhiều loại thức ăn

khác nhau

- Nhận biết được nguy cơ không an toàn không thò đầu, đưa tay ra ngoài cửa sổ khi ngồi xe, không đùa giỡn, khi đi xe 2 bánh phải đội nón bảo hiểm, biết chấp hành tốt luật lệ giao thông

* Phát triển vận động:

 Thực hiện một số vận động: Bật về phía trước; Ném xa bằng 1 tay; Chuyền bắt bóng hai bên theo hàng dọc; Bước lên, xuống bục cao 30cm; Bò theo hướng thẳng.

2. Lĩnh vực phát triển nhận thức:

 - Biết tên gọi, đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không

 - Biết chơi một số trò chơi với các phương tiện giao thông

 

doc121 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Tên chủ đề: Giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ
TÊN CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG
Thời gian: 5 tuần (Từ ngày 05/10 - 06/11/2015)
MỞ CHỦ ĐỀ
- Cho cháu hát "Đường em đi","Em đi qua ngã tư đường phố"
- Các con nhìn xem tranh vẽ gì? Hằng ngày ai đưa các con đến trường
- Trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông, luật giao thông phổ biến
- Cháu sưu tầm các tranh ảnh về phương tiện giao thông đem đến lớp 
- Hằng ngày hướng dẫn cho trẻ xem các loại phương tiện và tự kể về các loại phương tiện mà cháu biết
- Giáo viên cùng trẻ chuẩn bị các bức tranh về phương tiện giao thông, các tính hiệu đèn để bày biện các góc
- Trẻ Biết bày tỏ nhu cầu mong muốn suy nghỉ của mình bằng lời nói
- Nghe hiểu nội dung thơ truyện. thuộc các bài thơ bài hát qua chủ đề
 ********************************************************
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Phát triển thể chất
* Dinh dưỡng và sức khỏe:
- Biết chăm sóc sức khỏe cho bản thân khi tham gia giao thông, ăn uống hợp lý, đeo khẩu trang, có một số thói quen tốt trong vệ sinh cá nhân: tự cầm muỗng xúc cơm ăn, tự cầm ca uống nước, biết đi vệ sinh đúng nơi qui định, ăn được nhiều loại thức ăn 
khác nhau
- Nhận biết được nguy cơ không an toàn không thò đầu, đưa tay ra ngoài cửa sổ khi ngồi xe, không đùa giỡn, khi đi xe 2 bánh phải đội nón bảo hiểm, biết chấp hành tốt luật lệ giao thông
* Phát triển vận động:
	Thực hiện một số vận động: Bật về phía trước; Ném xa bằng 1 tay; Chuyền bắt bóng hai bên theo hàng dọc; Bước lên, xuống bục cao 30cm; Bò theo hướng thẳng.
2. Lĩnh vực phát triển nhận thức:
	- Biết tên gọi, đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không
	- Biết chơi một số trò chơi với các phương tiện giao thông
	- Dạy trẻ nhận biết, gọi tên hình tam giác
	- Dạy trẻ nhận biết tay phải, tay trái của bản thân
	- Dạy trẻ nhận biết phía trên, phía dưới của bản thân
	- Dạy trẻ nhận biết phía trước, phía sau của bản thân
- Phân biệt đồ dùng thành 2 nhóm theo 2 dấu hiệu: màu sắc và kích thước
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
	- Biết gọi tên các loại phương tiện giao thông
	- Nhớ tên một số bài thơ và một số câu chuyện về chủ đề giao thông
	- Đọc thuộc được một số bài thơ
- Trẻ nhận dạng được chữ cái a, ă, â
- Biết giao tiếp bằng lời nói rõ ràng, mạch lạc.
- Mạnh dạn vui vẻ trong giao tiếp.
4. Lĩnh vực phát triển tình cảm- xã hội:
	- Trẻ biết chào hỏi và nói cám ơn biết xin lỗi khi có lỗi.
- Trẻ biết cùng chơi với nhóm bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ.
- Biết tuân thủ đúng luật khi tham gia giao thông
- Nhận biết được một số hành vi đúng, sai khi tham gia giao thông
5. Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ:
- Hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật trong trường lớp.
- Thể hiện bài hát về giao thông một cách tự nhiên, đúng nhịp, có cảm xúc qua các bài hát: Em tập lái ô tô; Đoàn tàu tí xíu; Đường em đi; Em đi qua ngã tư đường phố; Biểu diễn văn nghệ.
- Tạo ra các sản phẩm tạo hình: Tô màu và vẽ bánh xe ô tô; Xếp thuyền buồm; Tô màu tàu hỏa; Nặn bánh xe; Tô màu máy bay.
MẠNG NỘI DUNG
Giao thông đường thủy
- Thực hiện đúng vận động: Bò theo hướng thẳng. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số loại phương tiện giao thông đường thủy. Trẻ nhận biết tay phải, tay trái của mình
- Trẻ nhận dạng được chữ cái ă và thuộc thơ
- Trẻ biết xây dựng bến tàu
- Vui sướng vỗ tay khi nghe nhạc, biết xếp thuyền buồm
Bé đến trường bằng gì?
- Trẻ thực hiện tốt vận động: Bật về phía trước. Biết chăm sóc sức khỏe cho bản thân
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số loại phương tiện giao thông đường bộ. Trẻ nhận biết và gọi tên hình tam giác
- Thích nghe cô kể chuyện và nhận dạng được chữ cái a 
- Biết xây bến xe
- Trẻ biết nặn bánh xe và ca đúng nhịp bài hát
GIAO THÔNG
Giao thông đường sắt
- Thực hiện tốt vận động: Ném xa bằng 1 tay. Biết tránh những nơi nguy hiểm
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số loại phương tiện giao thông đường sắt. Trẻ nhận biết phía trên, phía dưới của bản thân
- Trẻ nhận dạng được chữ cái â và thuộc thơ
- Trẻ biết xây dựng nhà ga
- Trẻ biết cách tô màu và hát đúng nhịp.
Giao thông đường hàng không
- Trẻ thực hiện đúng vận động: Chuyền bắt bóng hai bên theo hàng dọc. Trẻ biết vệ sinh răng miệng, đội nón khi ra nắng
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số loại phương tiện giao thông đường hàng không. Trẻ nhận biết phía trước, phía sau của bản thân
- Trẻ biết chơi với các chữ cái a, ă và đọc thơ cùng cô
- Trẻ biết xây dựng sân bay
- Trẻ hát tự nhiên, hát được theo giai điệu bài hát quen thuộc và tô màu máy bay
Một số phương tiện giao thông
- Trẻ thực hiện đúng vận động: Bước lên, xuống bục cao 30cm. Biết tuân thủ đúng luật giao thông
- Biết một số trò chơi với các phương tiện giao thông. Biết phân loại đồ dùng thành 2 nhóm theo 2 dấu hiệu
- Trẻ biết chơi với các chữ cái a, ă và đọc đồng dao cùng cô
- Biết chơi trò chơi về phương tiện giao thông
- Trẻ biết cách tô màu và tô không lem ra ngoài và vận động nhịp nhàng theo bài hát.
Phát triển nhận thức
* Toán: - Đố bé hình gì?
- Bé nhận biết tay phải, tay trái của bản thân
- Bé nhận biết phía trên, phía dưới của bản thân
- Bé nhận biết phía trước, phía sau của bản thân
- Phân loại đồ dùng thành 2 nhóm theo 2 dấu hiệu: màu sắc và kích thước
* Khám phá khoa học:
- Phương tiện giao thông đường bộ
- Phương tiện giao thông đường thủy
- Phương tiện giao thông đường sắt
- Phương tiện giao thông đường hàng không
- Trò chơi với các phương tiện giao thông
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Phát triển thể chất
* Vận động:
- Bật về phía trước
- Bò theo hướng thẳng
- Ném xa bằng 1 tay
- Chuyền bắt bóng hai bên theo hàng dọc
- Bước lên, xuống bục cao 30cm
* Dinh dưỡng:
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân
- Trẻ biết vệ sinh răng miệng, đội nón khi ra nắng
- Biết tránh những nơi nguy hiểm
- Biết tuân thủ đúng luật giao thông
GIAO THÔNG
Phát triển ngôn ngữ
* Văn học:
- Truyện: Xe lu xe ca
- Thơ: Đèn đỏ đèn xanh; Xe chữa cháy; đường và chân
- Đồng dao: Đi cầu đi quán
* Làm quen chữ cái:
- Chữ a đẹp thế
- Xem kìa chữ ă
- Chữ â lạ quá
- Bé chơi với chữ cái a, ă
- Bé chơi với chữ cái ă, â
* Tăng cường tiếng việt:
Ô tô, đường phố, còi, xe đạp, dạo phố, chạy, thảo cầm viên, thuyền rồng, qua phà...
Phát triển thẩm mĩ
* Tạo hình:
- Nặn bánh xe; Xếp thuyền buồm; Tô màu tàu hỏa; Tô màu máy bay
* Âm nhạc:
- Dạy hát, vận động: Em tập lái ô tô; Em đi qua ngã tư đường phố; Đoàn tàu tí xíu; Đường em đi; Biểu diễn văn nghệ.
- Nghe hát: Đèn đỏ, đèn xanh; Em đi chơi thuyền; Những con đường em yêu; Anh phi công ơi
- Trò chơi: Nghe tiếng hát nhảy vào vòng, Tai ai tinh, Sol mi la, Tiếng hát ở đâu.
Phát triển tình cảm- xã hội
- Trẻ biết chào hỏi và nói cám ơn biết xin lỗi khi có lỗi
- Trẻ biết cùng chơi với nhóm bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ
- Yêu quý trường lớp, cô giáo và các bạn.
- Trẻ biết đóng vai vào các vai chơi
- Biết xây dựng bến xe, bến tàu, nhà ga, sân bay,...
KẾ HOẠCH NHÁNH 1
Bé đến trường bằng gì?
 (Từ ngày 05/10 – 09/10/2015)
Tuần / thứ
Thời điểm
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ - điểm danh
- Trao đổi với phụ huynh
- Trò chuyện về sở thích của trẻ - hướng dẫn cất đồ dùng qui định
- Trò chuyện với trẻ về phương tiện giao thông đường bộ
Thể dục sáng
1. Bé cùng Khởi động: 
Xếp 3 hàng dọc. Đi thành vòng tròn kết hợp với các kiểu đi chạy (Hát bài: “Cùng đi đều”). Đứng lại thành vòng tròn để tập bài tập phát triển chung.
2. Nào chúng ta cùng tập: 
Bài tập phát triển chung. Tập kết hợp bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” (mỗi động tác thực hiện 4 lần x 4 nhịp)
- Hô hấp: Thổi bóng bay (4 lần x 4 nhịp)
Đứng tự nhiên, chân đứng rộng bằng vai, tay thả xuôi, đầu không cúi, đưa 2 tay khum trước miệng và thổi mạnh. Đồng thời 2 tay đưa ngang, cô động viên trẻ thổi mạnh để được quả bóng to.
- Tay: Hai tay đưa sang ngang, đưa lên cao (4 lần x 4 nhịp)
- Nhịp 1: 2 tay đưa sang ngang cao bằng vai.
- Nhịp 2: Giơ thẳng cao quá đầu.
- Nhịp 3: Như nhịp 1.
- Nhịp 4: Hạ xuống xuôi theo người.
- Bụng: Đứng cúi về trước. (4 lần x 4 nhịp)
- Nhịp 1: Hai tay đưa thẳng lên cao, hai chân ngang vai.
- Nhịp 2: Cúi xuống, hai tay chạm đất.
- Nhịp 3: Đứng lên hai tay đưa lên cao.
- Nhịp 4: hai tay hạ xuống xuôi theo người, hai chân khép lại.
- Chân: Từng chân đưa lên trước, ra sau, sang ngang. (4 lần x 4 nhịp)
- Nhịp 1: đứng thẳng, tay chống hông, 1 chân làm trụ, chân kia đưa lên phía trước.
- Nhịp 2: đưa chân về phía sau.
- Nhịp 3: đưa sang ngang.
- Nhịp 4: Đưa chân về vị trí ban đầu. Đổi chân làm trụ làm tiếp.
- Bật: Bật tại chỗ. (4 lần x 4 nhịp)
TTCB: Đứng thẳng, tay chống hông.
TH: Bật theo nhịp trống lắc của cô 2 – 3 lần .
3. Cùng đi cho khỏe:
 Thả lỏng tay chân đi xung quanh lớp hít thở nhẹ nhàng. Cho trẻ đi nhẹ nhàng, vừa đi vừa nói “khỏe quá’ (vài lần)
Hoạt động học
Lĩnh vực thể chất
Bật về phía trước
Lĩnh vực nhận thức
Đố bé hình gì?
Lĩnh vực ngôn ngữ
Chữ a đẹp thế
Lĩnh vực nhận thức
Phương tiện giao thông đường bộ
 Lĩnh vực thẩm mỹ
Nặn bánh xe
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát: Xe đạp 
- Trò chơi vận động: Ô tô vào bến
- Chơi tự do
Lĩnh vực thẩm mỹ
- Nghe hát: Đèn đỏ, đèn xanh
- Dạy hát:
Em tập lái ô tô
- Trò chơi: Nghe tiếng hát nhảy vào vòng
- Quan sát xe máy
- TCVD: Ô tô và chim sẻ
- Chơi tự do
Lĩnh vực ngôn ngữ
 Truyện: Xe lu xe ca
- TCVD: Bánh xe quay
- TCDG: Chi chi chành chành
- Chơi tự do
Làm quen tiếng việt
- Ô tô 
- Đường phố - Còi
- Xe đạp
- Dạo phố
- Chạy
- Phương tiện giao thông
- Tài xế
- Bến xe
- Đầu xe 
- Thùng xe
- Bánh xe
Ôn lại các từ đã học
Hoạt động góc
* Góc xây dựng: Xây dựng bến xe.
* Góc phân vai: Cửa hàng bán phương tiện giao thông.
* Góc nghệ thuật: Tô màu tranh phương tiện giao thông đường bộ.
* Góc sách- thư viện: Xem tranh các loại phương tiện giao thông.
* Góc khám phá khoa học: Chơi với cát.
Vệ sinh - nêu gương - trả trẻ
HOẠT ĐỘNG GÓC
I. MỤC TIÊU 
- Góc phân vai: Trẻ biết cách chơi và tự mình thoả thuận các vai chơi.
- Góc xây dựng: Trẻ biết dùng các khối gỗ và dùng những chiếc xe và cây xanh để thành bến xe.
- Góc nghệ thuật: Trẻ biết tô màu tranh phương tiện giao thông đường bộ.
- Góc sách - thư viện: Trẻ xem tranh các loại phương tiện giao thông
- Góc khám phá khoa học: Chơi với nước với cát.
II. CHUẨN BỊ
- Thẻ đeo ở các góc
- Góc phân vai: Những chiếc xe
- Góc xây dựng: Khối gỗ, xe, cây xanh...
- Góc nghệ thuật: Tranh rỗng các phương tiện giao thông, màu tô
- Góc sách - thư viện: Tranh các loại phương tiện giao thông đường bộ
- Góc khám phá khoa học: Cát, xẻng, khuông
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
ª Thoả thuận trước khi chơi
- Cô cùng trẻ hát bài: “Em đi qua ngã tư đường phố” 
- Cô đã chuẩn bị các góc chơi cho các bạn gồm:
+ Góc xây dựng: Xây dựng bến xe.
+ Góc phân vai: Cửa hàng bán phương tiện giao thông.
+ Góc nghệ thuật: Tô màu tranh phương tiện giao thông đường bộ.
+ Góc sách- thư viện: Xem tranh các loại phương tiện giao thông.
+ Góc khám phá khoa học: Chơi với cát.
ª Quá trình chơi:
Cô cho trẻ tự chọn góc chơi, cô đến từng góc chơi bao quát, hướng dẫn trẻ chơi.
- Góc phân vai
+ Yêu cầu: Trẻ biết tự phân vai chơi.
+ Hướng dẫn chơi: Trẻ biết thể hiện vai chơi, biết phản ánh công việc của người bán và người mua. Người bán luôn niềm nở, biết chào hỏi khách mua hàng và biết cảm ơn người mua. Người mua biết hỏi và nói tên hàng cần mua, biết trả tiền và nói cảm ơn
- Góc xây dựng
+ Yêu cầu: Trẻ biết bố trí công trình hợp lí.
+ Hướng dẫn chơi: Trẻ biết xây dựng hàng rào và đặt những chiếc xe và cây xanh vào trong bến.
- Góc nghệ thuật
+ Yêu cầu: Trẻ biết vẽ các loại xe
+ Hướng dẫn chơi: Trẻ chọn màu và tô vào những chiếc xe.
- Góc sách - thư viện
+ Yêu cầu: Trẻ biết xem tranh 
+ Hướng dẫn chơi: Trẻ xem và gọi tên các phương tiện giao thông có trong tranh 
- Góc khám phá khoa học: 
+ Yêu cầu: Trẻ biết in hình bằng cát.
+ Hướng dẫn chơi: Trẻ lấy xẻng xúc cát vào khuôn và sau đó in ra thành hình.
ªKết thúc: cô nhận xét các góc chơi
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ hai, ngày 05 tháng 10 năm 2015
I. ĐÓN TRẺ
 - Cô đón trẻ vào lớp, cho trẻ tự cất đồ dùng cá nhân
 - Cô trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông đường bộ
 - Cho trẻ chơi tự do
* Điểm danh
* Thể dục sáng: (4l/4n)
- Hô hấp: Hít vào thật sâu khi mở rộng lồng ngực bằng động tác hai tay dang ngang, đưa hai tay lên cao 
- Tay: Hai tay đưa sang ngang, đưa lên cao
- Bụng: Đứng cúi người về phía trước
- Chân: Đứng khụy gối
- Bật: Bật tách khép chân
II. HOẠT ĐỘNG HỌC	
- Chủ đề nhánh 1: BÉ ĐẾN TRƯỜNG BẰNG GÌ?
- Lĩnh vực: Phát triển thể chất
- Tên hoạt động: BẬT VỀ PHÍA TRƯỚC
1/ Mục tiêu 
- Trẻ nhớ tên vận động, trẻ thực hiện tốt vận động “Bật về phía trước”
- Trẻ biết nhún chân để bật và chạm đất bằng hai chân.
- Trẻ biết được muốn có một cơ thể khoẻ mạnh thì cần phải ăn đủ chất và chăm tập thể dục.
2/ Chuẩn bị
- Vạch xuất phát
- Trống lắc
- Thời gian: 8h00- 8h20 
- Địa điểm: Lớp học
3/ Tổ chức hoạt động 
STT
Cấu trúc
Hoạt động của cô/ trẻ
1
Hoạt động 1:
( 2 phút)
Cùng nhau khởi động
- Các con ơi! Hôm nay trường chúng ta tổ chức hội thi “An toàn giao thông” bây giờ lớp chúng ta cùng tham gia nhe.
- Phần thi thứ nhất là phần thi khởi động. Cho trẻ xếp thành hai hàng dọc, chuyển đội hình thành vòng tròn cùng thực hiện các kiểu đi: Đi bằng mũi bàn chân - đi thường, đi bằng gót bàn chân - đi thường, đi bằng mép bàn chân sau đó kết hợp chạy chậm, chạy nhanh và chuyển về đội hình hai hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
2
Hoạt động 2:
( 15 phút)
Ai bật xa hơn
* Các con tài lắm. Bây giờ chúng ta tiếp tục đợt thi thứ hai là thi đồng diễn nhe. Các con cùng tập nhe. Kết hợp nhạc “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Tay: Hai tay đưa sang ngang, đưa lên cao (2 lần x 4 nhịp)
- Bụng: Đứng cúi về trước. (2 lần x 4 nhịp)
- Chân: Từng chân đưa lên trước, ra sau, sang ngang. 
(4 lần x 4 nhịp)
- Bật: Bật tại chỗ. (4 lần x 4 nhịp)
* Phần thi thứ ba là phần thi đồng đội. Ở phần thi này các con sẽ “Bật về phía trước”.
- Để thực hiện được vận động này thì các con xem cô làm mẫu trước nhé.
- Lần 1: Cô làm mẫu
- Lần hai cô giải thích: Cô đứng thẳng tự nhiên, hai tay thả xuôi khi có hiệu lệnh “Bật” nhún bật nhảy về phía trước và rơi xuống nhẹ nhàng bằng hai mũi bàn chân. Khi bật dùng lực của đôi chân để nhún bật thật xa.
+ Lần một cô cho hai trẻ lần lượt lên thực hiện “Bật” theo hiệu lệnh của cô (mỗi trẻ bật 4-5 lần)
+ Lần hai chia trẻ thành hai nhóm chơi “Thi xem ai bật xa nhất”. Cho trẻ thực hiện vài lần.
- Cô hỏi trẻ: Cô vừa cho các con thực hiện vận động gì?
* Hôm nay cô thấy lớp mình học rất ngoan, bây giờ cô thưởng cho các con chơi trò chơi nhé! Trò chơi có tên gọi “Ô tô và chim sẻ”
- Để chơi được thì các con nghe cô hướng dẫn luật chơi cách chơi nhé!
+ Luật chơi: khi nghe thấy tiếng còi kêu bim bim thì trẻ phải chạy nhanh sang 2 bên vỉa hè.
+ Cách chơi: cô đã chuẩn bị 1 làn đường cho ô tô chạy và 2 bên là vỉa hè. Cô cho 1 trẻ làm ô tô, những trẻ còn lại làm chim sẻ. Các chú chim sẻ sẽ đi kiếm ăn trên đường ô tô chạy, vừa thỉnh thoảng ngồi xuống giả vờ làm động tác mổ thóc. Khi nghe tiếng ô tô kêu bim bim và chạy đến, chim sẻ phải chạy nhanh lên 2 bên vỉa hè ngoài làn đường ô tô chạy. Khi ô tô đã chạy qua rồi thì chim sẻ lại xuống đường vừa nhảy, vừa mổ thóc ăn.
- Cô cho trẻ chơi thử một lần. Cho trẻ chơi 2-3 lần
- Các bạn ơi! Các bạn muốn có được 1 cơ thể khoẻ mạnh và phát triển tốt thì các bạn cần phải cố gắng ăn hết suất và cần phải chăm chỉ tập thể dục để có sức khoẻ tốt nha các bạn!
3
Hoạt động 3:
( 3 phút)
Đi nhẹ nhàng
- Cô vừa cho các con thực hiện vận động gì?
- Gi¸o dôc trÎ khi ch¬i xong phải biết rửa tay, khi rửa tay phải biết vặn nước vừa phải và tắt nước khi rửa xong.
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng và hít thở đều
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát xe đạp
- Trò chơi vận động: Ô tô vào bến
- Chơi tự do: Chơi với bóng, giấy, đồ chơi ngoài trời, phấn, dây thung, đá màu....
1/ Mục tiêu 
- Trẻ biết giữ gìn trật tự
- Trẻ biết diễn đạt những gì mình quan sát được
- Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi.
2/ Chuẩn bị 
- Thẻ hình xe
- Địa điểm: Nhà xe trường
- Thời gian: 8h20 – 9h00
3/ Tổ chức hoạt động 
* Quan sát xe đạp
- Cô dẫn trẻ đi tham quan nhà xe của trường. 
- Cô gợi ý, tạo tình huống để trẻ quan sát, trò chuyện
+ Các bạn nhìn xem đây là xe gì?
+ Xe đạp có những bộ phận nào?
+ Xe đạp chạy ở đâu?
+ Xe đạp là loại phương tiện giao thông đường gì?
* Trò chơi vận động: Ô tô vào bến
Các bạn ơi! Hôm nay cô sẽ tổ chức cho các bạn chơi một trò chơi. Trò chơi có tên là “Ô tô vào bến”
+ Cách chơi: Cô chuẩn bị 2 – 3 bến xe, mỗi trẻ sẽ cầm 1 thẻ hình xe, khi nghe hiệu lệnh về đúng bến thì trẻ sẽ cầm thẻ hình và chạy về đúng bến với thẻ hình xe mà mình đang cầm.
+ Tổ chức cho trẻ chơi
* Chơi tự do 
Cô cho trẻ chơi theo ý thích các đồ chơi cô đã chuẩn bị: Chơi với bóng, giấy, đồ chơi ngoài trời, phấn, dây thung, đá màu....Cô quan sát gợi ý cho cháu chơi.
- À các con ơi! Trong trường có rất nhiều đồ chơi như: Cầu tuộc, bập bênh khi các con chơi không nên xô đẩy bạn, nếu không thì dễ gây ra thương tích cho bạn và khi chơi xong nhớ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước và rửa xong phải tắt nước để tiết kiệm nước nhe.
IV. LÀM QUEN VỚI TIẾNG VIỆT:
Làm quen với từ: Ô tô, đường phố, còi
1. Mục tiêu:
- Trẻ nghe hiểu nghĩa của các từ, chỉ vào tranh và nói được các từ: ô tô, đường phố, còi
- Trẻ hiểu nghĩa của các câu: ô tô chạy trên đường bộ, ngã tư đường phố, còi xe kêu inh ỏi 
- Nghe hiểu và trả lời câu hỏi: đây là gì?
- Tham gia học các từ mới và vận dụng các từ: ô tô, đường phố, còi 
2. Chuẩn bị
- Tranh ô tô, đường phố, tiếng còi xe
- Chuẩn bị các hệ thống câu hỏi để hỗ trợ dạy từ và câu
- Thời gian: 9h00 - 9h15 phút
- Địa điểm: Lớp học
3. Tổ chức hoạt động
- Cho cả lớp hát bài em tập lái ô tô
- Các con vừa hát bài gì? 
 * Từ: ô tô
 - Cô đọc câu đố: Xe bốn bánh
 Chạy bon bon
 Kêu bíp bíp
 Là xe gì?
 - Các con xem cô có gì đây ?
 - Cô nói từ ô tô
 - Tổ chức cho trẻ nói theo cả lớp, tổ, cá nhân
* Từ: đường phố
 - Cô cho xuất hiện hình ảnh đường phố
 - Cô có có tranh vẽ gì ? 
 - Cô nói từ đường phố
 - Tổ chức cho trẻ nói theo cả lớp, tổ, cá nhân
* Từ: còi
 - Cô cho trẻ nghe tiếng còi xe
 - Tiếng gì đây ? 
 - Cô nói đó là tiếng còi xe, còi xe kêu pim pim
 - Cô nói từ còi
 - Tổ chức cho trẻ nói theo cả lớp, tổ, cá nhân
* Ô tô chạy trên đường bộ
 - Cô xuất hiện tranh ô tô chạy trên đường bộ
 - Xe chạy ở đâu ?
 - Cô nói câu: ô tô chạy trên đường bộ
 - Cô động viên, khuyến khích trẻ nói 
 * Ngã tư đường phố
 - Cô xuất hiện tranh ngã tư đường phố
 - Cô nói câu: ngã tư đường phố
 - Cô động viên, khuyến khích trẻ nói 
* Còi xe kêu inh ỏi
 - Cô nói câu: còi xe kêu inh ỏi 
 - Cô động viên, khuyến khích trẻ nói 
 -Trò chơi 1: Nhìn tranh nói tên từ
 + Cách chơi: Cô đưa tranh lên trẻ nói tên từ theo yêu cầu của cô
 - Trò chơi 2: Trò chơi mô phỏng 
 + Cách chơi: Làm động tác trẻ đoán tên từ
 - Nhận xét tuyên dương
V. HOẠT ĐỘNG GÓC: 
- Góc xây dựng: Xây dựng bến xe.
- Góc phân vai: Cửa hàng bán phương tiện giao thông.
- Góc nghệ thuật: Tô màu tranh phương tiện giao thông đường bộ.
- Góc sách- thư viện: Xem tranh các loại phương tiện giao thông.
- Góc khám phá khoa học: Chơi với cát.
Thực hiện như nội dung soạn đầu tuần
Vệ sinh - nêu gương - trả trẻ
****************************************************************
Thứ ba, ngày 06 tháng 10 năm 2015
I. ĐÓN TRẺ
 - Cô đón trẻ vào lớp, cho trẻ tự cất đồ dùng cá nhân
 - Cô trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao t

File đính kèm:

  • docCHU_DE_GIAO_THONG_LOP_MAM.doc
Giáo Án Liên Quan