Giáo án mầm non lớp lá - Trẻ biết chữ v, r biết phát âm chữ cái v, r

. Kiến thức:

- Trẻ biết chữ v, r biết phát âm chữ cái v, r

- Trẻ biết tìm , biết nối chữ cái v, r trong từ với chữ v, r

 - Trẻ biết tô chữ h k in rỗng

- Trẻ biết tô chữ v, r chấm mờ

2. Kỹ năng:

- Trẻ phát âm chữ cái v, r

- Trẻ tìm và nối chữ cái v, r trong từ với chữ v, r in rỗng

- Trẻ tô chữ v, r in rỗng ko bị chờm ra ngoài

- Trẻ tô được chữ v, r theo nét chấm mờ

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động

 

docx10 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 728 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Trẻ biết chữ v, r biết phát âm chữ cái v, r, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC TUẦN 3
Tên giáo viên: Hoàng Thị Hoa
Thứ 2 ngày 15 tháng 4 năm 2019
Tên hoạt động
Mục đích- yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
LQCC
Tập tô chữ cái v, r 
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết chữ v, r biết phát âm chữ cái v, r 
- Trẻ biết tìm , biết nối chữ cái v, r trong từ với chữ v, r 
 - Trẻ biết tô chữ h k in rỗng
- Trẻ biết tô chữ v, r chấm mờ
2. Kỹ năng: 
- Trẻ phát âm chữ cái v, r 
- Trẻ tìm và nối chữ cái v, r trong từ với chữ v, r in rỗng
- Trẻ tô chữ v, r in rỗng ko bị chờm ra ngoài
- Trẻ tô được chữ v, r theo nét chấm mờ
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
* Đồ dùng của cô
- bài tập giống của trẻ có kích thước to hơn
- bảng to
* Đồ dùng của trẻ:
- Vở bé làm quen chữ cái, chữ viết
- bút chì, bút màu
1. Ổn dịnh tổ chức, gây hứng thú :
- Cả lớp hát: Em đi qua ngã tư đường phố
Hỏi trẻ vừa hát bài gì?
Trong bài hát có những gì?
- Cô giới thiệu bài học
2. Phương pháp, hình thức tổ chức
2.1 nhận biết, phát âm chữ v, r 
- Cô cho trẻ xem hình ảnh chữ h in hoa, in thường, viết thường. cô cho trẻ đọc 2-3 lần.
- Cô cho trẻ xem hình ảnh chữ k in hoa, in thường, viết thường. cô cho trẻ đọc 2-3 lần.
2.2 Tìm và nối chữ cái h k trong các từ với chữ v, r in rỗng
- Cô cho trẻ xem hình ảnh “cấm rẽ trái” bên dưới có từ “cấm rẽ trái”. Cho cả lớp đọc 2-3 lần
Cho trẻ tìm chữ v, r có trong từ “cấm rẽ trái” và gạch chân chữ v, r đó - Cô cho trẻ xem hình ảnh “giao nhau với đường sắt có rào chắn” bên dưới có từ “giao nhau với đường sắt có rào chắn”. Cho cả lớp đọc 2-3 lần
Cho trẻ tìm chữ h k có trong từ “giao nhau với đường sắt có rào chắn” và gạch chân chữ v, r đó.
- Cô cho trẻ xem hình ảnh “cấm rẽ phải” bên dưới có từ “cấm rẽ phải”. Cho cả lớp đọc 2-3 lần
Cho trẻ tìm chữ v, r có trong từ “cấm rẽ phải” và gạch chân chữ v, r đó .
- Cô cho trẻ xem hình ảnh “cầu vượt qua đường cho người đi bộ” bên dưới có từ “cầu vượt qua đường cho người đi bộ”. Cho cả lớp đọc 2-3 lần
Cho trẻ tìm chữ v, r có trong từ “cầu vượt qua đường cho người đi bộ” và gạch chân chữ v, r đó
2.3 Tô màu chữ v, r in rỗng
- Cô giới thiệu chữ v, r in rỗng, cho cả lớp đọc
- Cô hướng dẫn trẻ cách tô màu chữ v, r in rỗng
2.4 Tô chữ cái v, r theo nét chấm mờ
- Cô cho trẻ quan sát chữ e ê chấm mờ
- Cô hướng dẫn trẻ cách cầm bút, cách tô
2.5 Trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ thực hiệnô đi quan sát nhẹ nhàng, nhắc nhở, động viên trẻ làm
3. Kết thúc: 
- Hỏi trẻ hôm nay các con tập tô chữ gì?
- Cô nhận xét tiết học
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
Thứ 3 ngày 16 tháng 4 năm 2019
Tên hoạt động
Mục đích- yc
Chuẩn bị
Cách tiến hành
KP
Không khí 
1.Kiến thức.
-Trẻ biết được một số tính chất của không khí (Không khí không màu, không vị, không mùi, không khí di chuyển xung quanh chúng ta, không khí quan trọng với con người và các loài vật.)
- Trẻ biết không khí có thể bị ô nhiễm và nóng lên do khói, bụi và ô nhiễm môi trường
2.Kỹ năng
- Trẻ có kĩ năng làm một số thí nghiệm đơn giản về không khí.
- Trẻ nói được kết quả thí nghiệm như: “ Không khí không màu, không mùi, không vị, không khí di chuyển xung quanh chúng ta.”
3. Thái độ.
Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và không khí không bị ô nhiễm như không vứt rác bừa bãi.
Đồ dùng của cô.
Dụng cụ thí nghiệm, 1 Lọ bong bong xà phòng, túi bóng, cốc, 1nước hoa, 1cốc thủng và 1tờ giấy.
Một số hình ảnh:
 ( Mọi người trong công viên, xe ôtô và khói bụi, khói nhà máy, quạt và điều hòa nhiệt độ) Bóng bay.
Đồ dùng của trẻ:
Mỗi trẻ một túi bóng, một ca inox, Một tờ giấy-cốc nhựa không có đáy. 1 quả bóng bay.
1.Ổn định tổ chức và gây hứng thú.
Cô và trẻ hát bài hát: “ Nắng sớm”
Cô số 2: Thổi bong bóng
Cô hỏi trẻ: Các con hãy nhìn xem bong bóng đang bay lên và tan vào trong không khí đấy!
Các con có biết gì về không khí không?
Vậy bây giờ cô con mình cùng gọi không khí nhé!
Không khí ơi! Không khí ơi!
2. Phương pháp và hình thức tổ chức.
2.1 không khí là gì?
Cô cho trẻ ngồi xuống và hỏi trẻ: 
Các con có biết không khí có ở đâu không?
( Không khí có ở trong phòng, ngoài sân,Xung quanh chúng ta.)
Các con cùng cô bắt không khí nhé?
Các con có bắt được không khí không?
Vậy theo các con làm thế nào để bắt được không khí nào?
Các con hãy đi lấy túi ni nông để bắt không khí nhé!
 Các con thấy túi ninông như thế nào đây?
Vì sao túi li nông lại phồng lên?
( Chưa không khí ở bên trong)
Cô để túi ninông lên vai. Cô nói nặng quá có đúng không?
Không khí như thế nào? ( Không khí nhẹ)
Bây giờ các con hãy nhìn xem không khí có màu gì không?
Không khí không có màu!
Bây giờ các con chọc thủng túi ni nông và các con ghé sát vào mặt các con thấy như thế nào?
Không khi bay ra làm các con thấy hơi mát đúng không nào?
Các con thấy túi ni nông bây giờ xẹp xuống vì sao?
Các con cất túi ninông và mỗi bạn lấy cho cô một chiếc cốc nào?
Cốc các con thường dùng để làm gì nào?
Vậy các con hãy cùng lấy cốc để múc không khí nào?
Bây giờ các con hãy cầm cốc đã múc không khí và đưa lên mũi ngửi. Các con thấy không khí có mùi gì không?
Các con hãy nếm thử. Các con thấy không khi có vị gì không?
Cô khái quát: Không khí không có màu, không có mùi, không có vị.
Các con hãy nhắm mắt lại. các con có ngửi thấy mùi gì không?
Vì sao các con có thể ngửi thấy mùi thơm?
Các con ah!
Không khí chuyển động xung quanh chúng ta. Vì vậy các con mới ngửi được mùi thơm của nước hoa đấy. Bây giờ các con có muốn nhìn thấy không khí bay như thế nào không?
Cô thổi bong bóng và hỏi trẻ? Các con thấy các quả bóng xà phòng như thế nào nhỉ?
Các quả bóng xà phòng bay lên là nhờ có không khí đấy các con ạ
Các con cùng la thật to nào?
Các con nghe được là cũng nhờ không khí đã chuyền âm thânh đến tai chúng ta.
Cô cho trẻ đọc bài vè về không khí.
( Ve vẻ vè ve, Cái vè không khí, nó thật đáng quý, ở xung quanh ta, từ gần đến xa, con vật cỏ cây, đều cần không khí, nào các bạn nhỏ chúng ta hãy cùng hts vào thở ra, hít vào thở ra.)
2.2 Ích lợi của không khí.
Các con cùng hít vào và thở ra.
Các con thấy sau khi hít thở không khí các con cảm thấy như thế nào?
Các con cùng làm một thí nghiệm nhỏ với cô nhé.
Các con hãy bịt mũi lại nào!
Khi bịt mũi các con thấy như thế nào?
( Mệt, khó thở, Khó chịu..)
Vậy các thấy không khí rất cần cho con người chúng ta đúng không nào?
Nếu không có không khí thì con người và con vật, co cây sẽ như thế nào?
Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ không khí?
Các con có biết cái gì làm cho không khí mát đi và dịu đi?
Cái gì làm cho không khí nóng lên?
Cô mời trẻ về chỗ)
Cô cho trẻ xem hình ảnh ( Công viên)
Các con có nhận xét gì về hình ảnh này?
Vì sao mọi người lại ở trong công viên?
( Bức tranh 2: Bức tranh các con thây như thế nào?
Đây là hình ảnh các nhà máy đang xả khói bụi vào không khí, Khói xe ô tô, môi trường ô nhiễm Làm cho không khí nóng lên.
Đây là gì?Cái gì cần đến không khí? Khinh khí cầu, bóng, phao đều được bơm không khí vào để có thể sử dụng.
2.3 Trò chơi củng cố
TC: Nhà ảo thuật tí hon
Cách chơi. Cô có một tờ giấy và một cái cốc các con hãy để cái cốc lên tờ giấy và hút hết không khí ở bên trong và hút tờ giấy lên.
TC: Thổi bóng bay.
Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 2 đội
Nhiệm vụ của hai đội chơi như sau. Từng bạn của hai đội sẽ đi nối bàn chân lên đến phía trên này lấy 1 quả bóng và thổi sau đo dùng dây buộc lại và chạy về đập tay vào bạn kế tiếp. Cứ như thế đội nào thổi được nhiều bóng hơn thì sẽ dành được chiến thắng.
Tc: Bóng tròn to
3. Kết thúc.
Cô hỏi trẻ. Hôm nay các con được khám phá về gì?
Không khí như thế nào?
Không khí có kì diệu không?
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
Thứ 4 ngày 17 tháng 4 năm 2019
Tên hoạt động
Mục đích- yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Toán
Đo một đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau
1. Kiến thức:
2. Kỹ năng:
- 
3. Thái độ
- 
1.Ôn định tổ chức và gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát bài hát cho tôi đi làm mưa với
- 
2.Nội dung chính: Ôn nhận biết vị trí trên, dưới, trước- sau của đối tượng .
2.
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
Thứ 5 ngày 18 tháng 4 năm 2019
Tên hoạt động
Mục đích- yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Tạo hình
Vẽ cầu vồng sau cơn mưa và tô màu bức tranh cho đẹp.
1. Kiến thức:
Trẻ biết vẽ các nét cong tròn xếp thành nhiều tầng để tạo thành chiếc cầu vồng.
- Trẻ biết cách tô màu mìn màng không chờm ra ngoài.
2. Kỹ năng:
- Trẻ phân biệt được 7 sắc cầu vồng và thể hiện sinh động trên tranh vẽ.
- Trẻ có kĩ năng tô màu và phối hợp màu sắc trên bức tranh.
3. Thái độ
Trẻ biết yêu quý cảnh đẹp tự nhiên.
Đồ dùng của cô.
Nhạc bài hát: Giọt mưa và em bé.
Tranh mẫu: Cầu vồng sau cơn mưa.
Đồ dùng của trẻ:
Sách tập vẽ trang 14.
Màu nước, màu sáp. Bút lông.
1.Ổn định tổ chức và gây hứng thú.
Cô cho trẻ chơi trò chơi: Mưa to, mưa nhỏ
Cô trò chuyện về trời mưa, sau cơn mưa như thế nào?
2. Phương pháp và hình thức tổ chức.
2.1: Quan sát tranh mẫu.
Cô cho trẻ quan sát bức tranh: Vẽ cầu vồng sau cơn mưa và tô màu bức tranh.
Cô hỏi: Các con có nhận xét gì vê bức tranh.
Bức tranh vẽ về gì?
Các con thấy cầu vồng như thế nào?
Cô vẽ cầu vồng bằng những nét gì?
Cầu vồng có mấy màu?
Cô đã tô màu bức tranh này như thế nào?
Cô tô bằng màu gì?
Để vẽ được bức tranh cầu vồng sau mưa các con quan sát cách vẽ nhé!
2.2: Vẽ mẫu.
Cô vẽ những nét cong xếp chồng lên nhau, tạo hình dáng chiếc cầu vồng. Cầu vồng có 7 màu. Cô tô màu lần lượt từ xanh, đỏ, tím, vàng,lục, lam, cam.
2.3: Trẻ thực hiện.
Cô cho trẻ về bàn thực hiện cô khuyến khích động viên trẻ vẽ, cô giúp đỡ các bạn vẽ chậm.
2.4: Trưng bày sản phẩm và nhận xét.
Cô cho cả lớp mang sản phẩm lên giá treo của mình để trưng bày và cho trẻ nhận xét bài của mình và bài của bạn.
- Cô nhận xét chung : tuyên dương , khuyến khích, động viên trẻ
-Cho trẻ hát vận động bàì: Cầu vồng 7 sắc
3. Kết thúc.
Cô chuyển sang hoạt động tiếp theo.
Lưu ý
Chỉnh sửa năm
Thứ 6 ngày 19 tháng 4 năm 2019
Tên hoạt động
Mục đích- yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
 Văn học
Dạy trẻ đọc thơ:
Bình Minh Trong vườn
TG: Đỗ Ngọc Hương 
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết tên bài thơ" Bình Minh Trong vườn”
TG: Đỗ Ngọc Hương 
- Trẻ hiểu được nội dung của bài thơ: Bài thơ tả về Vào lúc bình minh, quang cảnh thật đẹp, có ông mặt trời, bác gà trống và có cả những hạt suơng mai còn động lại trên đóa hồng.
2 Kỹ năng:
- Trẻ đọc to rõ rang bài thơ
-Trẻ đọc diễn cảm bài thơ.
3 Thái độ:
- Giáo dục trẻ hiểu được ánh nắng mặt trời lúc bình minh rất có lợi cho sức khỏe.
- Tranh minh họa về nội dung bài thơ : Bình minh trong vườn
1. Ổn định tổ chức- gây hứng thú
Cô cho trẻ quan sát hình ảnh lúc bình minh
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về các hoạt động diễn ra vào lúc bình minh. Cô hỏi trẻ
+ Gà gáy vào lúc nào? 
+ Vào lúc sáng sơm người ta gọi là gì ?
+ Buổi sáng thì cây cỏ sẽ ra sao ?
- Có bài thơ " Bình Minh Trong vườn”
TG: Đỗ Ngọc Hương hôm nay cô dạy cho các con
2. Phương pháp- Hình thức tổ chức
2.1 Cô giới thiệu tên bài thơ, tác giả
- Lần 1: Đọc diễn cảm 
- Lần 2: Đọc diễn giải, trích dẫn+ tranh
* Giảng nội dung : Bài thơ tả về vào lúc bình minh, quang cảnh thật đẹp, có ông mặt trời, bác gà trống và có cả những hạt suơng mai còn động lại trên đóa hồng.
2.2Đàm thoại :
- Cô đọc bài thơ có tên là gì? 
- Bài thơ “bình minh trong vườn” do ai sáng tác? 
+ Ông mặt trời buổi sáng ra sao ?
+ Bác gà trống làm việc gì?
+ Bé hồng nhung thì sao? Tại sao ?
* Giáo dục: Giáo dục trẻ hiểu được ánh nắng mặt trời lúc bình minh rất có lợi cho sức khỏe.
2.3 Trẻ đọc thơ :
- Cô cho cả lớp đọc cùng cô 2-3 lần
- Cô mời từng tổ, nhóm, cá nhân trẻ lên đọc
cô chú ý sửa sai khi trẻ đọc
- Cô cho cả lớp đọc lại 1 lần
3. Kết thúc :
- Củng cố: Hỏi tên bài thơ và tác giả
- Nhận xét - tuyên dương
Lưu ý
Chỉnh sửa năm

File đính kèm:

  • docxgiao an tuan 3 thang 4 56 tuoi_12573029.docx