Giáo án mầm non lớp lá - Trường mầm non của bé

- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân

- Chơi và hoạt động theo ý thích, chơi với các đồ dùng trong lớp

*Khởi động: Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc, chuyển đổi hình thành 3 hàng ngang, cho trẻ xoay cổ tay, cánh tay, đầu gối

* Bài tập phát triển chung: Cho trẻ tập với bài thể dục “Dậy đi thôi”

Hô hấp: Làm động tác thổi nơ

Động tác tay: Dậy đi thôi Khi tấy ông mặt trời( 2lần x 8nhịp)

Động tác chân: Dậy ra sân em cười ( 2lần x 8nhịp)

Động tác bụng: Mẹ mua cho đánh răng một mình( 2lần x

8 nhịp)

Động tác bật: Mẹ khen em .răng ai trắng tinh( 2lần x 8nhịp)

*Hồi tĩnh: Cho trẻ chơi trò chơi “ Ngửi hoa”

Nội dung:

- Dạo chơi và trò chuyện về chủ điểm

- Cho trẻ quan sát thời tiết xung quanh trường

- Trò chơi vận động: Nhảy vào, nhảy ra

- Chơi tự do

- Trước khi về lớp, cô tập trung trẻ lại, cho trẻ đi rửa tay, xếp hàng, và dắt trẻ về lớp.

 

doc34 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 853 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Trường mầm non của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ
( Từ ngày 07//09 đến 11/09)
 Thứ	
Thời điềm
Thứ hai
Thứ ba
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
 Chơi
Thể dục sáng
(CS: 16,18,23,54)
- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân
- Chơi và hoạt động theo ý thích, chơi với các đồ dùng trong lớp
*Khởi động: Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc, chuyển đổi hình thành 3 hàng ngang, cho trẻ xoay cổ tay, cánh tay, đầu gối
* Bài tập phát triển chung: Cho trẻ tập với bài thể dục “Dậy đi thôi”
Hô hấp: Làm động tác thổi nơ
Động tác tay: Dậy đi thôiKhi tấy ông mặt trời( 2lần x 8nhịp)
Động tác chân: Dậy ra sân em cười ( 2lần x 8nhịp)
Động tác bụng: Mẹ mua chođánh răng một mình( 2lần x 
8 nhịp)
Động tác bật: Mẹ khen em..răng ai trắng tinh( 2lần x 8nhịp)
*Hồi tĩnh: Cho trẻ chơi trò chơi “ Ngửi hoa”
Hoạt động ngoài trời
( CSCS: 38,44,46 )
Nội dung:
- Dạo chơi và trò chuyện về chủ điểm
- Cho trẻ quan sát thời tiết xung quanh trường
- Trò chơi vận động: Nhảy vào, nhảy ra
- Chơi tự do
- Trước khi về lớp, cô tập trung trẻ lại, cho trẻ đi rửa tay, xếp hàng, và dắt trẻ về lớp.
Hoạt động học
(CS: CTK, 113,64,36,102)
Nghỉ bù lễ 02/09
PTNT
MT116
Trường Mầm non của bé 
( CS 113)
PTNN
MT75
Thơ : Gà học chữ
(C: 64)
PTTCXH
MT47
Mèo con và quyển sách
 (CS: 36)
PTTM
MT106
Vẽ tô màu trường mần non
(CS: 102 )
Hoạt động vui chơi 
( HĐ góc)
(CS: 42,44, 46)
GÓC XÂY DỰNG
Nội dung
* Góc xây dựng: Xây mô hình Trường mầm non
* Góc phân vai: Đóng vai cô giáo, bác sĩ
* Góc nghệ thuật: Hát các bài hát về chủ đề 
* Góc tạo hình: Tô màu tranh về trường mầm non
*Góc vận động: Cho trẻ chơi với đất nặn, cát, màu sáp, bóng
Ăn, ngủ
 (CS:15,19)
- Cô hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn cơm.
- Cô giới thiệu món ăn của ngày hôm nay. Cô động viên trẻ ăn hết sức
- Cho trẻ lau miệng sau khi ăn và rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh
- Khi trẻ ngủ, cô mở cửa cho thoáng mát, ánh sáng vừa đủ. Quan sát khi trẻ ngủ
Chơi
HĐ theo ý thích
(CS: 6,33,38,44)
- Cho trẻ chơi theo ý thích
- Chơi với các đồ chơi, lắp ghép, xếp hình, tô, vẽ và chơi theo ý thích
- Khi trẻ chơi, cô quan sát, theo dõi, nhắc nhở trẻ
- Kết thúc giờ chơi, cô hướng dẫn trẻ thu xếp, cất dọn đồ chơi
Trả trẻ
CS:54
- Trả đồ dùng cá nhân của trẻ: áo ấm, khăn, tất, mũ, cặp, dép
- Trẻ chào cô, bố mẹ trước khi ra về
 Ý kiến của chuyên môn Giáo viên lập kế hoạch 
Hoạt động ngoài trời
I. Nội dung:
- Dạo chơi và trò chuyện về chủ đề “Trường mầm non”.
- Trò chơi vận động: Nhảy vào, nhảy ra
 - Chơi tự do
II. Mục đích – yêu cầu:
1.Kiến thức.
- Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên, trẻ được tìm hiểu về một số danh lam thắng cảnh, khu du lịch của địa phương, của quê hương. Được quan sát các đồ chơi ngoài trời.
- Hứng thú chơi trò chơi
- Thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ
2.Kĩ năng.
- Rèn kỹ năng quan sát, vận động và diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc, nhằm phát triển tư duy, thể lực, khả năng quan sát.
- Phát triển khả năng quan sát tinh tế, ngôn ngữ mạch lạc và khả năng ghi nhớ, góp phần phát triển thể chất.
- Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, biết nhận xét và ghi nhớ các sự vật hiện tượng.
- Rèn cho trẻ mạnh dạn trước đám đông. 
3.Thái độ.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi trường, mong muốn được đi học, biết ơn các cô, bác trong tường mầm non. Cách giữ gìn vệ sinh môi trường
III. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ an toàn cho trẻ.
- Cô kiểm tra độ an toàn của trẻ trong khi chơi
IV.Cách tiến hành:
* Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sĩ số lớp, dắt trẻ ra sân trường, nơi bằng phẳng, sạch sẽ
HĐ1: Quan sát thiên nhiên và trò chuyện về chủ đề: 
- Cô cho trẻ đi dạo quanh sân trường, vừa đi vừa hát bài hát " Khúc hát dạo chơi"
- Cho trẻ trò chuyện và quan sát thiên nhiên, quan sát quang cảnh bầu trời và thời tiết trong ngày. Trẻ nhận ra sự thay đổi của thời tiết theo ngày.
- Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề
HĐ2. Chơi trò chơi vận động: Nhảy vào, nhảy ra
Mục đích: - Rèn luyện sức khỏe, tính nhanh nhạy của trẻ
Hình thành khả năng phối hợp cùng nhau thực hiện nhiệm vụ.
Luật chơi: Khi chơi nhóm nào nhảy vào, nhảy ra chạm vào tay người ngồi làm của và nhảy không đúng cửa của mình, hoặc nhảy vào chưa hết mà đã nhảy ra là mất lượt đi, sẽ ngồi thay cho nhóm kia lên chơi.
Cách chơi: Chia trẻ thành 2 nhóm, mỗi nhóm từ 10 – 12 trẻ. Mỗi nhóm chọn một người để oẳn tù tì, bên nào thắng được đi trước gọi là nhóm 1. Nhóm 2 ngồi xuống thành vòng tròn rộng nắm tay nhau để tạo thành “cửa ra vào”. Các cửa luôn giơ tay lên, hạ tay xuống ngăn không cho người ở nhóm 1 vào.
Mỗi trẻ ở nhóm 1 đứng canh 1 cửa để rình xem khi nào “ cửa mở” (tay các bạn hạ xuống) thì nhảy vào. Trẻ vừa nhảy vào vừa nói “ Vào” , khi đã ở trong vòng tròn ,trẻ lại nói “ Vào rồi”. Nếu 1 trẻ ở nhóm 1 đã nhảy qua cửa vào trong vòng tròn thì tất cả các “cửa” phải mở ra để cho các bạn ở nhóm 1 vào. Khi các bạn ở nhóm 1 đã vào hết , các cửa lại đóng lại và trẻ ở nhóm 1 lại tìm cách nhảy ra. Khi nào mà trẻ nhảy vào, nhảy ra chạm vào tay người ngồi làm của và nhảy không đúng cửa của mình, hoặc số trẻ trong nhóm nhảy vào chưa hết mà đã có trẻ nhảy ra thì đề bị phạm luật và mất lượt đi, phải ngồi thay cho nhóm kia lên chơi.
* Chơi tự do
- Nhặt hoa, lá về làm đồ chơi: làm nghé ọ, giỏ cắm hoa
- Vẽ tự do trên sân
- Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời: cầu trượt, xích đu..
- Chăm sóc cây cối trong trường
V. Kết thúc giờ chơi: 
- Nhận xét, thu dọn đồ dùng đồ chơi, vệ sinh và nhẹ nhàng đi vào lớp.
- Gần hết giờ, cô tập trung trẻ lại, cho trẻ đi rửa tay, xếp hàng, điểm danh lại sỉ số và dắt trẻ về lớp.	
 Hoạt động góc
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết vai chơi của mình, biết cùng nhau chơi,.Quá trình chơi thể hiện được mối quan hệ chơi, giao tiếp giữa các vai chơi, nhóm chơi.
- Biết sử dụng các nguyên vật liệu, các đồ dùng, đồ chơi xây dựng, học tập, bá hàng, nấu ăn, bác sĩ để thực hiện ý định chơi.
Xây dựng mô hình trường mầm non có: Nhà hiệu bộ, nhà bếp, phòng học, cổng, hàng rào, khu vui chơi
- Biết tô, vẽ tranh, hát, múa theo chủ đề Trường mầm non
2. Kỹ năng: 
- Rèn khả năng chơi ở các góc chơi. Trẻ chơi và phản ánh rõ các công việc của người xây dựng, cô giáo, bán hàng, nấu ăn, chăm sóc cây....
- Rèn mối quan hệ chơi giữa các nhóm chơi và phát triển khả năng giao tiếp trong khi chơi cho những trẻ còn nhút nhát.
3. Thái độ: Biết đoàn kết và cẩn thận trong khi chơi và biết cách giữ an toàn khi xây dựng.
II. Chuẩn bị:
- Một số đồ dùng, đồ chơi cho nhóm chơi xây dựng như: hàng rào, gạch, rau, cỏ, các loại cây xanh
 - Một số đồ dùng, đồ chơi cho nhóm chơi phân vai như: đồ bác sĩ, nấu ăn, bộ đồ dùng ăn uống, lắp ráp, 
- Bộ xếp hình theo mục đích của trò chơi.
- Một số tranh mẫu về trường mầm non
- Các nhạc cụ trống lắc, phách tre, súc sắc
- Tranh tô màu cây xanh, bút chì, màu.....
III. Tiến hành hoạt động
1. Thỏa thuận vai chơi:
 - Trẻ trò chuyện về chủ đề, tự chọn góc chơi, thảo luận nội dung chơi, vai chơi. Cô nhắc nhở trẻ vệ sinh tay chân sau khi đã hoàn thành xong công việc về.
- Hôm nay cô đã chuẩn bị nhiều góc chơi cho các con: 
+ Vậy bạn nào cho cô biết lớp mình có những góc chơi nào?
+ Bạn nào thích chơi ở góc xây dựng, góc học tập, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên
+ Hôm nay các bác xây dựng định xây gì? Xây mô hình trường mầm non phải xây như thế nào? Cô giáo phải làm gì? Ai thích sắm vai cô giáo, ai thích làm học sinh......
Ai thích làm bác sĩ? Bác sĩ làm những công việc gì?.........
 Bây giờ lớp mình về góc chơi và tự thỏa thuân vai chơi với nhau nhé! Bạn nào thích chơi ở nhóm nào thì về nhóm đó chơi.
2. Quá trình chơi:
 - Cô quan sát, gợi ý hướng dẫn trẻ chơi. Cô tạo tình huống ở các góc chơi. Cô vào góc chơi cùng trẻ, giúp trẻ nhận vai chơi
- Gợi ý để các nhóm chơi liên kết với nhau trong khi chơi, có sự giao lưu, quan tâm đến nhau trong khi chơi.
- Báo hết giờ chơ cô đi đến từng góc nhắc trẻ thu dọn đồ dùng.Sau đó cho cả lớp hát và vận động theo bài hát " Trường chúng cháu là trường mầm non" và đi đến quan sát mô hình trường mầm non.
3. Nhận xét sau khi chơi:
- Cô tập trung trẻ về nhóm xây dựng và gợi ý cho trẻ tự nhận xét về vai chơi của nhóm, chơi liên kết với nhóm chơi nào, sản phẩm chơi của nhóm.
- Mời nhóm trưởng giới thiệu về công trình của nhóm mình 
- Cô nhận xét chung. Khen ngợi và động viên trẻ
- Trẻ thu dọn đồ chơi vào các góc chơi gọn gàng .
========================
Thứ hai ngày 07 tháng 9 năm 2015
Lĩnh vực phát triển thể chất
NGHỈ BÙ LỄ 02/09
==============================
Thứ ba ngày 08 tháng 9 năm 2015
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Tên hoạt động: Trường Mầm Non của bé ( CS: 113)
I. Mục đích- yêu cầu:
1. Kiến thức : 
- Trẻ biết trường mầm non là nơi các con được sinh hoạt, học tập, vui chơi phù hợp với lứa tuổi; ở trường mầm non bé có nhiều bạn; ở trường mầm non có các cô giáo, các cô, chú nhân viên làm những công việc phục vụ hoạt động chăm sóc, dạy dỗ các con lớn khôn.
2. Kĩ năng : 
- Trẻ nhận biết nhanh những điểm khác nhau trong sinh hoạt và vui chơi giữa trường mầm non và gia đình.
3. Thái độ : 
- Giáo dục trẻ tình cảm yêu mến trường, lớp; yêu quý cô giáo những người phục vụ trong tường; cố gắng chăm ngoan, học giỏi..
- PP theo dõi : Trực quan,luyện tập, trò chơi
II. Chuẩn bị 
Tranh ảnh về trường mầm non, cảnh hoạt động và an – bum ảnh về những hoạt động của cô và trẻ ở vị trí thích hợp trong lớp, cho trẻ quan sát
Bài hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”
Cho trẻ tham quan, quan sát trường mầm non trong giờ dạo chơi ngoài trời, trò chuyện cùng trẻ.
III. Tiến hành hoạt động
* Gây hứng thú : 
Cho trẻ hát bài hát “ Trường chúng cháu là trường mầm non”
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về trường mầm non
* Ở trường Mầm non có ai?
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Trường mầm non của mình có tên là gì?
- Trường mình nằm ở đâu?
- Trường mình có bao nhiêu phòng học?
- Ngoài phòng học ra còn có phòng nào nữa?
- Hàng ngày đến trường các con thấy có những ai đang làm việc?
- Cô giáo phụ trách lớp mình có tên là gì?
- Còn cô hiệu trưởng, cô hiệu phó trường mình tên là gì, các con có biết không?
- Các con có biết công việc của cô hiệu trưởng và cô hiệu phó không?
- Ngoài các cô giáo ở trong trường mình còn có những ai? Làm những công việc gì?
Kết luận: Để chăm sóc, nuôi dạy các con hàng ngày được tốt, ở trường chúng ta cần phải có nhiều người làm việc; Để quản lý, điều hành các hoạt động ở trường, có các cô hiệu trưởng, hiệu phó. Để chuẩn bị điều kiện và tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dạy các con, có các cô giáo, các cô chú nhân viên. Chúng ta phải biết ơn và kính trọng những người đã giúp ba, mẹ chăm sóc , nuôi dạy chúng ta hàng ngày ở trường.
* Ở trường Mầm non bé có nhiều bạn
- Các con có biết ở trường mình có bao nhiêu bạn đang học không?
- Lớp mình có tên là gì? Lớp mình có bao nhiêu bạn ? Có bạn gì?
- Các bạn học ở lớp mình ở độ tuổi nào? Lớp mình là lớp gì? Dưới lớp lá là lớp gì?
Số bạn ở trường, ở lớp nhiều hơn hay ít hơn số bạn ở nhà?
* Ở trường mầm non các bé được chăm sóc, nuôi dạy chu đáo?
- Ở trường đi học các con được các cô dạy và hướng dẫn những gì?
- Ở trường các con được cô dạy những gì? Con thích học nội dung nào nhất? Vì sao?
- Các con thích trò chơi nào nhất? Vì sao?
- Các con có thích thể dục buổi sáng không? Tập thể dục buổi sáng có lợi ích gì?
- Các con có biết vì sao cô lại dạy các con đánh răng, rửa mặt, rửa tay trước khi ăn uống ..không?Ở trường các con được ăn mấy bữa? Bữa nào là bữa chính? Vì sao các con phải ăn nhiều bữa”
- Giấc ngủ trưa ở trường có lợi ích gì cho sức khỏe các con? Khi ngủ các con phải chuẩn bị những gì?
- Sau bữa ăn xế các con thường làm gì? Khi được bố mẹ đón về các con phải làm gì?
Các hoạt động nêu trên là những hoạt động chính ở trường mầm non. Qua các hoạt động đó, các con được cô chú chăm sóc, nuôi dạy tận tình, chu đáo để các con khỏe mạnh, chăm ngoan, học giỏi
Hoạt động 2: Cho trẻ hát vận động bài " Trường chúng cháu là trường MN"
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
 1. Sức khỏe: ............................
..............................
 2. Kiến thức - Kỹ năng: 
......................................................................................................................................
 3. Thái độ và hành vi: 
 4.Lưu ý và đề xuất: 
.
=======================================
Thứ tư ngày 09 tháng 9 năm 2015
 Lĩnh vực : Phát triển ngôn ngữ 
 Tên hoạt động : Gà học chữ (CS: 64)
I. Mục đích- yêu cầu:
1.Kiến thức : 
- Trẻ nhớ tên bài thơ,tác giả. 
- Hiểu nội dung bài thơ và trả lời được các câu hỏi của cô
2. Kĩ năng : Rèn cho trẻ kĩ năng chú ý ghi nhớ có chủ định
3. Thái độ : Trẻ tập trung chú ý trong học tập. Thích được đi học ở trường MN
- PP theo dõi : Trực quan,đàm thoại
II. Chuẩn bị
- Tranh bải thơ : " Gà học chữ"
- Tranh " cô giáo", " kéo co", " lá cờ"
- Tranh chữ to bài thơ " Gà học chữ"
III. Tiến hành hoạt động 
* Gây hứng thú : Hát bài " Bé rất ngoan"
- Cô trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát.
- Cô dẫn dắt giới thiệu vào bài thơ " Gà học chữ"
Hoạt động 1: Cô đọc bài thơ "gà học chữ" của tác giả Phan Trung Hiếu
- Cô đọc bài thơ qua tranh minh họa
* Giảng nội dung: 
Bài thơ nói về hai bạn gà trống và gà mái mơ ngày đầu tiên đến lớp cô dạy chữ O, Gà trống không luyện chữ, nên chữ xiêu vẹo rất xấu. Còn gà mái mơ chăm chỉ luyện chữ cả đêm. Đến khi nộp bài cho cô chữ O của gà mái tròn như quả trứng rất đẹp, ai ai cũng thèm.
- Cô đọc bài thơ qua tranh chữ viết.
- Cả lớp đọc bài thơ qua tranh chữ 2-3 lần.
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc theo nhiều hình thức khác nhau
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
* Đàm thoại :
- Các con có biết bài thơ này có tên là gì không? ( gà học chữ)
- Vậy bài thơ này của tác giả nào? ( Phan Trung Hiếu )
- Gà trống và gà mái mơ ngày đầu tiên đi đâu? ( đến lớp học)
- Cô giáo dạy các bạn chữ gì? ( chữ O )
- Đến khi nộp bài cho cô, chữ ai đẹp hơn? ( gà mái mơ)
- Vì sao? ( gà mái luyện chữ)
- Còn chữ O của gà trống như thế nào? ( xiêu vẹo )
- Vì sao? ( gà trống bới cào)
- Các con học tập đức tính của ai? ( gà mái mơ)
* Giáo dục trẻ trong học tập cũng như trong sinh hoạt hằng ngày,phải tập trung chú ý nghe cô giảng bài, siêng năng chăm chỉ trong công việc.
 Hoạt động 2 : Trò chơi " Ai thông minh hơn "
- Cô gắn tranh "kéo co", " cô giáo", "lá cờ"
- Cho 2 trẻ lên tìm và gạch chân chữ cái O,Ô,Ơ
- Trẻ nào tìm nhanh,đúng được cô, các bạn khen.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
 1. Sức khỏe: ............................
..............................
 2. Kiến thức - Kỹ năng: 
......................................................................................................................................
 3. Thái độ và hành vi: 
 4.Lưu ý và đề xuất: 
.
	===================================== 
Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2015
Lĩnh vực : Phát triển tình cảm xã hội
Tên hoạt động : Mèo con và quyển sách (cs: 36)
I,Mục đích yêu cầu
1.Kiến thức : Trẻ nhớ được tên câu chuyện,tác giả
 Hiểu nội dung chuyện
 Biết sách vở là những đồ dùng học tập quý giá và rất có ích
2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng nhận biết óc phán đoán cùng sự khéo léo và kỹ năng sống
3. Thái độ : Biết giữ gìn bảo vệ sách vở là việc làm tốt có ích không xé sách vở bừa bãi
- PP theo dõi :Quan sát,đàm thoại
II, Chuẩn bị 
- Tranh minh họa " mèo con và quyển sách"
- Bài hát " chú mèo con", bài thơ " cô dạy"
III, Tiến hành hoạt động
* Gây hứng thú : Cho trẻ hát " chú mèo con"
- Bài hát vùa nhắc đến ai các con? ( chú mèo)
- Vậy các con vừa nghe câu chuyện gì kể về chú mèo chưa? ( mèo con và quyển sách)
- Của tác giả nào? ( Trần Thị Thu)
* Hoạt động 1 : Cô kể cho cả lớp nghe 1 lần
*Giảng nội dung: Câu chuyện kể về một chú mèo không biết giữ gìn quyển sách của mình, chú đã xé những tờ sách đi để làm đò chơi. Nhờ có bác gà trống khuyên bảo,Mèo con đã nhận ra lỗi của mình, đem dán quyển sách lại nhưng không đúng, quyển sách không còn nguyên vẹn và giống như trước nữa.
- Mời 1-2 trẻ khá lên kể chuyện 1- 2 lần
- Cô tuyên dương trẻ
* Đàm thoại:
- Câu chuyện các con vừa kể nói đến ai?
- Chú Mèo đã sử dụng quyển sách của mình như thế nào? ( xé sách)
- Việc làm đó của chú mèo có đúng không?
- Ai đã khuyên chú Mèo? ( Bác gà trống)
- Bác gà trống đã khuyên chú mèo những gì? (Phải biết giữ gìn sách)
- Các con có học tập đức tính của chú Mèo không? ( không ạ)
- Vì sao? ( đso là việc làm không đúng)
* Giáo dục : Sách vở là những đồ dùng học tập rất quý giá và có ích. Sách vở như là người bạn tốt giúp chúng ta học tập. Nếu không có sách vở thì chúng ta không thể biết đọc,biết viết. Bố mẹ đã tốn nhiều công sức làm việc để tốn nhiều tiền mua sách vở cho chúng ta,vì thế chúng ta phải biết giữ gìn bảo vệ sách vở, không được xé,vẽ bậy,qoăng vứt bừa bãi. Luôn luôn giữ gìn cho sách vở sạch sẽ,cẩn thận. Khi học xong phải biết xếp sách vở ngăn nắp vào đúng nơi quy định.
Ngoài ra chúng ta cần phải biết giữ gìn quý trọng đò dùng đồ chơi của trường,lớp và gia đình.
* Trò chơi đóng kịch :
- Cho một trẻ làm mèo,1 trẻ làm gà trống thể hiện lạ vai của nhân vật trong truyện.
- Cô cùng các bạn tuyên dương
Hoạt động 2 : Đọc thơ " cô dạy "
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1. Sức khỏe: ............................
..............................
 2. Kiến thức - Kỹ năng: 
......................................................................................................................................
 3. Thái độ và hành vi: 
 4.Lưu ý và đề xuất: 
.
======================================
Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2015
 Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Tên hoạt động : Vẽ trường Mầm Non của bé (CS: 102)
I. Mục đích- yêu cầu:
 1. Kiến thức : Trẻ biết sử dụng các kĩ năng đã học để vẽ sáng taọ một bức tranh về trường MN
- Trẻ biết trường MN là nơi trẻ được học tập và vui chơi
2. Kỹ năng : Củng cố cho trẻ kĩ năng cách ngồi,cách cầm bút,cách vẽ..
- Trẻ biết bố cục tranh cân đối,tô màu đẹp.
3. Thái độ :
- Yêu quý trường MN, thích tạo ra sản phẩm đẹp
* PP theo dõi : Quan sát, đàm thoại, thực hành
II.Chuẩn bị :
- Tranh ảnh vẽ về trường MN, bài thơ " không vứt sách ra đường"
- Bài hát " trường chúng cháu là trường MN
Tiến hành hoạt động 
* Gây hứng thú : Cho trẻ hát,vận động bài hát " trường chúng cháu là trường MN"
- Trò chuyện với trẻ về trường MN
Hoạt động 1 : Cho trẻ kể về trường MN của mình.
- Lần lượt cô cho trẻ xem tranh vẽ về trường MN
- Cho trẻ nhận xét các bức tranh mẫu của cô như thế nào về màu sắc,bố cục tranh,các chi tiết phụ.
- Cô vẽ mẫu lên bảng cho trẻ xem,vừa vẽ vừa phân tích cách vẽ
- Cho trẻ nêu ý tưởng của mình vẽ về trường MN
* Thi bé khéo tay
- Cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi,cách cầm bút,bố cục tranh
* Trẻ thực hiện:
- Cô bao quát, gợi ý để trẻ tự sáng taoj vẽ thêm những chi tiết phụ, kết hợp cjo trẻ nghe nhạc trong lúc trẻ thực hiện
* Nhận xét sản phẩm
- Cho trẻ trưng bày sản phảm lên giá
- Mời vài trẻ lên nhận xét sản phẩm của bạn
- Cô nhận xét,tuyên dương động viên trẻ.
* Hoạt động 2 : Cho trẻ đọc thơ "không vứt rác ra đường", thu gom nhặt rác bỏ nơi quy định.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
 1. Sức khỏe: ............................
..............................
 2. Kiến thức - Kỹ năng: 
......................................................................................................................................
 3. Thái độ và hành vi: 
 4.Lưu ý và đề xuất: 
.
=============================
Lớp lá 2 của bé
( Từ ngày 14/09 đến 18/09/2015)
Thứ
Thời điềm
Thứ hai
Thứ ba
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Chơi
Thể dục sáng
(CS:16,18,23,54)
- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân
- Chơi và hoạt động theo ý thích, chơi với các đồ dùng trong lớp
*Khởi động: Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc, chuyển đổi hình thành 3 hàng ngang, cho trẻ xoay cổ tay, cánh tay, đầu gối
* Bài tập phát triển chung: Cho trẻ tập với bài thể dục “Dậy đi thôi”
Hô hấp: Làm động tác thổi nơ
Động tác tay: Dậy đi thôiKhi tấy ông mặt trời( 2lần x 8nhịp)
Động tác chân: Dậy ra sân em cười ( 2lần x 8nhịp)
Động tác bụng: Mẹ mua chođánh răng một mình( 2lần x 
8 nhịp)
Động tác bật: Mẹ khen em..răng ai trắng tinh( 2lần x 8nhịp)
*Hồi tĩnh: Cho trẻ chơi trò chơi “ Ngửi hoa”
Hoạt động ngoài trời
( CSCS: 38,44,46 )
Nội dung

File đính kèm:

  • docChu_de_truong_mam_non.doc
Giáo Án Liên Quan