Giáo án mầm non lớp lá - Tự nhiên xã hội - Tuần 33
A/Mục tiêu :
1. Kiến thức : Sau bài học HS hiểu được :
+ Hoạt động của con người có thể có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến môi trường .
+ Ba yếu tố chính gây hại cho môi trường .
2. Kỹ năng : HS nhận biết những hoạt động có lợi hay có hại cho môi trường .
3. Thái độ : Giúp HS có ý thức và thói quen làm những việc có lợi cho môi trường .
B/Chuẩn bị :
1.Thầy : một số tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường
2. Trò : Sưu tầm một số tranh ảnh về môi trường .
C/ Các hoạt động :
1 . Khởi động : Hát (1)
2. Bài cũ : Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người . (3)
Em hãy nêu những hoạt động , việc làm có tác dụng tốt góp phần bảo vệ môi trường ?
Nếu con người không biết giữ gìn và bảo vệ môi trường thì hậu quả như thế nào ?
- GV nhận xét , đánh giá .
3 .Giới thiệu và nêu vấn đề : (1)
GV giới thiệu bài và ghi tựa .
4 . Phát triển các hoạt động : (30)
Thứ . . . . . . . ngày . . . . tháng . . . . năm 2005 ĐẠO ĐỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG A/Mục tiêu : Kiến thức : Sau bài học HS hiểu được : + Hoạt động của con người có thể có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến môi trường . + Ba yếu tố chính gây hại cho môi trường . Kỹ năng : HS nhận biết những hoạt động có lợi hay có hại cho môi trường . Thái độ : Giúp HS có ý thức và thói quen làm những việc có lợi cho môi trường . B/Chuẩn bị : 1.Thầy : một số tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường 2. Trò : Sưu tầm một số tranh ảnh về môi trường . C/ Các hoạt động : 1 . Khởi động : Hát (1’) 2. Bài cũ : Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người . (3’) Em hãy nêu những hoạt động , việc làm có tác dụng tốt góp phần bảo vệ môi trường ? Nếu con người không biết giữ gìn và bảo vệ môi trường thì hậu quả như thế nào ? GV nhận xét , đánh giá . 3 .Giới thiệu và nêu vấn đề : (1’) GV giới thiệu bài và ghi tựa . 4 . Phát triển các hoạt động : (30’) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ HĐ1 : Hoạt động của con người có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến môi trường .(12’) MT: Giúp HS hiểu con ngưòi có ảnh hưởng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường . GV treo một số tranh ảnh về môi trường trên bảng và yêu cầu HS thảo luận tìm ra cách giải quyết , nhận xét . Tài nguyên của thiên nhiên có phải là vô tận không ? Em có thể làm gì để góp phần tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường ? Gv chốt ý: nguồn tài nguyên không phải là vô tận , con người cần khai thác có kế hoạch và trồng cây , bảo vệ rừng , bảo vệ môi trường tức là bảo vệ đời sống , sức khoẻ con người . PP: Thảo luận , quan sát , giảng giải HT : Nhóm , tổ , cá nhân . Hs quan sát tranh và thảo luận . Đại diện nhóm trình bày ý kiến Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận , việc khai thác để phát triển là cần thiết nhưng cần phải có kế hoạch , bảo vệ môi trường là làm cho môi trường trở nên tốt đẹp hơn , trong sạch hơn. Hs nêu các biện pháp để góp phần bảo vệ , tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Hs nhận xét , bổ sung . HĐ2 : Ba yếu tố chính gây hại cho môi trường .(18’) MT: Giúp HS biết được những yếu chính gây hại cho môi trường . Gv yêu cầu hs quan sát tranh và thảo luận giải thích vì sao những điều đó lại gây hại cho môi trường ? Có mấy yếu tố gây ảnh hưởng xấy đến môi trường ? Gv chốt ý : Có ba yếu tố chính gây hại cho môi trường là dân số tăng nhanh , cáac ngành công nghiệp phát triển , khai thác tài nguyên bừa bãi . Em hãy chọn ra hình ảnh minh hoạ ảnh hửơng tốt của con người đến môi trường ? Gv nhận xét , tổng kết , tuyên dương . PP: Thực hành , quan sát , thảo luận . HT: Nhóm , tổ , cá nhân . Hs quan sát tranh và nêu những hành động trong tranh là đúng hay sai về việc bảo vệ môi trường . Có ba yếu chính gây hại cho môi trường là + Dân số tăng nhanh . + Các ngành công nghịêp phát triển . + Sự lạm dụng công nghệ trong khai thác thác tài nghuyên và sản xuất . Hs thi đua chọn ra các hình ảnh có ảnh hưởng tốt đến môi trường . Hs nhận xét . 5.Tổng kết – dặn dò : (1’) Về xem lại bài học . Sưu tầm tranh ảnh về bảo vệ môi trường . * Rút kinh nghiệm: Thứ . . . . . . . ngày . . . . tháng . . . . năm 2005 Tự nhiên xã hội. Bài 65: Các đới khí hậu I/ Mục tiêu: Kiến thức: Kể tên các đới khí hậu trên Trái Đất. Kỹ năng: - Nêu đặc điểm chính của các đới khí hậu . - Chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu. Thái độ: Giáo dục Hs bảo vệ mái nhà chung. II/ Chuẩn bị: * GV: Hình trong SGK tranng 124, 125. Quả địa cầu. Tranh ảnh phóng to. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. (1’) Bài cũ: Năm, tháng và mùa (4’) - Gv gọi 2 Hs lên bảng : + Một năm có bao nhiêu ngày? Bao nhiêu tháng? + hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12 ? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) Giới thiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. (28’) * Hoạt động 1: Làm việc với SGK. - Mục tiêu: Kể được tên các đới khí hậu trên Trái Đất. . Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Gv yêu cầu Hs làm việc theo nhóm. - Gv yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 124 SGK. Thảo luận theo gợi ý sau: + Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu ? + Mỗi bán cầu có mấy đới khí gậu? + Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv mời đại diện một số nhóm Hs lên trả lời trước lớp các câu hỏi trên. - Gv chốt lại = > Mỗi bán cầu đều có ba đới khí hậu. Từ xích đạo đến Bắc cực hay đến Nam cực có các đới sau: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. * Hoạt động 2: Làm việc theo cặp. - Mục tiêu: Biết chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu. Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu. Các bước tiến hành. Bước 1 : - Gv hướng dẫn Hs cách chỉ vị trí các đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. - Gv yêu cầu Hs tìm đường xích đạo trên quả địa cầu. - Gv xác định trên quả địa cầu 4 đường ranh giới giữa các đới khí hậu. Những đường đó là: chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, vòng cực Bắc, vòng cực Nam. Sau đó dùng phấn màu tô đậm 4 đường đó. - Gv hướng dẫn Hs chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu. Bước 2:. - Gv yêu cầu Hs làm việc trong nhóm theo gợi ý: + Chỉ trên quả địa cầu vị trí của Việt Nam và cho biết nước ta nằm trong đới khí hậu nào? - Gv yêu cầu Hs trưng bày các hình ảnh thiên nhiên và con người ở các đới khí hậu khác nhau. Bước 3: - Gv mời đại diện các nhóm lên trình bày. - Gv nhận xét, chốt lại. => Trên Trái Đất, những nơi càng ở gần xích đạo càng nóng, càng ở xa xích đạo càng lạnh. Nhiệt đới: nóng quanh năm. Oân đới: ôn hòa có đủ 4 mùa. Hàn đới: rất lạnh. Ơû hai cực của Trái Đất quanh năm nước đóng băng. * Hoạt động 3: Trò chơi tìm vị trí các đới khí hậu. - Mục tiêu: Năm vững vị trí của các đới khí hậu. Tạo hứng thú trong học tập. Các bước tiến hành. Bước 1 : - Gv yêu cầu chia nhóm và phát cho mỗi nhóm hình vẽ 1 như SGK và 6 dãi màu. Bước 2: Hoạt động cả lớp. - Gv hô “ bắt đầu”, Hs trong nhóm bắt đầu trao đổi với nhau và dán các dải màu vào hình vẽ. Bước 3: - Gv yêu cầu Hs trưng bày sản phẩm. - Gv đánh giá kết quả từng nhóm. PP: Quan sát, hỏi đáp , giảng giải. HT: Hs làm việc theo nhóm. Hs thảo luận các câu hỏi. Một số Hs lên trình bày kết quả thảo luận. Hs lắng nghe. PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận HT: Hs quan sát. Hs tìm. Hs quan sát. Hs trong nhóm lần lượt chỉ các đới khí hậu trên quả địa cầu. Các nhóm lên trình bày. Hs nhận xét. PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi. HT: Hs thực hành vẽ một con thú rừng mà em biết. Hs chơi trò chơi. Hs trưng bày sản phẩm. 5 .Tổng kết– dặn dò. (1’) - Về xem lại bài. - Chuẩn bị bài sau: Bề Mặt Trái Đất. - Nhận xét bài học. Thứ . . . . . . . ngày . . . . tháng . . . . năm 2005 Tự nhiên xã hội Bài 66: Bề mặt Trái Đất I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Phân biệt được lục địa, đại dương. - Biết trên bề mặt trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương. Kỹ năng: - Nói tên được và chỉ được vị trí 6 châu kục và 4 đại dương trên lược đồ “ Các châu lục và các đại dương”. c) Thái độ: Biết bảo vệ mái nhà chung. II/ Chuẩn bị: * GV: Hình trong SGK trang 126, 127 SGK. Tranh, ảnh phóng to về lục địa và đại dương. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. (1’) Bài cũ: Các đới khí hậu. (4’) - Gv gọi 2 Hs lên trả lời: + Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu. + Chỉ trên quả địa cầu vị trí của Việt Nam và cho biết nước ta nằm trong đới khí hậu nào? Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) Giới thiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. (28’) * Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp. - Mục tiêu: Nhận biết được thế nào là lục địa, đại dương. . Cách tiến hành. Bước 1: - Gv yêu cầu các nhóm trả lời theo gợi ý: - Chỉ đâu là nước, đâu là đất trong hình 1 SGK trang 126. Bước 2: - Gv chỉ cho Hs biết phần đất và phần nước trên quả địa cầu. - Gv hỏi: Nứơc hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất. - Gv mời đại diện một số nhóm lên trình bày Bước 3: - Gv giải thích kết hợp với minh họa bằng tranh, ảnh để cho Hs biết thế nào là lục địa, thế nào là đại dương. + Lục địa: Là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất. + Đại dương: Là khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa. - Gv nhận xét và chốt lại. => Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái Đất. Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất gọi là lục địa. Phần lục địa chia thành 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Trên bề mặt Trái Đất có 4 đại dương. * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. - - Mục tiêu: Biết tên của 6 châu lục và 4 đại dương trên thế giới. Chỉ được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ. . Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Gv yêu cầu các nhóm trả lời theo gợi ý: + Có mấy châu lục? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hình 3? + Có mấy đại dương? Chỉ và nói tên các đại dương trên lược đồ hình 3? + Vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv mời đại diện một số nhóm lên trình bày - Gv nhận xét và chốt lại. => Trên thế giới có 6 châu lục: châu Á, châu Aâu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực và 4 đại dương: Thái Bình Dương, Aán Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương. * Hoạt động 3: Chơi trò chơi “ Tìm vị trí các châu lục và các đại dương”. - Mục tiêu: Giúp Hs nhớ tên và nắm vững vi trí của các châu và các đại dương. Các bước tiến hành. Bước 1 : - Gv chia nhóm Hs và phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm, 10 tấm bìa nhỏ ghi tên châu lục hoặc đại dương. Bước 2: - Khi Gv hô “ bắt đầu “ Hs trong nhóm sẽ trao đổi với nhau và dán các tấm bìa vào lược đồ câm. PP: Thảo luận nhóm. HT: Hs các nhóm thảo luận. Đại diện các nhóm lên trả lời các câu hỏi thảo luận. Hs cả lớp bổ sung. PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận. HT: Hs quan sát và trả lời các câu hỏi. Đại diện vài Hs lên trả lời các câu hỏi. Hs cả lớp nhận xét. PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận. HT: Hs lằng nghe. Hs cả lớp chơi trò chơi. Hs cả lớp nhận xét. 5 .Tổng kết – dặn dò. (1’) - Về xem lại bài. - Chuẩn bị bài sau: Bề mặt lục địa. - Nhận xét bài học. Mĩ thuật Bài 33: Thường thức Mĩ thuật. Xem tranh thiếu nhi thế giới. I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Hs nhận biết được nội dung các bức tranh. Kỹ năng: Nhận biết được vẽ đẹp của các bức tranh qua bố cục, đường nét, hình ảnh, màu sắc. Thái độ: - Quý trọng tình cảm mẹ con và bạn bè. II/ Chuẩn bị: * GV: Một vài bức tranh của thiếu nhi Việt Nam. * HS: Giấy vẽ, bút chì , màu vẽ. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. (1’) Bài cũ: Nặn hoặc vẽ, xé dán hình dáng người. (4’) - Gv gọi 2 Hs nặn hoặc vẽ, xé dán hình dáng người. - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) Giới thiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. (28’) * Hoạt động 1: Xem tranh. - Mục tiêu: Giúp Hs quan sát gợi cách vẽ lọ hoa và quả. a) Tranh “ Mẹ tôi” của Xvét-ta Ba-la-nô-va. - Gv hướng dẫn Hs quan sát, nhận xét để các em nhận biết: - Gv hỏi: + Trong tranh có những hình ảnh gì? + Hình ảnh nào đựơc vẽ nổi bật nhất? + Tình cảm của mẹ đối với em bé biểu hiện như thế nào? + Tranh vẽ cảnh diễn ra ở đâu? - Gv gợi ý để Hs tả lại màu sắc ở tranh: - Gv kết luận. b) Tranh “ Cùng giã gạo” của Xa-rau-giu Thê Pxông Krao. - Gv hướng dẫn Hs quan sát, nhận xét để các em nhận biết: + Tranh vẽ cảnh gì? + Các dáng của những người giã gạo có giống nhau không? + Hình ảnh nào là chính trong tranh? + Trong tranh còn có các hình dáng nào khác? + Trong tranh có những màu nào? - Gv gọi một số em Hs nêu cảm nghỉ của mình về bức tranh. - * Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá. - Mục tiêu: Củng cố lại xem tranh - Gv nhận xét chung giờ học. PP: Quan sát, giảng giải, thảo luận. HT: Hs quan sát. Hs thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm lên trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. HT: 5.Tổng kết – dặn dò. Về tập vẽ lại bài. Chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh đề tài mùa hè. Nhận xét bài học. * Rút kinh nghiệm: Đạo đức Bài: Các tệ nạn xã hội. I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs hiểu: Giúp Hs hiểu được sự nguy hiểm của các tê nạn xã hội. Có trách nhiệm phòng tránh các tệ nạn xã hội. Kỹ năng: Nhận biết tệ nạn xã hội, biết ngăn chặn các tệ nạn xã hội xung quanh ta. Thái độ: Có ý thức phòng tránh. II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh về các hoạt động , các tình huống. * HS: Sắm vai. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hs. Bài cũ: Bảo vệ môi trường (tiết 2). - Gọi2 Hs lên trả lời câu hỏi: + Ích lợi của môi trường trong lành? + Em đã làm những việc gì để bảo vệ môi trường? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiệu bài – ghi tựa: Giới thiệu bài: Các tệ nạn xã hội hiện nay ngày càng nhiều, việc ngăn chặn và chống các tệ nạn xã hội là việc làm mà xã hội đang rất quan tâm. Chúng ta cần sớm phát hiện và ngăn chặn các tệ nạn xa hội qua bài “ Các tệ nạn xã hội”. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Quan sát thảo luận nhận biết tê nạn cã hội. - Gv treo 2 tranh vẽ về các tệ nạn xa hội. + Tranh 1: - Tranh vẽ gì? - Những người trong tranh đang làm gì? + Tranh 2: - Tranh vẽ gì? - Những người trong tranh đang làm gì? Việc làm của họ có lợi hay có hại - Gv yêu cầu các nhóm khác bổ sung. - Gv kết luận: => Kết luận: Tệ nạn xã hội là những việc như trộm cắp, cờ bạc, hút chích ma túy .. tất cả những tệ nạn đó gây mất trật tự xã hội, làm đảo lộn cuộc sống bình yên. * Hoạt động 2: Xử lí tình huống, sắm vai. - Gv chia lớp thành 4 nhóm. - Yêu cầu Hs đọc tình huống và sắm vai cách xử lí . + Tình huống 1: Em đi chợ cùng với mẹ, thấy một thanh niêm lấy trộm của người đi chợ. Em sẽ xử lí như thế nào? + Tình huống 2: Ở khu phố em thường có nhiều thanh niên tụ tập hút chích ma tuý. Em sẽ xử lí như thế nào? - Gv chốt ý – kết luận: => Nên khuyên ngăn mách người lớn hoặc báo cáo với các chú công an khi thấy các tệ nạn xã hội. Làm như vậy là góp phần bảo vệ trật tự xã hội, làm giảm các tệ nạn xã hội. * Hoạt động 3: Thực hành. - Gv phân công các tổ. - Gv nhận xét, góp ý, dẫn dắt các em để những việc làm giúp các em an toàn khi tham gia ngăn chặn các tệ nạn xã hội. - Giáo dục tư tưởng cho Hs: * Củng cố: - Nêu các tệ nạn xã hội mà em thấy? - Em đã làm gì để phòng chống các tệ nạn xã hội. PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải. Hs thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm lên trình bày. Nhiều người tụ tập đánh bài ăn tiền. Một nhóm thanh niêm đang tiêm chích ma túy. PP: Thảo luận, thực hành, săm vai. Hs thảo luận, phân vai, xử lí các tình huống. Các nhóm khác bổ sung. PP: Luyện tập, thực hành. Tổ trưởng lập kế hoạch ngăn chặn các tệ nạn xã hội. Hs thực hành vệ sinh trường lớp. 5.Tổng kết – dặn dò. - Về thực hiện những việc đã học. - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập. - Nhận xét bài học. Thứ , ngày tháng năm 2005 Hát nhạc. Tiết 33 Ôn tập các nốt nhạc. Tập biểu diễn các bài hát. Nghe nhạc. I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Hs nhớ tên nốt, hình nốt và vị trí trên khuông nhạc. - Tập biểu diễn một vài bài hát đã học. Kỹ năng: - Tập biểu diễn một vài bài hát đã học. Thái độ: - Rèn luyện sự tập trung chú ý nghe âm nhạc. II/ Chuẩn bị: * GV: Thuộc bài ha ùt. Bảng phụ, băng nhạc, máy nghe. Tranh minh họa. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Học hát: do địa phương tự chọn. - Gv gọi 2 Hs lên hát lại bài hát. - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Ôn tập các nốt nhạc . - Mục tiêu: Giúp Hs ôn lại các nốt nhạc. - Tên các nốt nhạc: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si. - Hình nốt: trắng, đen, móc đơn, móc kép - Vị trí trên khuông. - Hs nhìn trên khuông nhạc, gọi tên các nốt kết hợp với hình nốt. * Hoạt động 2: Tập biểu diễn 2 – 3 bài hát đã học, tạo thành một “ liên khúc”. Mục tiêu: Hs biết hát kết hợp với múa phụ họa. - Gv chỉ định 3 nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 Hs. - Cho các em hội ý để chuẩn bị biểu diễn 2 –3 bài hát đã học trong năm. - Lần lượt từng nhóm biểu diễn. * Hoạt động 3: Nghe nhạc. Mục tiêu: Hs có thêm kiến thức về âm nhạc. - Gv chọn 1 ca khúc thiếu nhi hoặc trích một đoạn nhạc không lời. Cho Hs nghe băng nhạc. - Gv giới thiệu tên bài hát, tác giả. - Gv cho Hs nghe nhạc lần thứ hai. - Đặt một số câu hỏi cho Hs trả lời. PP: Luyện tập, thực hành. Hs đọc lại tên các nốt nhạc. Hs gọi tên các nốt và hình nốt nhạc. PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi. Hs kết kết hợp với múa phụ họa. Từng nhóm biểu diễn trước lớp. PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi. Hs nghe nhạc. 5.Tổng kết – dặn dò. Về tập hát lại bài. Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra cuối năm. Nhận xét bài học. Bổ sung : ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- TNXH,H,MT,DD,TC.doc