Giáo án Mầm non lớp lá - Tuần 1

I/ Mục đích - Yêu cầu:

1/ Kiến thức:

- Trẻ biết tên một số con vật biết bay và một số con vật không biết bay.

- Rèn luyện cho trẻ phản nhanh và linh hoạt giúp trẻ phát triển thính giác.

- 80% trẻ đạt yêu cầu.

 

doc9 trang | Chia sẻ: thuyhoa.qn | Lượt xem: 4382 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non lớp lá - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn ngày 05/09/2009
 Giảng ngày 07/09 đến 11/09/2009
- Rèn cho trẻ một số nề nếp thói quen học tập vệ sinh lễ giáo
- Dạy trẻ nhận biết đồ dùng cá nhân, cách sắp xếp mũ nõn guốc dép 
- Dạy trẻ một số bài thơ, câu truyện, bài hát đã học. 
- Tiếp tục rèn luyện cho trẻ một số nề nếp học tập, vệ sinh lễ giáo.
- Dạy trẻ các tiểu chuẩn bé ngoan.
- Dạy cho trẻ ôn một số bài thơ bài hát, có chủ để trung thu.
 .
TUẦN 1: Soạn ngày: 12/09/2009
 Giảng: Thứ hai ngày 14 /09/2009
TCVĐ CHIM BAY
I/ Mục đích - Yêu cầu:
1/ Kiến thức:
- Trẻ biết tên một số con vật biết bay và một số con vật không biết bay.
- Rèn luyện cho trẻ phản nhanh và linh hoạt giúp trẻ phát triển thính giác. 
- 80% trẻ đạt yêu cầu.
2/Kỹ năng:
 - Giúp trẻ phát triển được 4 tố chất, nhanh nhẹn, bền bỉ, khỏe mạnh.
3/Thái độ:
- Trẻ biết yêu quí và bảo vệ các con vật xung quanh.
II/ Chuẩn bị:
- Cô cho trẻ biết tên một số con vật biết bay như chim sẻ, chim bồ câu, bướm, ong, còvà một số động vật không biết bay như trâu, bò, chó, mèo
- Sân chơi bằng phẳng sạch sẽ.
III/ Hướng dẫn: 
Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
1/ Khởi động 
- Cho trẻ đi các kiểu sau đó xếp thành vòng tròn hai tay danh ngang không chạm vào nhau.
2/Giới thiệu 
- Cô giới thệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.
* Luật chơi: Trẻ chỉ được làm động tác bay ( Nhảy tại chỗ nhẹ nhàng 2 tay dang ngang vẫy nhẹ theo nhịp nhảy) khi nghe thấy tên các con vật biết bay.
- Đứng yên khi nghe tên con vật không biết bay.
- Nếu ai bay nhầm thì phải chạy vòng quanh lớp.
* Trẻ chơi:
- Cô đứng giữa điều kiển cho trẻ chơi một vài lần sau đó cô cho lớp trưởng điều kiển thay cô.
- Để trò chơi thêm sinh động cô cho trẻ nói “bay” khi làm động tác bay và nói “không bay” khi phải đứng yên.
3 Củng cố- Giáo dục:
- Trẻ khởi động
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ lắng nghe
ÂM NHẠC: 
TRƯỜNG MẪU GIÁO YÊU THƯƠNG (Tiết 1)
I/ Mục đích - Yêu cầu:
1/Kiến thức
 - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả?
- Trẻ hát bài “trường mẫu giáo yêu thương”cùng cô 
- Hứng thú tham gia chơi trò chơi.
- 70% Trẻ đạt yêu cầu.
2/ Kỹ năng:
- Phát triển năng kiếu âm nhạc cho trẻ.
3/Thái độ:
- Qua bài hát giáo dục trẻ thêm yêu trường lớp mầm non.
II Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Tranh vẽ minh họa nội dung bài Trường mẫu giáo yêu thương.
III/ Hướng dẫn: 
Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
1/ Dạy hát bài “ Trường mẫu giáo yêu thương”
- Cho trẻ quan sát và đàm thoại tranh 
- Cô hát lần 1:
- Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 2: Giảng nội dung: Bài hát nói về trường mầm non ở đó có các bạn nhỏ, có cô giáo như mẹ hiền nên các bạn rất yêu quý trường của mình và các bạn cùng nhau múa hát thật là vui.
- Cô hát lần 3: Vận động minh họa.
- Cô cho trẻ hát cùng cô 2-3 lần.
- Cô cho trẻ tự hát 2-3 lần.
- Thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân hát. Cô quan sát sửa sai cho trẻ.
* Củng cố - Giáo dục: 
2/Nghe hát: “ Em đi trong tươi xanh”
- Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát tên tác giả 
- Cô hát lần 2: Giảng nội dung. Các bạn nhỏ rất vui khi được đi dưới bầu trời hòa bình có những đàn chim bay có lá cờ đỏ sao vàng tung bay lấp lánh 
- Cô hát lần 3-4 vận động minh họa.
* Củng cố -giáo dục 
3/ Trò chơi “ Tiếng hát ở đâu”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi
- Cô hướng dẫn và tổ chức cho trẻ chơi
* Củng cố - Giáo dục.
- Trẻ quan sát và đàm thoại
 Tranh
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ tự hát 
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ tham gia chơi trò chơi
 Soạn ngày: 12/09/2009
 Giảng:Thứ ba ngày: 15/09/2009
VĂN HỌC 
Thơ: CÔ GIÁO EM
I/ Mục đích -Yêu cầu:
1/Kiến thức:
- Trẻ đọc thuộc bài thơ, biết thể hiện âm điệu của bài thơ.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ.
- 70% trẻ đạt yêu cầu. 
2/ Kỹ năng:
 - Rèn cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
3/Thái độ:
- GD: Trẻ yêu thích bài thơ và yêu mếm cô giáo.
II/ Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: + Tranh minh họa nội dung bài thơ.
 + Lời bài thơ viết bằng chữ to.
- Đồ dùng của trẻ: + Trẻ ngồi đúng tư thế và chú ý nghe.
III/ Hướng dẫn:
Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
1/Giới thiệu bài:
- Cô cho cả lớp hát bài “Cô và mẹ”trò chuyện dẫn dắt giới thiệu “Cô giáo em”của tác giả Nguyệt Mai.
- Cô đọc bài thơ lần 1:Đọc diễn cảm
* Giảng nội dung:Bài thơ nói về tình cảm của các thầy cô giáo đối với các em học sinh trong đó đặc biệt là cô giáo mẫu giáo, cô đã dạy các bạn hát, kể chuyện, đọc thơCác bạn được vui chơi thoải mái,bố mẹ yên tâm lao động sản xuất.
- Cô cho trẻ xem tranh và hỏi: Cô có bức tranh vẽ gì?Các bạn nhỏ đang làm gì?Các con đếm xem có bao nhiêu bạn? Có mấy cô giáo?
- Cô hướng dẫn cách chỉ chữ,chỉ từ trên xuống dưới từ trái sang phải
- Cô đọc bài thơ lần 2: Chỉ chữ.
* Trích dẫn:-“Cô giáo emcũng thích”Các bạn nhỏ rất yêu thích cô giáo của mình.
- “ Chúng emsản xuất”Các bạn rất vui khi ở bên cô giáo để bố mẹ đi làm.
* Giảng từ khó: “ Quấn quýt”Các bạn vui chơi xung quanh cô giáo không đi đâu xa.
 2/Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô cho trẻ đọc bái thơ 2 lần chỉ chữ 1 lần.:
- Cô cho cả lớp tự đọc 2-3 lần.
- Cô cho từng tổ, nhóm ,cá nhân đọc.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
* Đàm thoại:
- Các con vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?
- Bài thơ kể về những công việc gì của cô giáo?
- Cô giáo đã dạy các con làm gì?
- Các bạn nhỏ có yêu quí cô giáo không?
- Yêu quỉ cô giáo các con phải làm gì?
3/ Củng cố-giáo dục: 
Cô hỏi trẻ tên bài?
Các con phải nghe lời và yêu mếm cô giáo của mình.
- Trẻ hát cùng cô 
- Trẻ lăng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
 Soạn ngày: 13/09/2009
 Giảng: Thứ tư ngày 16/09/2009
TẠO HÌNH:
DẠY TRẺ TẬP SỬ DỤNG KÉO
I/Mục Đích -Yêu Cầu 
1/ Kiến thức:. 
- Trẻ cầm kéo đúng theo yêu cầu và cắt được giấy thành mảnh nhỏ.
- 70% trẻ đạt yêu cầu.
2/ Kỹ năng:
 - Giúp trẻ phát triển cử động ngón tay,cổ tay,cho trẻ có đôi tay khéo léo linh hoạt
 3/ Thái độ:
- Giúp sự kéo léo của đôi tay.
II/Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: +Kéo to,giấy báo 
- Đồ dùng của trẻ: +Kéo, giấy báo, rổ nhựa đủ cho trẻ
III/ Hướng dẫn:
Phương pháp của cô
Hoạt động của cô
1/ Giới thiệu bài:
-Tập sử dụng kéo
2/Hướng dẫn:
- Tay phải cầm kéo sau đó luồn ngón cái của tay phải vào một vóng kéo,sau đó luồn tiếp ngón giữa của ta phải vào vòng kéo thứ hai,ngón trỏ các con đỡ ở ngoài.
- Khi cô làm xong,cô giơ lên cho trẻ quan sát.Cô cầm 1 tờ giấy sang tay trái và dùng kéo cắt giấy thành những đường thẳng nhỏ thế là cô đã cắt được rất nhiều giấy vụn đấy.
3/Trẻ thực hành:
- Cô cho trẻ thực hành cầm kéo để cắt giấy 
- Cô chú ý quan sát,sửa sai cho trẻ.
* Củng cố - giáo dục - liên hệ.
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ quan sát 
- Trẻ thực hành.
- Trẻ nghe. 
 Soạn: Ngày 14/09/2009
 Giảng: Thứ năm ngày 17/09/2009
ÂM NHẠC 
TRƯỜNG MẪU GIÁO YÊU THƯƠNG(Tiết 2)
I/ Mục đích - yêu cầu 
1/ Kiến thức:
 - Cháu được nghe chọn vẹn bài hát “Em đi trong tươi xanh”
- Trẻ thuộc bài “Trường mẫu giáo yêu thương”
- Trẻ biết chơi thành thạo trò chơi.
80% Trẻ đạt yêu cầu.
2/ Kỹ năng:
- Nhằm phát triển năng kiếu âm nhạc cho trẻ.
3/ Thái độ:
- Trẻ yêu trường lớp mầm non.
II/ Chuẩn bị:
Đồ dùng của cô: + Cô tập hát tốt bài “Em đi trong tươi xanh”để hát cho trẻ nghe.
 + Tranh minh họa nội dung bài “Trường mẫu giáo yêu thương”
III/ Hướng dẫn:
Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
1/Nghe hát bài “Em đi trong tươi xanh”
- Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát tên tác giả ?
- Cô hát lần 2:Kết hợp làm động tác minh họa.
* Giảng nội dung:Bài hát nói về cảnh đẹp của quê hương ,đất nước dưới nhiều giai điệu thiết tha, tình cảm của buổi sáng bình minh khi các con cắp sách đến trường.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 3:
- Cô hỏi lại tên bài hát tên tác giả.
2/Tập hát tiếp bái “Trường mẫu giáo yêu thương”
- Cô hát bài hát lần 1:Cô hỏi trẻ tên bài hát tên tác giả?
- Cô đưa tranh cho trẻ quan sát và đàm thoại. 
- Cô cho trẻ hát lại bài hát 2-3 lần 
- Cô cho tổ nhóm ,cá nhân trẻ hát ,cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ.
3/Trò chơi âm nhạc: “Tiếng hát ở đâu”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.
- Cô hướng dẫn và tổ chức cho trẻ chơi. 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ lắng nghe
 - Trẻ hát 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tham gia chơi trò chơi.
TẠO HÌNH: Soạn: Ngày 15/9/ 2009
 Giảng: Thứ sáu ngày18/9/ 2009
CHO TRẺ CHƠI VỚI ĐẤT NẶN
I/ Mục đích-Yêu cầu:
1/ Kiến thức:
 - Trẻ được làm quen với tính chất của đất nặn,mềm, dẻo,chia nhỏ, bẻ cong gắn nối.
2/ Kỹ năng:
- Giúp trẻ phát triển của cơ tay,đồng thời rèn luyện sự khéo léo của đôi tay.
3/ Thái độ:
- Giúp trẻ khéo léo của đôi ban tay. 
II/ Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: + Đất nặn, mẫu nặn của cô.
- Đồ dùng của trẻ: + Bảng con, đất nặn 
III/ Hướng dẫn:
Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
1/ Giới thiệu bài: Cho trẻ chơi với đất nặn 
- Cô cho trẻ quan sát đất nặn 
- Cô đưa lần lượt mẫu nặn của cô và hỏi trẻ 
- Đây là quả gì? Có màu gì ?
- Cô giới thiệu các sản phẩm này đều được làm từ đất nặn đấy.
2/ Cô làm mẫu:
- Đầu tiên các con phải nhào đất cho thật dẻo sau đó chia đất thành nhiều viên nhỏ để nặn các sản phẩm mà mình yêu thích.
3/ Trẻ thực hiện.
- Trẻ nhào đất cho thật dẻo .Cô quan sát giúp trẻ 
- Cô cho trẻ nặn sản phẩm mà mình yêu thích.
4/ Nhận xét sản phẩm
- Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm.
- Cô cho 2-3 trẻ nhận xét 
- Cô nhận xét chung sản phẩm của 3 đối tượng
* Củng cố -giáo dục: 
- Trẻ quan sát và trả lời
- Trẻ chú ý quan sát 
- Trẻ nặn 
- Trẻ trưng bày sản phẩm
- Trẻ nhận xét 
- Trẻ lắng nghe.

File đính kèm:

  • docTuan 1.doc
Giáo Án Liên Quan