Giáo án mầm non lớp lá - Tuần 15: Thế giới côn trùng - Chim

- Cô vệ sinh lớp học

- Ân cần đón trẻ vào lớp

- Trao đổi cùng trẻ về một số loài chim

- Cho trẻ chơi trò chơi “chim mẹ chim con”

- Cô quan sát và cho trẻ về góc chơi theo ý thích, điều chỉnh và định hướng cho trẻ khi chơi

- Cho trẻ cùng cô sắp xếp lại các góc lớp.

HH1- T3- C2- B2 –B1

PTTM: Con chim non

- Trò chuyện về loài chim

- Chơi “ ô tô và chim sẻ”

- Chơi với mô hình vận động

- Chơi “ ô ăn quan”

- Tạo dáng chim mẹ, chim con

- Góc phân vai:

- Góc nghệ thuật:

- Góc học tập:

- Góc khoa học:

- Cho trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân trước khi ăn.

- Cho trẻ ăn hết khẩu phần, nhắc trẻ ăn gọn gàng, không nói chuyện

- Cô quan sát theo dõi giấc ngủ đảm bảo an toàn cho trẻ trong giờ ngủ

 

doc17 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 851 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Tuần 15: Thế giới côn trùng - Chim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 15
 Thời gian thự hiện từ: 04/12-08/12/2017
Lớp: Chồi 2 
Tên HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, chơi 
TDS
Cô vệ sinh lớp học
Ân cần đón trẻ vào lớp
Trao đổi cùng trẻ về một số loài chim
Cho trẻ chơi trò chơi “chim mẹ chim con”
Cô quan sát và cho trẻ về góc chơi theo ý thích, điều chỉnh và định hướng cho trẻ khi chơi
Cho trẻ cùng cô sắp xếp lại các góc lớp.
HH1- T3- C2- B2 –B1
Hoạt động có chủ đích
PTNT: Tìm hiểu về vòng đời của bướm 
PTNN: thơ Ong và bướm
PTTM: Con chim non 
PTTM: Bé tạo hình con bướm 
PTTC: Bật liên tục vào 5 vòng, chạy nhanh 15m
Hoạt động ngoài trời
Trò chuyện về loài chim
Chơi “ ô tô và chim sẻ”
Chơi với mô hình vận động
Chơi “ ô ăn quan”
Tạo dáng chim mẹ, chim con
Hoạt động chơi
Góc phân vai: 
Góc nghệ thuật:
Góc học tập: 
Góc khoa học: 
VS- ĂN
NGỦ
- Cho trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân trước khi ăn.
- Cho trẻ ăn hết khẩu phần, nhắc trẻ ăn gọn gàng, không nói chuyện 
- Cô quan sát theo dõi giấc ngủ đảm bảo an toàn cho trẻ trong giờ ngủ
Hoạt động chiều
Vệ sinh, nêu gương
Trả trẻ
Tìm hiểu một số loài chim
Đọc diễn cảm bài thơ “ong và bướm”
Thực hiện HP: Vẽ, tô màu con bướm
Vẽ con chim
Gấp con bướm
- Trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chải tóc gọn gàng.
- Nêu gương bạn học ngoan, giỏi.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc cháu lấy đúng đồ dùng cá nhân
Hoạt động ngoài trời
Chơi “ ô tô và chim sẻ”
Yêu cầu:
Cháu tham gia chơi đúng luật
Rèn tính cẩn thận, khéo léo
Chơi cùng bạn, vừa sức
Chuẩn bị:
Sân chơi sạch, không chướng ngại vật
Tiến hành:
Luật chơi:
- Khi nghe thấy tiếng còi kêu:"bim, bim" trẻ phải nhảy tránh sang hai bên kia đường.
Cách chơi:
- Cô hướng dẫn  chuẩn bị 1  hoặc 2 vòng tròn nhỏ đường kính khoảng 20cm.
- Cô hướng dẫn quy định chỗ chơi ở giữa sân chơi, vẽ hai cạnh đường giới hạn làm đường ô tô, hai bên là vỉa hè.
- Cô hướng dẫn cầm vòng tròn xoay xoay giả làm động tác lái "ô tô", trẻ giả làm "chim sẻ".
- Các con "chim sẻ" phải nhảy kiếm ăn trên mặt đường, vừa nhảy vừa thỉnh thoảng ngồi xuống giả vờ mổ thóc ăn.
- Giáo viên hướng dẫn giả tiếng ô tô kêu "bim bim" và chạy đến. Chim sẻ (trẻ chơi) phải nhanh chân bay( chạy) nhanh lên các vòm cây bên đường( ra ngoài lằn kẻ đường chạy ô tô).
- Khi "ô tô" đã chạy qua rồi, "chim sẻ" lại xuống đường vừa nhảy vừa mổ thóc ăn.
- Sau khi trẻ đã chơi quen, giáo viên hướng dẫn chọn khoảng hai em nhanh nhẹn làm "ô tô".
Trò chuyện về loài chim
Yêu cầu:
Tham gia trò chuyện hứng thú và có một số hiểu biết sơ đẳng về thế giới loài chim
Chơi cùng bạn, vừa sức
Chuẩn bị:
Sân chơi rộng và sạch
Tiến hành:
Hát bài hát “ con chim non” trò chuyện cùng trẻ về thế giới loài chim
Cô và trẻ cùng trò chuyện về tên gọi, đặc điểm, tiếng hót của 1 số loài chim, về tình yêu thương và cuộc sống của các con vật.
Giáo dục trẻ biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, không vì lợi ích mà tranh giành làm tổn thương người khác
Chơi “ ô ăn quan”
Yêu cầu:
Cháu tham gia chơi đúng luật
Rèn tính cẩn thận, khéo léo
Chơi cùng bạn, vừa sức
Chuẩn bị:
Sân chơi sạch, không chướng ngại vật
Bàn cờ “ ô ăn quan”.
Tiến hành:
Cho trẻ chọn bạn cùng chơi, mỗi ván cờ 2 bạn chơi.
Cho trẻ đi nhặt sỏi làm quân cờ. 
Cho trẻ chơi, nhắc trẻ tuân thủ luật chơi
Chơi “ tạo dáng chim mẹ chim con”
Yêu cầu:
Cháu biết tạo dáng chim mẹ và chim con
Chuẩn bị:
Sân chơi rộng và sạch
Ô ăn quan trên sân
Tiến hành:
Trò chuyện về tổ chim, cách chăm sóc của chim mẹ với chim con
Cho trẻ nhận xét về cách bay của chim mẹ và chim con
Gợi ý cho trẻ thực hiện trò chơi tạo dáng chim mẹ chim con
Cô tham gia cùng trẻ
Trẻ chơi tự do, cô quan sát
Chơi với khu vận động
Yêu cầu
Cháu biết cách chơi với một số trò chơi ở khu vận động
Cháu biết tự phân khu vực chơi
Cháu chơi không xô đẩy, biết rủ bạn cùng chơi.
Chuẩn bị:
Khu vận động với một số đồ chơi: mo cau, dây thun, bóng, in cát.
Tiến hành:
Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề đang học
Giáo dục trẻ biết bảo vệ các loài động vật quý hiếm
Cho trẻ đến khu vực vận động
Gợi ý cho trẻ chơi với các đồ chơi cô chuẩn bị sẵn ơ khu vực vận động
Cho trẻ chơi trò chơi ở khu vận động mà trẻ thích: nhảy dây, kéo mo cau, nhảy thun, in cát
Nhắc nhở trẻ không chen lấn xô đẩy nhau, biết rủ bạn cùng chơi
Cô tham gia cùng trẻ và quan sát trẻ
Nhận xét buổi chơi
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHƠI
Góc phân vai: cửa hàng bán lồng chim, thức ăn cho chim. bác sĩ thú y
 Yêu cầu:
 - Cháu chơi biết thể hiện vai chơi, chơi đúng chủ đề chơi
 - Biết liên kết với các góc chơi
Chuẩn bị
 - Một số thức ăn cho chim và vài lồng chim.
Tiến hành
- Cho trẻ phân vai làm khách mua hàng, người bán hàng
- Gợi ý cho trẻ thể hiện vai chơi trao đổi cùng nhau về những vấn đề có liên quan đến các loài chim
 - Quan sát trẻ thể hiện vai chơi
Bác sĩ thú y
Yêu cầu:
 - Cháu thể hiện tốt vai chơi, chơi đúng chủ đề chơi
 - Biết liên kết với các góc chơi
Chuẩn bị
 - Đồ chơi bác sĩ thú y
Tiến hành
 - Cô cho trẻ tự lựa chọn khu vực chơi
 - Khuyến khích để trẻ thực hiện vai chơi làm bác sĩ khám bệnh cho các con vật
 - Quan sát trẻ thể hiện vai chơi
Góc thư viện: đọc sách, truyện về thế giới động vật
Yêu cầu:
Cháu biết lật sách, xem sách đúng cách.
Hiểu nội dung các câu chuyện quen thuộc về thế giới động vật
Chuẩn bị:
 Bàn ghế, sách, truyện 
Tiến hành
Cô hướng dẫn trẻ cách cầm sách, lật sách, xem sách đúng
Cho trẻ thực hiện
Cô quan sát và nhắc trẻ thực hiện đúng nhiệm vụ chơi của mình.
Nhắc trẻ cất sách đúng nơi quy định
Góc nghệ thuật : Tạo hình con chim, côn trùng. Hát múa cùng chim non
Yêu cầu:
Cháu biết sử dụng sự khéo léo của đôi bàn tay để tạo hình con chim, côn trùng
Tham gia chơi tích cực, biết vệ sinh góc chơi
 Chuẩn bị
Chai, lọ, lá cây, hột hạt, hình vẽ 
Tranh, nhạc, mũ các con vật
Tiến hành:
Cô cho trẻ tự lựa chọn hình thức chơi, khu vực chơi
Cô hướng dẫn trẻ cách thực hiện.
Nhắc nhở trẻ cấm bút, cầm kéo và ngồi đúng cách.
Cho trẻ thực hiện.
Cô quan sát và chú ý trẻ yếu, nhận xét nhóm chơi
Hát múa cùng chim non
Yêu cầu:
Cháu thể hiện các bài hát đã học.
Giáo dục cháu yêu thương các con vật .
Chuẩn bị: 
Mũ , nhạc cụ, sân khấu
Ti vi, đĩa thế giới động vật
Tiến hành:
Cô cho trẻ tự lựa chọn hình thức biểu diễn và bài hát mình yêu thích
Khuyến khích để trẻ thể hiện tốt bài hát của mình, biết sáng tạo và phong cách biểu diễn
Cô gợi ý để trẻ thể hiện tình cảm của mình đối với con vật qua nội dung bài hát
Cô mở máy vi tính cho trẻ xem đoạn phim về thế giới động vật
Sau đó cho trẻ nhắc lại những gì trẻ vừa được xem, thảo luận cùng nhau
Gợi ý để trẻ diễn đạt tròn câu, đúng với nội dung trẻ được xem
Góc học tập : Lắp ráp hình động vật, Bé chơi đếm thú
Yêu cầu:
Cháu chơi theo hướng dẫn và yêu cầu của cô
Biết thực hành lắp ráp hình các con vật, tham gia trò chơi tích cực
 Chuẩn bị:
Bộ lắp ráp hình động vật từ que đè lưỡi
Tiến hành:
Cô hướng dẫn trẻ cách thực hiện với bộ lắp ráp hình con chim, con chuồn chuồn, con bướm, ong....
Gợi cho trẻ và lắp ráp các con vật 
Cho trẻ thực hiện
Cô quan sát
Bé chơi đếm thú
Yêu cầu:
Cháu biết đếm và gọi đúng nhóm số lượng thú mình vừa đếm được
Phát triển kỹ năng đếm và gọi nhóm cho trẻ
Chuẩn bị:
Thú các loại có số lượng trong phạm vi 4 cho mỗi trẻ
Tiến hành:
Hát một vài bài hát về con vật
Tổ chức cho trẻ chơi “ đếm thú”
Hướng dẫn và sửa sai để trẻ thực hiện đúng cách đếm, gọi nhóm
Khuyến khích để trẻ thực hiện nghiêm túc, hứng thú
Tuyên dương trẻ kịp thời
Góc khám phá: Bé cho trứng vào chai
Yêu cầu:
Cháu khám phá ra được cách cho trứng vào chai
Biết được sự giản mở vì nhiệt của không khí qua thí nghiệm
 Chuaån bò :
Trứng cút
Nước nóng an toàn cho trẻ, chai nhựa
Tiến hành:
Cô giới thiệu góc chơi
Hướng dẫn trẻ cách chơi “cho trứng vào chai”
Cô giải thích kết quả thí nghiệm
Cho trẻ nhắc lại kết luận và tiến hành lại thí nghiệm
Cô quan sát và giúp trẻ
Thứ 2 / / 12 / 2017 Phát triển nhận thức
 I.YÊU CẦU.
- Biết được vòng đời phát triển của bướm: từ trứng nở thành sâu, sâu thánh kén nhộng, nhộng thành bướm con.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong việc sử dụng từ ngữ để diễn đạt sự hiểu biết của mình về côn trùng.
- Giúp trẻ có thái độ đúng đắn đối với côn trùng và cảnh vật xung quanh
II CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị cho cô
- Bướm thật 2 đến 3 con đựng trong 1 cái lồng bằng lưới.
- Tranh về vòng đời phát triển của bướm.
- Tranh chụp các loại bướm.
- Nội dung và tranh minh họa câu chuyện " Điều ước của sâu bướm".
- Giấy vẽ, bút long; thẻ chữ số.
- Tranh cắt rời các con côn trùng; phông nền cho trẻ dán.
- Tranh cắt rời về vòng đời phát triển của bướm.
- Cho trẻ xem tranh, album về các loại côn trùng.
- Xem phim về sự ra đời và sinh sống của côn trùng.
III TIẾN HÀNH
1. Hoạt động 1: "Điều ước của sâu bướm"
- Cô kể chuyện " Điều ước của sâu bướm" cho trẻ nghe. 
- Trong câu chuyện kể về ai? (Con sâu bướm)
- Sâu bướm đã được biến thành Bướm Bướm biết bay.
- Nhân vật sâu bướm mà cô vừa kể các bạn có biết người ta gọi chúng một cái tên chung là gì không? ( Côn trùng)
- Vì sao gọi chúng là côn trùng?
- Chúng được gọi là côn trùng vì cơ thể chúng có 3 phần: đầu, ngực và bụng. Phần ngực có 6 chân.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: " Ong bay, bướm bay"
- Cô nêu cách chơi: Cô đọc tên côn trùng nào bay được thì các con vẫy tay bay lên; con nào không bay được thì các con nói không bay và đứng yên.
2. Hoạt động 2: Vòng đời phát triển của bướm.
• Tìm hiểu về vòng đời phát triển của bướm.
- Cô giới thiệu cho trẻ về con bướm và vòng đời phát triển của bướm.
- Chúng ta vừa trò chuyện về côn trùng, các con biết chúng đã ra đời và lớn lên như thế nào không?
- Trẻ đón xem trong hộp cô đựng con vật gì ?
- Cô cho trẻ quan sát con bướm (Cô đưa lồng đựng bướm ra)
- Con biết gì về con bướm?
- Có bạn nào thấy hoặc nghe ai kể con bướm ra đời như thế nào không?
- Con sâu nở từ trứng bướm ăn gì để lớn lên? (Con sâu ăn lá)
- Khi thành kén nhộng thì chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo đó?
- Cho trẻ xem tranh vòng đời phát triển của bướm và giải thích ngắn gọn hình ảnh trong tranh. Cho trẻ truyền tay nhau xem tranh.
- Cô khái quát: Bướm mẹ đẻ trứng trên lá cây, trứng sẽ lớn lên và nở thành sâu con; khi sâu già sẽ nằm trong tổ kén nhộng; khi tổ kén khô và nứt vỏ thì một chú bướm con chui ra và hóa thành con bướm với đầy đủ chân và cánh.
- Vậy để trở thành con bướm xinh đẹp thì bướm phải trải qua mấy giai đoạn?
- Cô cho trẻ xem tranh về các loại bướm khác nhau.
3. Hoạt động 3: Trò chơi "Xếp đúng thứ tự"
- Cô cho 3nhóm trẻ mỗi nhóm xếp tranh theo thứ tự về vòng đời phát triển của bướm.
- Nhận xét kết quả trò chơi
- Cô và trẻ cùng hát múa bài: " Con bướm dễ thương".
- Kết thúc
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Chơi với mô hình vận động
HOẠT ĐỘNG CHƠI
Góc phân vai: Cửa hàng bán thức ăn cho chim, bán lồng chim.
Góc thư viện: đọc sách, truyện về thế giới động vật
Góc nghệ thuật: Hát múa cùng chim non
Góc học tập: : Lắp ráp hình động vật, Bé chơi đếm thú
Đánh giá cuối ngày:
* Những trẻ có biểu hiện đặc biệt, biện pháp khắc phục:
* Đánh giá hoạt động chung: Ghi tên trẻ chưa nắm được kiến thức, biện pháp khắc phục:
* Các hoạt động khác trong ngày:
* Lưu ý cho ngày hôm sau:
	Phát triển ngôn ngữ
Thứ 3 / / 12 / 2017
I. YÊU CẦU. 
- Trẻ nhớ tên bài thơ “Ong và bướm”, nhớ tên tác giả và hiểu nội dung bài thơ,
- Đọc thuộc thơ và thể hiện tình cảm vui tươi nhí nhảnh của bài thơ, Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng rành mạch, hồn nhiên qua bài thơ.
- Giáo dục trẻ biết vâng lời mẹ.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa bài thơ: “Ong và Bướm”-
- Máy tính có hình ảnh ong và bướm
- Mô hình vườn hồng
III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Câu chuyện của bướm và ong
- Cô gọi trẻ lại đố trẻ về con bướm và hóa thân thành những chú bướm xinh đẹp để bay đến những vườn hoa và nghe câu chuyện của bướm và ong trên mô hình rối
Hoạt động 2. bài thơ “ Ong và Bướm 
+ Cô đọc lần 1: Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ “Ong và bướm” tại mô hình tác giả “ Nhược Thủy”
Giảng nội dung: trong bài thơ nói về chú ong và chú bướm. Chú bướm thì ham chơi còn chú Ong thì chăm chỉ làm việc, biết vâng lời mẹ. Ong không đi chơi rong khi làm việc mẹ giao chưa xong, vì đi chơi mẹ sẽ không thích. 
+ Cô đọc lần 2: Kết hợp hình ảnh trên ti vi.
* Hoạt động 3: Thử tài của bé.
- Cho trẻ chơi hái hoa dân chủ dể chọn những bông hao mình thích và trả lời các câu hỏi:
- Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? 
- Con bướm trắng đang làm gì?
- Bướm trắng lượn ở vườn hồng bướm trắng đã gặp ai?
Ong đang làm gì?
- Bướm liền gọi thế nào?
- Theo con ong có đi chơi với bướm không?
- Thế ong trả lời bướm như thế nào? ..........
Giáo dục: trẻ biết luôn ngoan ngoãn và vâng lời mẹ dặn.
Hoạt động 4: Những thi sĩ tài ba
- Cô dạy trẻ đọc theo các hình thức: + Tổ + Nhóm + Cá nhân 
- Trong khi trẻ đọc cô chú ý lắng nghe và sửa từ còn sai và ngọng cho trẻ.
- Cô động viên khích lệ trẻ đọc to rõ ràng.
- Nhận xét- kết thúc.
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Chơi “ ô ăn quan”
 HOẠT ĐỘNG CHƠI
Góc học tập: : Bé chơi đếm thú 
Góc thư viện: đọc sách, truyện về thế giới động vật
Góc phân vai: bác sĩ thú y
Góc khoa học: Bé cho trứng vào chai
Đánh giá cuối ngày:
* Những trẻ có biểu hiện đặc biệt, biện pháp khắc phục:
* Đánh giá hoạt động chung: Ghi tên trẻ chưa nắm được kiến thức, biện pháp khắc phục:
* Các hoạt động khác trong ngày:
* Lưu ý cho ngày hôm sau:
.......
Thứ 4 / / 12 / 2017	Phát triển thẩm mĩ
 Yêu cầu:
Cháu hiểu nội dung bài hát, cảm nhận được giai điệu bài hát qua ngôn từ
Cháu thể hiện lại được bài hát một cách nhịp nhàng, biết vận động múa theo giai điệu bài hát
Thích thú khi nghe cô hát và tham gia biễu diễn mạnh dạn
 Chuẩn bị:
Mũ chim, cánh chim
Cô đàn và hát tốt cả hai bài hát: con chim non, con chim vành khuyên
Tiến hành:
Hoạt động 1: Chim non ca hát
 Cô mở giai điệu cho trẻ đoán tên bài hát “ con chim non”.
Cho trẻ hát theo giai điệu bài hát 2-3 lần
Cho trẻ nêu nội dung bài hát: bài hát nói về tiếng hót của các chú chim nhỏ rất hay và được các bạn nhỏ rất thích
Hoạt động 2: Bé là chú chim non
Cô hóa trang thành chú chim đến trò chuyện và vận động cho trẻ xem bài hát “ con chim non”
Cô gợi ý cho trẻ hát, cô múa minh họa
Hướng dẫn trẻ múa minh họa từng động tác theo bài hát
Cho trẻ thực hiện theo cô từng tổ, cá nhân.
Cô khuyến khích trẻ thực hiện đúng, nhịp nhàng, mềm dẻo
Hoạt động 3: Chim non biểu diễn
Cô gợi ý và hướng dẫn tổ chức cho trẻ biểu diễn
Cô cho trẻ đội mũ chim và múa hát bài hát minh họa theo hình thức thi đua giữa các đội.
Cô cùng tham gia biểu diễn với trẻ bài hát “ em là chim câu trắng”
Hoạt động 4: Chim bay về tổ
Cô giới thiệu và hướng dẫn cách: 5-6 trẻ vừa đi vòng tròn xung quanh các chiếc ghế và hát khi có hiệu lệnh chim bay về tổ thì trẻ phải ngồi vào ghế, ai không tìm được ghế sẽ thua cuộc và phải ra ngoài 1 lần chơi.
Cho trẻ chơi 3-4 lượt.
Nhận xét- kết thúc
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
TC về thế giới loài chim
Chơi “ ô tô và chim sẻ”
HOẠT ĐỘNG CHƠI
Góc nghệ thuật: : Tạo hình con chim, côn trùng
Góc học tập: : Lắp ráp hình động vật
Góc khoa học: Bé cho trứng vào chai
Góc phân vai: Cửa hàng bán thức ăn cho chim, bán lồng chim
Đánh giá cuối ngày:
* Những trẻ có biểu hiện đặc biệt, biện pháp khắc phục:
* Đánh giá hoạt động chung: Ghi tên trẻ chưa nắm được kiến thức, biện pháp khắc phục:
* Các hoạt động khác trong ngày:
* Lưu ý cho ngày hôm sau:
.......
Thứ 5 / / 12 / 2017 Phát triển thẩm mĩ
Yêu cầu:
Cháu có kiến thích cơ bản về đặc điểm về hình dáng và đặc điểm của con bướm
Cháu biết sử dụng các nguyên vật liệu mở để tạo nên con bướm theo trí tưởng tượng của mình
Cháu tích cực tham gia tạo hình, biết giữ gìn sản phẩm mình tạo ra
Chuẩn bị:
Chai nhựa, dĩa CD, hoa phượng, keo, must xốp
Kéo, giấy, chỉ, hồ dán, tăm, Máy vi tính.
Vật mẫu: con bướm xếp từ giấy, con bướm từ hoa phượng, con bướm từ chai nhựa, dĩa CD
III.Tiến hành:
Hoạt động 1: Sự đa dạng của thế giới loài bướm
Cho trẻ xem một số loài bướm trên máy vi tính
Cho trẻ kể tên. Nêu đặc điểm của từng bộ phận con bướm
Nêu lên các kiểu dáng và trạng thái khác nhau của bướm
Hoạt động 2: Những chú bướm biết nói
Cho trẻ quan sát một số nguyên vật liệu cô chuẩn bị sẵn
Gợi ý để trẻ có thể thực hiện trên các nguyên vật liệu đó
Cho trẻ lựa chọn nguyên vật liệu và phương thức tạo hình
Cô quan sát và khuyến khích, gợi ý để tạo ra nhiều kiểu dáng bướm khác nhau
Gợi hỏi để trẻ nêu ý tưởng và nghệ thuật tạo hình con bướm của mình
Khi trẻ thực hiện cô mở nhạc cho trẻ nghe để tạo nguồn cảm hứng
Hoạt động 3: Vườn hoa của lớp Chồi 2
Trẻ sẽ đem sản phẩm của mình sau khi hoàn thành chọn một vị trí thích hợp vườn hoa mà cô đã chuẩn bị sẵn
Cả lớp cùng tham quan vườn hoa
Mời trẻ lên giới thiệu về chú bướm của mình
Cô nhận xét giờ hoạt động
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Tạo dáng chim mẹ, chim con
HOẠT ĐỘNG CHƠI
Góc nghệ thuật: : Tạo hình con chim, côn trùng 
Góc thư viện: đọc sách, truyện về thế giới động vật
Góc phân vai: bác sĩ thú y
Góc học tập: : Lắp ráp hình động vật
Góc khoa học: Bé cho trứng vào chai
Đánh giá cuối ngày:
* Những trẻ có biểu hiện đặc biệt, biện pháp khắc phục:
* Đánh giá hoạt động chung: Ghi tên trẻ chưa nắm được kiến thức, biện pháp khắc phục:
* Các hoạt động khác trong ngày:
* Lưu ý cho ngày hôm sau:
.......
Thứ 6 / / 12 / 2017 Phát triển thể chất
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Dạy trẻ biết được phải dùng sức của đôi chân để bật liên tục vào các vòng, biết phối hợp chân tay nhịp nhàng khi chạy nhanh
- Trẻ thực hiện nhịp nhàng các động tác theo nhạc, biết phối hợp khéo léo chân tay nhịp nhàng khi chạy nhanh. Biết lấy sức nhún bật nhẹ nhàng và rơi vào vòng bằng 2 nữa bàn chân trước. 
- Hứng thú, yêu thích các hoạt động thể dục, có sự chú ý quan sát cô làm mẫu. Biết phối hợp chơi trò chơi cùng bạn, giữ trật tự trong giờ học..
II. CHUẨN BỊ:
- Bông tua
- Sân trường rộng và sạch.
- Mũ cho 2 đội chơi.
- Nhạc.
- Một số con chim, bướm
 - Mô hình rừng xanh
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1: Khởi dộng
- Cô giới thiệu hội thi “ Vũ khúc rừng xanh”. Để chuẩn bị cho hội thi chúng ta sẽ trải qua một bài tập luyện rất vất vả. Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành tập luyện. Nhưng trước khi tập luyện chúng ta hãy cùng khởi động để cơ thể có sự khỏe mạnh và dẻo dai. Bây giờ chúng ta sẽ vào vị trí “vè dung dăng dung dẻ”
-Trẻ về 2 hàng đi chuyển đội hình vòng tròn thực hiện bài khởi động “đi các kiểu chân”
- Về đội hình 4 hàng ngang tập BTPTC
+ Hô hấp:Thở xoay người qua 2 bên
+ Tay+bật: Nhảy bật kết hợp tay ngang, lên cao
+ Tay +chân: Nhún chân kết hợp tay gập duỗi
+Lườn:2 tay giang ngang nghiêng người qua 2 bên
- Mỗi động tác thực hiện 2 lần 8 nhịp
* Hoạt động 2: Tập luyện
- Cho trẻ về 2 hàng dọc quan sát.
- Cô giới thiệu: “bật liên tục vào vòng và chạy nhanh 15m”
+ Cô làm mẫu lần 1: Không phân tích.
+ Lần 2: Vừa làm vừa phân tíc động tác. Đứng hai chân khép, 2 tay chống hông, mắt nhìn về phía trước. Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” thì chân hơi khuỵ để dồn lực về đôi chân và khi có hiệu lệnh “bật” thì bật liên tục vào vòng, khi rơi xuống bằng 2 nữa bàn chân trước. Sau đó phối hợp tay nọ chân kia để chạy thật nhanh theo đường thẳng 15m về phía trước.
- Tập luyện: Lần lượt mỗi đội 1 cháu lên thực hiện động tác cho đến hết lớp.
- Cô bao quát kết hợp sửa sai, động viên, khuyến khích trẻ thực hiện.
- Nhận xét phần tập luyện của trẻ
- Chuyển tiếp bài hát “khúc nhạc rừng xanh”, đến hội thi
*Hoạt động 3: Hội thi “ Vũ khúc rừng xanh”
- Cô giới thiệu hội thi: Đến với hội thi hôm nay chúng ta sẽ cùng thi đua giải cứu các bạn Chim đang bị nhốt trong hang động. Chúng ta sẽ bật vào các vòng và chạy thật nhanh đến giải cứu các bạn của mình. Nếu chúng ta bật ngoài vòng sẽ rất nguy hiểm dễ bị các con thú hung dữ khác tấn công, chúng ta chạy thật nhanh để các con thú khác không đuổi kịp. Khi chúng ta cứu được một người bạn về thì bạn khác mới được tiếp tục đi giải cứu bạn khác.Thời gian trong vòng 1 bài hát.
- Đội nào giải cứu được bạn mình nhiều hơn đội đó sẽ chiến thắng
- Cho trẻ chơi
- Cô nhận xét kết quả trò chơi.
* Hoạt động 4: Hồi tĩnh – kết thúc
 - Cô tuyên bố kết thúc hội thi . Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hồi tĩnh.
 - Kết thúc
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Chơi “ ô tô 

File đính kèm:

  • docLop 4 tuoi_12251357.doc