Giáo án Mầm non lớp lá - Tuần 17

A- Mục tiêu

- Củng cố cho HS cách thực hiện tính giá trị biểu thức đơn giản có dấu ngoặc

- Rèn Kn tính GTBT có dấu ngoặc đơn.

- GD HS chăm học toán.

B- Đồ dùng

GV : Bảng phụ - Phiếu HT.

HS : SGK, vở

 

doc21 trang | Chia sẻ: thuyhoa.qn | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non lớp lá - Tuần 17, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 	
Ngày soạn: 19/12
Ngày giảng: 21/12	 Thứ hai, ngày 21 tháng 12 năm 2009
Toán
Tiết 81: Tính giá trị biểu thức ( Tiếp theo )
A- Mục tiêu
- Củng cố cho HS cách thực hiện tính giá trị biểu thức đơn giản có dấu ngoặc
- Rèn Kn tính GTBT có dấu ngoặc đơn.
- GD HS chăm học toán.
B- Đồ dùng
GV : Bảng phụ - Phiếu HT.
HS : SGK, vở
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra:
- GV nhận xét, cho điểm
2/ Bài mới:
a) HĐ 1: HD tính GTBT có dấu ngoặc đơn.
- Ghi bảng (30 + 5) : 5 và 3 x ( 20 - 10)
- Yêu cầu HS tính GT hai biểu thức trên?
- GV KL: Khi tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính trong ngoặc đơn trước, ngoài ngoặc đơn sau.
b) HĐ 2: Luyện tập
* Bài1 / 82
- Chữa bài.
* Bài 2 / 82
- GV HD HS làm tương tự bài 1
- GV nhận xét, chữa bài
* Bài 3 / 82
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- GV chữa bài 
3/ Củng cố: NX giờ và dặn HS cbị bài sau
- 2 HS làm bài:
27 x 9 + 18 72 : 9 + 192
- HS tính và nêu KQ
- HS đọc
- Thi HTL quy tắc
- Đọc yêu cầu
- HS làm nháp, 2 HS chữa bài
- Đọc yêu cầu
- HS nêu và tính vào phiếu HT
( 65 + 15 ) x 2 = 80 x 2
 = 160
48 : ( 6 : 3 ) = 48 : 2 
 = 24
- HS chữa bài
- Đọc bài toán
- HS nêu, làm vở, 1 HS chữa bài 
Bài giải
Mỗi chiếc tủ có số sách là:
240 : 2 = 120( quyển)
Mỗi ngăn có số sách là:
120 : 4 = 30( quyển)
 Đáp số: 30 quyển.
Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 49, 50: Mồ Côi xử kiện
I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy cả bài, chú ý các từ ngữ : vùng quê nọ, nông dân, công đường, vịt rán.....Biết đọc phân biệt lời dẫn truyện với lời các nhân vật ( chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi ), đọc đúng lời thoại giữa ba nhân vật. HS kể lại được toàn bộ câu chuyện Mồ Côi xử kiện - kể tự nhiên, phân biệt lời các nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ khó được chú giải cuối bài ( công đường, bồi thường ). Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.
- HS yêu thích môn học
II Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ chuyện trong SGK
	 HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : về quê ngoại
- GV nhận xét, cho điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu 
- GV giúp HS đọc sai sửa lỗi phát âm
* Đọc từng đoạn trước lớp
- GV HD HS nghỉ hơi rõ sau các dấu câu
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ chú giải.
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Đọc đồng thanh
3. HD HS tìm hiểu bài
- Câu chuyện có những nhân vật nào ?
- Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì ?
- Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân.
- Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán, Mồ Côi phán thế nào ?
- Thái độ của bác nông dân thế nào khi nghe lời phán xử ?
- Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng tiền bạc đủ 10 lần
- Mồ côi đã nói gì để kết thúc phiên toà ?
- Em hãy thử đặt tên khác cho chuyện
- GV kết luận
4. Luyện đọc lại
- 2, 3 HS đọc bài
- Nhận xét
- HS theo dõi SGK
- QS tranh minh hoạ SGK
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài
- HS nối nhau đọc từng đoạn trước lớp
- HS đọc theo nhóm 3
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm.
- 3 nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT 3 đoạn
- 1 HS đọc cả bài
+ HS đọc thầm đoạn 1
- Chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi
- Về tội bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền
+ 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm
- Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả
- Bác nông dân phải bồi thường, đưa 20 đồng để quan toà phân xử
- Bác dãy nảy lên : Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền
+ HS đọc thầm đoạn 2, 3
- Xóc 2 đồng bạc 10 lần mới đủ 20 đồng.
- Bác này đã bồi thường đủ số tiền cho chủ quán. Một bên hít mùi thịt, một bên nghe tiếng bạc thế là công bằng.
- HS phát biểu
+ 1 HS khá giỏi đọc đoạn 3
- Các nhóm phân vai thi đọc truyện trước lớp
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- Dựa theo 4 tranh minh hoạ, kể lại toàn bộ câu chuyện Mồ Côi xử kiện.
2. HD kể toàn bộ câu chuyện theo tranh.
- GV nhận xét
- GV và HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất
- HS QS 4 tranh minh hoạ
- 1 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1
- 3 HS tiếp nối nhau kể đoạn 1,2,3.
- 1 HS kể toàn chuyện
C. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học 
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau
Toán +
Tiết 49 : Tính giá trị của biểu thức ( tiếp )
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS cách tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc đơn đơn giản
- Vận dụng để tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc đơn và giải toán
- HS yêu môn học
II. Đồ dùng dạy học
GV : Bài tập 
HS : Vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra
- GV nhận xét, cho điểm
2. Bài mới
Bài 1: Tính giá trị các biểu thức sau
90 - ( 30 -20 ) 100 - ( 60 + 10 )
135 - ( 30 + 5 ) 70 + ( 40 - 10 )
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 2 : Tính giá trị các biểu thức sau
450 - ( 25 - 10 ) 180 : ( 6 : 2 )
410 - ( 50 + 30 ) 16 x ( 6 : 3 ) 
- GV chữa bài
Bài 3: Giải toán
Có 88 bạn được chia đều thành 2 đội, mỗi đội xếp đều thành 4 hàng. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu bạn? ( Giải bằng 2 cách )
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- GV hướng dẫn HS giải bằng 2 cách
- GV chấm bài và chữa bài
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 2 HS làm bài
24 x ( 3 + 6 ) 56 : ( 8 - 4 )
- Nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- 4 HS làm bảng, lớp làm bài vào phiếu
- Nhận xét
- Đọc yêu cầu
- 2 HS làm bảng, lớp làm vở
- Nhận xét
- Đọc bài toán
- Bài toán cho biết có 88 bạn được chia đều thành 2 đội, mỗi đội xếp đều thành 4 hàng. BT hỏi mỗi hàng có bao nhiêu bạn?
- HS làm bài vào vở
Bài giải
Cách 1: Mỗi đội có số bạn là:
88 : 2 = 44(bạn)
Mỗi hàng có số bạn là: 
44 : 4 = 11(bạn)
 Đáp số: 11 bạn
Cách 2: Mỗi hàng có số bạn là: 
 ( 88 : 2 ) : 4 = 11(bạn)
 Đáp số: 11 bạn
- 2 HS chữa bài
Tiếng việt +
Tiết 44: Luyện đọc Âm thanh thành phố
I. Mục tiêu
- HS đọc trôi chảy bài Âm thanh thành phố, chú ý đọc đúng các từ khó
- Hiểu các từ ngữ được chú giải trong bài, hiểu nội dung bài: Cuộc sống ở thành phố rất sôi động, náo nhiệt với vô vàn âm thanh: bên cạnh những âm thanh rất ồn ào, căng thẳng, vẫn có những âm thanh êm ả làm con người cảm thấy dễ chịu, thoải mái
- HS yêu môn học
II. Đồ dùng dạy học
GV : Tranh minh hoạ truyện, SGK
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- GV nhận xét, cho điểm
2. Bài mới: GTB - GB
a) Hướng dẫn luỵện đọc
- GV đọc bài 
b) GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
+ Hướng dẫn đọc từ khó
- Đọc từng đoạn trước lớp
+ Hướng dẫn đọc câu khó
+ Giải nghĩa các từ trong bài
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- GV kết luận
- Đọc đồng thanh
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- GV lần lượt nêu các câu hỏi trong SGK, gợi ý HS trả lời
- GV kết luận và đưa ra nội dung của bài 4. Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 1
- GV đọc mẫu
- GV nhận xét, kết luận 
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau
- 2 HS đọc bài Mồ Côi xử kiện
- Nhận xét
- HS nghe
- HS nối tiếp đọc từng câu
+ HS đọc từ khó
- HS nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp
- HS luyện đọc câu khó
- Nghe
- HS đọc bài theo nhóm 3
- Đại diện nhóm thi đọc
- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1
- HS đọc thầm cả bài 
- HS suy nghĩ và trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- HS phát biểu nội dung chính của bài
- HS lắng nghe
- 2 HS giỏi đọc bài
- HS luyện đọc diễn cảm
- Thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt
Ngày soạn: 20/12
Ngày giảng: 22/12	 Thứ ba, ngày 22 tháng 12 năm 2009
Toán
Tiết 82 : Luyện tập
A- Mục tiêu
- Củng cố về thực hiện tính giá trị của BT. Xếp hình theo mẫu. So sánh GTBT với một số.
- Rèn KN tính GTBT và so sánh STN
- GD HS chăm học
B- Đồ dùng
GV : Bảng phụ- Phiếu HT
HS : SGK, vở
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra:
- Nêu quy tắc tính GTBT có dấu ngoặc đơn?
- Nhận xét, cho điểm.
2/ Bài mới: Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1 / 82
- Biểu thức có dạng nào? Cách tính?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 2 / 82
- GV hướng dẫn
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 3 / 82
- Để điền được dấu ta cần làm gì?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 4: 
Y/ C HS tự xếp hình.
- GV chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ và dặn HS chuẩn bị bài sau
2 - 3 HS nêu
- Nhận xét
- Đọc yêu cầu
- HS nêu- làm phiếu HT
84 : ( 4 : 2) = 84 : 2
 = 42
175 - ( 30 + 20) = 175 - 50
 = 125
- Đọc yêu cầu
- HS làm nháp - 4 HS chữa bài
( 421 - 200) x 2 = 221 x 2
 = 442
421 - 200 x 2 = 421 - 400
 = 21 
- Đọc yêu cầu
- Ta cần tính GTBT trước sau đó mới so sánh GTBT với số. HS làm vở
( 12 + 11) x 3 > 45
11 +( 52 - 22) = 41
30 < ( 70 + 23) : 3
120 < 484: ( 2 + 2)
- Đọc yêu cầu
- HS tự xếp hình- Đổi vở - KT
Tập đọc
Tiết 51: Anh Đom Đóm
I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy và học thuộc lòng bài thơ, chú ý các từ ngữ : gác núi, lan dần, làn gió mát, lặng lẽ, long lanh,......
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài , biết về các con vật : đom đóm, cò bợ, vạc. Hiểu ND bài : Đom đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động.
- HS yêu những con vật xung quanh mình
II. Đồ dùng GV :Tranh minh hoạ bài thơ trong SGK
	 HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- GV nhận xét, cho điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiêu )
2. Luyện đọc
a. GV đọc bài thơ
b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng dòng ( hoặc 2 dòng thơ )
- GV kết hợp sửa tiếng đọc sai cho HS
* Đọc từng khổ thơ trước lớp
- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm
* Đọc đồng thanh
3. HD HS tìm hiểu bài.
- Anh Đom Đóm lên đèn đi đâu ?
- Tìm từ tả đức tính của anh Đom Đóm trong hai khổ thơ ?
- Anh Đom Đóm thấy những cảnh gì trong đêm ?
- Tìm 1 hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm trong bài thơ ?
4. HTL bài thơ
- GV nhắc nhở các em nghỉ hơi, nhấn giọng 1 số từ ngữ
- GV HD HS HTL từng khổ, cả bài
- Cùng HS bình chọn bạn đọc tốt
5. Củng cố, dặn dò
- Tóm tắt nội dung bài và NX giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 2 HS tiếp nối kể chuyện Mồ Côi xử kiện
- Nhận xét
+ HS theo dõi SGK, QS tranh minh hoạ
- HS nối nhau đọc từng dòng
- HS đọc 6 khổ thơ trước lớp
- HS đọc theo nhóm 3
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ
- Anh Đom Đóm lên đèn đi gác cho mọi người ngủ yên
- Đêm nào Đom Đóm cũng lên đèn đi gác suốt tối đến tận sáng.
- Chị Cò Bợ ru con, thím Vạc lặng lẽ mò tôm bên sông.
- HS phát biểu.
- 2 HS thi đọc lại bài thơ
- HS HTL
- 6 HS thi đọc TL 6 khổ thơ
- 1 vài HS thi HTL cả bài thơ.
Ngày soạn: 21/12
Ngày giảng: 23/12	 Thứ tư, ngày 23 tháng 12 năm 2009
Toán
Tiết 83 : Luyện tập chung
A- Mục tiêu
- Củng cố về tính GTBT và giải toán .
- Rèn KN tính và giải toán cho HS
- GD HS chăm học
B- Đồ dùng
 GV : Bảng phụ- Phiếu HT
 HS : SGK, vở
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra:
- GV nhận xét, cho điểm
2/ Bài mới: Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1/ 83
- Biểu thức có dạng nào? Nêu cách tính?
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 2, 3: Tương tự bài 1
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 4:
- GV hướng dẫn
- Chấm, chữa bài.
* Bài 5:
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Chấm bài, chữa bài ( HD cách 2 )
3/ Củng cố: NX giờ và dặn HS cbị bài sau
- 2 HS làm bài:
( 23 + 57 ) x 6 ( 96 : 3 ) : 2
- Nhận xét
- Đọc yêu cầu
- HS nêu- Làm phiếu HT
a) 324 - 20 + 61 = 304 + 61
 = 365
b) 21 x 3 : 9 = 63 : 9
 = 7
- HS làm nháp- 2 HS chữa bài
a) 15 + 7 x 8 = 15 + 56
 = 71
b) 123 x ( 42 - 40) = 123 x 2
 = 246
c) 72 : ( 2 x 4) = 72 : 8
 = 9
d) ( 100 + 11) x 9 = 111 x 9
 = 999 
- Đọc yêu cầu
- HS làm vở, chữa bài
- Đọc bài toán
- HS nêu- 1 HS chữa bài- Lớp làm vở
Bài giải
Số hộp bánh xếp được là:
800 : 4 = 200( hộp)
Số thùng bánh xếp được là:
200 : 5 = 40( thùng)
 Đáp số: 40 thùng
Luyện từ và câu
Tiết 17: Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào, Dấu phẩy
I. Mục tiêu
- Ôn về các từ chỉ đặc điểm của người, vật. Ôn tập mẫu câu Ai thế nào ? ( Biết đặt câu theo mẫu để miêu tả người, vật, cảnh cụ thể ) Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy ( ngăn cách các bộ phận đồng chức là vị ngữ trong câu )
- Làm đúng các bài tập có liên quan đến từ chỉ đặc điểm, mẫu câu Ai thế nào? dấu phẩy
- HS yêu môn học
II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết ND BT 1, BT2, BT3
	 HS : SGK, Vở BT 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Làm BT 1 tuần 16 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của bài
2. HD HS làm BT
* Bài tập 1 / 145
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
* Bài tập 2 / 145
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
* Bài tập 3 / 145
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau
- HS làm miệng
- Nhận xét
+ Tìm từ nói về đặc điểm của nhân vật trong bài tập đọc mới học.
- HS trao đổi theo cặp, làm bài
- Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến
- 3 em lên bảng mỗi em viết 1 câu
- Nhận xét
+ Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? để miêu tả 1 người
- 1 HS đọc câu mẫu
- Cả lớp làm bài
- HS tiếp nối nhau đọc câu văn
- Nhận xét
+ Đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong các câu sau.
- HS làm bài cá nhân
- Phát biểu ý kiến
- Nhận xét bạn
Ngày soạn: 22/12
Ngày giảng: 24/12	 Thứ năm, ngày 24 tháng 12 năm 2009
Toán
Tiết 84: Hình chữ nhật
A- Mục tiêu
- HS nắm được HCN có bốn cạnh, hai cạnh ngắn bằng nhau, hai cạnh dài bằng nhau. Bốn góc vuông.
- Rèn KN nhận dạng HCN , vẽ và ghi tên HCN.
- GD HS chăm học 
B- Đồ dùng
GV : Bảng phụ, Ê- ke.
HS : SGK, vở
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra: Nêu quy tắc tính GTBT có dấu ngoặc đơn đơn giản
2/ Bài mới:
a) HĐ 1: Giới thiệu hình chữ nhật.
- GV vẽ HCN ABCD
- GV GT : Đây là hình chữ nhật.
- Dùng thước đo độ dài HCN?
- So sánh độ dài của cạnh AB và CD?
- So sánh độ dài của cạnh AD và BC?
+ Vậy HCN có hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau.
- Dùng ê- ke để kiểm tra các góc của HCN ABCD?
- GV treo bảng phụ, vẽ một số hình. Đâu là HCN? Nêu đặc điểm của HCN?
b) HĐ 2: Luyện tập:
* Bài 1:
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 2:
- Dùng thước để đo độ dài các cạnh và báo cáo KQ?
- Nhận xét, cho điểm.
* Bài 3: Treo bảng phụ
- Dùng thước và ê- ke để KT và tìm các HCN?
- Chữa bài, nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau
- HS nêu
- Nhận xét
- HS nêu tên: Hình chữ nhật ABCD
- HS đo
AB = CD
AD = BC
- HS đọc
- HCN có 4 góc vuông
- HS nhận biết
- HS nêu
- HS đọc đề bài
- Dùng thước và ê kê để KT- Nêu KQ: Hình chữ nhật là hình MNPQ và RSTU.
- HS đọc yêu cầu
- HS đo và nêu KQ
AB = CD = 4cm; AD = BC = 3cm
MN = PQ = 5cm; MQ = NP = 2cm 
- Đọc yêu cầu
- Các hình chữ nhật là: ABNM, MNCD, ABCD.
Tập làm văn
Tiết 17 : Viết về thành thị, nông thôn
I. Mục tiêu
- HS biết viết 1 lá thư kể về thành thị ( nông thôn )
- Dựa vào nội dung bài TLV miệng tuần 16, HS viết được một lá thư cho bạn kể những điều em biết về thành thị ( hoặc nông thôn ) : thư trình bày đúng thể thức, đủ ý 
( Em có những hiểu biết về thành thị hoặc nông thôn nhờ ở đâu ? Cảnh vật, con người ở đó có gì dáng yêu ? Điều gì khiến em thích nhất ? ) dùng từ đặt câu đúng.
- HS yêu môn học
II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết trình tự mẫu của bức thư 
	 HS : SGK, vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Làm miệng BT1, 2 tuần 16
- GV nhận xét, cho điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. HD HS làm bài tập
- Nêu yêu cầu của bài
- GV treo bảng phụ viết trình tự mẫu của bức thư
- GV chữa bài, nhận xét, chấm điểm
- GV có thể đọc cho các em nghe 1 bức thư mẫu của các anh chị lớp trước để các em tham khảo
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học, khen những HS viết bài tốt, động viên những em viết còn chưa tốt
- Dặn các em về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau
- 2 HS làm
- Nhận xét
- Dựa vào bài tập làm văn miệng ở tuần 16, em hãy viết 1 bức thư ngắn khoảng 10 câu cho bạn, kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn
- HS nhìn trình tự mẫu của bức thư
- 1 HS khá giỏi nói mẫu đoạn đầu lá thư của mình
- HS làm bài vào vở
- HS đọc thư trước lớp
- Nhận xét bài bạn
- Bình chọn bạn viết tốt nhất
- Lắng nghe
- Nghe
Chính tả ( nghe - viết )
Tiết33 : Vầng trăng quê em
I. Mục tiêu
	- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng, đẹp đoạn văn Vầng trăng quê em.
	- Làm đúng bài tập điền các tiếng chứa âm, vần dễ lẫn ( d/gi/r hoặc ăc/ăt )
	- HS viết vở sạch chữ đẹp 
II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết ND BT2
	 HS : Vở chính tả, SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Viết 1 số từ chứa tiếng có âm đầu tr/ch.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD HS nghe - viết
a. HD HS chuẩn bị
- GV đọc đoạn văn
- Vầng trăng đang nhô lên được tả đẹp như thế nào ?
- Bài chính tả gồm mấy đoạn ?
- Chữ đầu mỗi đoạn được viết ntn ?
b. GV đọc cho HS viết bài
- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu
- Đọc chậm cho các em soát lỗi
c. Chấm, chữa bài
- GV chấm bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
3. HD HS làm BT
* Bài tập 2
- Nêu yêu cầu BT2a
- GV nhận xét, chữa bài
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- HS viết bảng con, 2 em lên bảng viết
- Nhận xét
- HS theo dõi SGK
- 2, 3 HS đọc lại
- Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu vào ánh mắt, ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già, thao thức như canh gác trong đêm.
- Bài chính tả tách thành 2 đoạn
- Chữ đầu mỗi đoạn viết hoa, lùi vào 1 ô.
+ HS đọc thầm lại bài để nhớ những từ mà các em dễ viết sai
+ HS viết bài vào vở
- HS đổi vở, chữa lỗi bằng bút chì
+ Chọn tiếng nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống.
- 1 em lên bảng, lớp làm bài vào vở nháp.
- Nhận xét bài làm của bạn
- 1 HS đọc bài làm
- Lời giải : gì, dẻo, ra, duyên. 
Toán +
Tiết 50 : Tính giá trị của biểu thức ( tiếp theo )
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS cách tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc đơn đơn giản
- Vận dụng để tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc đơn và giải toán
- HS yêu môn học
II. Đồ dùng dạy học
GV : Bài tập 
HS : Vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra
- GV nhận xét, cho điểm
2. Bài mới
Bài 1: Tính giá trị các biểu thức sau
665 - 30 + 25 876 + 23 - 300
112 x 4 : 2 884 : 2 : 2
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 2 : Tính giá trị các biểu thức sau
25 + 5 x 5 160 - 48 : 4
732 + 46 : 2 974 - 52 x 3
- GV chữa bài
Bài 3: Giải toán
Người ta xếp 56 quả táo vào các hộp, mỗi hộp có 4 quả. Sau đó xếp các hộp vào thùng, mỗi thùng 2 hộp. Hỏi có bao nhiêu thùng táo? ( Giải bằng 2 cách )
- Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
- GV hướng dẫn HS giải bằng 2 cách
- GV chấm bài và chữa bài
3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét giờ học, dặn HS cbị bài sau
- 2 HS làm bài
24 x ( 12 : 4 ) 56 : ( 3 + 4 )
- Nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- 4 HS làm bảng, lớp làm bài vào phiếu
- Nhận xét
- Đọc yêu cầu
- 2 HS làm bảng, lớp làm vở
- Nhận xét
- Đọc bài toán
- Bài toán cho biết người ta xếp 56 quả táo vào các hộp, mỗi hộp có 4 quả. Sau đó xếp các hộp vào thùng, mỗi thùng có 2 hộp. BT hỏi có bao nhiêu thùng táo?
- HS làm bài vào vở
Bài giải
Cách 1: Xếp được số hộp là:
 56 : 4 = 14 ( hộp )
Có số thùng táo là:
 14 : 2 = 7 ( thùng )
 Đáp số: 7 thùng
Cách 2: Có số thùng táo là: 
 ( 56 : 4 ) : 2 = 7 ( thùng )
 Đáp số: 7 thùng
- 2 HS chữa bài
Tiếng việt +
Tiết 45 : Luyện viết Mồ Côi xử kiện
I. Mục tiêu
- HS viết đúng và trình bày đẹp đoạn 1 bài Mồ Côi xử kiện
- Rèn kĩ năng viết chữ cho HS
- GD HS viết vở sạch chữ đẹp
II. Đồ dùng
GV : SGK, bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần viết
HS : Vở luyện viết
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra
- GV nhận xét, cho điểm
2. Bài mới
a. GTB - GB
b. Hướng dẫn viết bài
- GV đọc đoạn văn cần viết 
- Đoạn văn có tất cả 

File đính kèm:

  • docTuÇn 17.doc
Giáo Án Liên Quan