Giáo án mầm non lớp lá - Tuần 19 - Chủ đề lớn: Động vật - Chủ đề nhỏ: Động vật sống trong rừng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- 5 tuổi: Trẻ biết dàn hàng theo hiệu lệnh, biết tập các động tác khớp với lời bài hát. Biết chơi trò chơi.

- 4 tuổi: Trẻ biết dàn hang theo hiệu lệnh, tập các động tác cùng cô khớp với lời bài hát. Biết chơi trò chơi cùng với cô.

2. Kỹ năng

- 5 tuổi: Rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, trẻ hứng thú tham gia trò chơi.

- 4 tuổi: Rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, trẻ hứng thú tham gia trò chơi cùng cô và các anh chị.

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú trong giờ tập

 

doc38 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Tuần 19 - Chủ đề lớn: Động vật - Chủ đề nhỏ: Động vật sống trong rừng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
CHỦ ĐỀ LỚN: ĐỘNG VẬT
CHỦ ĐỀ NHỎ: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG
(Từ ngày 08 tháng 01 năm 2018 đến ngày 12 tháng 01 năm 2018)
 THỂ DỤC SÁNG (Cả tuần)
Tập các động tác: Tay 2: đưa tay ra phía trước, lên cao. Chân 2: Khụy gối. Bụng 2: đứng cúi về trước. Tập theo lời bài hát Gà trống, mèo con và cún con; TC: Chim bay
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- 5 tuổi: Trẻ biết dàn hàng theo hiệu lệnh, biết tập các động tác khớp với lời bài hát. Biết chơi trò chơi.
- 4 tuổi: Trẻ biết dàn hang theo hiệu lệnh, tập các động tác cùng cô khớp với lời bài hát. Biết chơi trò chơi cùng với cô.
2. Kỹ năng 
- 5 tuổi: Rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, trẻ hứng thú tham gia trò chơi.
- 4 tuổi: Rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, trẻ hứng thú tham gia trò chơi cùng cô và các anh chị.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú trong giờ tập 
4. Dự kiến % trẻ đạt 
- 80- 90% trẻ đạt
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: Sân sạch, bằng phẳng. Nhạc bài hát Gà trống, mèo con và cún con
- Đồ dùng của trẻ: Quần áo sạch sẽ gọn gàng.
- Không gian ngoài sân trường.
III. Hướng dẫn thực hiện
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
1. HĐ1: Khởi động	
- Cô cho trẻ đi thành vòng tròn thực hiện các kiểu theo hiệu lệnh của cô: đi, chạy chậm, chạy nhanh, đi bằng gót chân, mũi chân,theo lời bài hát Vì sao mèo rửa mặt
- Cho trẻ chuyển đội hình thành hai hàng dọc
2. HĐ2: Trọng động
+ BTPTC
Tay 2: Đưa tay ra phía trước, lên cao
Chân 2: Khuỵu gối.
Bụng 2: Đứng cúi về phía trước
+ Trò chơi VĐ: Chim bay
- Cách chơi: Cô nói tên con vật nào bay được thì trẻ nói tên con vật đó cùng từ “bay” và vẫy mạnh cách tay làm động tác đang bay. Cô nói tên con vật hoặc tên đồ vật không bay được thì trẻ nói tên con vật hoặc đồ vật đó với từ “không bay” và lắc cổ tay phía trước mặt.
- Cho trẻ chơi
* Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng theo đi vào lớp 
3. HĐ3: Kết thúc 
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
Trẻ chuyển đội hình thành 2 hàng dọc
Trẻ tập cùng cô
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi cùng cô
Trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng sân
Trẻ lắng nghe
 TRÒ CHƠI CÓ LUẬT
TCVĐ: Cáo và thỏ (mới)
I. Mục tiêu
- Phát triển sự nhanh nhẹn, khéo léo
II. Chuẩn bị
- Không gian chơi ngoài trời
III. Hướng dẫn thực hiện
- Cô giới thiệu tên trò chơi 
- Cô nêuLC- CC:
LC: Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Con thỏ nào chậm sẽ bị cáo bắt, và nếu nhầm hang thì phải ra ngoài một lần chơi.
CC: Giáo viên hướng dẫn chọn một trẻ làm cáo ngồi ở góc lớp, số trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ, cứ 1 trẻ làm thỏ thì 2 trẻ làm chuồng. Hai trẻ làm chuồng xếp thành vòng tròn. Giáo viên hướng hướng dẫn yêu cầu các con thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình.
Các con thỏ đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ hai bàn tay lên đầu vẫy vẫy như tai thỏ và đọc bài thơ:
Trên bãi cỏ
Các chú thỏ
Tìm rau ăn
Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé
Có cáo gian
Đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh
Kẻo cáo gian
Tha đi mất.
Khi đọc hết bài thơ thì cáo xuất hiện, cáo “gừm, gừm..” đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo, các con thỏ chạy nhanh về chuồng của mình. Những con thỏ bị cáo bắt phải ra ngoài 1 lần chơi, sau đó đổi vai cho nhau.
- Cho trẻ chơi 4- 5 lần
- Nhận xét
TCHT: Những con vật nào ( Cũ)
TCDG: Thả đỉa ba ba (cũ )
GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ
Thực hiện: Từ ngày 08/ 01/ 2018 đến ngày 17 / 01/ 2017
	Đề tài:
Góc đóng vai: Gia đình, lớp học, bán hàng
Góc xây dựng: Xây dựng trang trại chăn nuôi
Góc sách truyện: Quan sát tranh ảnh nghề nghiệp
Góc âm nhạc : Trang trí dụng cụ âm nhạc, nghe hát dân ca
Góc tạo hình: Vẽ , nặn, cắt dán về chủ điểm
Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước, sỏi; Chăm sóc vườn rau
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
* 5 tuổi 
- Trẻ biết tên chủ đề chơi, góc chơi, trò chơi trong các góc, lựa chọn người điều khiển cuộc chơi và phục tùng người đó, trưởng trò điều khiển buổi chơi dưới sự hướng dẫn của cô giáo. 
- Biết phân vai chơi cho nhau và thực hiện tốt nhiệm vụ của vai chơi như:..Biết sử dụng nguyên vật liệu để xây dựng công trình đẹp, sáng tạo, tích cực hoạt động ở các góc tạo ra nhiều sản phẩm. Biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng trong khi chơi.
- Rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử trong khi chơi, liên kết các nhóm chơi, sử dụng đồ dùng đồ chơi phù hợp, đúng mục đích, sáng tạo khi chơi.
- Trẻ biết cất và lấy đồ chơi đúng nơi quy định, đoàn kết trong khi chơi
 * 4 tuổi
- Trẻ biết tên góc chơi, trò chơi, biết nhận nhóm chơi, biết bầu trưởng nhóm, trưởng nhóm phân vai chơi cho nhau trong nhóm dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Biết thể hiện hành động vai đã nhận như: .....
- Góc xây dựng biết sử dụng các nguyên vật liệu để xếp chồng, xếp cạnh ...
- Các góc hoạt động tích cực tạo nhiều sản phẩm đẹp... biết thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các nhóm chơi.
- Trẻ biết giao tiếp ứng xử trong khi chơi, biết sử dụng các đồ chơi theo đúng chức năng của nó. Biết đánh giá hành vi của mình, của bạn trong nhóm chơi.
- Trẻ đoàn kết giúp đỡ nhau trong khi chơi. Biết bảo quản đồ chơi, lấy và cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định. 
2. Kĩ năng
- 5 tuổi: Trẻ biết giao tiếp với nhau trong quá trình chơi. Trẻ thể hiện đúng thao tác vai, sử dụng đồ dùng đồ chơi phù hợp đúng mục đích và chức năng của nó. Rèn sự liên kết trong quá trình chơi của trẻ qua việc giao tiếp trong khi chơi. 
- 4 tuổi: Trẻ biết giao tiếp với nhau trong quá trình chơi dưới sự hướng dẫn của cô. Trẻ thể hiện đúng thao tác vai, sử dụng đồ dùng đồ chơi phù hợp đúng mục đích và chức năng của nó. Rèn sự liên kết trong quá trình chơi của trẻ qua việc giao tiếp trong khi chơi. 
3. Thái độ 
- Trẻ chơi đoàn kết trong khi chơi, biết bảo quản đồ chơi, lấy và cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, biết lấy và cất đồ chơi đúng nơi qui định. 
4. Dự kiến % trẻ đạt
- Trẻ đạt 70-85% trở lên
II.Chuẩn bị
- Không gian trong lớp học.
- Đồ dùng của trẻ:
+ Góc đóng vai: Đồ dùng gia đình, đồ nấu ăn, rau, củ, quả, .....
+ Góc xây dựng: Nút ghép, các khối, gạch, cỏ, hoa, cây cảnh 
+ Góc sách truyện: sách truyện, tranh về chủ điểm.
+ Góc âm nhạc: dụng cụ âm nhạc, các bài hát về chủ điểm.
+ Góc tạo hình: Vẽ, nặn, xé dán.
+ Góc thiên nhiên: Cây, nước... 
III.Hướng dẫn thực hiện 
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Thỏa thuận trước khi chơi
- Các con đang học chủ đề gì?
- Hãy kể tên một số loài động vật con biết nào?
-> Là 1 em bé ngoan các con phải biết yêu quý động vật
- Trong giờ hoạt động góc ngày hôm nay các con sẽ chơi với chủ đề gì?
- Các con hãy kể tên các góc chơi trong lớp mình nào?
- Vậy chúng ta sẽ chơi những góc nào ngày hôm nay?
- Cô cho trẻ nhắc lại
- Góc phân vai các con chơi trò chơi gì? 
- Chơi mấy gia đình?
- Trong gia đình có những ai?
- Bố làm công việc gì?
- Mẹ làm công việc gì?
- Mẹ sẽ đi đâu để mua thức ăn?
- Vậy các con phải chơi thêm trò chơi gì?
- Bác bán hàng thì phải như thế nào?
- Các con sẽ bán những mặt hàng gì?
- Để góc phân vai thêm vui các con chơi thêm trò chơi gì? 
- Bác sĩ làm công việc gì?
- Bác sĩ khắm bệnh như thế nào?
-> Góc phân vai sẽ chơi trò chơi: Gia đình, bán hàng, bác sĩ nhé
- Để xây dựng vườn bách thú các con chơi trong góc nào?
- Góc xây dựng cần có những ai để xây?
- Các con xây như thế nào?
- Ngoài ra các con phải xây thêm gì?
-> Các bác kỹ sư sẽ xây dựng vườn bách thú trong góc xây dựng nhé
- Những bạn khéo tay chơi ở góc nào? 
- Góc tạo hình chúng ta sẽ chơi gì ? 
-> Góc tạo hình các con sẽ tô màu, vẽ, nặn, xé dán về chủ đề
- Những bạn muốn trở thành ca sĩ tí hon thì chúng ta sẽ chơi ở góc nào ?
- Góc âm nhạc sẽ chơi gì nào?
-> Góc âm nhạc các con sẽ trang trí dụng cụ âm nhạc, múa hát về chủ đề, nghe hát dân ca
- Góc sách truyện các con chơi gì?
-> Góc sách truyện các con sẽ xem tranh ảnh và làm album về chủ đề
- Bạn yêu thiên nhiên sẽ chơi góc nào?
- Góc thiên nhiên các con chơi gì?
-> Góc thiên nhiên các con sẽ đào ao, đắp núi, quan sát và chăm sóc con vật.
- Khi về các góc chơi thì các con phải làm gì?
- Trong khi chơi các con chơi như thế nào?
-> Khi về các góc chơi các con phải lấy biểu thượng gắn vào góc chơi của mình và bầu 1 bạn làm trưởng nhóm. Trong khi chơi thì phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, không tranh giành đồ chơi của nhau, không được nói to và sau khi chơi xong thì phải cất đồ chơi đúng nơi quy định.
2. Hoạt động 2: Quá trình chơi
- Cho trẻ về các nhóm chơi bầu trưởng nhóm và phân vai chơi cho nhau 
- Cô đi đến từng nhóm bao quát hướng dẫn trẻ chơi, khuyến khích trẻ chơi và liên kết nhóm chơi.
- Khuyến khích trẻ đổi nhóm chơi nếu có nhu cầu
3. Hoạt động 3: Nhận xét sau khi chơi
- Cô đến từng nhóm chơi gợi ý để trẻ nhận xét hành động vai chơi của mình và của bạn
+ Con thấy hôm nay bạn chơi thế nào?
+ Bạn đóng vai con đã ngoan chưa?
+ Con thấy thái độ của cô giáo thế nào?
+ Cô giáo dạy học như thế nào?
( Tương tự các vai khác cô nhận xét các hoạt động, sản phẩm , chơi đúng với yêu cầu chưa)
- Tập trung trẻ lại tại góc xây dựng thăm quan công trình ( Bác kỹ sư trưởng giới thiệu về tên công trình, mô hình của công trình, vật liệu để xây công trình....) cho kỹ sư trưởng nhận xét về công trình xây dựng, công nhân xây dựng nhận xét về công việc, thái độ của kỹ sư trưởng. 
- Cô nhận xét tồn tại, tuyên dương, động viên trẻ cho buổi chơi lần sau
- Cho trẻ hát bài " bạn ơi hết giờ rồi" và cất đồ dùng
Cả lớp trả lời
Trẻ kể
Trẻ lắng nghe
Cả lớp trả lời
2 trẻ 4 tuổi trả lời
1 trẻ 5 tuổi trả lời
Trẻ nhắc lại tên góc chơi
Cả lớp trả lời
2 trẻ 4 tuổi trả lời
Trẻ 5 tuổi trả lời
2 trẻ 4 tuổi trả lời
1 trẻ 5 tuổi trả lời
Cả lớp trả lời
1 trẻ 5 tuổi trả lời
Cả lớp trả lời
Trẻ 5 tuổi trả lời
Cả lớp trả lời
2 trẻ 5 tuổi trả lời
Cả lớp trả lời
Trẻ lắng nghe
Cả lớp trả lời
2 trẻ 4 tuổi trả lời
1 trẻ 5 tuổi trả lời
Cả lớp trả lời
Trẻ lắng nghe
Cả lớp trả lời
2 trẻ 5 tuổi trả lời
Trẻ lắng nghe
Cả lớp trả lời
2 trẻ 5 tuổi trả lời
Trẻ lắng nghe
3 trẻ 4 tuổi trả lời
Trẻ lắng nghe
Cả lớp trả lời
2 trẻ 5 tuổi trả lời
Trẻ lắng nghe
2 trẻ 4 tuổi trả lời
Cả lớp trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ về góc chơi
Trẻ tham gia chơi
Trẻ lắng nghe
2 trẻ trả lời
1 trẻ trả lời
2 trẻ trả lời
Kỹ sư trưởng giới thiệu về công trình nhóm mình
Trẻ lắng nghe
Trẻ hát và cất đồ dùng
HOẠT ĐỘNG HỌC
 Thứ hai, ngày 08 tháng 01 năm 2018
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN TIẾNG VIỆT
Đề tài: LQT: Con voi, con hổ, con báo
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- 5 tuổi: Trẻ đọc to, rõ ràng các từ. Biết chơi trò chơi.
- 4 tuổi: Trẻ đọc to, rõ ràng các từ dưới sự hướng dẫn của cô. Biết chơi trò chơi.
2. Kỹ năng
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Rèn kỹ năng chơi trò chơi cho trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú trong giờ học 
4. Dự kiến % trẻ đạt 
- 85- 95% trẻ đạt yêu cầu.
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: Hình ảnh Con voi, con hổ, con báo
- Không gian lớp học sạch sẽ thoáng mát.
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. HĐ1: Giới thiệu bài
- Chúng mình đang học chủ đề gì?
- Hãy kể tên 1 số ĐV sống trong rừng?
- Cô chốt lại, giáo dục trẻ
2. HĐ2: Phát triển bài
* Làm quen từ “ Con voi”
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh con voi 
- Cô đọc mẫu
- Cho trẻ đọc dưới các hình thức
- Con voi sống ở đâu?
* Làm quen từ “ Con hổ”
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh con hổ 
- Cô đọc mẫu
- Cho trẻ đọc dưới các hình thức
- Con hổ đẻ trứng hay đẻ con?
* Làm quen từ “ Con báo”
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh con báo 
- Cô đọc mẫu
- Cho trẻ đọc dưới các hình thức
- Con báo sống ở đâu?
* TC Củng Cố: Nhìn nhanh đoán giỏi
+ CC: Cô cho hiện bất kì một hình ảnh, trẻ phải nói thật to tên con vật trong hình ảnh đó
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần
 3. HĐ3: Kết thúc bài
- Cô nhận xét động viên khuyến khích trẻ
Cả lớp trả lời
3 trẻ 5 tuổi trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ quan sát
Trẻ lắng nghe
Trẻ đọc
Cả lớp trả lời
Trẻ quan sát
Trẻ lắng nghe
Trẻ đọc
Cả lớp trả lời
Trẻ quan sát
Trẻ lắng nghe
Trẻ đọc
Cả lớp trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi 2-3 lần
Trẻ lắng nghe
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI
Đề tài: Tập tô chữ cái b, d, đ (CS90)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- 5 tuổi: Trẻ biết tô trùng khít chữ b, d, đ in mờ biết tìm và khoanh tròn chữ cái b, d, đ trong các từ dưới hình vẽ, biết tô những đường nét chấm mờ bằng những mầu khác nhau.
- 4 tuổi: Trẻ biết nghe, đọc và giải câu đố, gạch chân các từ bên dưới tranh theo ý thích, tô màu chữ cái b, d, đ theo khả năng 
2. Kỹ năng
- 5 tuổi: Rèn kĩ năng cầm bút, kĩ năng tô màu, ngồi đúng tư thế,cách giở vở, rèn tính kiên trì và sự khéo léo.
- 4 tuổi: Rèn kĩ năng nghe, đọc và giải câu đố cho trẻ, rèn kĩ năng tô màu cho trẻ.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú trong giờ học
4. Dự kiến % trẻ đạt
- 90 – 95 % trẻ đạt
II. Chuẩn bị 
- Đồ dùng của cô: Mẫu tập tô, bút chì, bút màu
- Đồ dùng của trẻ: Vở tập tô, bút màu, bút chì đen
- Không gian trong lớp học
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Cho trẻ hát bài " Cháu yêu cô chú công nhân"
- Chúng mình đang học chủ đề gì?
- Giờ trước chúng mình đã được học những chữ cái nào?
- Hôm nay cô sẽ hướng dẫn chúng ta tô những chữ cái mà chúng đã học nhé.
2. Hoạt động 2: Phát triển bài
 * Chữ b
Trẻ 5 tuổi
- Cô giới thiệu chữ “b” in hoa, in thường, viết thường
- Cho trẻ phát âm “b”
- Cho trẻ đọc bài đồng dao 
- Cho trẻ tìm chữ “b” trong bài đồng dao
- Cho trẻ quan sát các hình vẽ, cho trẻ đọc từ dưới tranh và khoanh tròn vào chữ “b” trong các từ
- Hướng dẫn trẻ nối các điểm chấm mờ: cầm bút bằng 3 ngón tay và không cầm cao quá hay thấp quá, cô bắt đầu nối các điểm chấm mờ, cô nối từ trên xuống dưới, từ trái sang phải thành 1 đường khép kín trùng khít với đường chấm mờ không cho lem ra ngoài đường chấm mờ sau đó cô tô màu.
- Hướng dẫn trẻ tô màu chữ “b”
Trẻ 4 tuổi
- Cô giới thiệu chữ “b” in hoa, in thường, viết thường
- Cho trẻ phát âm “b”
- Cô đọc câu đố cho trẻ giải đố
- Cho trẻ tìm chữ “b” trong từ 
- Hướng dẫn trẻ khoanh tròn chữ “b” bên dưới hình vẽ.
- Hướng dẫn trẻ tô màu chữ “b”
* Chữ d
Trẻ 5 tuổi
- Cô giới thiệu chữ “d” in hoa, in thường, viết thường
- Cho trẻ phát âm “d”
- Cho trẻ đọc bài đồng dao 
- Cho trẻ tìm chữ “d” trong bài đồng dao
- Cho trẻ quan sát các hình vẽ, cho trẻ đọc từ dưới tranh và khoanh tròn vào chữ “d” trong các từ
- Hướng dẫn trẻ nối các điểm chấm mờ: cầm bút bằng 3 ngón tay và không cầm cao quá hay thấp quá, cô bắt đầu nối các điểm chấm mờ, cô nối từ trên xuống dưới, từ trái sang phải thành 1 đường khép kín trùng khít với đường chấm mờ không cho lem ra ngoài đường chấm mờ rồi cô nối dấu móc phía trên sau đó cô tô màu.
Trẻ 4 tuổi
- Cô giới thiệu chữ “d” in hoa, in thường, viết thường
- Cho trẻ phát âm “d”
- Cho trẻ đọc thơ cũng cô
- Cho trẻ tìm chữ “d” trong từ 
- Hướng dẫn trẻ khoanh tròn chữ “d” bên dưới hình vẽ.
- Hướng dẫn trẻ tô màu chữ “d”
* Chữ đ
Trẻ 5 tuổi
- Cô giới thiệu chữ “đ” in hoa, in thường, viết thường
- Cho trẻ phát âm “đ”
- Cho trẻ đọc bài đồng dao 
- Cho trẻ tìm chữ “đ” trong bài đồng dao
- Cho trẻ quan sát các hình vẽ, cho trẻ đọc từ dưới tranh và khoanh tròn vào chữ “đ” trong các từ
- Hướng dẫn trẻ nối các điểm chấm mờ: cầm bút bằng 3 ngón tay và không cầm cao quá hay thấp quá, cô bắt đầu nối các điểm chấm mờ, cô nối từ trên xuống dưới, từ trái sang phải thành 1 đường khép kín trùng khít với đường chấm mờ không cho lem ra ngoài đường chấm mờ sau đó cô tô màu.
- Hướng dẫn trẻ tô màu chữ “đ”
Trẻ 4 tuổi
- Cô giới thiệu chữ “đ” in hoa, in thường, viết thường
- Cho trẻ phát âm “đ”
- Cô đọc câu đố cho trẻ giải đố
- Cho trẻ tìm chữ “đ” trong từ 
- Hướng dẫn trẻ khoanh tròn chữ “đ” bên dưới hình vẽ.
- Hướng dẫn trẻ tô màu chữ “đ”
*Trẻ thực hiện
+ Khi tô chúng mình cầm bút bằng tay nào?
+ Tay trái chúng mình dùng để làm gì?
+ Chúng mình phải ngồi như thế nào?
- Trẻ thực hiện cô quan sát hướng dẫn sửa sai động viên khuyến khích trẻ hoàn thành sản phẩm
* Nhận xét trưng bày sản phẩm
- Trẻ lên trưng bày sản phẩm
- Cho trẻ lên nhận xét bài của mình của bạn
- Bài nào đẹp? Bài nào chưa đẹp? Vì sao?
- Cô nhận xét chung
Hoạt động 3: Kết thúc bài
- Cho trẻ cất dọn đồ dùng và ra chơi
Trẻ hát
Cả lớp trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ phát âm
Cả lớp đọc
Trẻ tìm
Trẻ quan sát và đọc từ dưới tranh
Trẻ quan sát
Trẻ lắng nghe
Trẻ phát âm
Trẻ giải đố
Trẻ tìm
Trẻ thực hiện
Trẻ quan sát
Trẻ lắng nghe
Trẻ phát âm
Cả lớp đọc
Trẻ quan sát và đọc từ dưới tranh
Trẻ thực hiện
Trẻ quan sát
Trẻ lắng nghe
Trẻ phát âm
Trẻ đọc cùng cô
Trẻ tìm
Trẻ thực hiện
Trẻ quan sát
Trẻ lắng nghe
Trẻ phát âm
Cả lớp đọc
Trẻ tìm
Trẻ quan sát và đọc từ dưới tranh
Trẻ quan sát
Trẻ lắng nghe
Trẻ phát âm
Trẻ giải đố
Trẻ tìm
Trẻ thực hiện
Trẻ quan sát
2 trẻ 5 tuổi trả lời
Cả lớp trả lời
1 trẻ 4 tuổi trả lời
Trẻ thực hiện
Trẻ trưng bày sản phẩm
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ thực hiện
 	HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
	Đề tài: HĐCCĐ: Vẽ con vật trên sân
	 TCVĐ: Gieo hạt
 Chơi tự do
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- 5 tuổi: Trẻ biết vẽ con vật theo ý thích trên sân. Biết chơi trò chơi
- 4 tuổi: Trẻ biết vẽ con vật theo ý thích dưới sự hướng dẫn của cô. Biết chơi trò chơi
2. Kỹ năng 
- Phát triển kỹ năng quan sát, rèn kĩ năng chơi trò chơi
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú trong giờ học, biết giữ vệ sinh môi trường
4. Dự kiến % trẻ đạt 
- 80-85% trẻ đạt
II.Chuẩn bị
- Đồ dùng của trẻ: Phấn vẽ
- Không gian ngoài sân trường sạch sẽ thoáng mát.
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. HĐ1: Giới thiệu bài
- Chúng mình đang học chủ điểm gì?
- Hôm nay hãy vẽ tự do theo ý thích nhé
2. HĐ2: Phát triển bài
* Hoạt động có chủ đích: vẽ tự do
- Với chủ đề động vật sống trong rừng thì các con sẽ vẽ gì?
- Con vẽ gì nào?
- Con vẽ như thế nào?
- Còn con vẽ gì?
- Con vẽ bằng những nét gì?
- Cho trẻ vẽ (Cô động viên, hướng dẫn trẻ)
- Con vẽ gì đây?
- Con đã vẽ như thế nào?
- Cô giáo dục trẻ
* TCVĐ: Gieo hạt
- Luật chơi- Cách chơi: Cô hướng dẫn cho trẻ nắm tay nhau thành 1 vòng tròn, vừa thực hiện các động tác vừa đọc từng câu của bài thơ.
Gieo hạt: cho trẻ từ từ ngồi xuống, 2 tay vẫy sát mặt đất làm động tac gieo hạt.
Nảy mầm :Cho trẻ từ từ đứng thẳng lên
Một cây: Yêu cầu trẻ giơ cao tay trái lên
Hai cây : Yêu cầu giơ cao tay phải lên
Một nụ : Cho trẻ hạ tay trái và úp bàn tay trái xuống
Hai nụ :Hạ tiếp tay phải và úp bàn tay phải xuống
Một hoa :Cho trẻ ngửa bàn tay trái ra và xòe rộng các ngón tay
Hai hoa : Cho trẻ ngửa bàn tay phải ra và xòe rộng các ngón tay
Mùi hương thơm ngát: Cho trẻ đưa 2 tay úp nhẹ vào mũi và hít thật sau làm động tác ngửi hoa
Gió thổi : Trẻ giang thẳng 2 tay lên cao thành hình chữ V, nghiêng người sang trái
Cây nghiêng :Nghiêng người sang phải
Lá rụng : Cho trẻ ngồi thụp xuống
Nhiều quá : Cho trẻ lắc cổ tay rồi cùng la to : A!..A..A..
- Tiến hành cho trẻ chơi
3. HĐ3: Kết thúc bài
- Nhận xét, tuyên dương
* Chơi tự do
- Cô hỏi ý định của trẻ sẽ chơi gì
- Cô hướng dẫn trẻ vào các đồ chơi
- Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ.
Cả lớp trả lời
1 trẻ 4 tuổi trả lời
2 trẻ 5 tuổi trả lời 
Trẻ thực hiện
Trẻ 4,5T trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Cả lớp chơi
Trẻ lắng nghe
4,5 trẻ trả lời
Cả lớp chơi tự do theo ý thích
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
LÀM QUEN KIẾN THỨC MỚI
Đề tài: Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi Cáo và thỏ
I. Mục tiêu
- Phát triển sự nhanh nhẹn, khéo léo
II. Chuẩn bị
- Không gian chơi ngoài trời
III. Hướng dẫn thực hiện
- Cô giới thiệu tên trò chơi 
- Cô nêuLC- CC:
LC: Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Con thỏ nào chậm sẽ bị cáo bắt, và nếu nhầm hang thì phải ra ngoài một lần chơi.
CC: Giáo viên hướng dẫn chọn một trẻ làm cáo ngồi ở góc lớp, số trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ, cứ 1 trẻ làm thỏ thì 2 trẻ làm chuồng. Hai trẻ làm chuồng xếp thành vòng tròn. Giáo viên hướng hướng dẫn yêu cầu các con thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình.
Các con thỏ đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ hai bàn tay lên đầu vẫy vẫy như tai thỏ và đọc bài thơ:
Trên bãi cỏ
Các chú thỏ
Tìm rau

File đính kèm:

  • docchu de dong vat song trong rung_12550657.doc
Giáo Án Liên Quan