Giáo án Mầm non Lớp Lá - Tuần 2, Chủ đề: Bé yêu nghề gì?. Chủ đề nhánh: Lớn lên bé sẽ làm nghề gì?- Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

- Trẻ được chơi các trò chơi, hứng thú tham gia trò chơi, chơi tự do.

- Trẻ biết quan sát chơi trò chơi đúng luật, không tranh giành đồ chơi với nhau.

 - Trẻ biết kính trọng các ngành nghề trong xã hội

II. CHUẨN BỊ:

- Đồ dùng của cô: Giáo án, trống lắc, dây,

- Đồ dùng của trẻ:

+ Cát, đá, hạt, Chong chóng, vòng, bóng, phấn.

- Thời gian: 30-35 phút

- Địa điểm: Ngoài sân

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

*Các trò chơi thực hiện trong tuần:

 TCDG: ném vòng vào cổ chai

+ Luật chơi:

2 đội chơi sẽ bắt đầu sau khi người quản trò hỏi hiệu lệnh “bắt đầu”.

Đội nào ném được nhiều vòng vào cổ chai nhất và không phạm luật, đôi đó sẽ giành chiến thắng.

+ Cách chơi : Sau khi trò chơi bắt đầu, mỗi một thành viên trong các đội sẽ ném chiếc vòng về phía trước sao cho thật khéo léo để chiếc vòng rơi vào cổ chai.

Lần lượt các thành viên trong đội sẽ thực hiện cho đến khi hết thời gian quy định.

 

docx32 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 137 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Tuần 2, Chủ đề: Bé yêu nghề gì?. Chủ đề nhánh: Lớn lên bé sẽ làm nghề gì?- Năm học 2020-2021, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 2
CHỦ ĐỀ: BÉ YÊU NGHỀ GÌ?
CHỦ ĐỀ NHÁNH: LỚN LÊN BÉ SẼ LÀM NGHỀ GÌ?
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 15/03 - 19/03/2021
HOẠT ĐỘNG
THỨ HAI
 15/03
THỨ BA
16/03
THỨ TƯ
17/03
THỨ NĂM
18/03
THỨ SÁU
 19/03
ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN
Thể dục sáng
 - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu ở nhà.
- Trò chuyện về sở thích của trẻ - hướng dẫn cất đồ dùng theo quy định.
- Trò chuyện về chủ đề ngành nghề.
*Thể dục sáng
 Tập kết hợp bài hát “lớn lên cháu lái máy cày”
1. Khởi động:
Cho trẻ đi các kiểu đi theo đội hình vòng tròn kết hợp chạy chậm, chạy nhanh sau đó di chuyển thành 2 hàng ngang tập bài tập phát triển chung.
2.Trọng động: Bài tập phát triển chung 
- Hô hấp: Thổi bóng bay
- Hai tay khum trước miệng giả làm động tác thổi bóng bay
- Tay : Hai tay ra phía trước, sau
+ TTCB: Đứng thẳng hai chân ngang vai.
+ Nhịp 1: 2 tay ra trước lòng tay hướng vào nhau.
 Nhịp 2: 2 tay ra phía sau
Nhịp 3: về nhịp 1
+ Nhịp 4: về tư thế chuẩn bị.
- Bụng : Cúi người về phía trước 
 + TTCB: Đứng thẳng
 + Nhịp 1: Hai tay thẳng
 + Nhịp 2: Gập người về phía trước 
 + Nhịp 3: về nhịp 1
 + Nhịp 4: Về TTCB
- Chân: đứng khụy gối
+ TTCB: Đứng thẳng , tay chống hông 
+ Nhịp 1: khụy gối 
+ Nhịp 2: thẳng chân
+ Nhịp 3: về nhịp 1
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị
- Bật: Bật tách khép chân
+ TTCB: Đứng tự nhiên, hai tay chống hông
- Bật tách khép chân
3. Hồi tĩnh
 Đi và hít thở nhẹ nhàng quanh lớp.
Hoạt động học
PTNT:
lớn lên bé thích làm nghề gì?
PTTC:
chuyền bắt bóng qua đầu, qua chân.
PTTM:
Nặn sản phẩm gốm sứ.
PTNN:
Thơ:bé làm bao nhiêu nghề
PTTM:
- Dạy hát: lớn lên em sẽ làm gì 
- Nghe hát : ba bà đi bán lợn con
- T/C: ai đoán giỏi.
Hoạt động ngoài trời
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ được chơi các trò chơi, hứng thú tham gia trò chơi, chơi tự do.
- Trẻ biết quan sát chơi trò chơi đúng luật, không tranh giành đồ chơi với nhau.
 - Trẻ biết kính trọng các ngành nghề trong xã hội 
II. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng của cô: Giáo án, trống lắc, dây, 
- Đồ dùng của trẻ:
+ Cát, đá, hạt, Chong chóng, vòng, bóng, phấn....
- Thời gian: 30-35 phút
- Địa điểm: Ngoài sân
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
*Các trò chơi thực hiện trong tuần:
 TCDG: ném vòng vào cổ chai
+ Luật chơi: 
2 đội chơi sẽ bắt đầu sau khi người quản trò hỏi hiệu lệnh “bắt đầu”.
Đội nào ném được nhiều vòng vào cổ chai nhất và không phạm luật, đôi đó sẽ giành chiến thắng.
+ Cách chơi : Sau khi trò chơi bắt đầu, mỗi một thành viên trong các đội sẽ ném chiếc vòng về phía trước sao cho thật khéo léo để chiếc vòng rơi vào cổ chai.
Lần lượt các thành viên trong đội sẽ thực hiện cho đến khi hết thời gian quy định.
- TC: bàn để tranh lô tô
- Luật chơi: Không được mở mắt khi đang chuyển chỗ đồ chơi.
- Cách chơi:Cô giáo giơ đồ chơi cho trẻ gọi tên, gọi 1 trẻ lên bày theo yêu cầu của
cô. Ví dụ: Cây thông ở giữa, phía trước là vịt, sau là gà, bên phải là gấu, bên
trái là thỏ.
- Trẻ nhắm mắt, cô đổi chỗ 1 – 2 đồ chơi. Trẻ mở mắt nói xem có gì đã
thay đổi, thay đổi thế nào. Gọi 1 trẻ xếp lại như cũ.
- Trẻ nhắm mắt, cô thay thế đồ vật này bằng đồ vật khác, trẻ mở mắt ra,
nói xem cái gì đã được thay thế, ở vị trí nào ?
- Lúc đầu chỉ đổi chỗ 1 – 2 đồ chơi sau đó tăng dần.
- Có thể dùng những đồ chơi khác ở lớp có.
- TC: người đưa thư
Luật chơi: Người đưa thư chọn đúng số lượng đồ vật và chữ số tương ứng với số nhà.
Cách chơi:Cho trẻ ngồi thành hình vòng cung. Phát cho mỗi trẻ 1 thẻ chấm tròn. Chọn 1 cháu làm
người đưa thư cầm làn thẻ số, vừa đi vừa đọc:
Này bạn ơi
Tôi đưa thư
Từ nơi xa
Đến nơi đây
Nào bạn hãy cho biết số nhà.
- Đọc đến câu cuối cùng đến bạn nào bạn ấy giơ thẻ số nhà của mình lên. Người đưa thư
chọn tất cả những thẻ có số lượng đồ vật và chữ số tương ứng đưa cho người đó. Nếu làm sai
không được đưa thư nữa mà đổi vai chơi cho người khác. Sau đó lại tiếp tục đi đưa thư. Mỗi
người đưa thư chỉ đưa từ 2 – 3 số nhà. Nếu đến số nhà mà trong làn không có thẻ có số lượng
tương ứng thì trả lời: “Nhà bác không có thư”. Và tiếp tục đi sang nhà khác.
- Có thể thay thẻ số lượng đồ vật bằng các tranh lôtô đồ vật, con vật để cho trẻ phân loại.
Cho trẻ chơi thử
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
=> Nhận xét sau mỗi lần chơi
- TC: chạy nhanh lấy đúng tranh
- Luật chơi: đội nào trồng cây không theo yêu cầu của cô thì đội đó sẽ không hoàn thành.
- Cách chơi :Chơi theo nhóm, mỗi nhóm từ 12-14 trẻ.
-Cô úp sấp tranh lô tô trên bàn.
-2 bộ lô tô để trên bàn, chia trẻ thành 2 nhóm đứng ở 2 góc cuối lớp.
-Cô hô hiệu lệnh: "Chạy", một trẻ nhóm 2 chạy lên, lấy một tranh lô tô để trên bàn, gọi tên dụng cụ hoặc sản phẩm trong tranh rồi chạy nhanh về chỗ. Khi trẻ nhóm 2 gọi tên đồ vật trong tranh lô tô, thì 1 trẻ ở nhóm 1 phải gọi tên nghề tương ứng. Cứ tiếp tục cho đến trẻ cuối cùng. Nhóm nào có số điểm cao hơn sẽ thắng. Cô nên quy định thời gian cho 2 nhóm chơi. 2 nhóm cũng có thể đổi nhiệm vụ cho nhau để tiếp tục chơi.
* Chơi tự do
- Cô cho trẻ chơi tự do với một số đồ dùng, đồ chơi ngoài trời như: Chong chóng, quả bóng, phấn, vòng...
- Cô nhắc nhở trẻ khi chơi với các đồ chơi phải cẩn thận, khi sử dụng đồ chơi này cũng như phòng tránh một số bệnh khác thường gặp ở trẻ và khi chơi không chen lấn, không đánh bạn mà phải biết nhường nhịn nhau trong khi chơi và biết giữ môi trường sạch sẽ....
- Trẻ chơi cô bao quát lớp chơi, sau đó cô hỏi trẻ chơi gì? (Trẻ chơi....)
- Cô bao quát lớp chơi.
Hoạt động góc
I. MỤC TIÊU :
Trẻ biết xếp chồng sát cạnh nhau thành sản phẩm, biết phân người bán người mua.dán các dụng theo đúng nghề.
Trẻ biết tô màu không lem ra ngoài, biết dùng những kỹ năng đã học để nặn thành sản phẩm.
II. CHUẨN BỊ : 
Khối gỗ hàng rào bằng nhựa, các loại cây xanh thảm cỏ, bàn ghế đồ dung các nghề, xúc xắc, tranh ảnh của các nghề, dụng cụ chưa in, các bài hát liên quan đến chủ đề.
Thời gian: 30 -35 phút.
Địa điểm trong lớp.
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
* Hoạt động 1: Gây hứng thú.
Cho trẻ hát bài cháu yêu cô chú công nhân chuyển đội hình vào 3 hàng ngang các bạn vừa hát bài hát gì nào? Bài hát nhắc đến nghề nào?
Muốn có những ngôi nhà để ở thì các bạn sẽ phải nhờ ai nào?
+ Nhìn xem lớp ta có mấy góc chơi?đó là những gcó chơi nào?
* Góc phân vai: Bán Hàng.
Góc xây dựng: Xây Nhà Của Bé
Góc nghệ thuật:Vẽ Nặn Những Dụng Cụ Nghề.
Góc học tập:Làm Album Dán Những Dụng Cụ Theo Nghề
Góc dân gian: cho trẻ chơi trò chơi chuyền đôi, chi chi chành chành, đông tây nam bắc
Góc địa phương: đan giỏ,đan rổ,kết rơm rạ.
* Hoạt động 2: Thỏa thuận vai chơi.
Cho trẻ đọc bài thơ bé làm bao nhiêu nghề nhận ký hiệu vào góc chơi lấy thẻ đeo rủ bạn cùng chơi, cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi, giúp đỡ trẻ kịp thời.
Cô giúp trẻ liên kết các góc chơi, cùng tham gia chơi với trẻ, cô gợi ý cho trẻ chơi tốt và duy trì góc chơi.
+ Thế hôm nay góc xây dựng con sẽ làm gì?
* Cô giới thiệu từ : Vật liệu
- Trẻ nhắc lại từ
- Mời trẻ đặt câu với từ
* Cô giới thiệu từ : Xây dựng
- Trẻ nhắc lại từ
- Mời trẻ đặt câu với từ
* Cô giới thiệu từ : Hàng rào
- Trẻ nhắc lại từ
- Mời trẻ đặt câu với từ
+ Góc xây dựng.
Các bạn hãy là những chú thợ xây tài ba để xây lên những ngôi trường đẹp cho các bạn học nhé.
Vậy theo con con sẽ xây ngôi nhà cho bé như thế nào?
Để bảo vệ ngôi nhà con sẽ xây gì?
Bạn sẽ cần ai để chơi trong các góc này? Cho trẻ tự kể về những suy nghĩ mà trẻ muốn thực hiện về ngôi nhà mà trẻ muốn xây.
Muốn xây được những ngôi nhà dẹp các bạn cần những dụng cụ nào?
Những dụng cụ đó các bạn phải mua ở đâu?
+ Góc phân vai.
Vậy trong góc phân vai con sẽ chơi gì? Con sẽ đóng vai là ai?
Con sẽ làm gì khi bạn tới mua hàng? Cửa hàng của bạn bán những đồ dùng dụng cụ gì?
Người mua nói gì và làm gì?
Trong lớp mình còn có góc chơi nào nữa?
+Góc học tập.
Con sẽ làm gì từ cuốn allbum này? Bức tranh này vẽ gì?
Con sẽ dán đúng các dụng cụ của các nghành nghề vào đúng vị trí của nghề đó nhé.
+Góc nghệ thuật.
Vậy còn góc nghê thuật con sẽ làm gì từ những thỏi đất này?các bạn hãy tô màu lên bức tranh và dùng đất nặn những dụng cụ của các nghề mà mình thích, cô gợi ý để trẻ nói lên suy nghĩ của mình.
+Góc trò chơi dân gian.
Cô còn 1 góc chơi nữa đó là góc chơi dân gian cô sẽ cho các bạn chơi trò chơi ô ăn quan để chơi trong góc này các bạn phải dùng dụng cụ gì để chơi những hột hạt.
+ Góc địa phương
Con sẽ chơi gì ở góc này nào? Con sẽ làm gì từ nguyên vật liệu này? Đan thúng rổ rá để làm gì? Vậy ở nhà con thấy ai hay làm những công việc này nào?
Con đan như thế nào? Su đó đem tặng cho ai? Cô gỡi ý để trẻ nói lên được ý tưởng của mình.
* Hoạt động 3: Cháu tham gia vào góc chơi.
Cho trẻ đọc bài thơ bé làm bao nhiêu nghề nhận ký hiệu vào góc chơi lấy thẻ đeo rủ bạn cùng chơi, cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi, giúp đỡ trẻ kịp thời.
Cô giúp trẻ liên kết các góc chơi, cùng tham gia chơi với trẻ, cô gợi ý cho trẻ chơi tốt và duy trì góc chơi.
*Hoạt động 4: Nhận xét quá trình chơi.
Nhận xét từng góc chơi tập trung trẻ về góc xây dựng cô gợi ý để trẻ kể về công trình xây ngôi nhà cho bé của mình.
Cô hỏi lại chủ đề chơi nhận xét quá trình chơi của trẻ.
Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường không xả rác bừa bãi trong sân trường cũng như trong lớp học, cho trẻ về góc chơi thu dọn đồ chơi.
Hoạt động chiều
Tăng cường tiếng việt
Làm quen bài mới 
PTNN:
Nhận biết chữ cái K
Ôn bài cũ làm quen bài mới
PTNT: Tách gộp trong phạm vi 9
Ôn bài cũ làm quen bài mới
- cái kéo
-cây thước
- cái bay
- ống chích
quần áo
nhà cửa
lưỡi liềm
máy cày
- chia tách, gộp.
- viên gạch
- thùng xô.
Xúc sắc
Song lang
- Trống lắc
Hoạt động chơi theo ý thích
Vệ sinh - nêu gương – trả trẻ
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai, ngày 15 tháng 03 năm 2021
- Đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng của mình, để dép đúng quy định
- điểm danh, trò chuyện với trẻ về các bạn trong lớp, cho trẻ kể về hoạt động xã hội vào buổi sáng trẻ đi học nhìn thấy.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Chủ đề nhánh: Lớn lên bé thích làm nghề gì?
Hoạt động: Lớn lên bé thích làm nghề gì?
I. MỤC TIÊU:
Nhận biết, phân biệt dụng cụ của một số nghề như: bác sĩ, công an, công nhân, đầu bếp, ....
+ Hát đúng giai điệu và vận động sáng tạo các bài hát đã học trong chủ điểm.
Phát triển khả năng so sánh, tư duy thông qua các giác quan và ngôn ngữ của trẻ qua bài tập nhóm, cá nhân.
+ Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, nói trọn câu, dùng từ phong phú.” trẻ phát âm được từ: bác sĩ, công an, đầu bếp, kỹ sư.”
 Giáo dục các thói quen nề nếp học tập: nói to, rõ,trả lời trọn câu, mạnh dạn, giữ trật tự trong giờ học.
+ Giáo dục ý thức đoàn kết, giúp đỡ nhau khi thực hiện bài tập nhóm.
II.CHUẨN BỊ:
Giáo cụ của cô Đồ dùng của trẻ
- Đàn organ
- Môi trường lớp.
- Hình ảnh về cánh đồng lúa, người nông dân đang làm việc,..
- Thẻ từ nghề nghiệp
- Bảng - Dụng cụ của các ngành nghề bằng bìa.
- Bút màu
- Bài tập: điền khuyết, tìm dụng cụ sai so với ngành nghề yêu cầu, nối dụng cụ đúng ngành nghề.
Địa điểm tổ chức
- Địa điểm trong lớp học.
- Thời gian: 30-35 phút
III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
STT
Cấu trúc
Hoạt động cô và trẻ
1
Hoạt động 1: ổn định
Trẻ hát và vận động: " Anh nông dân"
- Trẻ xem hình + nghe lời dẫn
Bạn Na sinh ra trong một gia đình ở nông thôn. Hằng ngày ba mẹ bạn ấy phải ra đồng từ rất sớm.
Để trồng được lúa, Ba mẹ Na phải chọn giống tốt, ngâm giống trước khi gieo mạ. Khi mạ lên, thì phải cấy lại cho thẳng hàng vì lúc gieo hạt giống được rải không đều. Lúc nào rảnh thì Na cùng Ba mẹ ra đồng xem bón phân, xịt thuốc trừ sâu và nhổ cỏ cho lúa. Đến mùa gặt, Na thích lắm. Vì được xem gặt, máy tuốt lúa làm việc cả ngày.
- Trẻ xem hình ruộng bậc thang + Đàm thoại :
+ Con biết hình chụp gì không?
+ Các con thấy cánh đồng trong hình có gì khác với cánh đồng con thường gặp?
+ cánh đồng trông giống cái gì ?(đó là ruộng bậc thang ở miền núi, do mặt đất có độï dốc nên người dân làng ruộng kiểu bậc thang để tránh bị xoáy mòn đất khi mưa lũ).
+ Trên cánh đồng đó họ trồng được những gì ?
+ (Trồng cây ăn quả thường trồng ở đâu ?)
+ Ngồi trồng trọt họ còn làm gì ? ( chăn nuôi các con vật....)
+ Những người à trồng trọt chăn nuôi , người ta gọi họ làm nghề gì ?
+ Đọc 1 câu ca dao nói về nghề nông .
........
+ Làm nghề nông rất vất vả để có lúa, rau... vậy chúng ta đối với bác như thế nào ?
2
Hoạt động 2. Trò chuyện về sở thích của bé
-Khi lớn lên, con thích làm nghề gì?
- Tại sao con thích nghề đó?
- Có nhiều nghề có những đồ dùng cần thiết, các con sẽ chọn lựa đồ dùng cho phù hợp với nghề. Cô sẽ cho các con tham gia cuộc thi "ai chọn đúng" ( Vận động gắn thẻ chữ, dụng cụ tương ứng với nghề).
Nghề thợ xây.
- Cô cho trẻ xem video về các chú thợ xây
+ Ai biết chú thợ xây làm những công việc gì?
À, đúng rồi, các chú thợ xây đã trộn xi măng, cát, nước để làm vữa đấy.
+ Chú trộn vữa như thế nào?
( Cho trẻ làm động tác trộn vữa)
+ Các con có biết chú đã sử dụng những dụng cụ gì không?
+ Chú đã sử dụng cái gì để trộn vữa?
+ Có phải cái xẻng để trộn vữa không?
(Cho trẻ xem hình ảnh cái xẻng, xô)
=> À, chú đã dùng xẻng để trộn và xô để đựng đấy các con ạ.
- Ai còn biết chú thợ xây còn làm những công việc gì nữa?
+ Chú sử dụng dụng cụ gì để xây?
+ Ai nhắc lại tên dụng cụ mà chú dùng để xây?
=> Để xây được bức tường chú đã dùng nguyên vật liệu là gạch, vữa và sử dụng dao xây để xây đấy.
( Cho trẻ xem hình ảnh dao xây)
+ Khi xây xong đã ở được chưa?
+ Chú thợ xây làm việc gì nữa?
+ Để trát được các chú đã dùng những dụng cụ nào?
- Cho trẻ xem hình ảnh dụng cụ dao bay, bàn xoa)
+ Các con có biết chú trát như thế nào không?
( Cho trẻ làm động tác trát vữa lên tường)
+ Muốn cho ngôi nhà thêm đẹp các chú công nhân còn làm gì?
+ Ai còn biết chú làm gì để cho ngôi nhà thêm đẹp?
+ Chú dùng cái gì để lăn sơn?
+ Chú lăn sơn như thế nào nhỉ?
- Cho trẻ xem hình ảnh chú thợ xây lăn sơn
( Cho trẻ làm động tác lăn sơn)
=> Sau khi xây được ngôi nhà xong, để ngôi nhà thêm đẹp và hoàn thiện các chú đã lăn sơn cho ngôi nhà thêm đẹp đấy
+ Các chú xây nhà để làm gì?
+ Ngoài xây nhà các chú công nhân còn xây gì?
* Nghề thợ mộc:
- Thế có bạn nào biết ở địa phương nhà mình còn có nghề gì cũng phổ biến nữa không?
Có một trò chơi liên quan đến nghề ở địa phương của chúng mình đây.Cô Hằng ơi đó là trò chơi gì nhỉ?
Cô: À đúng rồi, các con có biết trò chơi kéo cưa lừa xẻ không? Cô Hằng, cô Lan Anh và các con cùng chơi nhé.
Kéo cưa lừa xẻ
Chú thợ nào khỏe
- Cô : Trò chơi nói về hành động của nghề gì?
- Cho trẻ xem video bác thợ mộc đang cưa gỗ trong xưởng. Hỏi trẻ:
+ Các con nhìn này các bác thợ mộc đang làm gì đây?
+ Bác dùng những dụng cụ gì để cưa gỗ?
+ Con nhìn xem có phải cái cưa không?
=> À, đúng rồi. Vì các cây gỗ ở trong xưởng rất là to nên các bác thợ mộc đã phải cưa những cây gỗ trong xưởng ra thành những tấm nhỏ đấy.
( Cho trẻ làm động tác cưa gỗ.)
+ Các bác thợ mộc đã làm gì với những tấm gỗ vừa được xẻ?
+ Con có biết bác làm gì nữa không?
- Mở máy cho trẻ xem video bác thợ mộc đang đục, bào.
+ Bác thợ mộc làm gì đây?
=> À, đúng rồi. Bác thợ mộc đã dùng máy bào để bào gỗ, dùng đục để đục gỗ đấy các con ạ.
- Các con có biết bác thợ mộc bào gỗ như thế nào không?
( Cho trẻ làm động tác bào gỗ)
- Cho trẻ xem video bác thợ mộc đang đóng đồ. Hỏi trẻ:
+ Các con xem đây là hình ảnh bác thợ mộc đang làm gì?
+ Con có biết bác thợ mộc đang làm gì đây không?
+ Bác đã dùng cái gì để đóng đồ nhỉ?
=> Bác thợ mộc muốn đóng được đồ phải dùng búa và đinh đấy.
( Cho trẻ làm động tác đóng đồ)
+ Nhưng muốn sản phẩm của bác thợ mộc làm ra đẹp thì phải làm gì?
- Cho trẻ xem video bác thợ mộc đang phun sơn. Hỏi trẻ:
+ Bác đã dùng cái gì để phun sơn?
Để sơn lên sản phẩm các bác thợ mộc đã dùng đến máy phun sơn đấy các con ạ.
- Cho trẻ xem hình ảnh giường, tủ, bàn, ghế
Đây là những sản phẩm mà các bác thợ mộc đã làm đấy các con ạ.
+ Những sản phẩm đó để làm gì hả các con?
=> Các bác thợ mộc làm ra rất nhiều các sản phẩm cần thiết để phục vụ cho cuộc sống của chúng mình. Ví dụ như: Làm ra giường cho chúng mình ngủ, làm tủ để đựng các thứ, làm bàn ghế cho chúng ta ngồi.
- Trong 2 nghề mà cô và các con vừa tìm hiểu thì:
+ Nghề nào làm ra giường tủ?
+ Nghề nào làm ra nhà?
+ Nghề nào trộn vôi vữa, xây?
+ Nghề nào phải đục, bào, cưa?
=> Khái quát: Nghề xây dựng và nghề thợ mộc là 2 nghề phổ biến ở địa phương tuy có những đặc điểm khác nhau nhưng cả 2 nghề này đều có ích cho xã hội và đều phục vụ cho cuộc sống của con nguời đấy các con ạ.
*,Nghề giáo viên:
– Chia tay với các chú bộ đội chúng mình cùng nhau quay trở lại với trường Mầm non....Nào, chúng mình cùng đi
– Các con ơi, cô đã chuẩn bị một món quà rất là thú vị và hấp dẫn để tặng cho chúng mình đấy.Chúng mình, hai bạn một hãy chụm đầu vào nhau và nhắm mắt lại. Khi nào cô đếm đến 3 thì tất cả hãy mở mắt ra và nhìn lên màn hình chiếu để đón nhận món quà của cô nhé!
– Xin mời các con!
– Các con đã sẵn sàng chưa?
– Chuẩn bị nào, 1,2,3.
– Các con thấy gì nào?
-Thế lớp mình được gọi là lớp gì?
– Vậy trong ảnh có ai?
– Còn có ai nữa?
– Cô giáo nào vậy?
– Cô đang làm gì?
– Đúng rồi, cô giáo đang dạy học. Ngoài công việc dạy học ra, hàng ngày cô cũng như các cô giáo khác trong trường còn làm những công việc gì nữa. Bạn nào biết các công việc đó hãy nói chô cô và các bạn cùng biêt nào?
– Các con thấy công việc của các cô có vất vả không?
Giáo dục:Các cô phải làm việc rất là vất vả, tất cả là để chăm sóc, dạy dỗ các con cho thật tốt, để các con trở thành những bé ngoan, bé đẹp.Vậy các con phải như thế nào với các cô?
Hoạt động 4. nào mình cùng thư giãn
Trò chơi: Ước mơ của bé.
– Và để tỏ lòng biết ơn đối với bố mẹ các con ước mơ lớn lên các con sẽ làm gì? Thì ngay sau đây cô sẽ cho chúng mình chơi 1 trò chơi rất hấp dẫn, trò chơi có tên: “Ước mơ của bé”.
–Cô sẽ chia lớp mình thành 3 đội chơi, phía bên tay phải cô là đội 1, phía bên tay trái cô là đội 2, phía trước mặt cô là
đội 3. Mỗi đội sau khi thảo luận xong sẽ đưa ra một ý kiến chung nhất chọn ra 2 nghề mà đội mình ưa thích sau đó cử ra 2 bạn có hình dáng đẹp nhất để mặc 2 bộ trang phục đó.
Công việc của các bạn còn lại trong tổ sẽ là giúp đỡ 2 bạn mặc trang phục sao cho thật đẹp trong khoảng thời gian là một bản nhạc. Đội nào mặc xong nhanh nhất và đẹp nhất đội đó sẽ chiến thắng.
– Trẻ chơi: Cô bao quát và giúp đỡ trẻ.
Kết thúc:
- Cô nói : Các con còn nhỏ phải học giỏi, ăn nhiều để chóng lớn, đi làm 1 nghề mình thích, có ích để nuôi cha mẹ, ông bà. Nghề nào cũng cần, có ích .
- Hát và vận động:lớn lên cháu lái máy cày"
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
+ Trò chơi động: “ người đưa thư”
+ Trò chơi tĩnh: “ bàn để tranh lô tô”
- Cô nói luật chơi, cách chơi.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
+ chơi tự do: Cô cho trẻ chon đồ chơi chơi theo ý thích.
--------------------------------------
HOẠT ĐỘNG GÓC
*Góc phân vai: cửa hàng bán hoa quả.
*Góc xây dựng: xây chợ hoa xuân.
*Góc nghệ thuật :Vẽ, xé dán, nặn, vẽ câu đối ngày tết,.........
*Góc sách :Xem sách truyện về ngày tết, chơi kidmart Trudy
*Góc khoa học\ thiên nhiên : biết chăm sóc cây cối trong thiên nhiên,...
-------------------------------
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Đón trẻ
- Trò chuyện với trẻ . Cho trẻ chơi theo ý thích.
- Điểm danh
VỆ SINH – NÊU GƯƠNG – TRẢ TRẺ
..............................................................................................................................
................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ ba, ngày 16 tháng 03 năm 2021
- Đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng của mình, để dép đúng quy định
- điểm danh, trò chuyện với trẻ về các bạn trong lớp, cho trẻ tự kể về mình, dạy trẻ ứng xử quan tâm tới bạn bè trong lớp.
- Tập các động tác phát triển của bài Thể dục sáng 
HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực: Phát triển thể chất.
CHUYỀN BÓNG QUA ĐẦU QUA CHÂN
I

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_tuan_2_chu_de_be_yeu_nghe_gi_chu_de_n.docx