Giáo án mầm non lớp lá - Tuần 32 - Nhánh 1: Nước

TUẦN 32:

NHÁNH 1: NƯỚC

(Thời gian thực hiện từ ngày 01/04 - 05/04/2019)

I. Mục đích

- Trẻ biết về các nguồn nước trong môi trường sống và các nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt, về ích lợi của nước đối với con người, con vật và cây cối.

- Trẻ biết, nhớ và đọc đúng tên chữ cái g, y

- Trẻ biết trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục

- Trẻ nhớ tên bài hát, hát thuộc lời và đúng giai điệu bài hát: “ Cho tôi đi làm mưa với”, hưởng ứng theo giai điệu bài hát; “Mưa rơi”

- Trẻ nhớ tên và 1 số nhân vật, hiểu nội dung câu chuyện : “ Hồ nước và mây”

- Biết chơi và có kĩ năng chơi một số trò chơi dân gian

- Biết chơi cùng bạn trong góc chơi

- Trẻ biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Trẻ biết phòng tránh các tai nạn về nước.

- Giáo dục trẻ biết được ích lợi vá sự cần thiết của nước đối với con người, tầm quan trọng của việc sử dụng nước; cách giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ các nguồn nước, sử dụng năng lượng tiết kiệm

 

doc29 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Tuần 32 - Nhánh 1: Nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32:
NHÁNH 1: NƯỚC
(Thời gian thực hiện từ ngày 01/04 - 05/04/2019)
I. Mục đích
- Trẻ biết về các nguồn nước trong môi trường sống và các nguồn nước sạch dùng trong sinh hoạt, về ích lợi của nước đối với con người, con vật và cây cối.
- Trẻ biết, nhớ và đọc đúng tên chữ cái g, y
- Trẻ biết trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục 
- Trẻ nhớ tên bài hát, hát thuộc lời và đúng giai điệu bài hát: “ Cho tôi đi làm mưa với”, hưởng ứng theo giai điệu bài hát; “Mưa rơi”
- Trẻ nhớ tên và 1 số nhân vật, hiểu nội dung câu chuyện : “ Hồ nước và mây”
- Biết chơi và có kĩ năng chơi một số trò chơi dân gian
- Biết chơi cùng bạn trong góc chơi
- Trẻ biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Trẻ biết phòng tránh các tai nạn về nước.
- Giáo dục trẻ biết được ích lợi vá sự cần thiết của nước đối với con người, tầm quan trọng của việc sử dụng nước; cách giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ các nguồn nước, sử dụng năng lượng tiết kiệm 
II. Chuẩn bị:
- Trang trí lớp theo chủ đề: Nước
- Tranh ảnh băng hình quay về ích lợi của các nguồn nước đối với đời sống con người, con vật và cây cối, về các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, những hành động cần thiết để bảo vệ nguồn nước, và tiết kiệm nước.
- Đồ dùng đồ chơi ở các góc phục vụ nội dung chủ đề.
- Dụng cụ âm nhạc, đồ dùng học tập và các phương tiện nghe nhìn
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN
 Ngày
HĐ
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
ĐÓN TRẺ
- Trò chuyện với phụ huynh để nắm được tâm sinh lý trẻ, những thói quen của trẻ ở nhà hướng trẻ vào chủ đề nhánh mới: “Một số nguồn nước”. Đàm thoại, cho trẻ kể về chủ đề. 
- Trẻ chơi tự do, điểm danh trẻ đến lớp.
THỂ DỤC SÁNG
1. Mục đích:
- Trẻ biết tập các động tác theo sự hướng dẫn của cô để phát triển các cơ bắp.
- Rèn kỹ năng quan sát, bắt chước, rèn sự nhanh nhẹn.
- Giáo dục trẻ luyện tập thể dục thường xuyên cho người khỏe mạnh.
2. Chuẩn bị: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng, trẻ khỏe mạnh.
3. Tiến hành:
* Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn, kết hợp với các kiểu chân khác nhau trên nền nhạc bài hát “Em đi chơi thuyền”.
* Trọng động: Tập bài phát triển chung
 - Hô hấp 3: Hít vào thở ra
 - Tay vai 3: Luân phiên đưa tay lên cao 2l x 8N
 - Bụng 1: Đứng cúi người về trước, tay chạm ngón chân 2l x 8N
 - Chân 2: Bật đưa 2 chân sang ngang 2l x 8N
- Bật : Bật đưa chân sang ngang 2l x 8N 
* Hồi tĩnh: Thả lỏng, điều hoà.
HOẠT
ĐỘNG
HỌC
Phát triển
nhận thức
Phát triển thể chất 
Phát triển
ngôn ngữ 
Phát triển
thẩm mỹ
Phát triển
ngôn ngữ
KPKH 
Thể dục 
Chữ cái 
Âm nhạc
Văn học
Tìm hiểu về sự cần thiết của nước.
Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục
TCVĐ “Trời mưa”.
Làm quen với chữ cái: g, y 
DH: Cho tôi đi làm mưa với
NH: Mưa rơi
TC: Nghe tiết tấu tìm đồ vật
Truyện: Hồ nước và mây
CHƠI, HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI
TRỜI
Quan sát : Làm TN nước lên xuống. Tcvđ: Nhảy qua suối.
Qs: Làm TN nước đá biến đi đâu.
Tc: Trời nắng, trời mưa.
Quan sát: Bồn hoa
Tcvđ: Tìm lá cho hoa
Quan sát: Vật chìm vật nổi. Tcvđ: Thả đỉa ba ba.
Quan sát: Thời tiết.
Tcvđ: Kéo co.
Chơi tự do: với cát, nước, lá, hột hạt, xích đu....
CHƠI,
HOẠT
ĐỘNG
Ở CÁC GÓC
1. Góc đóng vai: Bán hàng, Bác sĩ, nấu ăn.
+ Mục đích, yêu cầu:
 - Biết phân vai chơi theo gợi ý của cô.
 - Biết tổ chức hoạt động phù hợp với các hoàn cảch chơi.
 - Biết phối hợp các vai chơi với nhau.
 - Biết quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn
+ Chuẩn bị:
 - Địa điển, bàn ghế phù hợp với từng nội dung chơi.
 - Bộ đồ dùng để nấu ăn.
 - Bộ đồ chơi để chơi bán hàng 
 - Bộ đồ dùng bác sĩ.
+ Cách chơi:
 - Trẻ tự nhận vai chơi và sữ dụng ngôn ngữ phù hợp với vai.
 Cô đến góc chơi , gợi mở nội dung ý tưởng chơi cho trẻ
- Hỏi trẻ đang làm gì? Đóng vai người bán hàng nước cần phải như thế nào?
- Cô nhập vai, tạo tình huống để trẻ liên kết các vai chơi một cách tích cực. Nếu cần cô có thể dạy lại một số kỹ năng cho trẻ
- Sắp xếp trình bày các món ăn hấp dẫn
2. Góc xây dựng: Xây dựng hồ bơi.
 + Mục đích, yêu cầu:
 - Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng 1 công trình hoàn hảo.
 - Biết nhận xét ý tưởng, sản phảm của mình khi xây dựng.
+ Chuẩn bị:
 - Khối gỗ, gạch, cây xanh, các loại cây hoa, thảm cỏ, ghế đá,
+ Cách chơi:
 - Trẻ thỏa thuận vai chơi, công nhân trưởng thiết kế công trình, các chú CN phải tuôn thủ theo sự sắp xếp của công nhân trưởng
3. Góc nghệ thuật: VÏ t« mµu vÒ c¸c nguån n­íc.
* Yêu cầu
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng tạo hình trong xé dán, vẽ để tạo thành ảnh về Nước với bố cục cân đối, màu sắc hài hoà
* Chuẩn bị: 
Nguyên liệu tạo hình: Màu vẽ, giấy xé dán, hồ
* C¸ch chơi: 
- Gợi ý trẻ quan sát các biểu tượng ở góc, Khuyến khích trẻ tô màu cho thật đẹp mắt, hài hoà, phù hợp nội dung
- Hái ý định vẽ, cách thực hiện
- Bao quát và uốn nắn kỹ năng cho trẻ, cách phối hợp đường nét, hình mảng
4. Góc thiên nhiên: Chơi với cát và nước, chăm sóc cây.
* Yêu cầu: 
- Trẻ biết chơi với cát, nước, biết đong đo và nhận biết được tính chất của cát, nước
- Có kỹ năng chăm sóc cây xanh
* Chuẩn bị: 
- Bể cát, nước
- Dụng cụ chăm sóc cây
* Cách chơi: 
- Cô đến góc gợi hỏi trẻ về cách chăm só cây, chơi cùng trẻ và hướng dẫn trẻ khám phá về tính chất của nước
- Cô nhận xét góc chơi và cho trẻ cất đồ chơi
* Nhận xét buổi chơi :
+ Cô nhận xét ngay trong quá trình chơi
+ Cô cho trẻ tham quan góc xây dựng
+ Cô bật nhạc cho trẻ cất đồ chơi
Cô khen, động viên trẻ. Hỏi ý kiến chơi lần sau.
CHƠI, HOẠT
ĐỘNG
THEO Ý THÍCH.
- Chơi tự do ở các góc chơi
TCDG: oẳn tù tì
Giải câu đố về chủ điểm.
TCDG: Kéo co
Chơi trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây
LQ truyện “Hồ nước và mây”
TCDG: Chi chi chành chành
Tổ chức sinh nhật cháu tháng 3
Bình bầu bé ngoan.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai ngày 01 tháng 04 năm 2019
I. Đón trẻ, chơi, thể dục sáng, điểm danh
II. Hoạt động học
Lĩnh vực phát triển nhận thức
Bài dạy: Sự kì diệu của nước
1. Mục đích, yêu cầu:
 + Kiến thức: Cháu biết được đặc điểm, ích lợi của nước đối với đời sống con người, động vật , thực vật.
 + Kĩ năng: Cháu biết được tác hại của việc không giữ gìn nguồn nước.
 + Thái độ: Giáo dục cháu tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
2. Chuẩn bị:
 - Màu nước, cốc thủy tinh.
 - Vải trắng đã buộc chun 1 đầu để nhúng bôi màu.
 - 1 quả cam, 25 cốc nhựa trong, bình đựng nước, thìa nhựa, muối, đường, màu vẽ.
 - Giấy trắng, bút màu, vải trắng, bảng ghi kết quả.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
Tgian
1. Gây hứng thú:
- Cho cháu chơi “Thi bật qua suối”
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về nước.
- Cô cho trẻ xem đoạn video những hình ảnh về tác dụng của nước.
2. Nội dung
- Trên bàn của các con có gì?
- Cô cho trẻ rót nước ra cốc.
- Nước có màu gì?
- Các con ngửi xem có mùi gì không?
- Các con nếm xem có vị gì không?
- Cô cho trẻ làm thí nghiệm với nước.
+ Nhóm 1: Pha nước đường và muối.
+ Nhóm 2: Pha màu vẽ vào nước.
+ Nhóm 3: Pha nước cam.
- Khi trẻ làm xong cô hỏi: 
+ Nhóm 1: 
- Khi cho đường (muối) vào nước khuấy lên các con thấy ntn?
- Các con nhìn xem nước đường (muối) có màu gì?
- Con được nếm nước gì?
- Tại sao con biết đó là đường ( muối)?
+ Nhóm 2:
- Khi màu vẽ pha vào nước thì nước như thế nào?
- Các con nhìn xem cốc nước có màu gì?
- Ngửi xem có mùi gì không?
- Với nước pha màu các con có được nếm không?
+ Tương tự với nhóm 3.
- Kết luận: nước trong suốt không màu, không mùi và không vị. Nước có thể hòa tan 1 số chất.
- Nước dùng để làm gì?
- Nếu chúng ta vứt rác vào chậu nước sạch nước sẽ ntn?
- Vậy chúng mình phải làm gì để bảo vệ nước?
* Trò chơi:
- Cô đưa 2 tranh gương mặt vui, buồn ra hỏi cháu có nhận xét gì về tâm trạng của 2 gương mặt này!
- Cháu hãy đoán xem vì sao bạn vui, vì sao bạn buồn? (bạn vui vì làm việc tốt, bạn buồn vì làm việc xấu). 
- Cô cho cháu thi đua lên gắn tranh hành động đúng gắn vào mặt vui và hành động sai gắn vào mặt buồn. 
- Cho cháu nhận xét xem 2 đội đã gắn đúng chưa?
à giáo dục cháu hãy biết giữ gìn nguồn nước không vứt rác bẩn xuống sông, biển
- Cô nhận xét kết quả của 2 đội, khen trẻ.
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét tiết học và chuyển hoạt động
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ hào hứng trò chuyện cùng cô.
- Trẻ xem đoạn video.
- Có bình nước, có cốc.
- Trẻ rót nước ra cốc
- Trẻ trả lời.
- Không có mùi
- Không có vị
- Các nhóm thực hành pha.
- Đường (muối) tan ra.
- Không có màu.
- Trẻ trả lời.
- Nước chuyển màu
- Trẻ trả lời.
- Không được nếm.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Không vứt rác xuống nước.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đoán
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
4-5 phút
21-23 phút
1-2 phút
III. Chơi, hoạt động ở các góc
IV. Chơi và hoạt động ngoài trời 
HĐCMĐ: Quan sát: Làm thí nghiệm nước lên xuống dốc
Tc: Nhảy qua suối nhỏ
Chơi tự do
1. Mục đích, yêu cầu:
+ Kiến thức: Trẻ biết quan sát dòng chảy của nước khi chảy xuống là như thế nào.
 	- Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ nhận ra sự kì diệu của nước.
+ Kĩ năng: Trẻ được thực hành thí nghiệm tạo nước chảy lên, chảy xuống bằng nhiều cách.
 	- Rèn luyện sự khéo léo, tự tin, phản xạ nhanh.
+ Thái độ: Giáo dục trẻ không té nước vào nhau sẽ làm ướt quần áo.
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm: sân trường bằng phẳng, sạch sẽ
 	- Hai chậu đựng nước, 1 ống nhựa
 	- Vẽ 1 con suối nhỏ rộng 35- 40 cm
3. Tiến hành:
* HĐCMĐ: Quan sát: Làm thí nghiệm nước lên xuống dốc
 	- Cô cho trẻ đứng vòng tròn quanh cô
 	- Các con có biệt nước xung quanh chúng ta kì diệu như thế nào không?
 	- Hôm nay cô sẽ cho các con xem 1 thí nghiệm về nước.
 	- Cô đặt 2 chậu gần nhau ở độ cáo khác nhau. Đổ đầy nước ở chậu có vị trí cao hơn và chậu ở vị trí thấp hơn không có nước.
 	- Cô đổ đầy nước vào ống nhựa và giữ chặt 2 đầu.
 	- Đặt 1 đầu ống nhựa vào 1 đầu có nước và đầu kia ở chậu không có nước, thả tay ra khỏi 2 đầu ống nhựa.
 	- Cho trẻ quan sát hiện tượng xảy ra.
 	- Cho trẻ đoán xem vì sao có hiện tượng đó theo cách hiểu của trẻ.
 	- Cô giải thích thêm cho trẻ.
* TCVĐ: Nhảy qua suối nhỏ
 - Cô vẽ 1 con suối nhỏ có chiều rộng 35 - 40 cm, một bên suối để các bong hoa rải rác.
 - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
 - Cách chơi: Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng trong nhóm, nhảy qua suối hái hoa rừng. Khi nghe hiệu lệnh: “Nước lũ tràn về”, trẻ nhanh chóng nhảy qua suối về nhà.
 - Luật chơi: Ai hái được nhiều hoa là người thắng cuộc. ai thua sẽ phải nhảy lò cò.
 - Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
* Chơi tự do
 - Trẻ chơi đồ chơi vận động theo ý thích, cô bao quát, nhắc nhở trẻ.
V. Chơi và hoạt động theo ý thích
HĐ1. Chơi tự do theo góc
- Cho trẻ chơi đồ chơi tự chọn theo từng nhóm đồ chơi.
- Cô phân góc chơi cùng nhau để bao quát trẻ.
- Khi trẻ chơi, cô bao quát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Cô cùng chơi với trẻ . Gần hết giờ, cô tập trung trẻ lại thu dọn đồ chơi
HĐ2.TCDG: oẳn tù tì 
- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
* HĐ3:Nêu gương cuối ngày
* Mục đích
 - Trẻ biết đánh giá về mình về bạn trong ngày đã thực hiện được những tiêu chí nào mà lớp đã đề ra. Trẻ biết việc nào nên làm việc nào không nên làm. Giúp trẻ phát huy những mặt mạnh.
 - Rèn kỹ năng sống cho trẻ
 - GD trẻ biết yêu thương quan tâm giúp đỡ bạn bè
* Chuẩn bị
 - Một số hình ảnh ghi lại việc làm tốt hoặc chưa tốt để trẻ nhận xét
* Tiến hành
 - Cô cho trẻ quan sát đàm thoại cùng cô về những hình ảnh cô đưa ra
 - Cô nhấn mạnh những hành động và cử chỉ đẹp
 - Cô nêu gương những trẻ thực hiện tốt tiêu chí lớp đề ra
 - Cho trẻ bình bầu những bạn được cắm cờ thi đua
VI. Nhận xét cuối ngày:
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Kiến thức và kĩ năng của trẻ:
........................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Biện pháp điều chỉnh 
........................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------***------------------
 Thứ ba ngày 02 tháng 04 năm 2019
I. Đón trẻ, chơi, thể dục sáng, điểm danh
II. Hoạt động học
Lĩnh vực phát triển thể chất
Bài dạy: TRƯỜN SẤP KẾT HỢP TRÈO QUA GHẾ THỂ DỤC
TCVĐ “Trời mưa”.
1. Mục đích, yêu cầu:
 + Kiến thức: Cháu biết trườn sấp kết hợp chân nọ tay kia để trườn tiến phía trước, và biết trèo qua ghế thể dục.
 + Kĩ năng:
 - Phát triển tố chất vận động: Sự nhịp nhàng khéo léo, phát triển cơ tay, cơ chân
 - Rèn cho cháu sự khéo léo, mạnh dạn, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.
 + Thái độ: Giáo dục cháu tích cực tham gia hoạt động.
2. Chuẩn bị:
 - Địa điểm tập: trong lớp.
 - Ghế thể dục cao 40 cm, sàn tập sạch sẽ.
3. Tiến hành:	
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
Tgian
1. Gây hứng thú:
- Chơi “trời mưa’’.
- Giới thiệu: Con tưởng tượng xem nếu trời không bao giờ mưa nữa thì sẽ như thế nào? Trời mưa thì sông suối, ao hồ mới có nước.
Hôm nay chúng ta sẽ làm như dòng suối chảy qua đồi núi và chảy vào sông cái nhé!
2. Nội dung
* Khởi động: 
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu: đi kiểng chân-> đi thường-> đi gót chân-> đi thường-> đi khom lưng-> đi dậm chân-> chạy chậm-> chạy nhanh-> nhanh hơn-> chạy chậm-> về đội hình dọc-> hàng ngang tập hợp 
BTPTC. 
* Trọng động.
+ Bài tập phát triển chung
 Động tác tay : 
- TTCB: đứng thẳng chân khép , thả tay xuôi, đầu không cúi
- N1: bước chân trái sang trái tay đưa ra trước ( lòng bàn tay sấp)
- N2: đưa hai tay lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau
- N3: như N1
- N4: về TTCB
Động tác chân: 
- TTCB: đứng thẳng chân khép tay thả xuôi, đầu không cúi
- N1:  đưa hai tay lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau
- N2: ngồi khụy gối( lưng thẳng) không kiễng chân, hai tay đưa ra trước, lòng bàn tay sấp
- N3: như N1
- N4: về TTCB
Động tác bụng: 
- TTCB: đứng thẳng chân khép tay thả xuôi đầu không cúi
- N1: bước chân trái sang một bước tay đưa lên cao( lòng bàn tay hướng vào nhau)
- N2: cuối gập người về phía trước( chân thẳng) tay chạm ngón chân
- N3: như N1
- N4: về TTCB
 Động tác bật:
- TTCB: Đứng thẳng, chân khép tay thả xuôi, đầu không cúi
- N1: Bật tách chân, hai tay đưa ra trước lòng bàn tay sấp 
- N2: bật khép chân, hai tay để xuôi 
- N3: như N1
- N4: về TTCB. 
+ Vận động cơ bản
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con vận động mới " Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục"
- Để thực hiện đúng vận động các con chú ý nhìn cô.
 + Lần 1: không giải thích.
 + Lần 2: vừa làm vừa giải thích.
TTCB: cô nằm sát sàn chân trái co, chân phải thẳng, tay phải gập, tay trái đưa lên. Khi có hiệu lệnh cô trườn phối hợp tay chân nhẹ nhàng. Tay trái đưa lên thì chân phải co lại. Khi trườn đến ghế thì đứng lên hai tay ôm ngang ghế, ngực tì xuống ghế rồi bước từng chân qua ghế.
- Hỏi lại tên vận động. Cô vừa thực hiện vận động gì? 
- Cô mời hai bạn thực hiện. Cô nhận xét.
* Trẻ thực hành:
- Cô cho cháu khá thực hiện.
- Cho cả lớp thực hiện 2-3 lần. Cô sửa sai khuyến khích trẻ.
- Cô cho cháu yếu tậpà cô sửa sai cho cháu.
- Cô cho cháu thi đua theo nhóm, cô động viên khen cháu.
- Trẻ khá cho thực hiện thêm một lần
+ Trò chơi: Trời nắng, trời mưa
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần.
* Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng thả lỏng tay chân làm bươm bướm bay.
3. Kết thúc:
- Cô củng cố, nhận xét tuyên dương.
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ hào hứng cùng cô
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiên
- Trẻ chú ý quan sát.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ trả lời 
- Trẻ thực hiện mẫu.
- Trẻ lần lượt thực hiện
- 1 trẻ yếu thực hiện.
- Nhóm trẻ thực hiện.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng.
- Trẻ lắng nghe
4-5 phút
20 - 21 phút
1-2 phút
III. Chơi, hoạt động ở các góc
IV. Chơi và hoạt động ngoài trời 
HĐCMĐ: Quan sát: Làm thí nghiệm nước đá biến đi đâu
Tcvđ: Trời nắng, trời mưa
Chơi tự do
1. Mục đích, yêu cầu:
+ Kiến thức: Trẻ biết được vì sao nước đông thành đá, và vì sao đá tan thành nước.
 	- Giúp trẻ hiểu được sự tan ra của đá khi nhiệt độ ấm lên.
+ Kĩ năng: Luyện phản xạ nhanh theo hiệu lệnh.
+ Thái độ: Giáo dục trẻ không được dùng răng cắn đá, ăn đá nhiều sẽ bị viêm họng.
2. Chuẩn bị:
 	- 1 cục nước đá, 2 cốc nước ấm.
	- Đồ chơi ở các góc: Lá chuối, vòng, cát, nước, gáo múc
3. Tiến hành:
* Hđcmđ: Quan sát: Làm thí nghiệm nước đá biến đi đâu.
 	- Cho trẻ nhìn thấy cục nước đá để trong khay đá.
 	- Cho trẻ sờ tay vào 2 thành cốc đựng nước ấm và để cho trẻ nhận xét xem thành cốc như thế nào?
 	- Bỏ cục nước đá vào 1 trong 2 cái cốc, cho trẻ quan sát hiện tượng.
 	- Sau đó cô cho trẻ sờ tay vào 2 thành cốc, so sánh, nhận xét xem cốc nào lạnh hơn, nước ở cốc nào nhiều hơn, vì sao?
 	- Nước đá biến đi đâu?
 	- Tại sao có 1 cốc đày, 1 cốc vơi hơn?
 	- Tại sao khi sờ tay vào 2 cốc thì có 1 cốc lạnh hơn, 1 cốc ấm hơn.
* TCVĐ: Trời nắng, trời mưa
 - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
 - Cách chơi: Mỗi cái ghế là 1 gốc cây, trẻ vừa đi vừa hát “Trời nắng, trời mưa”. Khi cô giáo ra lệnh “Trời mưa” phải chạy nhanh về gốc cây để trú mưa, ai chạy chậm phải ra ngoài 1 lần chơi.
 - Tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần. .
* Chơi tự do
 - Trẻ chơi đồ chơi ở các góc theo ý thích, cô bao quát, nhắc nhở trẻ.
V. Chơi và hoạt động theo ý thích
HĐ1:Giải câu đố về chủ điểm
1. Mục đích yêu cầu
 	+ KT: Trẻ biết lắng nghe, hiểu và giải được câu đố với sự gợi ý của cô.
 	+ KN: Trẻ biết đọc các bài thơ câu đố trong chủ điểm.
+ TĐ: Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh nguồn nước, tiết kiệm nước.
2. Chuẩn bị
 	- Câu đố về chủ điểm.
 3. Tiến hành:
* Đố vui:
 	- Cô giới thiệu cuộc thi "Đố vui" với sự góp mặt của 3 đội chơi
 	- Cô cho trẻ giải câu đố dưới hình thức hái hoa dân chủ, thi đua giữa các đội.
 	- Cô cho đại diện từng đội lên hái hoa
 	- Cô đọc câu đố và đội nào có câu trả lời nhanh nhất và đúng nhất sẽ được tặng 1 phần thưởng.
 	- Các con vừa thi đố vui với các loại HTTN gì?
 	- Đó là các loại HTTN gì?
HĐ2: TCDG: Kéo co
* HĐ3:Nêu gương cuối ngày
* Mục đích
 - Trẻ biết đánh giá về mình về bạn trong ngày đã thực hiện được những tiêu chí nào mà lớp đã đề ra. Trẻ biết việc nào nên làm việc nào không nên làm. Giúp trẻ phát huy những mặt mạnh.
 - Rèn kỹ năng sống cho trẻ
 - GD trẻ biết yêu thương quan tâm giúp đỡ bạn bè
* Chuẩn bị
 - Một số hình ảnh ghi lại việc làm tốt hoặc chưa tốt để trẻ nhận xét
* Tiến hành
 - Cô cho trẻ quan sát đàm thoại cùng cô về những hình ảnh cô đưa ra
 - Cô nhấn mạnh những hành động và cử chỉ đẹp
 - Cô nêu gương những trẻ thực hiện tốt tiêu chí lớp đề ra
 - Cho trẻ bình bầu những bạn được cắm cờ thi đua
VI. Nhận xét cuối ngày:
1. Tình trạng sức khỏe của trẻ: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Kiến thức và kĩ năn

File đính kèm:

  • doclop 5 tuoi_12569445.doc