Giáo án Mầm non Lớp Lá - Tuần 9, Chủ đề: Nước - Năm học 2014-2015 - Trường MG Hoa Mai
I.Chuẩn bị:
1. Của cô:
- Một số loại nước: Nước lã, nước đung sôi, nước đá, nước cam, xa xị.
- Trao đổi nội dung cần trò chuyện về nước.
- Máy ảnh bằng điện thoại của cô
2. Của trẻ:
- Thảo luận xem gì, hỏi gì?
II.Tiến hành
Cho cả lớp hát bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”, các cháu vừa hát bài nói về trời mưa, trời mưa cho chúng ta gì? Vậy hôm nay lớp chúng mình khám phá về nước nhé.
- Cô gợi ý để hướng trẻ quan sát.
-Nước dùng để làm gì?
-Ở nhà các con được bố mẹ cho uống những loại nước gì?
- Tên gọi các loại nước, đọc tên các loại nước, màu sắc, mùi vị của nước
- Cho trẻ thực hành uống thử các loại nước, xem sự bốc hơi của nước, sự tan chảy.
- Các con thấy nước ở những nơi nào?
- Các con không được ra những nơi có nước như ao hồ giếng sông suối nhé.
- Khi chúng ta sử dụng nước thì phải biết tiết kiệm nước nhé.
- Cho trẻ xem tranh ảnh về hạn hán.
- Cô cùng trẻ thảo luận hàng ngày chúng ta dùng nước như nào.
- Cách tiết kiệm nước: Như tắm, rửa tay chân, rửa mặt, khi sử dụng phải cho vòi nước chảy nhỏ lại.
- Chúng ta thường đựng nước ở đâu? Đựng nước các thùng, các bồn nước, chai, ly, cốc
- Con người ta chúng ta cần nước để làm gì?
- Nước có lợi ích như nào đối với những con vật?
- Nước có ích lợi đối với các loại cây cỏ?
- Con người, con vật, cây cỏ mà thiếu nước sẽ không sống được.
KẾ HOẠCH TUẦN 9 Từ 27-31/10/2014 Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Chủ đề Nước Đón trẻ -Biết chào hỏi lễ phép. -Biết mặc quần áo phù hợp với thời tiết. -Nghe nhạc và bài hát thiếu nhi. -Bỏ rác vào đúng nơi quy định Thể dục sáng Các bài tập: HH4, T3, C3, L3, B3. Trò chuyện sáng -Trò chuyện theo chủ đề -Nhận biết một số trạng thái, cảm xúc vui buồn của bạn bè. -Mạnh dạn tự tin bày tỏ ý kiến của bản thân. -Biết sự thay đổi trong sinh hoạt của con người theo tời tiết. -Nhận biết các ngày trong tuần, nói ngày trên lốc lịch. -Hiểu lời người khác nói Giờ học TDCK: Chuyền bóng qua đầu qua chân Khám phá nước Kể chuyện: Chú bé giọt nước LQVT: Số 5(T2) Làm quen nhạc cụ: Phách tre Ngoài trời -Chạy thay đổi tốc độ. -Biết an ủi và chia sẻ với người thân và bạn bè. -Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi. -Biết và không làm những hành động có thể gây nguy hiểm, leo trèo, nhảy từ trên cao xuống. -Biết được sở thích và khả năng của bản thân: bạn trai nhường bạn gái. -Dự đoán các hiện tượng thời tiết. Chơi góc -Thích đọc sách xem tranh ảnh -Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách. -Vẽ một bức tranh hoàn chỉnh. -Biết phối hợp các kỹ năng vẽ, nặn, xé, dán, đan, tết, cài, xếp để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. -Nói ý tưởng của sản phẩm. -Đặt tên cho sản phẩm. Vệ sinh -Biết ứng xử phù hợp với giới tính. -Đi vệ sinh đúng nơi quy định. Sinh hoạt chiều -Ôn bài cũ -Dạy 1 bài hát mới: Đường và chân - Trẻ chơi tự do ở các góc -Ôn bài cũ -Dạy một bài thơ mới - Có kỹ năng dọn dẹp trước và sau khi học và chơi. - Trẻ chơi tự do ở các góc -Ôn bài cũ -Thực hiện các quy định của lớp, cất giữ đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, không nói tục chửi bậy, không vứt rác bừa bãi - Trẻ chơi tự do ở các góc -Ôn bài cũ -Biết ứng sử khi bị lạc, đứng yên khóc to không đi theo bất cứ người lạ nào khác. - Trẻ chơi tự do ở các góc Trả trẻ -Biết tự mặc quần áo, đi giày dép. -Nghe nhạc thiếu nhi. -Tăng vốn từ mới. -Nhắc nhở trẻ về nhà chào ông bà, bố mẹ, anh chị. _______________________________________ Thứ 2 ngày 27 tháng 10 măm 2014 GIỜ HỌC THỂ DỤC CHUYỀN BÓNG QUA ĐẦU QUA CHÂN I. Mục đích- yêu cầu: - Dạy trẻ biết chuyền bóng qua đầu qua chân. - Rèn sức mạnh của cánh tay và sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân, mắt, thân người. II. Chuẩn bị: - Sân bãi sạch sẽ. - 2 quả bóng nhựa . III. Tiến hành: 1. Khởi động: - Cho trẻ đi bằng gót chân, đi bằng mũi bàn chân, đi chậm đi nhanh. Sau đó xếp thành 2 hàng ngang. 2. Trọng động: * Bài tập phát triển chung: - Động tác tay 3: Quay tay dọc thân. CB TH - Động tác chân 3: Ngồi khuỵu gối, hai tay đưa cao, ra trước. CB. 4 1.3 2 - Động tác lườn 3: Nghiêng người sang bên CB. 4 1.3 2 - Động tác bật 3: Bật luân phiên chân trước chân sau. CB TH * Vận động cơ bản: “Chuyền bóng qua đầu qua chân” X x x x x x x x x X x x x x x x x x X x x x x x x x x - Cô tập mẫu cho trẻ xem. - TTCB: Cô đứng đầu hàng một nhóm, cô cầm quả bóng bằng 2 tay đưa trên đầu ra phía sau bạn ở sau nhận lấy bóng bằng hai tay và cúi xuống đưa bóng qua 2 chân chuyền cho bạn tiếp theo bạn đó đón bóng bằng 2 tay và đưa cao chuyền qua đầu cứ như thế cho đến bạn cuối hàng. Bạn cuối hàng cầm bóng chạy lên đầu hàng và thực hiện chuyền qua đầu cho bạn đứng sau cứ như vậy cho đến bạn cuối hàng và không làm rơi bóng. * Cho trẻ thực hiện. - Lần lượt cho 3 trẻ đứng đầu chuyền bóng qua đầu qua chân như cô hướng dẫn và cho đến bạn cuối hàng. - Cô quan sát và sửa sai cho trẻ thực hiện đúng . * Tṛò chơi vận động: - Cho trẻ chơi trò chơi “Ném bóng vào rổ ” *. Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi 1 vòng nhẹ nhàng. IV. Kết thúc: - Cho cháu hát 1 bài. ____________________________________ Thứ 3 ngày 28 tháng 10 măm 2014 KHÁM PHÁ KHOA HOC CHỦ ĐỀ NƯỚC Cung cấp kinh nghiệm sống: Quan sát trực tiếp, trò chuyện _____________________________________ Thứ 4 ngày 29 tháng 10 măm 2014 GIỜ HỌC KỂ CHUYỆN CHÚ BÉ GIỌT NƯỚC Hoài Khánh I.Yêu cầu: -Trẻ thích nghe cô kế chuyện. -Phát triển kỹ năng nghe ở trẻ. -Mở rộng vốn từ cho trẻ. -Trả lời mạch lạc. -Kích thích trẻ tưởng tượng và phát triển cảm xúc. II.Chuẩn bị: -Cô thuộc chuyện và kể diễn cảm cho trẻ nghe. -Tranh truyện chú bé giọt nước. III.Tiến hành: Cho cháu hát bài: “Trời Nắng Trời Mưa ” Các cháu vừa hát bài trời nằng trời mưa, mưa là nước mưa. Vậy hôm nay cô kể lớp mình nghe câu chuyện Chú bé giọt nước: Hoài khánh -Cô kể toàn bộ câu chuyện cho cháu nghe 2 lần có tranh minh họa. - Cô cho cháu đọc từ mới trong chuyện và cô giải thích từ mới * Từ mới: -Trời oi bức -Sáng loáng -Lơ lửng - Cô kể lại lần nữa cho trẻ nghe * Đàm thoại : - Câu chuyện cô vừa kể có tên là gì? - Ngày nào Giọt nước đi chơi đâu ? - Mặt trời làm gì với giọt nước? - Mây trắng rủ giọt nước đi đâu ? - Mây đen làm gì mây trắng ? - Khi Giọt nước tỉnh dậy thì thấy ai? - Khi Giọt nước có vui không ? - Đá thần bảo Giọt nước làm gì ? - Giọt nước ước gì nào ? - Điều thứ ba thì giọt nước làm gì ? - Giọt nước ngủ thấy ai nào ? - Giọt nước thấy mẹ thì sao nào ? Cô giáo dục cháu phải biết nghe lời mẹ không theo bạn chơi, không ham chơi quên cả lối về, không chơi xa nhà . IV/ Kết thúc : -Cho cháu hát một bài. _______________________________________ Thứ 5 ngày 30 tháng 10 măm 2014 GIỜ HỌC TOÁN SỐ 5 (Tiết 2) I. Mục đích: - Nhận biết các nhóm có số lượng 5 - Trẻ biết tách gộp trong phạm vi 5. - Rèn kỷ năng ghi nhớ của trẻ. - Biết thêm bớt trong phạm vi 5 - Rèn luyện và phát triển các giác quan. II. Chuẩn bị: - Chữ số 4, 5 đủ cho cô và trẻ - Đồ chơi có số lượng 5 đủ cho cô và trẻ. III. Hướng dẫn : - Cho lớp hát bài: Tập đếm -Các con vừa hát bài hát nói về gì nào? -Tập đếm đến mấy? - Hôm trước lớp mình làm quen với số lượng mấy và chữ số mấy? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm về số lượng 5 nhé! -Bây giờ các con lắng nghe xem cô vỗ bao nhiêu tiếng xắc xô nhé. (Cô vỗ 5 tiếng). 5 tiếng xắc xô thì tương ứng với số mấy? Các con nhặt chữ số giơ lên và đọc.Cho cháu bỏ chữ số vào rổ. - Các con chú ý nhìn lên xem tay cô cầm gì nhé (cô cầm số 5) -Số 5 thì tương ứng với mấy đồ chơi? -Cho lớp lấy đồ chơi trong rổ xếp theo ý thích và đếm. -Các con lấy từng đồ chơi bỏ vào rổ và đếm. * Trò chơi: Tập tầm vông -Các con học rất giỏi bây giờ cô cho lớp mình chơi trò chơi: Tập tầm vông nhé. -Các con hãy nhặt 5 bông hoa trong rổ lên tay nào và để rổ ra sau lưng. - Trước khi cháu chơi cô cho cháu đếm số lượng đồ chơi trong tay cháu . - Các con cầm đồ chơi trong tay và hát cho cô bài “Tập tầm vông”, khi bài hát kết thúc thì các con chia số lượng 5 đồ chơi trong tay ra thành 2 nhóm tùy theo ý các con - Sau đó cô đi kiểm tra xem các cháu chia như thế nào và cô cho trẻ đặt xuống bàn. -Cô hỏi trẻ và ghi kết quả lên bảng 3 và 2 1 và 4 2 và 3 5 và 0 -Cho lớp, tổ đọc từng nhóm. 3 và 2 là 5 1 và 4 là 5 2 và 3 là 5 5 và 0 là 5 - Cô gộp các nhóm 3 thêm 2 là 5 1 thêm 4 là 5 2 thêm 3 là 5 5 thêm 0 là 5 * Trò chơi: Cắp cua -Các vừa chơi tập tầm vông rất giỏi bây giờ cô cho lớp mình chơi một trò chơi nữa đó là trò chơi cắp cua. Khi cô nói cắp cua, cắp cua thì các con nói cắp mấy cắp mấy? -Trước khi chơi các con đếm trong rổ mình có mấy đồ chơi nào? (5 đồ chơi) - Cô nói cắp cua, cắp cua. -Cắp 1 bông hoa trong rổ xếp ra ngoài rổ nào. Các con đếm xem trong rổ của mình còn lại mấy bông hoa? Vậy 5 bớt 1 còn mấy? - 5 bớt 1 còn 4 cả lớp đọc. - Cô nói cắp cua, cắp cua. - Cắp 1 bông hoa ở ngoài rổ bỏ vào trong rổ nào. - Các con đếm lại xem trong rổ mình có mấy bông hoa? -Vậy 4 thêm 1 là mấy? + 4 thêm 1 là 5 cả lớp đọc - 5 bớt 2 còn 3 cả lớp đọc + 2 thêm 3 là 5 cả lớp đọc - 5 bớt 3 còn 2 cả lớp đọc +3 thêm 2 là 5 cả lớp đọc - 5 bớt 1 còn 4 cả lớp đọc - 1 thêm 4 là 5 cả lớp đọc -Cho lớp hát bài: Tập đếm và làm động tác. -Bây giờ các con giơ bàn tay mình lên đếm xem có đúng là 5 không nhé. IV. Kết Thúc: Cho lớp hát một bài. ________________________________________ Thứ 6 ngày 31 tháng 10 măm 2014 GIỜ HỌC ÂM NHẠC LÀM QUEN NHẠC CỤ PHÁCH TRE I. Mục đích: - Trẻ biết cách sử dụng phách tre . - Trẻ biết nguyên liêu làm nên phách tre. - Trẻ biết gõ đệm theo nhạc. II. Chuẩn bị: - Phách tre đủ cho cô và trẻ. - Mỗi cháu 2 phách. - Cô gõ đệm theo nhịp, phách. - Cô hát và gõ đệm theo nhạc. III. Tiến hành: - Cô cháu hát bài: “Cô và mẹ” - Cô nói đóan xem, đoán xem? - Các con xem trên tay cô cầm gì? - Đây là phách tre. - Các con xem phách tre nguyên liệu làm bằng gì? - Hình dáng như nào? - Các con biết phách trẻ dùng để làm gì không? - Các con à phách tre dùng để gõ đệm theo nhạc đó. - Các con xem cô gõ rồi cô tập cho con gõ nhé. * Cô gõ mẫu: - Cô gõ theo nhịp: Cô cầm mỗi tay mỗi phách, cô cầm bên dưới phách tre, cô gõ vào và mở ra. * Cho lớp tập gõ đệm theo cô. - Cho tổ gõ đệm theo cô. - Vài cá nhân gõ đệm theo cô. - Cho lớp gõ đệm cùng cô. * Cô hát gõ theo nhịp bài bài: “Cháu đi mẫu giáo” - Cho lớp hát gõ đệm theo cô. - Tổ hát gõ đệm theo cô. - Vài cá nhân hát gõ đệm theo cô. - Cho lớp hát gõ đệm cùng cô. - Tổ hát gõ đệm cùng cô. * Cô gõ đệm theo phách: -Cô gõ mẫu: -Cô cầm vào giữa phách tre, cô gõ phách mạnh vào đầu phách, cô gõ phách nhẹ vào cuối phách. * Cháu thực hiện: * Cho lớp tập gõ đệm theo cô. - Cho tổ gõ đệm theo cô. - Vài cá nhân gõ đệm theo cô. - Cho lớp gõ đệm cùng cô. * Cô hát gõ đệm theo nhịp bài bài: “Cháu đi mẫu giáo” - Cho lớp hát gõ đệm theo cô. - Tổ hát gõ đệm theo cô. - Vài cá nhân hát gõ theo cô. - Cho lớp hát gõ đệm cùng cô. - Tổ hát gõ đệm cùng cô. - Vài cá nhân gõ đệm cùng cô. IV. Kết thúc: -Cho cháu hát một bài. ___________________________________________ MẠNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ: NƯỚC Các loại của nước Các nguồn nước Đồ dùng đựng nước NƯỚC Ích lợi của nước Màu sắc, mùi vị, sự bốc hơi, sự tan chảy Cách tiết kiệm nước MẠNG HOẠT ĐỘNG Trò chuyện, quan sát - Các loại của nước uống Vẽ, cắt dán các loại nước Thực hành trải nghiệm Lập bảng nước tôi thích- viết tên Quan sát, trò chuyện - Các nguồn nước Vẽ, viết tên các nguồn nước trong tự nhiên Xem tranh ảnh sông, suối, biển. Trò chuyện - Màu sắc, mùi vị, sự Thực hành bốc hơi, sự tan chảy Vẽ về các hiện tượng nhìn thấy và vừa làm Trò chuyện con người, con vật, cây cối. - Ích lợi của nước Sưu tầm tranh ảnh, viết tên cách sử dụng nước Thảo luận hàng ngày dùng nước như nào - Cách tiết kiệm nước Xem tranh ảnh về hạn hán Làm ký hiệu cắt dán nơi trẻ hay dùng -Các đồ dùng đựng nước Trò chuyện, quan sát Thực hành Vẽ đồ dùng đựng nước ___________________________________ MỞ CHỦ ĐỀ -Cho lớp hát bài: Trời nắng trời mưa -Các con vừa hát bài hát nói về trời nắng và trời mưa. Vậy khi trời mưa thi cho chúng ta gì? -Hàng ngày các con ở nhà có uống nước không? -Bố mẹ cho các con uống nước gì? -Ở nhà các con có giếng nước, hồ nước không? -Các con thấy nước ở những đâu? -Những đồ dùng nào để đựng nước? -Nước có ích gì cho con người, cho con vật và cây cỏ? -Ở nhà các con sử dụng nước để làm gì? -Các con biết nước có từ đâu không? ______________________________________ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ - Lúc sáng chúng mình đã thảo luận ngày mai ai mang nước đến lớp mình. - Vậy để ngày mai lớp chúng mình có các loại nước để khám phá, bây giờ bàn bạc xem chúng mình sẽ làm gì, bạn mang nước đến thì để ở đâu? -Cho trẻ kê bàn, chuẩn bị thau, ca, ly, xô, chai _____________________________________ KHÁM PHÁ NƯỚC Hình thức cung cấp kinh nghiệm sống: Trò chuyện Quan sát trực tiếp nước I.Chuẩn bị: 1. Của cô: - Một số loại nước: Nước lã, nước đung sôi, nước đá, nước cam, xa xị. - Trao đổi nội dung cần trò chuyện về nước. - Máy ảnh bằng điện thoại của cô 2. Của trẻ: - Thảo luận xem gì, hỏi gì? II.Tiến hành Cho cả lớp hát bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”, các cháu vừa hát bài nói về trời mưa, trời mưa cho chúng ta gì? Vậy hôm nay lớp chúng mình khám phá về nước nhé. - Cô gợi ý để hướng trẻ quan sát. -Nước dùng để làm gì? -Ở nhà các con được bố mẹ cho uống những loại nước gì? - Tên gọi các loại nước, đọc tên các loại nước, màu sắc, mùi vị của nước - Cho trẻ thực hành uống thử các loại nước, xem sự bốc hơi của nước, sự tan chảy. - Các con thấy nước ở những nơi nào? - Các con không được ra những nơi có nước như ao hồ giếng sông suối nhé. - Khi chúng ta sử dụng nước thì phải biết tiết kiệm nước nhé. - Cho trẻ xem tranh ảnh về hạn hán. - Cô cùng trẻ thảo luận hàng ngày chúng ta dùng nước như nào. - Cách tiết kiệm nước: Như tắm, rửa tay chân, rửa mặt, khi sử dụng phải cho vòi nước chảy nhỏ lại. - Chúng ta thường đựng nước ở đâu? Đựng nước các thùng, các bồn nước, chai, ly, cốc - Con người ta chúng ta cần nước để làm gì? - Nước có lợi ích như nào đối với những con vật? - Nước có ích lợi đối với các loại cây cỏ? - Con người, con vật, cây cỏ mà thiếu nước sẽ không sống được. * Cho cháu trải nghiệm tưới nước cho cây, sau đó rửa tay bằng nước. Cô hướng dẫn cho cháu - Cô cho trẻ chụp hình lúc cháu đang tưới cây và rửa tay III. Kết thúc: Cho cháu hát một bài.: “Trời Nắng Trời Mưa” ______________________________________ HOẠT ĐỘNG GÓC - Cho trẻ nhắc lại chủ đề - Cô giới thiệu góc chơi - Cho trẻ quan sát xem có góc chơi gì mới 1 . Góc học tập: - Lập bảng nước tôi thích. - Trẻ xem tranh ảnh về nước. - PTBS: Tranh ảnh các nguồn nước 2.Góc tạo hình: - Mẫu vẽ: Tranh vẽ các nguồn nước, cách sử dụng nước - PTBS: Giấy vẽ, kéo, hồ dán 3.Góc phân vai: - Tranh quày bán nước. -PTBS: Các loại lon, chai nước, chai hộp sữa, thẻ chữ số. 4. Góc thiên nhiên: - PTBS: Bình tưới nước. _______________________________________ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ - Tuyên bố lý do - Cho trẻ hát tập thể bài: Cho tôi đi làm mưa với - Cho trẻ giới thiệu sản phẩm: - Tranh vẽ các nguồn nước. - Bảng nước tôi thích. - Tranh vẽ các hiện tượng. - Cho trẻ biểu diễn hát, kể chyện, đọc thơ bài: Mưa rơi Tí tách đều đều Mưa cho hoa lá Từng giọt mưa rơi Nảy lộc đâm chồi Mưa xanh cây lúa Từng giọt ...từng giọt Mưa mát cánh đồng Mưa rơi mưa rơi
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_tuan_9_chu_de_nuoc_nam_hoc_2014_2015.doc