Giáo án mầm non lớp lá - Tuần thứ 27 - Chủ đề lớn: Hiện tượng tự nhiên - Chủ đề nhỏ: Nước và ích lợi của nước

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết xếp hàng ,dàn hàng, phối hợp nhịp nhàng các động tác, tập bài tập phát triển chung theo lời bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với” biết chơi trò chơi.

2. Kĩ năng

- Phát triển vận động các cơ, giúp trẻ nhanh nhẹn.

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động trong giờ

4. Dự kiến % trẻ đạt

- 80 - 85 % trẻ đạt

II. Chuẩn bị

- Đồ dùng của cô: trang phục cô gọn gàng hợp thời tiết

- Đồ dùng của trẻ: Trang phục gọn gàng.

- Không gian: Ngoài trời

 

doc27 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Tuần thứ 27 - Chủ đề lớn: Hiện tượng tự nhiên - Chủ đề nhỏ: Nước và ích lợi của nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ 27
CHỦ ĐỀ LỚN: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
CHỦ ĐỀ NHỎ: NƯỚC VÀ ÍCH LỢI CỦA NƯỚC
( Thực hiện từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 22 tháng 3 năm 2019)
I. THỂ DỤC SÁNG
Tập các động tác: Tay: hai tay dang ngang, gập khuỷu tay. Chân: Ngồi khuỵu khối. Bụng: Cúi về trước. Tập theo lời bài hát: Cho tôi đi làm mưa với. Trò chơi: Trời nắng trời mưa
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức	
- Trẻ biết xếp hàng ,dàn hàng, phối hợp nhịp nhàng các động tác, tập bài tập phát triển chung theo lời bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với” biết chơi trò chơi.
2. Kĩ năng
- Phát triển vận động các cơ, giúp trẻ nhanh nhẹn.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động trong giờ
4. Dự kiến % trẻ đạt
- 80 - 85 % trẻ đạt
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: trang phục cô gọn gàng hợp thời tiết
- Đồ dùng của trẻ: Trang phục gọn gàng.
- Không gian: Ngoài trời
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ xếp 1 hàng, cho trẻ đi thành vòng tròn với các kiểu đi: Đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường 
- Chuyển đội hình 2 hàng ngang.
2. Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung
Tập các động tác kết hợp với lời bài hát Gà trống, mèo con và cún con
Tay: Hai tay dang ngang, gập khuỷu tay
- Đứng thẳng, chân rộng bằng vai, tay thả xuôi.
- Đưa hai tay dang ngang, bằng vai
- Gập khuỷu tay 
- Đưa hai tay dang ngang, bằng vai 
Bụng: Cúi về trước
- TTCB: Đứng 2 chân dang rộng bằng vai 2 tay giơ cao quá đầu
- Cúi xuống, 2 chân thẳng, tay chạm đất
- Đứng lên, 2 tay giơ cao
- Đứng thẳng, hai tay xuôi theo người
Chân: Ngồi khuỵu gối
- Đứng thẳng, 2 gót chân chụm vào nhau, 2 tay chống hông
- Nhún xuống, đầu gối hơi khụy
- Đứng thẳng lên
* Trò chơi vận động: Trời nắng, trời mưa
- Cô nêu luật chơi, cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2, 3 lần.
- Cô nhận xét trẻ chơi
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh 
- Nhận xét buổi tập
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân.
Đàm thoại cùng cô
Đi vòng tròn
Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô
Trẻ tập cùng cô
Trẻ lắng nghe LC - CC
Trẻ chơi
Trẻ đi lại nhẹ nhàng
Trẻ lắng nghe
II. TRÒ CHƠI CÓ LUẬT
A. Trò chơi học tập: Thổi nước ra khỏi chai ( Mới)
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết cách chơi trò chơi biết lấy hơi thổi nước ra khỏi chai
II. Chuẩn bị
- Một chai không, một ống nhựa để thổi vào 1 chậu nước đầy
III. Tổ chức thực hiện	
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Hướng dẫn LC – CC
- Cô giới thiệu tên trò chơi 
- Cô nêu cách chơi: Đặt chai nằm nghiêng trong chậu nước cho nước tràn vào chai, khi chai đầy nước úp ngước chai sao cho miệng chai tiếp xúc với đấy chậu, nước vẫn ở trong chai
+ Ngậm miệng vào 1 ống nhựa đã chuẩn bị, luồn đầu kia vào ống nhựa vào miệng chai và thổi mạnh
+ Cho trẻ quan sát nhận xét hiện tượng gì đã sảy ra
+ Cho trẻ suy đoán, lí giải theo cách hiểu của trẻ vì sao có hiện tượng đó? Tại sao nước ra khỏi chai
+ Sau đó cô giải thích nước ra khỏi chai là do không khí được thổi vào chai chiễm chỗ
* Hoạt động 2: Tổ chức cho trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 3- 4 lần.
- Cô bao quát, khuyến khích trẻ chơi.
* Hoạt động 3: Nhận xét sau khi chơi
- Cô nhận xét tồn tại, tuyên dương ưu điểm của trò chơi .
Trẻ lắng nghe. 
Trẻ nghe, hiểu cách chơi, 
Trẻ chơi.
Trẻ lắng nghe.
B. Trò chơi vận động: Mưa to, mưa nhỏ (Mới )
I. Mục đích yêu cầu
- Luyện phản xạ nhanh theo hiệu lệnh
II. Chuẩn bị
- Xắc xô
III. Tổ chức thực hiện	
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Hướng dẫn LC – CC
- Cô giới thiệu tên trò chơi 
- Cô nêu cách chơi: Trẻ đứng trong phòng. Khi cô gõ xắc xô to, dồn dập, kèm theo lời nói “mưa to”, trẻ phải chạy nhanh, lấy tay che đầu. Khi cô gõ xắc xô nhỏ, thong thả và nói “mưa tạnh”, trẻ chạy chậm và bỏ tay xuống. Khi cô dừng gõ thì tất cả đứng im tại chỗ ( Cô gõ lúc nhanh, lúc chậm để trẻ phản ứng nhanh theo kịp)
* Hoạt động 2: Tổ chức cho trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 3- 4 lần.
- Cô bao quát, khuyến khích trẻ chơi.
* Hoạt động 3: Nhận xét sau khi chơi
- Cô nhận xét tồn tại, tuyên dương ưu điểm của trò chơi .
Trẻ lắng nghe. 
Trẻ nghe, hiểu cách chơi, 
Trẻ chơi.
Trẻ lắng nghe.
C. Trò chơi dân gian: Lộn cầu vòng (Cũ) 
***************************************
GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
LOẠI TIẾT: MỞ CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: Hiện tượng tự nhiên
(Thời gian thực hiện từ ngày 18/03- 22/03/2019)
Đề tài:	
Góc đóng vai: Gia đình - Bán hàng - Bác sĩ
Góc xây dựng: Xây dựng công viên nước
Góc sách truyện: Quan sát tránh ảnh làm abum nước và hiện tượng tự nhiên,mùa
Góc âm nhạc:Trang trí dụng cụ âm nhạc, nghe hát dân ca
Góc tạo hình: Vẽ ,tô màu, nặn, xé dán ghép hình về nước- Hiện tượng tự nhiên, mùa
Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước, sỏi, đá; Chăm sóc vườn hoa
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết tên chủ đề chơi, tên góc chơi, tên trò chơi, đồ chơi trong các trò chơi đó. Biết bầu trưởng trò dưới sự gợi ý của cô giáo, biết bầu trưởng nhóm phân vai chơi cho nhau, thể hiện đúng hành động vai đã nhận như: Biết sử dụng nguyên vật liệu để XD và đặt tên cho công trình. HĐ tích cực ở các góc tạo ra nhiều SP. Trẻ thể hiện đúng thao tác vai, sử dụng đồ dùng đồ chơi phù hợp đúng mục đích và chức năng của nó. 
2. Kĩ năng
- Rèn sự liên kết trong quá trình chơi của trẻ qua việc giao tiếp trong khi chơi. Trẻ đoàn kết trong khi chơi, biết lấy và cất đồ dùng, ĐC đúng nơi QĐ. Có ý thức giữ gìn VS GĐ& lớp học.
3. Thái độ
- Trẻ vui chơi đoàn kết, hòa đòng với bạn ( CS 42) , lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, Có ý thức giữ gìn VSGĐ& lớp học.
4. Dự kiến phần trăm trẻ đạt
- 75 - 80 % trẻ đạt
II. Chuẩn bị
- Không gian trong lớp học.
- Đồ dùng của trẻ:
+ Góc phân vai: Đồ dùng gia đình, đồ nấu ăn, rau, củ, quả, .....
+ Góc xây dựng: Nút ghép, các khối, gạch, cỏ, hoa, cây cảnh 
+ Góc sách truyện: sách truyện, tranh về chủ điểm.
+ Góc âm nhạc: dụng cụ âm nhạc, các bài hát về chủ điểm.
+ Góc tạo hình: Vẽ, nặn, xé dán.
+ Góc thiên nhiên: Cây, nước... 
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1. Thỏa thuận trước khi chơi
- Hát “Cho tôi đi làm mưa với”
- Chúng mình vừa hát bài hát có tên là gì?
- Bài hát nói về gì?
- Giờ hoạt động góc hôm nay các con sẽ chơi những góc nào?
- Hôm nay cô sẽ cho chúng mình chơi các góc: Phân vai, góc xây dựng, góc sách truyện, góc tạo hình và góc thiên nhiên nhé! Và chủ đề chơi của chúng mình là “Hiện tượng tự nhiên ”.
- Bạn nào sẽ làm trưởng trò?
- Mời trưởng trò lên điều khiển giờ chơi nào.
Góc phân vai
- Góc phân vai các con chơi trò chơi gì? 
- Chơi mấy gia đình?
- Trong gia đình có những ai?
- Bố làm công việc gì?
- Mẹ làm công việc gì?
- Mẹ sẽ đi đâu để mua thức ăn?
- Vậy các con phải chơi thêm trò chơi gì?
- Bác bán hàng thì phải như thế nào?
- Các con sẽ bán những mặt hàng gì?
- Để góc phân vai thêm vui các con chơi thêm trò chơi gì? 
- Bác sĩ làm công việc gì?
- Bác sĩ khám bệnh như thế nào?
-> Góc phân vai sẽ chơi trò chơi: Gia đình, bán hàng, bác sĩ nhé
Góc xây dựng
- Để xây công viên nước thì các con chơi trong góc nào?
- Góc xây dựng cần có những ai để xây?
- Các con dùng gì để xây?
- Các con xây như thế nào?
- Ngoài ra các con phải làm gì?
-> Các bác kỹ sư sẽ xây công viên nước trong góc xây dựng nhé
Góc âm nhạc
- Những bạn muốn trở thành ca sĩ tí hon thì chúng ta sẽ chơi ở góc nào ?
- Góc âm nhạc sẽ chơi gì nào?
-> Góc âm nhạc các con sẽ trang trí dụng cụ âm nhạc, múa hát về chủ đề 
Góc sách truyện
- Góc sách truyện các con chơi gì?
-> Góc sách truyện các con sẽ xem sách truyện và làm album về chủ đề
Góc tạo hình
- Những bạn khéo tay chơi ở góc nào? 
- Góc tạo hình chúng ta sẽ chơi gì ? 
-> Góc tạo hình các con sẽ tô màu, vẽ, nặn, xé dán về chủ đề
Góc thiên nhiên
- Bạn yêu thiên nhiên sẽ chơi góc nào?
- Góc thiên nhiên các con chơi gì?
-> Góc thiên nhiên các con sẽ chơi với cát, sỏi, đá, chăm sóc vườn hoa.
-> Các bạn đã biết chủ đề chơi, góc chơi, tên trò chơi trong các góc rồi. Chúng mình sẽ quan sát thật kỹ và chọn cho mình góc chơi, trò chơi mình thích nhé!
2.Hoạt động 2. Qúa trình chơi
- Cho trẻ về góc chơi trẻ thích
- Cô nhắc trẻ bầu trưởng nhóm phân vai chơi cho nhau và thực hiện đúng hành động vai đã nhận và lấy đồ chơi ra chơi, nhắc trẻ bày đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp giữ gìn đồ dùng trong khi chơi.
- Cô bao quát các nhóm gợi ý giúp đỡ trẻ nếu cần thiết, đặt câu hỏi để trẻ nói lên HĐ cá nhân, KK các nhóm chơi sáng tạo và tạo SP đẹp trong quá trình chơi trưởng nhóm bao quát các bạn
- KK trẻ chuyển góc chơi nếu trẻ có nhu cầu
3.Hoạt động 3. Nhận xét sau khi chơi
- Trẻ nhận xét hành động vai đã thực hiện của mình và của bạn. 
- Tập trung trẻ tại góc XD thăm quan công trình.
- Cô nhận xét tồn tại, tuyên dương ưu điểm 
- Cho trẻ cất đồ chơi.
Cả lớp hát
Trẻ trả lời
2,3 trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Cả lớp trả lời
Cả lớp trả lời
Cá nhân trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Cả lớp trả lời
2,3 trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Cá nhân trẻ trả lời
Trẻ đua ra ý kiến 
Trẻ lắng nghe
Cá nhân trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ hoạt động tích cực ở các góc
Trẻ lắng nghe
***************************************
HOẠT ĐỘNG HỌC
 Thứ 2 ngày 18 tháng 03 năm 2019
 GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
 Hoạt động : Làm quen tiếng Việt
 Đề tài: Trò chuyện mở chủ đề
I. Mục đích yêu cầu	
1. KiÕn thøc 
- Trẻ biết trò chuyện về chủ đề, biết tên chủ đề lớn và các chủ đề nhỏ. Trả lời được câu hỏi của cô
2. Kĩ năng
- Phát triển ngôn ngữ, rèn khả năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ qua đàm thoại.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
4. Dự kiến % trẻ đạt
- 85% trẻ thực hiện đạt yêu cầu.
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng cô: Tranh ảnh về chủ đề: “hiện tượng tự nhiên”.Nhạc bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”
- Không gian trong lớp học
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú
- Cho trẻ hát “Cho tôi đi làm mưa với”.
- Chúng mình vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về điều gì?
- Hôm nay cô và các con sẽ cùng tìm hiêu về một chủ đề mới, đó là chủ đề Hiện tượng tự nhiên.
2. Hoạt động 2: Làm quen tiếng Việt
+ Trò chuyện mở chủ đề:
- Cho trẻ đọc tên chủ đề 
- Con biết gì về chủ đề chúng ta sẽ học nào?
- Nước có ở những đâu?
- Nước có lợi ích gì?
- Cho trẻ quan sát một số hình ảnh về ao, hồ...
-> Nước có ở ao, hồ, sông... nước rất có ích cho con người, động vật và cây cối. Tuần này cô và các con sẽ cùng tìm hiểu về chủ đề nhỏ “Nước và ích lợi của nước” nhé! (Cho trẻ đọc tên chủ đề nhỏ)
- Các con biết gì về các hiện tượng tự nhiên?
- Cho trẻ quan sát một số hiện tượng tự nhiên
- Một năm có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
-> Cô khái quát
- Giáo dục trẻ 
3. Hoạt động 3: Kết thúc bài
- Cô nhận xét giờ học, tuyên dương trẻ.
Trẻ hát
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ đọc
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát tranh, nghe cô giới thiệu.
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe và trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN KNS-KNXH
Đề tài: Dạy trẻ sử dụng tiết kiệm nước
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết lợi ích của nước trong sinh hoạt, trong lao động và sản xuất
- Nhận biết được một số nguy cơ và tác hại khi sử dựng nước lãng phí. Biết được hành vi nên làm và không nên làm khi sử dụng nước
2. Kỹ năng 
- Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định
- Phân biệt được hành vi nên làm, không nên làm trong việc sử dụng điện, nước
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước hiệu quả ở mọi lúc mọi nơi
- Trẻ hưởng ứng thích thú trong việc tiết kiệm nước
4. Dự kiến % trẻ đạt 
- 80 – 90 % trẻ đạt yêu cầu
II. Chuẩn bị 
- Đồ dùng của cô: Giáo án điện tử
- Đồ dùng của trẻ: Bàn, ghế
- Không gian lớp học sạch sẽ.
III. Hướng dẫn thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Các con đang học chủ đề gì?
- Trò chuyện dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động 2: Phát triển bài
* Lợi ích của nước
- Nước có lợi ích gì trong cuộc sống?
- Cho trẻ xem hình ảnh (nước dùng để uống, đánh răng, tắm, rửa tay, rửa rau. Nước để nuôi cá, tưới hoa, rửa bát)
- Nếu không có nước điều gì sẽ xảy ra? (Cho trẻ xem hình ảnh nhiều nơi không có nước ( Cá chết, cây cối bị héo, đất khô cằn..))
- Xem những hình ảnh đó con cảm thấy như thế nào?
- Chúng ta đã rất may mắn là đã được sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt. Vậy để  có nguồn nước sạch và nhiều chúng ta phải làm gì?
* Giáo dục trẻ tiết kiệm nước
- Con làm gì để tiết kiệm nước khi sử dụng?
(Chỉ ra những việc nên làm khi sử dụng nước trong hình để tiết kiệm nước)
(Chỉ ra những việc không nên làm khi sử dụng nước trong hình)
- Khi ở trường mầm non chúng ta làm gì để tiết kiệm nước?
  Để tiết kiệm nước, khi rửa tay chúng ta vặn nhỏ vừa đủ rửa tay, uống nước bằng nào thì lấy bằng đó..
→ Tiết kiệm nước là việc làm cần thiết của mỗi người, không chỉ mình cần nước để dùng mà cần nhiều người khác cũng cần nước để dùng nữa vậy các con hãy cùng
lắng nghe thông điệp và cùng truyền tải tới mọi người rằng “ Hãy tiết kiệm nước”
3. Hoạt động 3: Kết thúc bài
- Cho trẻ hát Cho tôi đi làm mưa với, ra ngoài rửa tay
Trẻ trả lời cô
Trẻ lắng nghe
2 trẻ trả lời
Trẻ quan sát
4 trẻ trả lời
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe, trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát hình ảnh
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ hát
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Đề tài: HĐCCĐ: Xếp hột hạt con suối
 TCCL: Trời nắng trời mưa 
 Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức 
- Trẻ biết xếp hình con suối bằng hột hạt. Hiểu LC-CC, biết chơi trò chơi
2. Kỹ năng 
- Phát triển kỹ năng xếp hột hạt, rèn kĩ năng chơi trò chơi
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú trong giờ học
4. Dự kiến % trẻ đạt 
- 80-85% trẻ đạt
II.Chuẩn bị
- Không gian ngoài sân trường sạch sẽ thoáng mát.
- Đồ dùng của trẻ : hạt ngô, phấn, rổ
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. HĐ1: Hoạt động có chủ đích: Xếp hột hạt con suối
- Hôm nay chúng ta thấy ngoài trời như thế nào?
- Các con cùng xếp hột hạt hình con suối nhé 
- Cô cho trẻ xếp
- Con xếp gì nào?
- Con xếp như thế nào?
- Con xếp bằng những nét gì?
- Cô giáo dục trẻ
2. HĐ2: TCCL: Trời nắng- trời mưa
- Cách chơi: 
Cô: Trời nắng
Trẻ: đội nón ( Hai tay giơ cao lên đầu, chụm các ngón tay lại với nhau)
Cô: trời mưa 
Trẻ: che ô ( Ngửa lòng bàn tay lên phái trên)
Cô: mưa nhỏ
Trẻ: tí tách tí tách ( hai ngón trỏ đập vào nhau)
Cô: mưa to
Trẻ: Lộp độp, lộp độp ( Hai tay vỗ vào nhau)
Cô: sấm
Trẻ: Đùng (Nắm tay trái lại và giơ cao lên đầu)
Cô: Chớp
Trẻ: Đoàng ( Nắm tay phải và giơ cao lên đầu)
- Tiến hành cho trẻ chơi
3. HĐ3: Chơi tự do và kết thúc
- Chơi tự do
- Nhận xét, tuyên dương
Cả lớp trả lời
Trẻ xếp
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Cả lớp chơi
Cả lớp chơi tự do theo ý thích 
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
LQKTM: Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi Thổi nước ra khỏi chai
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết cách chơi trò chơi biết lấy hơi thổi nước ra khỏi chai
II. Chuẩn bị
- Một chai không, một ống nhựa để thổi vào 1 chậu nước đầy
III. Tổ chức thực hiện	
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Hướng dẫn LC – CC
- Cô giới thiệu tên trò chơi 
- Cô nêu cách chơi: Đặt chai nằm nghiêng trong chậu nước cho nước tràn vào chai, khi chai đầy nước úp ngước chai sao cho miệng chai tiếp xúc với đấy chậu, nước vẫn ở trong chai
+ Ngậm miệng vào 1 ống nhựa đã chuẩn bị, luồn đầu kia vào ống nhựa vào miệng chai và thổi mạnh
+ Cho trẻ quan sát nhận xét hiện tượng gì đã sảy ra
+ Cho trẻ suy đoán, lí giải theo cách hiểu của trẻ vì sao có hiện tượng đó? Tại sao nước ra khỏi chai
+ Sau đó cô giải thích nước ra khỏi chai là do không khí được thổi vào chai chiễm chỗ
* Hoạt động 2: Tổ chức cho trẻ chơi
- Cho trẻ chơi 3- 4 lần.
- Cô bao quát, khuyến khích trẻ chơi.
* Hoạt động 3: Nhận xét sau khi chơi
- Cô nhận xét tồn tại, tuyên dương ưu điểm của trò chơi .
Trẻ lắng nghe. 
Trẻ nghe, hiểu cách chơi, 
Trẻ chơi.
Trẻ lắng nghe.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
* Tình trạng sức khỏe trẻ
* Trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ
* Kiến thức và kĩ năng của trẻ
***************************************
Thứ 3 ngày 19 tháng 02 năm 2019
 GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
 Hoạt động: Làm quen tiếng việt
 Đề tài: LQT: Nước sông, nước suối
I. Môc đích yêu cầu
1. KiÕn thøc 
- Trẻ nhận biết, đọc to, rõ ràng các từ “Nước sông, nước suối”. Trả lời được các câu hỏi của cô, biết cách chơi trò chơi
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng đọc to, rõ ràng. Trả lời rõ ràng, mạch lạc các câu hỏi của cô.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động
4. Dự kiến % trẻ đạt
- 95% trẻ thực hiện đạt yêu cầu.
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô: Hình ảnh nước sông, nước suối
- Không gian trong lớp học 
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú 
- Các con đang học chủ đề gì?
- Nước có ở đâu?
- Dẫn dắt vào bài
2. Hoạt động 2: Làm quen từ tiếng Việt
* Làm quen từ: Nước sông
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh nước sông
- Đây là gì?
- Cô đọc mẫu: Nước sông
- Cho trẻ đọc dưới nhiều hình thức (tổ,nhóm,cá nhân).Cô sửa sai cho trẻ
* Làm quen từ: Nước suối
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh nước suối
- Cô có hình ảnh gì đây?
- Cô đọc mẫu: Nước suối
- Cho trẻ đọc dưới nhiều hình thức (tổ,nhóm,cá nhân)Cô sửa sai cho trẻ
3. Hoạt động 3: Củng cố, kết thúc bài
Trò chơi: Thi xem ai nói nhanh?
- LC-CC: Khi hình ảnh nào xuất hiện thì chúng mình cùng đọc to tên hình ảnh đó, bạn nào đọc chưa đúng sẽ phải thực hiện một yêu cầu của cả lớp.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô chú ý động viên trẻ.
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời
Trẻ đọc dưới các hình thức
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời
Trẻ đọc dưới các hình thức
Trẻ lắng nghe LC-CC
Trẻ chơi
GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Hoạt động: Tạo hình
Đề tài: Xé dán ông mặt trời (Mẫu) 
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết gấp giấy, xé lượn vòng tròn tạo thành mặt trời, và xé các tia nắng, biết sắp xếp bố cục bức tranh cho phù hợp.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng xé dán, sự khéo léo của đôi tay. Phát triển trí tưởng tượng của trẻ
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú trong giờ học
4. Dự kiến % trẻ đạt
- 80- 85 % trẻ đạt
II. Chuẩn bị 
- Đồ dùng của cô: Tranh mẫu xé ông mặt trời, giấy màu, keo dán
- Đồ dùng của trẻ: Giấy màu, keo dán, rổ
- Không gian trong lớp học
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Đọc thơ cho trẻ nghe “Ông mặt trời óng ánh”
- Các con vừa nghe bài thơ gì?
- Bài thơ mói về điều gì?
- Bài thơ miêu tả về ông mặt trời và tình cảm thân thiết giữa ông mặt trời và em bé giống như tình cảm hai ông cháu trong gia đình. Ngày hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con xé dán ông mặt trời nhé
2. Hoạt động 2: Phát triển bài
 * Quan sát, đàm thoại
- Cô treo tranh và hỏi trẻ: Cô có tranh xé dán gì đây?
- Ai có nhận xét gì về bức tranh này?
- Cho trẻ nêu ý kiến, nhận xét về hình ảnh, bố cục, màu sắc...
- Cô tổng hợp ý kiến.
* Làm mẫu
- Cô có tờ giấy, cô sẽ xé bấm nhích dần để được hình tròn tạo thành ông mặt trời. Cô dùng các tờ giấy màu khác xé các tia nắng.
- Sau khi xé xong cô bôi keo vào mặt sau của ông mặt trời rồi dán vào chính giữa tờ giấy. Tiếp đó cô bôi keo vào các tia nắng và dán vào xung quanh ông mặt trời.
- Cho một vài trẻ nêu cách xé, dán
* Trẻ thực hiện 
- Cho trẻ thực hiện
- Gợi ý cho những trẻ còn lúng túng
- Khuyến khích trẻ xé , dán sáng tạo, bố cục bức tranh hợp lý, màu sắc hài hoà
- Nhắc nhở trẻ ngồi đúng tư thế
* Nhận xét trưng bày sản phẩm
- Trẻ lên trưng bày sản phẩm
- Cho trẻ lên nhận xét bài của mình của bạn
- Bài nào đẹp? Bài nào chưa đẹp? Vì sao?
- Cô nhận xét sản phẩm
Hoạt động 3: Kết thúc bài
- Cho trẻ cất dọn đồ dùng và ra chơi
Trẻ lắng nghe
Cả lớp trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ quan sát, trả lời
Trẻ nêu nhận xét
Trẻ lắng nghe
Trẻ quan sát và lắng nghe
Trẻ nêu
Trẻ thực hiện
Trẻ trưng bày và nhận xét
Trẻ lắng nghe
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Đề tài: HĐCCĐ: Dạo chơi hát ca Cho tôi đi làm mưa với
 TCCL: Lộn cầu vòng
 Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức 
- Trẻ biết dạo chơi

File đính kèm:

  • docnuoc va ich loi cua nuoc_12554926.doc
Giáo Án Liên Quan