Giáo án mầm non lớp lá - Vận động: Đi nối bàn chân tiến lùi - Trò chơi: Kéo co

I> Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên động tác

- Biết thực hiện đúng động tác

2. Kỹ năng

- Trẻ nắm được kỹ năng động tác

- Biết kết hợp các động tác nhịp nhàng

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú với giờ thể dục

II> Chuẩn bị

- Lớp học sạch sẽ thoáng mát

- Hai băng giấy dán quy định đường đi

- Mức vạch chuẩn

III> Cách tiến hành

 

docx12 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 10845 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Vận động: Đi nối bàn chân tiến lùi - Trò chơi: Kéo co, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 21 tháng 09 năm 2015
Giáo án PTVĐ
Tên vận động: Đi nối bàn chân tiến lùi
Trò chơi: Kéo co
Lớp: Mẫu giáo lớn(5 - 6 tuổi)
Thời gian: 25 - 30 phút
Ngày thực hiện:
Người thực hiện:
I> Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên động tác
- Biết thực hiện đúng động tác
2. Kỹ năng
- Trẻ nắm được kỹ năng động tác 
- Biết kết hợp các động tác nhịp nhàng
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú với giờ thể dục
II> Chuẩn bị
- Lớp học sạch sẽ thoáng mát
- Hai băng giấy dán quy định đường đi
- Mức vạch chuẩn
III> Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Khởi động
Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi kiễng chân-> đi thường->đi gót chân->đi thường->đi khom lưng->đi dậm chân->chạy chậm->chạy nhanh->chạy chậm->về đội hình dọc->hàng ngang->tập BTPTC
2. Trọng động
* BTPTC
- ĐTT: Tay đưa ra phía trước đưa lên cao( 4 x 8 nhịp)
- ĐTC: Đưa chân ra phía trước lên cao(2 x 8 nhịp)
- ĐTB: Đừng quay người sang 2 bên ( 2 x 8 nhịp)
- ĐTB:Bật tiến về phía trước( 2 x 8 nhịp)
* VĐCB
Hôm nay cô sẽ dạy lớp mình 1 bài VĐ mới mang tên " Đi nối bàn chân tiến, lùi" Cả lớp quan sát cô làm mẫu nhé
- Lần 1 : Cô làm mẫu không giải thích
- Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp giải thích. Cô đứng TTCB 2 tay thả xuôi, đứng 2 chân bằng nhau trước vạch chuẩn. Khi nghe hiệu lệnh thì chân trái tiến lên nối vào mũi bàn chân phải sau đó chân phải tiến lên nối tiếp vào mũi bàn chân trái. Đi thẳng sao cho gót bàn chân nọ chạm vào mũi bàn chân kia cứ thế đi cho đến hết băng giấy.
- Lần 3: Cô mời 1 trẻ lên thực hiện, cô và cả lớp cùng quan sát và nhận xét
- Cho trẻ thực hiện 2 lần
+ Lần 1: Từng trẻ lên thực hiện
+ Lần 2: Chia trẻ thành 2 đội cho thi với nhau
- Trong khi trẻ tập cô quan sát và sửu sai cho trẻ
- Cô hỏi lại trẻ tên VĐ 
* Trò chơi: Kéo co
- Cô chia lớp thành 2 đội, cô phổ biến luật chơi và cách chơi
- Cho trẻ chơi 3 - 4 lần
- Trong khi trẻ chơi cô quan sát và nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi
3. Hồi tĩnh
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh lớp
Trẻ đi các kiểu đi
Trẻ tập BTPTC
Trẻ quan sát
Trẻ thực hiện
Trẻ chơi TC
Ngày 22 tháng 09 năm 2015
Giáo án làm quen văn học
Thơ: Bàn tay cô giáo
Lớp: Mẫu giáo lớn(5 - 6 tuổi)
Thời gian: 25 - 30 phút
Ngày thực hiện:
Người thực hiện:
I> Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả
- Trẻ thuộc bài thơ và đọc diễn cảm bài thơ
2. Kỹ năng
- Phát triển ngôn ngữ, trẻ hứng thú khi đọc thơ, đọc rõ lời 
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú với giờ học
II> Chuẩn bị
- Tranh bài thơ
- Sắc xô, lớp học rộng rãi, sạch sẽ
III> Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Khởi động
- Hàng ngày các con được bố mẹ đưa đến trường ở với cô vậy các con có biết công việc của các cô là gì không?
- Dạy dỗ các con như thế nào?
-> À! Cô giáo vừa dạy dỗ các con học vừa chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ. Cô có bài thơ nói về cô giáo, bài thơ đó nói về những công việc cô giáo làm hàng ngày giúp cho chúng ta ngoan ngoãn hơn, học giỏi hơn đấy. Đó là bài " Bàn tay cô giáo". Để hiểu hơn về bài thơ này thì chùng mình cùng lắng nghe cô đọc trước nhé.
2. Bài mới
- Cô đọc lần 1: Giọng diễn cảm
- Cô đọc lần 2: Đọc kết hợp với tranh minh họa
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ
+ Chúng mình vừa được đọc bài thơ gì, do ai sáng tác?
- Bài thơ nói về ai?
- Công việc của cô giáo như thế nào?
-> Bài thơ " Bàn tay cô giáo" nói về 1 cô giáo có bàn tay rất khéo léo và luôn yêu thương chăm sóc các bạn nhỏ như tết tóc, vá áo......Cho nên các con đến lớp học thật giỏi, ngoan ngoãn và vâng lời cô dạy nhé
- Cho trẻ đọc thơ
+ Cho cả lớp đọc 3 - 4 lần
+ Cho tổ, tốp, cá nhân đọc
- Trong lúc trẻ đọc thơ cô chú ý sủa sai những trẻ đọc sai câu, sai từ, đọc ngọng
- Khuyến khích trẻ đọc diễn cảm, ngắt nhịp đúng
- Cho trẻ đọc tốt bài thơ đứng lên đọc cho cô và cả lớp cùng nghe
3. Kết thúc
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ
Trẻ hát cùng cô
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ đọc thơ
Ngày 23 tháng 09 năm 2015
Giáo án âm nhạc
DH: Trường mẫu giáo yêu thương
NH: ĐI học
TC: Đi theo tiếng nhạc
Lớp: Mẫu giáo lớn(5 - 6 tuổi)
Thời gian: 25 - 30 phút
Ngày thực hiện:
Người thực hiện:
I> Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả
- Trẻ thuộc bài hát, hiểu được nội dung bài hát
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng ghi nhớ ỏ trẻ
- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ
- Rèn phản xạ nhanh khi chơi trò chơi
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú với giờ học
II> Chuẩn bị
- Đàn organ, âm nhạc bài hát Trường mẫu giáo yêu thương, đi học
và 1 số bài hát phục vụ cho trò chơi
- Sắc xô, lớp học rộng rãi, sạch sẽ
III> Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức
Cô cùng trẻ đọc bài thơ" Bạn mới" và trò chuyện về chủ đề
- Các con vừa được đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Con giáo dạy con làm cái gì?
=> Khi đén lớp cô dạy chúng mình múa, hát rất là vui đúng không nào?
2. Bài mới
- Hôm nay cô có 1 bài hát rất hay muốn giới thiệu với chúng mình đó là bài hát" Trường mẫu giáo yêu thương" 
- Muốn biết bài hát này như thế nào cả lớp mình cùng nghe cô hát trước nhé
- Cô hát lần 1: giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
- Cô hát lần 2 kết hợp với động tác minh họa+ đàn organ
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát
+ Vừa rồi cô hát cho cả lớp mình nghe bài hát gì? do ai sáng tác
+ Bài hát nói về điều gì?
=> Bài hát nói về nội dung các bạn trẻ đến lớp học , hát rất hay nên được mẹ và cô khen đấy
 - Cho trẻ hát 3 -4 lần
- Cho tổ , tốp, cá nhân hát
- Chia lớp thành 3 đội cho hát thi với nhau
- Trong khi trẻ hát cô chú ý sửa sai từ và lời bà hát nếu có
- Khuyến khích những trẻ nhút nhát
* Trò chơi: Đi theo tiếng nhạc
- Cô nêu luật chơi, cách chơi cho trẻ
- Cho trẻ chơi 3 - 4 lần
- Trong khi trẻ chơi cô quan sát, cho trẻ chơi lại nếu trẻ đoán sai
3. Kết thúc
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ
Trẻ đọc bài thơ
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ hát
Trẻ chơi trò chơi
Ngày 24 tháng 09 năm 2015
Giáo án môi trường xung quanh
Lớp Mẫu giáo lớn của tôi
Lớp: Mẫu giáo lớn(5 - 6 tuổi)
Thời gian: 25 - 30 phút
Ngày thực hiện:
Người thực hiện:
I> Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- TTrẻ biết gọi tên, miêu tả những nét nổi bật của 1 số bạn trong lớp
- Biết các góc chơi và hoạt động 1 ngày ở lớp
2. Kỹ năng
- Biết ghép đppo để chơi " Tìm bạn"
- Biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc để nói về mình, về bạn và các hoạt động mà trẻ biết
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú với giờ học
- Đoàn kết với các bạn lễ phép với cô giáo
- Biết giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp
II> Chuẩn bị
- Một số tranh ảnh của lớp mầm non
III> Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ vận động theo bài " Trường chúng cháu là trường mầm non"
- ĐÀm thoại với trẻ về nội dung bài hát
- Vừa rồi chúng ta hát bài hát gì đấy? Do ai sáng tác
- Bài hát nói lên điều gì?
- Trường mình có tên là gì?
- Lớp mình tên như thế nào?
- Lớp mình có những ai?
2. Bài mới
- Hôm nay chúng mình cùng cô tìm hiểu về lớp học mẫu giáo lớn của chúng mình nhé?
- Cô đưa tranh lên cho cả lớp xem
- Hỏi trẻ về nội dung bức tranh
- Cả lớp xem cô có bức tranh gì đây?
- Các bạn trong bức tranh đang làm gì?
- Đây là ai?
- Cô giáo đang làm gì?
Các con xem ngoài cô và các bạn trong lớp học của mình còn có những gì?
- Bạn nào giỏi kể cho cô nghe 1 ngày ở lớp chúng mình được làm những gì?
- Các bạn học chung 1 lớp gọi là gì?
- Tại sao lại gọi là bạn?
- COn mấy tuổi rồi?
- Còn các bạn cùng tuổi mà học khác lớp gọi là gì?
=> Lớp mình giỏi quá, khi đến lớp chùng mình được chơi cùng bạn, cùng cô và tham gia các hoạt động của lớp học. Ngoài ra chũng mình còn được làm quen và chơi với rất nhiều bạn bè nữa. Các bạn cùng 1 lớp chơi chung với nhau chúng mình phải biết đoàn kết yêu thương nhau.
3. Kết thúc
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ
Trẻ hát cùng cô
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Ngày 25 tháng 09 năm 2015
Giáo án tạo hình
Vẽ chân dung cô giáo của em
Lớp: Mẫu giáo lớn(5 - 6 tuổi)
Thời gian: 25 - 30 phút
Ngày thực hiện:
Người thực hiện:
I> Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết xé sử dụng các nét ong, nét nghiêng để vẽ được chân dung cô giáo
2. Kỹ năng
- Trẻ biết sử dụng kỹ năng đơn giản để vẽ các nét cong, nét ngang, nét xiên
- Sử dụng màu vẽ hợp lý để tạo ra sản phẩm
- 3. Thái độ
- Trẻ hứng thú với giờ học
- Giữu gìn sản phẩm của mình và của bạn
II> Chuẩn bị
- Tranh mẫu 
- Sáp màu, rổ đưng sáp , giấy A4, 
III> Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ đọc bài thơ " Bàn tay cô giáo:
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ
- Hình ảnh của cô giáo trong bài thơ được miêu tả như thế nào?
- Ngoài ra ở lớp cô giáo còn làm những công việc gì?
- Hôm nay chùng mình hãy dùng những đôi tay khéo léo để vẽ chân dung cô giáo mà chùng mình yêu quý nhé?
- 2. Bài mới
- Cho trẻ xem tranh mẫu 
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bức tranh
+ Cả lớp mình xem tranh cô có gì nào?
+ Hình ảnh cô giáo trong bức tranh như thế nào?
+ Các con muốn có 1 bức tranh giông như cô không?
- Bây giờ cả lớp cùng xem cô vẽ mẫu nhé
- Các con đặt dọc tờ giấy trước mặt, đầu tiên vẽ khuôn mặt to giữa giấy sau đó vẽ cổ, mình , mái tóc và mắt mũi miệng. Vẽ xong chúng mình tô màu cho thật đẹp
- Cô hỏi ý định của trẻ muốn vẽ cô nào, vẽ như thế nào?
- Cô nhắc lại trẻ cách cầm bút, cách vẽ
- Cô phát NVL cho trẻ và cho trẻ thực hiện
- Gợi ý ý tưởng cho trẻ nếu trẻ vẫn chưa biết cách thực hiện
- Cho trẻ thực hiện
- Trong lúc trẻ thực hiện cô quan sát, bắt tay và sửa sai cho trẻ
- Khuyến khích những trẻ nhút nhát, yếu kém
- Nhắc trẻ bôi ít keo để tránh làm hỏng sản phẩm
- Khi trẻ thự hiện xong cô cho trẻ trưng bày sản phẩm
- Cô hỏi trẻ ý tưởng về bài của mình, hỏi trẻ thích sp nào nhất, vì sao
3. Kết thúc
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ
Trẻ hát cùng cô
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát
Trẻ thực hiện

File đính kèm:

  • docxChu_de_Truong_Mam_Non.docx
Giáo Án Liên Quan