Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đê: Cây và những bông hoa đẹp

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ( về sức khỏe,tâm lý của trẻ,thói quen của trẻ).

- Cho trẻ quan sát tranh ảnh một số loại cây,hoa,rau củ,quả có trong lớp.

- Kể tên một số loại rau,hoa,củ, quả mà trẻ biết.

- Trò chuyện về một số đồ chơi ở lớp.

- Cho trẻ chơi theo ý thích.

- Tập 4 – 5 động tác phát triển nhóm cơ: Hô hấp, cơ tay, cơ lưng bụng, và chân

- “Sáng dậy sớm”, “Gieo hạt”.

 

doc34 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đê: Cây và những bông hoa đẹp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THÁNG 12 LỨA TUỔI NHÀ TRẺ 24 – 36 THÁNG
(TGTH: Từ 19 / 12 – 14 / 01 / 2016)
CHỦ ĐÊ: CÂY VÀ NHỮNG BÔNG HOA ĐẸP.
(GV: Nguyễn Thị Quỳnh Anh)
Hoạt động
Tuần I
Nhà bé có những cây gì?
(từ 19 – 24/ 12)
Tuần II
Các loại hoa
(từ 26/12 – 31/12)
Tuần III
Các loại quả.
(từ 02/01- 07/01)
Tuần IV
Rau xanh và các loại củ.
(từ 09/01 – 14/01)
Đón trẻ, trò chuyện
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ( về sức khỏe,tâm lý của trẻ,thói quen của trẻ).
- Cho trẻ quan sát tranh ảnh một số loại cây,hoa,rau củ,quả có trong lớp.
- Kể tên một số loại rau,hoa,củ, quả mà trẻ biết.
- Trò chuyện về một số đồ chơi ở lớp.
- Cho trẻ chơi theo ý thích...
TD sáng 
- Tập 4 – 5 động tác phát triển nhóm cơ: Hô hấp, cơ tay, cơ lưng bụng, và chân
- “Sáng dậy sớm”, “Gieo hạt”.
Chơi
tập
có
chủ
đích
Thứ 2
Nhận biết tập nói
- Trò chuyện về một số loại cây ( cây chuối, cây bưởi ).
Nhận biết tập nói
- Trò chuyện về một số đặc điểm của hoa hồng, hoa cúc.
Nhận biết tập nói:
- Trò chuyện về một số đặc điểm các loại quả ( cam, chuối)
Nhận biết tập nói
- Trò chuyện về một số loại rau củ (rau cải, rau muống)
Thứ 3
Hoạt động vui chơi
- Dán cây xanh
Hoạt động vui chơi
- Trang trí cành cây.
Hoạt động vui chơi
- Dán quả to, nhỏ.
Hoạt động vui chơi
-Nặn quả cam.
Thứ 4
PTTC
- BTPTC: Ồ sao bé không lắc.
- VĐCVĐ: bật vào ô.
- TCVĐ: Cây đung đưa.
PTTC
- BTPTC: Ồ sao bé không lắc.
- VĐCB: Tung bóng qua dây.
- TCVĐ: Nu na nu nống.
PTTC
- BTPTC: tập với quả
- VĐCB: Bò trong đường hẹp.
-TCVĐ: Hái quả.
PTTC
- BTPTC: tập với vòng.
- VĐCB: Bật xa bằng hai chân.
Thứ 5
PTNN 
- Thơ: “ Cây dây leo” 
PTNN
- Thơ: “Hoa kết trái”.
PTNN
- Thơ: “Quả thị”
PT NN
- Thơ: “Bắp cải xanh”
Tg: Phạm Hổ.
Thứ 6
ÂM NHẠC
* NDTT: Dạy hát
- Con chim hót trên cành cây. 
* NDKH: Nghe hát 
- Em yêu cây xanh.
ÂM NHẠC
* NDTT: Dạy hát
- Màu hoa.
* NDKH: Nghe hát
-Hoa bé ngoan.
ÂM NHẠC
* NDTT: Dạy hát: “Con chim trên cành cây”
*NDKH: Nghe hát: “Lý cây xanh”
ÂM NHẠC
* NDTT: Dạy hát
- “Bắp cải xanh”
* NDKH: Nghe hát
- Bầu và bí.
Thứ 7
Tạo hình.
 Dán quả lên cây.
Tạo hình.
-Dán hoa lên cây.
Tạo hình.
- Ôn dán quả to, quả nhỏ.
Tạo hình.
- Di màu xanh, đỏ. (quả cà chua, rau bắp cải)
Chơi 
tập 
các
 góc
- HĐVĐV: Chơi với đồ chơi – Cầm ,nắm,sờ,nắn,quan sát,chơi cùng với đồ chơi bóng,vòng,
- TC thao tác vai: Chơi đồ chơi gia đình , xúc cho em ăn, mặc quần áo cho búp bê,
- Góc vận động: chơi với bóng , Chơi với vòng .
- Xếp hình, di màu tranh, nặn theo ý thích.
- Xây dựng,xếp bàn, ghế giường giúp búp bê.
- Cùng cô cất gọn đồ chơi sau khi chơi.
Hoạt 
động 
ngoài 
trời
- Trò chuyện về đồ chơi ngoài trời
- Quan sát cảnh ngoài sân trường
- Quan sát thiên nhiên: Thời tiết, hiện tượng nắng, mưa
- Quan sát các loại cây quanh sân trường, trò chuyện về cách chăm sóc, bảo vệ cây
- Tập tưới cây, nhổ cỏ. Nhặt lá, xếp lá
- TC: “Cây cao, cỏ thấp”, “Gieo hạt”.
- Chơi tự do, Chơi đồ chơi ngoài trời
-TCVĐ: Rồng rắn lên mây, bóng tròn to,về đúng nhà (nhà bạn trai,bạn gái), dung dăng dung dẻ
- Chơi với phấn, chơi tự do
Chơi - tập buổi chiều
- Chơi trò chơi dân gian: Những ngón tay khéo léo, kéo cưa lừa xẻ, tập tầm vông,
 - Chơi trò chơi vận động: con bọn dừa, về đúng nhà,
- Nghe kể chuyện, đọc thơ, hát,
- Tập tự phục vụ: Tự cất gối,tập lau tay,tập cầm cốc uống nước không làm đổ ra sàn.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC TUẦN I
(Từ 19- 24/12)
 Thứ 2: Ngày 19/ 12 
Tên HĐ
Mục đích –yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Nhận biết tập nói
- Trò chuyện về một số loại cây( cây bưởi, cây chuối).
- TC: Gieo hạt
1- Kiến thức
- Trẻ biết tên gọi một số đặc điểm đặc trưng của cây bưởi, cây chuối (rễ,thân, lá, hoa, quả)
- Trẻ biết cây bưởi cây chuối là cây ăn quả
2- Kỹ năng	
- Trẻ có kĩ năng quan sát, nhận biết, phân biệt các loại cây như (Cây bưởi, cây chuối)
3- Thái độ
- Trẻ biết yêu quý và bảo vệ cây xanh.
- Hứng thú chơi các trò chơi.
- Nhạc bài hát: lý cây xanh,trồng cây
- Tranh về cây chuối,cây bưởi. 
1: Ổn định tổ chức 
- Cho trẻ vận động theo lời bài hát: “ Em yêu cây xanh”
- Hỏi trẻ:
+ Các con vừa được nghe bài hát gì?
- Cây còn cho chúng mình những gì?
- À đúng rồi cây cho hoa, quả chín trên cành, cây còn cho ta cả bóng mát nữa đấy!
- Để các con có những hiểu biết về các loại cây sau đây chúng ta cùng khám phá nhé.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức
* Cho trẻ quan sát tranh cây bưởi
- Hỏi trẻ:
+ Đây là cây gì?
- Cho trẻ gọi tên, cho tổ nhóm, cá nhân gọi tên
+ Cây bưởi có những đặc điểm gì?( Cô chỉ vào rễ cây, thân cây,lá cây,hoa,quả cho trẻ quan sát)
+ Rễ cây bưởi như thế nào?
+ Thân cây có màu gì?
+ Lá cây như thế nào?ở nhà mẹ thường dùng lá bưởi để làm gì?
+ Hoa bưởi có màu gì?mùi gì?
+ Quả bưởi có hình gì?
* Cô khái quát: Cây bưởi là cây ăn quả, thân cây có màu nâu sần xùi và thi thoảng có gai nhọn, cây bưởi thân cao, có nhiều cành, lá bưởi nhỏ, có mùi thơm còn dùng để đun nước tắm, hoa có màu trắng và có mùi thơm, quả bưởi có hình tròn màu xanh, khi chín có mầu vàng. Múi bưởi có vị chua, ngọt.
* Cho trẻ quan sát cây chuối
-Hỏi trẻ:
+ Đây là câu gì?
- Cho trẻ gọi tên, cho tổ nhóm, cá nhân gọi tên
+ Cây chuối có đặc điểm gì?( cô chỉ vào rễ,thân,lá và quả chuối cho trẻ quan sát)
+ Các con có nhận xét gì về rễ của cây chuối?
+ Thân cây chuối như thế nào?
+ Lá chuối có màu gì?
+Quả chuối có đặc điểm gì?
* Cô khái quát: Cây chuối thân cây to, tròn, lá chuối to dài, cây chuối không có cành mà chỉ có những tầu lá xếp với nhau. Hoa chuối to mỗi cây chỉ có 1 hoa, quả chuối dài được xếp thành từng lải từ trên xuồng dưới, quả chuối khi chín có màu vàng vị ngọt và mùi thơm.
* So sánh:
- Cây bưởi và cây chuối có đặc điểm gì giống và khác nhau?
+ Giống nhau: Đều là cây ăn quả, 
+ Khác nhau:
 - Cây chuối: Thân to tròn, lá to dài, không có cành, có 1 hoa, quả dài xếp thành buồng.
 - Cây bưởi: Có cành, thân có gai, lá nhỏ, có nhiều hoa, hoa màu trắng, quả tròn. 
* Cho trẻ chơi trò chơi: Gieo hạt
3) Kết thúc :
- Cô nhận xét giờ học giờ chơi và động viên khen trẻ.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
 Thứ ba ngày 20/12
Tên hoạt động
Mục đích –yêu cầu
 Chuẩn bị
Cách tiến hành
Hoạt động vui chơi:
“Dán cây xanh”.
1. Kiến thức
- Trẻ biết xé hình cây theo đường viền đã có sẵn 
- Trẻ biết bôi hồ, và dán cây xanh vào trong vở
2. Kĩ năng	
- Trẻ xé hình cây theo đường viền không bị rách.
- Trẻ bôi hồ và dán hình cây vào trong vở đúng cách
3: Thái độ
 - Trẻ giữ gìn sản phẩm
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động
- Vở Bé nhà trẻ chơi với hình và màu
- Hồ dán, tăm bông
1. Ổn định tổ chức
- Cho vận động theo lời bài hát “Em yêu cây xanh” đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát và hướng vào bài mới.
2: Nội dung: Quan sát tranh mẫu. 
- Cô đưa tranh và hỏi trẻ 
+ Trong tranh cô dán cái gì? (Cây)
+ Cây màu gì? (Xanh)
- Để dán được cây như cô các con hãy nhìn cô làm mẫu nhé.
* Cô làm mẫu trẻ quan sát: Xé hình cây ra khỏi tờ giấy màu, xé theo đúng đường viền đã có sẵn. Đặt cây lên bàn, dùng tăm bông chấm hồ dán vào mặt sau (mặt màu trắng), sau đó chấm vào mặt sau của cây, bôi cho hồ lan rộng khắp cây rồi dán vào vở, ấn nhẹ cho cây dính vào giấy. 
* Trẻ thực hiện: Cô quan sát và động viên trẻ. Hướng dẫn những trẻ chưa làm được
b) Nhận xét sản phẩm của trẻ: Cô nhận xét từng sản phẩm của trẻ
3: Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ và chuyển hoạt động
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
 Thứ tư ngày 21/12
 Tên hoạt động
 Mục đích - yêu cầu
 Chuẩn bị
 Cách tiến hành
* PTTC
- BTPTC: “Ồ sao bé không lắc”
* VĐCB: “Bật vào ô”
* TCVĐ: Cây đung đưa 
	 - VĐCB: “Bật vào ô”.	 - TCVĐ: Cây đung đưa.
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên vận động “Bật vào ô”
- Trẻ biết nhảy bật vào ô
2. Kĩ năng
Trẻ nhảy bật vào ô đúng kỹ thuật
3. Thái độ
- Trẻ biết nghe theo hướng dẫn của cô 
- Trẻ hứng thú tham gia vận động 
- Nhạc bài hát Đoàn tàu nhỏ xíu.
- Vòng cho trẻ bật vào
1. Ổn định tổ chức:
- Cô giới thiệu tên vận động “Bật vào ô”
2. Phương pháp, hình thức tổ chức
- HĐ 1: Khởi động
Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi vòng tròn, nhẹ nhàng
- HĐ 2: Trọng động:
* BTPTC: Ồ sao bé không lắc
- Động tác 1: Trẻ đứng tự nhiên khi cô hát trẻ đưa 2 tay ra phía trước sau đó 2 tay cầm tai
- Động tác 2: một tay trẻ chống hông, 1 tay chỉ về phia trước
 Các động tác còn lại tập tương tự động tác 1 - 2
* VĐCB: “Bật vào ô” 
Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích 
Lần 2: Cô làm mẫu và giải thích :
- Ở tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên, hai tay chống hông. Khi có hiệu lệnh “Bật” cô lấy đà bật liên tục vào các ô, chân cô không chạm vào ô. Sau đó bật ra ngoài rồi về đứng cuối hàng. 
Lần 3: Cô mời 1 trẻ lên tập thử nếu trẻ tập được thì cô cho cả lớp, tổ, nhóm lên tập.
* Chú ý: khi trẻ tập cô bao quát và sửa sai cho trẻ 
TCVĐ: Cây đung đưa: Cô giới thiệu cách chơi và chơi cùng trẻ
3 : Hồi tĩnh:	
 – Cho trẻ đi một vài vòng quanh lớp	
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
 Thứ năm ngày 22 / 12
Tên hoạt động
Mục đích –yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
* Phát triển ngôn ngữ: 
*Thơ: Cây dây leo
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả
- Qua bài thơ trẻ biết, cây cần ánh sáng, nắng, gió, để phát triển.
2. Kĩ năng
- Đọc rõ ràng lời bài thơ
- Trả lời rõ ràng 1 số câu hỏi đơn giản của cô.
3: Thái độ :
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
Sile minh họa bài thơ
- Tranh thơ
1: Ổn định tổ chức : 
- Cô cho trẻ xem tranh hình ảnh cây dây leo. Đàm thoại hỏi trẻ
2: Phương pháp, hình thức tổ chức:	
* Đọc thơ: “Cây dây leo” (Tg: Xuân Tửu)
Cô giới thiệu tên bài thơ, tác giả
- Lần 1: Cô đọc không tranh 
- Lần 2: Cô đọc biểu cảm kèm tranh minh họa. 	
* Đàm thoại trích dẫn: Bài thơ nói đến các loại cây sống được là nhờ có nước, ánh nắng mặt trời, cây mới cao lớn khỏe mạnh, nở hoa
+ Cây dây leo
- Lần 3: Cô đọc từng câu 1 và cho trẻ đọc cùng cô 
- Cô cho tổ ,nhóm,cá nhân trẻ đọc 
* Chú ý: Trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ 
3: Kết thúc: Cô nhận xét và chuyển hoạt động 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ sáu ngày 23/12
Tên hoạt động
Mục đích –yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Âm nhạc
* NDTT:
- Daỵ hát “Con chim hót trên cành cây”
* NDKH:
- Nghe hát
 “ Em yêu cây xanh”
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả.
2. Kĩ năng
- Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu bài hát 
- Trẻ nhún nhảy khi nghe cô hát 
3: Thái độ
 - Trẻ yêu thích ca hát 
- Nhạc bài hát “Con chim hót trên cành cây”, “Em yêu cây xanh”
1. Ổn định tổ chức
- Đàm thoại về chủ đề và hướng trẻ vào bài mới
2.Phương pháp,hình thức tổ chức. 	
* Dạy hát : “Con chim hót trên cành cây”, (Tg: Trọng Bằng)
- Lần 1: Cô hát không nhạc kết hợp với cử chỉ điệu bộ 
- Lần 2: Cô hát kết hợp với nhạc và cử chỉ điệu bộ 
* Đàm thoại: Bài hát nói về những chú chim thường đậu trên cành cây hót líu lo vào buổi sáng để gọi các bé dậy đi đến lớp
* Giáo dục trẻ: Biết tưới cây, chăm sóc bảo vệ cây không vặt lá bẻ cành
- Lần 3: Cô hát từng câu một và cho trẻ hát theo cô 
- Cô cho tổ ,nhóm,cá nhân trẻ hát theo cô 
* Chú ý: Trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ 
* Nghe hát: “Em yêu cây xanh”
Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
+ Lần 1: Cô hát kết hợp cử chỉ điệu bộ
- Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
+ Lần 2: Cô cho trẻ xem sile bài hát 
- Đàm thoại nội dung bài hát: Bài hát nói về 1 bạn nhỏ rất thích trồng nhiều cây xanh, để sân trường có nhiều bóng mát, để cho những chú chim nhảy nhót và hót líu lo
+ Lần 3: Cô và trẻ cùng hát và múa theo bài hát
3 .Kết thúc : Cô nhận xét và chuyển hoạt động 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
 Thứ 7: Ngày 24/ 12 
Tên HĐ
Mục đích –yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Tạo hình:
 - Dán quả lên cây.
1- Kiến thức
- Trẻ biết cách xé các quả, biết cách dán lên cây.
2- Kỹ năng	
- Trẻ có kĩ năng chấm hồ và dán quả lên cây.
3- Thái độ
- Trẻ biết yêu quý và bảo vệ cây xanh.
- Hứng thú tham gia học và chơi các trò chơi.
- tranh vẽ cây có tán rộng.
- Quả màu xanh, vàng cắt sẵn, hồ dán, khăn lau.
1: Ổn định tổ chức 
- Cho trẻ vận động theo lời bài hát: “ Em yêu cây xanh”
- Hỏi trẻ:
+ Các con vừa được nghe bài hát gì?
- Cây còn cho chúng mình những gì?
- À đúng rồi cây cho hoa, quả chín trên cành, cây còn cho ta cả bóng mát nữa đấy!
- Sau đây cô và chúng mình sẽ cùng dán những quả chin lên cành cây nhé!
2. Phương pháp, hình thức tổ chức
* Cho trẻ quan sát tranh cô dán mẫu và đàm thoại.
- cô làm mẫu cho trẻ quan sát.
- Cô làm mẫu kèm giải thích: Cô chọn quản chín (vàng), hay quả xanh. cô chấm hồ bằng ngón trỏ và miết cho hồ lan rộng khắp quả và dán vào tán cây trên bức tranh, cô cứ dán như vậy cho các quả khác.
- TRong khi trẻ thực hiện cô chú ý quan sát trẻ và chú ý sửa sai giúp đỡ trẻ.
- Nhận xét: Đánh giá nhận xét, tuyên dương trẻ.
* Cho trẻ chơi trò chơi: Gieo hạt
3) Kết thúc :
- Cô nhận xét giờ học giờ chơi và động viên khen trẻ.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC TUẦN II
Thứ hai ngày 26/12
Tên hoạt động
Mục đích –yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
 NHẬN BIẾT TẬP NÓI
- Trò chuyện về một số đặc điểm của“ Hoa hồng,hoa cúc”.
1. Kiến thức
 - Trẻ biết và gọi tên Hoa hồng, hoa cúc
- Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật của 
- Hoa hồng – Hoa cúc (Hoa hồng có mầu đỏ cánh tròn. Hoa cúc có màu vàng, cánh dài)
2. Kĩ năng
- Trẻ phát âm to, rõ ràng.
- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô 
3. Thái độ
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động trẻ yêu quý các loại hoa .
-Tranh ảnh về hoa hồng,hoa cúc. 
- Hoa hồng, hoa cúc thật (nếu có).
1. Ổn định 
- Cô và trẻ cùng nghe hát và vận động theo bài hát: “Hái hoa”
- Các con vừa nghe bài hát nói về gì?
- À đúng rồi bài hát nói về các loại hoa. Hôm nay cô cũng mang tới lớp mình một số lọai hoa chúng mình cùng xem cô có hoa gì nhé!
2. Phương pháp,hình thức tổ chức : 
* Nhận biết tập nói : Hoa hồng – Hoa cúc
+ Cho trẻ quan sát tranh ảnh hoặc bông “hoa hồng” thật và hỏi trẻ
- Các con ơi cô có hoa gì đây?
- Hoa hồng có màu gì? Màu đỏ
- Cô cho cả lớp cùng quan sát và phát âm : “Hoa hồng”
- Cô cho tổ, nhóm , cá nhân trẻ đọc 
+ Cho trẻ quan sát “hoa cúc”	
 Ngoài hoa hồng ra cô còn có hoa gì nữa đây? “Hoa cúc”
- Hoa cúc có màu gì nhỉ? (Màu vàng)
- Cô cho cả lớp cùng quan sát và phát âm từ: (Hoa cúc)
- Cô cho tổ ,nhóm ,cá nhân trẻ đọc 
* Mở rộng: Ngoài hoa hồng và hoa cúc ra các con có biết những loại hoa nào khác không?
3. Kết thúc :Cô nhận xét và giáo dục trẻ giữ gìn và chăm sóc các loại hoa
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ ba, ngày 27/12.
Tên HĐ
Mục đích –yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Hoạt động vui chơi: 
-Trang trí cành cây.
 1. Kiến thức
- Trẻ biết tên, mầu sắc của cành, lá
( màu xanh)	
- Trẻ biết thực hiện theo yêu cầu của cô
2. Kĩ năng
- Trẻ bôi vào mặt sau của giấy, dán lá vào vở không bị rách
3. Thái độ
- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm 
- Trẻ có hứng thú trong giờ học
Vở, hồ dán, lá cây cho trẻ dán
- Khăn lau tay cho trẻ
- Bài mẫu của cô
1. Ổn định 
- Cho trẻ chơi trò chơi “Cỏ thấp, cây cao”
2. Phương pháp,hình thức tổ chức:
* Quan sát vật mẫu
Cô đưa tranh mẫu cho trẻ quan sát và hỏi trẻ 
Cô có bức tranh gì đây?
À thế cành cây của cô có mầu gì?
- Lá cây màu gì?
Để những cành cây có thật nhiều lá và hoa cho lớp mình thêm đẹp. Muốn có được cành cây đẹp nhiều hoa như vậy cô mời chúng mình cùng chú ý xem cô làm trước nhé.
* Đặt cây lên bàn, dùng tăm bông chấm hồ dán, sau đó chấm vào mặt sau của cây, miết cho hồ lan rộng khắp cây dán vào vở. 
 Chúng mình đã quan sát kỹ chưa nào, giờ cô mời cả lớp mình cùng thực hiện nào
* Trẻ thực hiện : Cô quan sát và động viên trẻ .Hướng dẫn những trẻ chưa làm được
* Nhận xét sản phẩm của trẻ :Cô nhận xét từng sản phẩm của trẻ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ tư ngày 28/12
Tên hoạt động
Mục đích –yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
*PTTC
- BTPTC: Ồ sao bé không lắc
- VĐCB: Tung bóng qua dây
- TCVĐ: Nu na nu nống
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên vận động , biết tung bóng qua dây
 - Biết cách chơi trò chơi Nu na nu nống.
 2. Kỹ năng: 
- Trẻ chơi trò chơi thành thạo , 
- Trẻ có kỹ năng tung bóng qua dây.
 3 Thái độ : 
 - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
- Sân tập sạch sẽ, thông thoáng. 
- Vạch chuẩn, bóng, dây.
- Một số bài hát chuyển phần,
1: Ổn định tổ chức và gây hứng thú 
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề và hướng trẻ vào bài mới.
2. Phương pháp,hình thức tổ chức 
*Tung bóng qua dây 
a . Khởi động : Cô cho trẻ đi thành vòng tròn và đi các kiểu đi: đi thường ,đi nhanh ,đi chậm 
b .Trọng động
* BTPTC: cho trẻ tập các động tác tay tay, vai, bụng, bật , cùng với bóng. Theo nhạc bài hát “Gà trống, mèo con và cún con” 
* Vận động cơ bản: Tung bóng qua dây
Cô giới thiệu tên vận động 
 - Cô làm mẫu lần 1: không giải thích 
 - Cô làm mẫu lần 2: phân tích động tác 
Cô đứng đối diện với trẻ, 2 tay cầm bóng. Khi có hiệu lệnh “Tung bóng” dùng 2 tay tung mạnh bóng qua dây.
 - Cô mời một trẻ lên thực hiện cùng cô 
+ Trẻ thực hiện:
Cho cả lớp lần lượt lên tập( khi trẻ tập cô chú ý sửa sai cho trẻ )
Lần 2: cô cho 2 tổ thi đua nhau 
*Trò chơi vận động : “Nu na nu nống”
Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
Cho trẻ chơi 2-3 lần 
c. Hồi tĩnh 
cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân 
 3. Kết thúc : Nhận xét, chuyển hoạt động.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ năm ngày 29/12
Tên hoạt động
Mục đích –yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
PT NN
* Thơ: “Hoa kết trái”.
* TC: “Gieo hạt”.
1. Kiến thức
 - Trẻ biết tên bài thơ : “Hoa kết trái”
- Trẻ biết nội dung bài thơ Hoa kết trái (bài thơ nói về mầu sắc của các loại hoa)
2. Kĩ năng
- Trẻ đọc rõ ràng và trả lời câu hỏi của cô mạch lạc
3. Thái độ
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô 
- Tranh bài thơ
- Tranh 1 số loại hoa
1. Ổn Định
- Cô cho trẻ xem tranh hoa và đàm thoại: Cô có bức tranh gì đây?
- Các con có thấy những bông hoa này đẹp không?
Cô cũng có bài thơ rất hay nói về những bông hoa các con có thích nghe không?
2. Nội dung: 	
* Đọc thơ : “Hoa kết trái”
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm kết hợp với cử chỉ điệu bộ 
- Lần 2 : Cô đọc kết hợp với tranh minh họa 
* Đàm thoại: Các con ơi cô vừa đọc bài thơ gì ?
+ Hoa cà có mầu gì? (Mầu tím)
+ Hoa huệ có mầu gì? (Mầu trắng tinh)
+ Hoa nhài thì như thế nào nhỉ? (Xinh xinh)
+ Các loài hoa đang làm gì?( Cùng đua nhau nở)
* Giáo dục: Các loại hoa rất yêu chúng mình, hoa làm cho cuộc sống của chúng mình thêm đẹp hơn vì vậy chúng mình không được hái hoa mà phải bảo vệ và chăm sóc hoa các con nhớ chưa.
* Dạy trẻ đọc thơ :
- Cô đọc từng đoạn thơ một và cho trẻ đọc cùng cô 
- Cô cho trẻ đọc theo tổ , nhóm, cá nhân 
* TC: Gieo hạt
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần	
3. Kết thúc :Cô nhận xét và chuyển hoạt động
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ sáu ngày 30/12
Tên hoạt động
Mục đích –yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
ÂM NHẠC
*NDTT:
- Dạy hát: Màu hoa
 *NDKH:
- Nghe hát: Hoa bé ngoan.
1. Kiến thức
 - Trẻ biết được tên bài hát: “Màu hoa”, tên tác giả.
- Trẻ biết nội dung bài hát: “Màu hoa” (Bài hát nói về những bông hoa rất đẹp, hoa có nhiều màu sắc, tím, đỏ, vàng)
2. Kĩ năng	
Trẻ hát cùng cô hát đúng lời, đúng giai điệu 
3. Thái độ
- Trẻ nhún nhảy khi nghe cô hát
- Trẻ yêu thích ca hát
Nhạc bài hát 
- Bông hoa thật 
1. Ổn Định
- Cô cho trẻ hình ảnh những bông hoa và trò chuyện với trẻ hướng trẻ vào nội dung bài hát 
2. Phương pháp,hình thức tổ chức.
* Dạy hát: “Màu hoa”
- Lần 1: Cô hát không nhạc kết hợp với cử chỉ điệu bộ 
- Lần 2: Cô hát kết hợp với nhạc và cử chỉ điệu bộ 
* Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát 
- Bài hát nói về những bông hoa rất đẹp, những bông hoa có rất nhiều màu sắc, tím, đỏ, vàng...
- Lần 3: Cô hát từng câu một và cho trẻ hát theo cô 
- Cô cho tổ ,nhóm,cá nhân trẻ hát theo cô 
* Giáo dục trẻ: Biết chăm sóc cây, hoa, không vặt hoa, lá, cành cây
* Chú ý: Trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ 
* Nghe hát: “Hoa bé ngoan”
Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
+ Lần 1: Cô hát không nhạc
+ Lần 2: Cô cho trẻ xem sile bài hát
+ Lần 3: Cô mở nhạc, cô và trẻ cùng hát và múa theo bài hát
* TC: Hái hoa
- Cô nói cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
3. Kết thúc : Cô nhận xét và chuyển hoạt động
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
 Thứ 7: Ngày 31/ 12 
Tên HĐ
Mục đích –yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Tạo hình:
 - Dán hoa lên cây.
1- Kiến thức
- Trẻ biết cách dán hoa l

File đính kèm:

  • docgiao_an_nha_tre_chu_de_Cay_va_nhung_bong_hoa_dep.doc
Giáo Án Liên Quan