Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề: Gia đình - Hoạt động học: Làm quen với chữ cái e, ê

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Trẻ 4T: Trẻ biết tô màu tranh mẹ bế bé, dán len vụn lên chữ cái e,ê in rỗng và hưởng ứng cùng anh chị các trò chơi “ Dãy số kỳ lạ, thi xem đội nào nhanh”.

 - 5T: Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ e, ê và các chữ cái đã học (o, ô, ơ, a, ă, â). Trẻ biết phân biệt sự giống và khác nhau giữa chữ cái e với chữ cái ê.

 - Qua tiết học phát triển ngôn ngữ mạch lạc và luyện phát âm cho trẻ.

 - Củng cố đếm đến 6, nhận biết số thứ tự trong phạm vi 6.

2. Kỹ năng

 - Trẻ 4T:Rèn kỹ năng tô màu, kỹ năng bắt chước phát âm chữ cái theo anh chị lớn

 - Trẻ 5T: Rèn kỹ năng nhận biết phát âm chữ cái e,ê, so sánh chữ cái e,ê. Rèn kĩ năng mạnh dạn, tự tin cho trẻ.

3. Thái độ

 - Trẻ biết yêu quý, kính trọng, vâng lời ông bà, bố mẹ, cô giáo.

 - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.

 

doc10 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề: Gia đình - Hoạt động học: Làm quen với chữ cái e, ê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAO GIẢNG VÒNG TRƯỜNG
Năm học 2015 -2016
 Chủ đề: GIA ĐÌNH
Hoạt động học: Làm quen với chữ cái e, ê
Đối tượng: lớp ghép 4,5 tuổi
Thời gian: 25 – 30 phút
Người dạy: Cà Thị Định
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	- Trẻ 4T: Trẻ biết tô màu tranh mẹ bế bé, dán len vụn lên chữ cái e,ê in rỗng và hưởng ứng cùng anh chị các trò chơi “ Dãy số kỳ lạ, thi xem đội nào nhanh”.
	- 5T: Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ e, ê và các chữ cái đã học (o, ô, ơ, a, ă, â). Trẻ biết phân biệt sự giống và khác nhau giữa chữ cái e với chữ cái ê.
	- Qua tiết học phát triển ngôn ngữ mạch lạc và luyện phát âm cho trẻ.
	- Củng cố đếm đến 6, nhận biết số thứ tự trong phạm vi 6.
2. Kỹ năng
	- Trẻ 4T:Rèn kỹ năng tô màu, kỹ năng bắt chước phát âm chữ cái theo anh chị lớn
	- Trẻ 5T: Rèn kỹ năng nhận biết phát âm chữ cái e,ê, so sánh chữ cái e,ê. Rèn kĩ năng mạnh dạn, tự tin cho trẻ. 
3. Thái độ
	- Trẻ biết yêu quý, kính trọng, vâng lời ông bà, bố mẹ, cô giáo. 
	- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô:
	- Máy chiếu, máy vi tính, hình ảnh mẹ bế bé.
	- 2 bảng to, các mảnh tranh mẹ bế bé cắt rời, 2 tờ tranh thơ chữ to bài thơ “Mẹ của em”, tranh mẹ bế bé, len vụ cho trẻ dán lên chữ cái e,ê in rỗng.
2. Đồ dùng của trẻ:
	- Thẻ chữ cái e, ê, chữ cái e in rỗng, các nét chữ cái e, ê cắt rời, hột hạt, bảng con.
	- Sáp màu, tranh tô màu, len.
 III. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1: Trò chuyện, gây hứng thú.
- Cô xin giới thiệu với các con hôm nay có cô giáo trong ban giam hiệu trưởng nhà trường đến dự với lớp cô giáo đến thăm lớp mình, chúng mình cùng chào đón các cô bằng 1 tràng pháo tay nào.
- Buổi học hôm nay cô có 1 trò chơi dành tặng cho lớp mình, đó là trò chơi “Dãy số kì lạ”. Để chơi trò chơi này, mỗi tổ cử cho cô 6 bạn lên chơi nào.
 Cô cho trẻ lên chơi xếp thành 2 hàng dọc.
- Cả 2 đội chú ý lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi: Trên bàn phía trước mỗi đội cô đã chuẩn bị các miếng ghép có gắn các chữ số từ 1 đến 6. Khi có hiệu lệnh lần lượt từng bạn trong đội chạy lên lấy 1 miếng ghép gắn lên bảng theo số thứ tự từ bé đến lớn. Chúng mình chú ý mỗi bạn lên chơi chỉ được lấy 1 miếng ghép gắn lên bảng mà thôi. Đội nào ghép đúng và xong trước đội đó dành chiến thắng.
 Cô tổ chức cho trẻ chơi. Sau khi trẻ ghép xong cô cho cả lớp quan sát và nhận xét. 
- Các con nhìn xem dãy số các bạn vừa ghép được có điều gì đặc biệt.
- Đúng rồi, các bạn đã xếp các chữ số từ nhỏ đến lớn tạo thành 1 dãy số, dãy số này cho chúng ta 1 bức tranh.
- Để chúng mình có thể quan sát rõ hơn bây giờ cô sẽ chiếu bức tranh đó lên màn hình, cô mời các con cùng hướng lên màn hình nào.
 2. Làm quen chữ cái e 
- Các bạn vừa ghép được bức tranh gì?
 Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bức tranh.
Cô giới thiệu từ “ Mẹ bế bé” và cho trẻ đọc cùng cô.
- Bây giờ các em 4T cô đã chuẩn bị bàn ghế ở góc này cho các con tô màu bức tranh mẹ bế bé để chúng mình tô màu thành những bức tranh rất là đẹp. Còn các anh chị 5T thì chúng ta sẽ về chỗ ngồi và học chữ cái cùng cô giáo nhé.
- Vừa rồi chúng mình vừa đọc từ mẹ bế bé xong . Bây giờ cô ghép từ “Mẹ bế bé” bằng các thẻ chữ rời. Cô ghép từng chữ cái một, cô ghép từ trái qua phải, được từ “ mẹ bế bé” 
- Chúng mình có nhận xét gì về từ “Mẹ bế bé” cô vừa ghép được với từ “Mẹ bế bé” dưới tranh?
- Cô cho trẻ tìm chữ cái giống nhau.
- Trẻ lên tìm
 Cô giới thiệu với trẻ chữ cái “e” 
- Các con nhìn xem đây là chữ cái e, khi phát âm các con chú ý: môi mở, miệng hơi rộng, đẩy hơi từ cổ ra. Các con nhìn và lắng nghe cô phát âm trước nhé.
 Cho trẻ phát âm theo hình thức cả lớp, tổ, cá nhân.
 Cho trẻ nhẹ nhàng lấy rổ phía sau để ra phía trước.
- Các con nhìn xem trong rổ có những gì?
- Các con hãy tìm cho cô thẻ chữ cái e nào.
 Cho trẻ chỉ tay vào chữ cái e và phát âm 1 lần
- Các con thấy chữ e như thế nào?
 Cô cho trẻ nói cấu tạo của chữ e theo hình thức cả lớp, cá nhân. 
 Cô mời 1 trẻ lên tìm và gọi tên các nét tạo thành chữ “e” theo thứ tự.
- Chúng mình hãy tìm trong rổ nét tạo thành chữ “e” nào!
 Cô chốt lại cấu tạo của chữ cái e.
- Cô nhận xét sản phẩm của trẻ 4T và giao nhiệm vụ mới cho trẻ 4T dán len hoặc giấy vụ lên chữ cái e,ê in rỗng.
- Bây giờ các con hãy cùng viết mô phỏng chữ cái e với cô nào.
Cô giới thiệu với trẻ chữ “e” in thường, chữ “E” in hoa, chữ “e” viết thường. Cho trẻ phát âm lại 1 lượt.
 Cô nói cho trẻ biết có nhiều kiểu chữ e, tuy cách viết khác nhau nhưng đều phát âm là “e”.
3. Làm quen chữ cái ê 
 Cô lần lượt cho xuất hiện các nét thẳng ngang, nét cong hở. Cho trẻ gọi tên các nét đó.
- Với 1 nét nét thẳng ngang, nét cong hở cô tạo thành chữ cái gì đây?
 Cho trẻ phát âm lại chữ “e” 2-3 lần.
- Bây giờ cô sẽ đội cho chữ cái e vừa ghép được 1 cái mũ, chúng mình có biết đó là chữ cái gì không?
- Chữ cái e khi có thêm mũ ở phía trên sẽ trở thành chữ cái “ê”, chữ cái “ê” cũng chính là chữ cái mà hôm nay cô muốn giới thiệu với chúng mình. 
- Để phát âm được chữ cái ê này các con hãy chú ý nhìn và lắng nghe cô hướng dẫn cách phát âm: Khi phát âm môi hơi mở đẩy hơi từ cổ ra. Các con chú ý nhìn và lắng nghe cô phát âm trước nhé. Cô phát âm mẫu cho trẻ nghe 3 lần.
 Cho trẻ phát âm chữ cái ê theo hình thức cả lớp, tổ, cá nhân.
 Cho trẻ tìm thẻ chữ cái ê trong rổ và phát âm lại 1 lần.
- Bạn nào giỏi cho cô biết chữ “ê” có cấu tạo như thế nào?
 Cho 3 - 4 cá nhân trẻ nói cấu tạo của chữ ê., cho cả lớp nói 2 - 3 lần. Cô chốt lại cấu tạo của chữ ê
- Tìm chữ, tìm chữ ghép các chữ rời.
- Chúng mình hãy tìm cho cô chữ cái e in rỗng nào!
- Từ chữ e muốn trở thành chữ ê phải làm thế nào?
 Cho trẻ thêm dấu mũ để tạo thành chữ cái ê.
- Bây giờ các con hãy cùng viết mô phỏng chữ cái ê với cô nào.
- Chúng mình vừa được làm quen với chữ cái ê in thường, các con nhìn xem cô còn có chữ cái gì đây?
- Đây là chữ cái gì?
Cô nói cho trẻ biết có nhiều kiểu chữ ê, tuy cách viết khác nhau nhưng đều phát âm là “ê”.
* So sánh chữ e với chữ ê 
- Trong buổi học hôm nay chúng mình đã được làm quen với những chữ cái nào? 
 Cô cho trẻ nhìn lên bảng nhận biết và phát âm lại chữ cái e và chữ cái ê.
- Các con hãy nhìn thật tinh xem chữ “e” và chữ “ê” giống nhau như thế nào?
 Cô cho 1 trẻ lên tìm và chỉ ra điểm giống nhau của chữ “e” với chữ “ê”.
- Chữ “e” và chữ “ê” khác nhau như thế nào?
 Cô cho 1 trẻ lên tìm và chỉ ra điểm khác nhau của chữ “e” với chữ “ê”.
 4: Luyện tập
* Trò chơi: Nhanh tay nhanh mắt
 Cách chơi 1: Cô nói tên chữ cái, trẻ tìm giơ lên và phát âm chữ cái đó
 Cách chơi 2: Cô nói cấu tạo của chữ, trẻ tìm và phát âm chữ cái đó
 Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lượt.
* Trò chơi: Thi xem đội nào nhanh
 Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, phía trước mỗi đội có 1 tờ tranh thơ chữ to có chứa các chữ cái e, ê. Khi có hiệu lệnh lần lượt từng bạn trong đội chạy lên tìm và lấy bút gạch chân chữ cái e, ê có trong bài thơ (Mỗi bạn chỉ được gạch chân 1 chữ). Thời gian chơi là 1 bản nhạc. Đội nào tìm được nhiều chữ e, ê hơn đội đó thắng cuộc.
 Cô tổ chức cho trẻ chơi 1 lần.
 Sau khi trẻ chơi cô cùng trẻ kiểm tra nhận xét kết quả của từng đội.
* Kết thúc: Cho trẻ cất đồ dùng và nhẹ nhàng đi ra sân chơi
Trẻ thực hiện
Trẻ chú ý lắng nghe
Trẻ chơi
- Dãy số vừa xếp được tạo thành 1 bức tranh.
Trẻ hướng lên màn hình.
- Tranh mẹ bế bé
- Cả lớp đọc cùng cô bao gồm cả trẻ 4 tuổi.
- Giống nhau ạ.
- Có hai chữ e và chữ b.
- Trẻ lắng nghe cô phát âm
Trẻ phát âm theo lớp, tổ, cá nhân
- Thẻ chữ, các nét chữ rời...
- Trẻ tìm thẻ chữ e giơ lên.
- Có 1 nét thẳng ngang và một nét cong hở phải.
- Trẻ tìm nét rời chữ e
- Trẻ viết
- Trẻ 4T làm nhiệm vụ mới.
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
-Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát.
Trẻ thực hiện
- Chữ e.
- Nét thẳng ngang, nét cong hở phải có thêm dấu mũ trên đầu.
- Trẻ tìm chữ gì?
Trẻ thực hiện.
- Thêm dấu mũ.
Trẻ thực hiện.
- Chữ ê in hoa
- Chữ ê viết thường
- Chữ cái e, ê
- Giống nhau là đều có 1 nét thẳng ngang và 1 nét cong hở.
Trẻ thực hiện.
- Khác nhau là chữ ê có dấu mũ còn chữ e không có.
Trẻ thực hiện.
Trẻ chơi
Trẻ chú ý lắng nghe.
Trẻ hứng thú chơi
Trẻ nhẹ nhàng đi ra sân
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QSCMĐ: Cây hoa hồng
TCVĐ: Chạy tiếp cờ, lộn cầu vồng
CTD: Phấn, lá cây, hột hạt, tô màu, vòng, vật chìm nổi....
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức	
-4t: Trẻ biết được tên gọi, 1 số đặc điểm nổi bật của cây hoa hồng ( có thân, cành, lá, bông hoa)
- 5t: Trẻ biết tên gọi, nói được các đặc điểm của cây hoa hồng ( thân, cành, lá, bông hoa, màu sắc) ích lợi của cây hoa.
- Trẻ hứng thú chơi tc: Chạy tiếp cờ, lộn cầu vồng, chơi đúng cách chơi, luật chơi.
- Trẻ biết lựa chon đồ dùng đồ chơi, biết thao tác với các đồ dùng đồ chơi, chơi vui vẻ, an toàn.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 2. Kỹ năng	
- 4t: Rèn tính nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ.
- 5t: Rèn tính mạnh rạn tự tin, trả lời đủ câu rõ ràng. 
3. Thái độ
- Trẻ biết lấy và cất đồ dùng đồ chơi.
- Biết sử dụng đồ dùng đồ chơi.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ hoa không ngắt lá bẻ cành.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Chậu cây hoa hồng, que chỉ 
- 1 số đồ dùng đồ chơi: Lá cây khô, hột hạt, giấy A4, len, hồ dán, rơm, phấn, hợp mực màu xanh, đỏ, khăn lau tay, que, tranh ngôi nhà, cà rốt tỉa hình tròn, tam giác, hình chữ nhật để trẻ in ngôi nhà.
- Máy tính, loa
- Sân chơi sạch sẽ an toàn. 
- Dặn dò kiểm tra 
2. Đồ dùng của trẻ
- Tâm thế trẻ thoải mái, quần áo gọn gàng.
- Ghế 20 cái
III. TỔ CHỨC HOẠT 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở:
- Cô kiểm tra sức khỏe trẻ.
- Cho trẻ vừa đi vừa hát bài: Em yêu cây xanh
- Trò chuyện về nội dung bài hát dẫn dắt trẻ vào bài.
2. QSCMĐ: Quan sát cây hoa hồngp
- Cô có cây gì đây ?(4t)
- Các con có nhận xét gì về cây hoa hồng ?(5t)
- Bạn nào có ý kiến khác
- Cho trẻ quan sát tri giác bông hoa.
- Bông hoa hồng có đặc điểm gì?(4,5t)
- Bạn nào bổ sung ý kiến khác
- Cô cho trẻ sờ cánh hoa.
- Khi sờ vào cánh hoa con thấy như thế nào ?(5t)
- Cô khái quát lại: bông hoa hồng có cánh hoa, nhị hoa, cuống hoa.
- Chúng mình cùng quan sát xem có mấy bông hoa?(4t)
- Hai bông hoa này ntn với nhau ? Vì sao con biết ?(5t)
- Trồng cây hoa làm gì ? (5t)
- Mở rộng kể tên 1 số loại hoa.
- Muốn có nhiều cây hoa đẹp các con phải làm gì ?
=>Cô khái quát lại giáo dục trẻ
3. TCVĐ: Chạy tiếp cờ, lộn cầu vồng.
- Cô giới thiệu tên tên trò chơi.
- Nếu trẻ không nhớ cô nhắc lại cho trẻ.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 2-3 lần.
- Cô bao quát động viên trẻ chơi.
4. CTD
- Cô hướng dẫn trẻ vào các đồ chơi cô đã chuẩn bị
- Cho trẻ chơi, cô bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Cô nhận xét giờ chơi, động viên trẻ kịp thời.
* Kết thúc: 
- Cô cho trẻ đi rửa tay rồi vào lớp
- Trẻ hát bài: em yêu cây xanh
- Cây hoa hồng
- Trẻ kể(Thân, lá, hoa)
- Trẻ trả lời
- Có cuống, đài, cánh hoa to tròn và màu đỏ, các cánh xếp chồng lên nhau.
- Cánh hoa mỏng, mềm, mịn.
- Có 2 bông.
- Bông hoa buộc nơ màu đỏ thấp hơn...
- Để trang trí, làm cảnh...
- Trẻ kể.
- Trồng, chăm sóc cây...
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ chọn đồ chơi theo ý thích và chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ vào lớp.
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
Ngày soạn: 19/10/2015
Ngày dạy 22/10/2015
DẠY TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
TM: Cái cốc, cái bát, cái thìa
MC: Cái bát để đựng cơm, Bạn Hà đang cầm cốc uống nước, Cái thìa để xúc cơm
Ôn từ: Nhà xây, nhà sàn, nhà ngói.
Mẫu câu: Bạn linh ở nhà xây, Bạn Hà ở nhà sàn, Bạn Nam ở nhà ngói
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- 4T: Dạy trẻ từ mới, và sử dụng mẫu câu mới theo cô và anh chị
- 5T: Trẻ hiểu và nói được các từ: Cái cốc, cái bát, cái thìa
. Trẻ hiểu và trả lời được các câu hỏi của cô. Trẻ nói được các câu có chứa từ: Cái cốc, cái bát, cái thìa
2. Kỹ năng
- 4T: Rèn kỹ năng nói đúng không nói ngọng, nói lắp.
- 5T: Rèn kỹ năng phát âm và nói đủ câu, đủ từ cho trẻ 
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết ăn đủ chất dinh dưỡng
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Máy tính, máy chiếu, tranh A3 để trẻ chơi trò chơi
2. Đồ dùng của trẻ
- Lô tô các từ trên
III. TIÊN HÀNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô trò chuyện với trẻ về các đồ dùng trong gia đình
- Giáo dục trẻ.
2. Ôn từ cũ
- Cô cho trẻ ôn từ cũ bằng trò chơi “ ghép tranh”
- Cô cho trẻ chơi và nhận xét bức tranh
- Cô lần lượt cho trẻ ôn lại từ và mẫu câu cũ qua bức tranh
3. Học từ mới và câu mới 
+ Từ: "Cái cốc”.
- Cô xuất hiện tranh hỏi cô có tranh gì ?
- Cô nói mẫu: "cái cốc"3 lần.
- Cô cho trẻ nói theo cô 3 lần.
- Dạy trẻ nói từ " cái cốc "
- Cả lơp, tổ, cá nhân nói từ " cái cốc”.
+ Mẫu câu: Bạn Hà đang cầm cốc uống nước (3x3 lần).
- Cô nói mẫu: " Bạn Hà đang cầm cốc uống nước "3 lần.
- Cô cho trẻ nói theo cô 3 lần.
- Dạy trẻ nói câu " Bạn Hà đang cầm cốc uống nước "
- Cả lớp, tổ, cá nhân nói từ " Bạn Hà đang cầm cốc uống nước”.
+ Từ: "Cái bát".
- Cô xuất hiện tranh.
- Cô nói mẫu “cái bát” 3 lần.
- Trẻ nói cùng cô " cái bát " 3 lần.
- Dạy trẻ nói từ “cái bát "3 lần.
- Cả lơp, tổ, cá nhân nói từ “cái bát”
+ Mẫu câu: Cái bát để đựng cơm
- Cô nói mẫu: " Cái bát để đựng cơm "3 lần.
- Cô cho trẻ nói theo cô 3 lần.
- Dạy trẻ nói câu " Cái bát để đựng cơm "
- Cả lớp, tổ, cá nhân nói từ " Cái bát để đựng cơm”.
+ Từ " Cái thìa"
- Cô phát âm mẫu “cái thìa”3 lần.
- Cô nói mẫu và trẻ nói cùng cô " cái thìa "3 lần.
- Dạy trẻ nói từ " cái thìa "3 lần.
- Cả lớp, tổ, cá nhân nói từ " cái thìa "
+ Mẫu câu: Cái thìa để xúc cơm ăn
 - Cô nói mẫu: " Cái thìa để xúc cơm ăn "3 lần.
- Cô cho trẻ nói theo cô 3 lần.
- Dạy trẻ nói câu " Cái thìa để xúc cơm ăn "
- Cả lớp, tổ, cá nhân nói từ " Cái thìa để xúc cơm ăn”.
4. Luyện tập
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Thi xem đội nào nhanh”
- Cô gt cách chơi và luật chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
* Kết thúc :
- Giáo dục trẻ nói tiếng việt khi đến lớp hàng ngày.
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ tc cùng cô.
- Trẻ ôn lại
-Trẻ phát âm. 
- Nghe cô nói.
- Trẻ đọc cùng cô 3 lần.
- Trẻ đọc 3 lần.
- Nghe cô nói.
- Trẻ đọc cùng cô 3 lần.
- Trẻ đọc 3 lần.
- Nghe cô nói.
- Trẻ đọc cùng cô 3 lần.
- Trẻ đọc 3 lần.
 - Trẻ hỏi nhau và trả lời câu hỏi.
- Trẻ hỏi nhau.

File đính kèm:

  • docchu_cai_e_e.doc