Giáo án mầm non lớp Mầm - Chủ đề: Tết và mùa xuân - Đề tài: Một số loại hình nghệ thuật dân gian

Mục đích – yêu cầu :

1. Kiến thức :

- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, đặc trưng của một số loại hình nghệ thuật dân gian ở Việt Nam.

- Trẻ biết nhiều loại hình nghệ thuật dân gian dành cho trẻ em.

2. Kỹ năng :

- Rèn kỹ năng chú ý và ghi nhớ có chủ định.

- Phát triển khả năng nhanh nhẹn khi chơi các trò chơi.

- Làm giàu vốn từ của trẻ về các loại hình nghệ thuật dân gian.

3. Thái độ :

- Trẻ ngoan, hào hứng tham gia giờ học

* NDTH :

- Giáo dục trẻ yêu quý những nghệ thuật dân gian của dân tộc Việt Nam.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Mầm - Chủ đề: Tết và mùa xuân - Đề tài: Một số loại hình nghệ thuật dân gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục và đào tạo huyện Gia Lâm
Trường mầm non Hoa Sữa
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỀN NHẬN THỨC
BỘ MÔN: MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
 Chủ đề: Tết và mùa xuân
 Đề tài : Một số loại hình nghệ thuật dân gian.
 Lứa tuổi : MG Bé
 Thời gian : 20 - 25 phút
 Người thực hiện : Phạm Thị Sử
 Nguyễn Thị Hồng Hảo
 Năm học: 2017 – 2018
I, Mục đích – yêu cầu :
1. Kiến thức :
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, đặc trưng của một số loại hình nghệ thuật dân gian ở Việt Nam.
- Trẻ biết nhiều loại hình nghệ thuật dân gian dành cho trẻ em.
2. Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng chú ý và ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển khả năng nhanh nhẹn khi chơi các trò chơi.
- Làm giàu vốn từ của trẻ về các loại hình nghệ thuật dân gian.
3. Thái độ :
- Trẻ ngoan, hào hứng tham gia giờ học
* NDTH :
- Giáo dục trẻ yêu quý những nghệ thuật dân gian của dân tộc Việt Nam.
II, Chuẩn bị :
- Một số hình ảnh, Video về một số loại hình nghệ thuật dân gian.
- Sạp múa
- Nhạc các bài hát về mùa xuân
III, Tiến hành
Thời gian
Nội dung và tiến trình hoạt động học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động tương ứng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
2 – 3 phút
17 – 20 phút
1 – 2 phút
1. Ổn định tổ chức:
2. Nội dung chính:
*Tìm hiểu về nghệ thuật 
“Múa rối nước”
*Tìm hiểu về nghệ thuật “Hát quan họ”
* Tìm hiểu về nghệ thuật “Nặn tò he”
* Mở rộng:
3. Kết thúc
- Cô giới thiệu lễ hội mùa xuân.
- Cô và trẻ cùng tham gia vào lế hội mùa xuân.
- Cô cho trẻ “ Nhảy sạp”
+ Các con vừa biểu diễn tiết mục gì?
+ Nhảy sạp là 1 loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc của người Thái. Ngoài ra các con còn biết nghệ thuật dân gian nào nữa?
 - Đến với lễ hội Mùa Xuân cô và các con cùng tìm hiểu về một số loại nghệ thuật dân gian nữa nhé!
- Cô cho trẻ về chỗ chú ý lên cô.
* Tìm hiểu về nghệ thuật “Múa rối nước”
* Cô cho trẻ xem video múa rối nước
- Các con vừa xem gì?
+ Những con rối được múa ở đâu?
+ Để múa được rối nước thì cần những gì?
+ Cảm nhận của con khi xem múa rối nước như thế nào?
 ( Cho 3 – 4 trẻ trả lời )
=> Ngoài rối nước ra còn có rất nhiều loại rối nữa (rối tay,rối que,rối bóng) Múa rối nước hay còn gọi là trò chơi rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo ra đời từ nên văn hóa lúa nước, có giá trị cao về tinh thần là một loại hình nghệ thuật hấp dẫn trong đời sống.
* Tìm hiểu về nghệ thuật “Hát quan họ”
- Cô hát 1 câu quan họ
+ Cô vừa hát làn điệu gì?
+ Cảm nhận của con khi nghe hát như thế nào?
+ Trang phục quan họ gồm có những gì?
+ Chúng mình có biết dân ca quan họ được bắt nguồn từ đâu không?
+ Bạn nào có thể hát được 1 câu quan họ? 
=> Đúng rồi đấy các con ạ, dân ca quan họ là một nghệ thuật dân gian rất đặc sắc của người Bắc Ninh. Bài hát là lời thơ, ca dao có từ ngữ trong sáng. Hát quan họ thường được hát trong các lễ hội và mùa xuân
.
- Không biết lễ hội mùa xuân hôm nay còn có điều gì thú vị nữa nhỉ
 -Tễu chào các bạn, các bạn nhìn xem Tễu mang gì đến lễ hội tặng mọi người đây?
 + Tò he được làm từ những nguyên liệu gì? 
 + Làm thế nào để nặn được tò he đẹp như thế này? 
 + Các bạn có thích xem nặn tò he không? 
=> Nặn tò he là 1 nét văn hóa dân gian ở vùng quê Việt Nam có từ rất lâu đời, vì vậy các bạn phải biết yêu quý và bảo tồn những nét văn hóa của dân tộc.
- Mở rộng:
- Cho trẻ xem video về một số nghệ thuật dân gian khác.
* Giáo dục: Các loại hình nghệ thuật trên đều là nghệ thuật dân gian Việt Nam, vào các dịp lễ hội chúng đều được tổ chức ở khắp mọi miền của tổ quốc. Chúng ta phải biết yêu quý và giữ gìn các nghệ thuật dân gian đó.
- Cô cùng trẻ tham gia vào lễ hội mùa xuân
- Cô nhận xét, kết thúc giờ học.
- Trẻ đi tham gia.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý lên cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lên hát 
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời

File đính kèm:

  • doc1_mtxq_nghe_thuat_dan_gian_185202015.doc