Giáo án mầm non lớp mầm năm 2015 - Chủ đề 3: Đồ chơi của bé

1.1. Dinh dưỡng – sức khỏe:

1.1.1.Biết tự xúc cơm, thực hiện theo hướng dẫn của cô một số nề nếp trong sinh hoạt.

1.1.2. Biết các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.

1.1.3. Có khả năng thực hiện thói quen tốt vệ sinh cá nhân trong ăn uống, trong sinh hoạt như:

+ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

+ Đi vệ sinh đúng chỗ.

+ Có khả năng làm tốt công việc thói quen tự phục vụ đơn giản: kéo quần khi đi vệ sinh, xếp đồ chơi sau khi chơi, xếp dép, đi dép,

1.1.4. Biết tránh xa những nơi nguy hiểm: lửa, ổ cắm điện.

 

doc18 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm năm 2015 - Chủ đề 3: Đồ chơi của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 3: ĐỒ CHƠI CỦA BÉ
Thời gian thực hiện: 3 tuần từ 26/10 – 13/11/2015
I. MỤC TIÊU:
STT
Các
lĩnh vực
phát triển
Mục tiêu các lĩnh vực phát triển của trẻ trong chủ đề
“Đồ chơi của bé”
Ghi chú
1
Phát triển
thể chất
1.1. Dinh dưỡng – sức khỏe:
1.1.1.Biết tự xúc cơm, thực hiện theo hướng dẫn của cô một số nề nếp trong sinh hoạt.
1.1.2. Biết các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
1.1.3. Có khả năng thực hiện thói quen tốt vệ sinh cá nhân trong ăn uống, trong sinh hoạt như:
+ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
+ Đi vệ sinh đúng chỗ.
+ Có khả năng làm tốt công việc thói quen tự phục vụ đơn giản: kéo quần khi đi vệ sinh, xếp đồ chơi sau khi chơi, xếp dép, đi dép,
1.1.4. Biết tránh xa những nơi nguy hiểm: lửa, ổ cắm điện.
1.2. Phát triển vận động:
1.2.1. Biết tập các động tác trong bài tập thể dục sáng cùng cô.
1.2.2. Biết phối hợp nhịp nhàng các cơ quan trong thực hiện các vận động: Bò thẳng hướng đến nhà bạn, ném bóng về phía trước, ném bóng vào đích.
1.2.3. Thực hiện được trò chơi vận động:ném bóng vào lưới, Chìm nổi, bóng tròn to.
1.2.4. Phối hợp cử động khéo léo của bàn tay, ngón tay để thực hiện được một số công việc tự phục vụ (xỏ và cất dép đúng nơi quy định, xúc cơm ăn, rót nước uống, đi vệ sinh, đóng và cài cúc áo,) 
2
Phát triển
nhận thức
2.1. Luyện tập và phối hợp các giác quan:
2.1.1. Hình thành và phát triển sự nhạy cảm của các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác.
+ Biết tìm đồ vật vừa mới cất giấu.
+ Biết nghe và nhận biết âm thanh của 1 số đồ vật.
+ Sờ, nắn, nhìn, đồ vật để nhận biết đặc điểm nổi bật.
+ Sờ, nắn đồ vật đồ chơi để nhận biết cứng – mềm, trơn (nhẵn) – xù xì.
2.2. Nhận biết:
2.2.1. Biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, công dụng, cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
2.2.2. Có khả năng nhận biết 2 màu cơ bản: đỏ và xanh của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
2.2.3. Thích tìm hiểu về các đồ vật xung quanh: kích thước, chất liệu, các đồ chơi.
2.2.4.Biết phân biệt 1 số đồ dùng đồ chơi trong lớp.
2.2.5. Biết 1 số đặc điểm giống nhau và khác nhau của đồ dùng đồ chơi quen thuộc trong lớp.
3
Phát triển
ngôn ngữ
3.1. Nghe, nói:
3.1. Biết kể về đồ chơi gần gũi của bản thân.
3.1.2. Biết trả lời được một số câu hỏi đơn giản: “Cái gì? Đây là gì?” bằng câu đầy đủ.
3.1.3. Biết bày tỏ nhu cầu, mong muốn, tình cảm của bản thân bằng lời nói.
3.1.4 Biết sử dụng các từ chỉ hành vi lịch sự, lễ phép trong giao tiếp.
3.1.5. Biết gọi tên màu sắc của đồ vật, đồ chơi trong gia đình: đỏ, vàng, xanh.
3.2. Làm quen với sách:
3.2.1. Biết xem tranh ảnh và chăm chú lắng nghe cô kể chuyện về đồ chơi của bé. 
4
Phát triển
tình cảm kỹ năng xã hội – thẩm mỹ
4.1. PTTC:
4.1.1. Biết yêu thích và giữ gìn đồ dùng đồ chơi của bản thân.
4.1.2. Biết cất đồ chơi đúng chỗ sau khi chơi xong.
4.2. KNXH:
4.2.1. Biết hợp tác chia sẻ đồ chơi với cô giáo và các bạn.
4.2.2. Biết tập sử sụng đồ dùng, đồ chơi.
4.2.3. Biết thực hiện các quy định của trường lớp.
4.2.4. Biết giao tiếp với mọi người xung quanh.
4.3. PTTM:
4.3.1. Biết hát và nghe cô hát các bài hát trong chủ đề.
4.3.2. Biết chơi với đất nặn, xâu vòng hột hạt, di màu, xếp chồng các khối gỗ.
II. MẠNG NỘI DUNG
1.1. Tên gọi: Đồ chơi nấu ăn, gia đình, bác sỹ,
1.2. Đặc điểm nổi bật (màu sắc, kích thước, chất liệu,): Màu sắc của đồ chơi nồi, chảo, cốc có quai để cầm; bóng, vòng để lăn được.
1.3. Cách chơi: Đồ chơi nấu ăn (Đặt nồi lên bếp để đun nấu, khuấy đảo,...
1.4. Tình cảm của bé.
2.1.Tên gọi: Đồ chơi ô tô, xe máy, máy bay, con thỏ đánh trống ,
2.2. Đặc điểm nổi bật (màu sắc, kích thước, chất liệu,): Màu sắc của đồ chơi , đồ chơi có bánh xe chạy được , đồ chơi phát ra âm thanh.
2.3. Cách chơi: Bấm nút, vặn dây cót, kéo, đẩy,...
2.4. Tình cảm của bé.
1.Đồ chơi thao tác vai
2. Đồ chơi chuyển động phát ra âm thanh
ĐỒ CHƠI CỦA BÉ 
3. Đồ chơi xây dựng lắp ghép
3.1. Tên gọi: Bộ đồ chơi lắp ráp – lồng, các đồ chơi xây dựng, các khối chơi xếp chồng.
3.2. Đặc điểm nổi bật (màu sắc, kích thước, chất liệu,): Màu sắc của đồ chơi là các khối bằng gỗ, nhựa, có thể xếp, chồng lên nhau.
3.3. Cách chơi: Xếp liền cạnh nhau làm đường đi, làm hàng rào, làm đoàn tàu Đặt chồng 2 khối lên nhau làm nhà, ô tô, xếp chồng nhiều khối làm cầu, làm tháp cao Lắp ráp nhiều hình khác nhau theo ý thích.
3.4. Tình cảm của bé với đồ chơi xây dựng lắp ghép.
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG
- Quan sát sờ nắn, nghe âm thanh phát ra từ đồ chơi.
- NB: Đồ chơi làm bằng gì (nhựa, gỗ)?
- NB: Một số đồ chơi màu đỏ, màu xanh ( ô tô, búp bê).
- NB: Bóng to bóng nhỏ.
- Trò chơi luyện giác quan: Đây là gì, chiếc túi kì diệu, cái gì biến mất, chọn tìm đúng đồ chơi
* Dinh dưỡng và sức khoẻ:
- Tập cho trẻ tự xúc cơm, thực hiện theo hướng dẫn của cô một số nề nếp trong sinh hoạt.
- Trò chuyện về các món ăn và giáo dục trẻ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
- Tập cho trẻ thói quen tốt vệ sinh cá nhân trong ăn uống, trong sinh hoạt: tự xúc ăn, đi vệ sinh.
- Trò chuyện xem tranh ảnh về những nơi nguy hiểm.
*Phát triển vận động:
- TDBS: Tập với bóng.
- VĐCB: + Bò thẳng hướng đến nhà bạn
 + Ném bóng về phía trước
 + Ném bóng vào đích
- Phối hợp cử động khéo léo của bàn tay, ngón tay để thực hiện được một số công việc tự phục vụ: xỏ và cất dép đúng nơi quy định, xúc cơm ăn, rót nước uống, đi vệ sinh, đóng và cài cúc áo, 
PTTC 
PTNT 
ĐỒ CHƠI CỦA BÉ
PTTCKXH-TM
PTNN 
* KNXH:
- Biết hợp tác chia sẻ đồ chơi với cô giáo và các bạn.
- Biết tập sử sụng đồ dùng, đồ chơi.
- Biết thực hiện các quy định của trường lớp.
- Biết giao tiếp với mọi người xung quanh.
* ÂN: 
- Hát: Bóng tròn.
- VĐTN: Phi ngựa.
- Trò chơi: Hãy lắng nghe.
- Biểu diễn các bài hát trong chủ đề.
* HĐ :
- Xâu vòng màu xanh tặng bạn.
- Xếp nhà tặng bạn.
* LQTH:
- Nặn bánh xe ô tô.
- Trò chuyện về các loại đồ chơi trong gia đình bé.
- Xem tranh ảnh nói tên và một số đặc điểm nổi bật của các loại đồ chơi.
- Đọc thơ: Đi dép, bập bênh.
- Truyện : Bé mai ở nhà
- Trò chơi ngôn ngữ: Thi xem ai nói nhanh,
KẾ HOẠCH TUẦN 8
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỒ CHƠI THAO TÁC VAI 
Thời gian thực hiện: 1 tuần từ ngày 26/10 – 30/10/2015
I. Mục đích yêu cầu
- Biết được tên gọi, đặc điểm, cách sử dụng của đồ chơi thao tác vai (đồ chơi nấu ăn, đồ chơi gia đình,) Biết được các động tác của BTPTC. Biết tên các góc chơi và vai chơi.
- Có kỹ năng trả lời các câu hỏi của cô. Tập đúng các động tác mô phỏng theo cô. Có kỹ năng nhận biết được các góc chơi và vai chơi. 
- Trẻ hứng thú trò chuyện, tập thể dục cùng cô và bạn, chơi đoàn kết trong khi chơi, giữ gìn đồ chơi.
II. Chuẩn bị
- Các câu hỏi khi trò chuyện với trẻ.
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ gọn gàng, đảm bảo an toàn.
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các góc chơi.
+ Góc xếp hình: Khối gỗ, mảnh ghép. 
+ Góc xem tranh: 1 số tranh ảnh về các loại đồ chơi thao tác vai.
+ Góc chơi với búp bê.
III. Tổ chức hoạt động
ND
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Cô mở cửa lớp, làm vệ sinh phòng nhóm.
- Đón trẻ vui vẻ, niềm nở, ân cần. Cô gợi ý cho trẻ vào các góc chơi của lớp, cô giới thiệu cho trẻ từng góc chơi sau đó cô cho trẻ chơi và cô chơi cùng trẻ.
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, thói quen, sở thích của trẻ.
Trò chuyện
- Thứ 2: Tên gọi các loại đồ chơi thao tác vai.
- Thứ 3: Màu sắc các loại đồ chơi thao tác vai.
- Thứ 4: Đặc điểm của các loại đồ chơi thao tác vai. 
- Thứ 5: Cách sử dụng của các loại đồ chơi thao tác vai.
- Thứ 6: Bé thích chơi với đồ chơi thao tác vai nào?
Thể dục buổi sáng
1. Khởi động:
- Cô cho trẻ đi làm đoàn tàu: đi nhanh, đi chậm, đi thành vòng tròn.
 2. Trọng động:
 BTPTC: Tập với bóng
 - ĐT1: Thổi bóng.
Trẻ đưa 2 tay giơ ra phía trước miệng, hít thật sâu rồi thổi mạnh nơ cho bóng bay lên cao.
- ĐT2: Đưa bóng lên cao
+ TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay cầm bóng thả xuôi.
+ Tập: Hai tay cầm bóng đưa lên cao rồi trở về tư thế chuẩn bị.
- ĐT3: Chạm bóng
+ TTCB: Đứng tự nhiên 2 cầm bóng thả xuôi.
+ Tập: Trẻ cúi gập người 2 tay cầm bóng chạm xuống sàn rồi trở về tư thế chuẩn bị. 
- ĐT4: Bóng nảy (4-5 lần)
+ TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay chống hông.
+ Tập: Trẻ nhảy bật tại chỗ.
3. Hồi tĩnh:
 - Cô cho trẻ đi quanh sân tập 1, 2 vòng. 
Chơi tập có chủ định
TDVĐ
- VĐCB: Bò thẳng hướng đến nhà bạn.
+ TC: ném bóng vào lưới
* Đọc đồng dao: Con công hay múa
NB
Một số đồ chơi của bé màu đỏ, màu xanh:(ô tô, búp bê)
* Hát: Em búp bê.
LQVH
- Thơ: Đi dép.
* Hát: Đôi dép.
GDÂN
- Dạy hát: Bóng tròn.
+ TC: Hãy lắng nghe.
* Đọc thơ: Yêu mẹ
HĐ
 Xâu vòng màu xanh tặng bạn.
* TC: Thi xem ai nhanh.
Dạo chơi ngoài trời
- Quan sát thời tiết.
+ TCVĐ: Tìm bạn.
- Đi dạo, quan sát bập bênh.
+ TCM: Đuổi bắt bóng.
- Nhặt lá rụng, nhặt rác.
+ TCVĐ: Lộn cầu vồng.
- Xé lá theo ý thích.
+ TCVĐ: Bóng nắng.
- Đi dạo hát bài: Đôi dép.
+ TCVĐ: Dung dăng dung dẻ.
Chơi tự do
Chơi tập ở các góc
1. HĐ1:Trò chuyện góc chơi
- Cô cho trẻ hát bài hát “Bóng tròn to” sau đó dẫn trẻ đến từng góc chơi và giới thiệu tên từng góc chơi.
+ Trong lớp mình có những góc chơi nào?
+ Con thích chơi góc nào?
+ Ở góc đó con thường chơi gì?
2.HĐ2: Trẻ chơi trong các góc
- Cô chơi mẫu trò chơi xâu vòng: Cô cầm dây tay phải, tay trái cô chọn hột hạt, khi xâu cô xâu đúng lỗ của hạt. Cô xâu lần lượt cho đến hết, xâu xong cô buộc 2 đầu dây lại tạo thành cái vòng.
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát, động viên và hỏi trẻ:
 + Con đang làm gì?
 + Con xâu vòng màu gì?
 + Con xâu vòng để làm gì?
- Cô chơi mẫu trò chơi “Cho em ăn”.
- Cô ngồi trên ghế, tay trái cô bế em, tay phải cô xúc bột sau đó đưa nhẹ nhàng lên miệng cho em ăn. Khi cho em ăn các con chú ý không để bột rơi vãi ra ngoài. Khi cho em ăn xong cô lấy khăn ướt lau sạch miệng cho em. Sau đó cho em uống nước.
- Trong khi trẻ chơi cô bao quát, động viên trẻ chơi:
+ Con đang làm gì?
+ Bạn búp bê ăn gì?
+ Ăn xong phải làm gì?...
- Cô đến từng góc chơi nhận xét, tuyên dương, khuyến khích trẻ.
- Sau đó cho trẻ thu dọn đồ chơi cất vào đúng nơi quy định.
Chơi tập buổi chiều
- TCVĐ: Nu na nu nống.
- Xem tranh các đồ chơi thao tác vai.
- TCVĐ: Chi chi chành chành.
- Đọc thơ: Đi dép.
- TCVĐ: Con muỗi.
- Bé tập rửa tay
- TCVĐ: Nu na nu nống.
Dạy trẻ tránh xa lửa
- TCVĐ: Tay đẹp.
 - Hát: Bóng tròn.
Chơi tự do
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2 ngày 26 tháng 10 năm 2015
1. CTCCĐ: Bò thẳng hướng đến nhà bạn.
2. DCNT: Quan sát thời tiết.
3. CTBC: Xem tranh các đồ chơi thao tác vai.
I. Mục đích
- Biết thực hiện vận động bò thẳng hướng về phía trước. Biết quan sát và nói được thời tiết hôm nay như thế nào (nắng, mưa, gió,) Biết xem tranh và nói về các đồ chơi thao tác vai.
- Có kỹ năng kết hợp cử động của tay và chân để bò thẳng hướng về phía trước. Nhận biết được thời tiết hôm nay như thế nào? Có kỹ năng quan sát, nhận biết và gọi tên được các đồ chơi thao tác vai.
- Trẻ hứng thú vào tiết học vận động cùng cô. Hứng thú quan sát thời tiết, trả lời câu hỏi của cô. Có thái độ yêu thương, giữ gìn và bảo vệ đồ chơi của mình.
II. Chuẩn bị
- Địa điểm sân trường đảm bảo an toàn, chiếu.
- Địa điểm sân trường
- Tranh ảnh về các công việc của mẹ.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
1. CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
“Bò thẳng hướng đến nhà bạn”.
HĐ1: Khởi động
- Cô cho trẻ đi làm đoàn tàu kết hợp đi thường, đi nhanh, đi chậm, đi thành vòng tròn.
HĐ2: Trọng động
a. BTPTC: Tập với bóng.
- ĐT1: Đưa bóng lên cao
+ TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay cầm bóng thả xuôi.
+ Tập: Hai tay cầm bóng đưa lên cao rồi trở về tư thế chuẩn bị.
- ĐT2: Chạm bóng
+ TTCB: Đứng tự nhiên 2 cầm bóng thả xuôi.
+ Tập: Trẻ cúi gập người 2 tay cầm bóng chạm xuống sàn rồi trở về tư thế chuẩn bị. 
- ĐT3: Bóng nảy (4-5 lần)
+ TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay chống hông.
+ Tập: Trẻ nhảy bật tại chỗ.
b. VĐCB: Bò thẳng hướng đến nhà bạn.
- Cô gọi 1 trẻ lên làm, nếu trẻ làm chưa đúng cô làm mẫu trẻ xem.
-Cô làm mẫu làn 1: không giải thích
- Cô làm mẫu lần 2: giải thích
- Cô đứng sau vạch xuất phát, cúi người chống 2 tay, 2 chân xuống đất. Chú ý 2 tay để dưới mép vạch chuẩn, khi có hiệu lệnh bò cô bò chân nọ tay kia thẳng đến ngôi nhà của bạn. Khi bò mắt nhìn thẳng về phía trước, bò đến đích cô đứng dậy và quay về vị trí xuất phát cho bạn tiếp theo lên thực hiện. 
* Trẻ thực hiện
- Cô cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện.
- Thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân.
- Cô sửa sai cho trẻ.
- Cô gọi 1 trẻ lên thực hiện lại và hỏi trẻ tên vận động.
* TCVĐ: Ném bóng vào lưới.
- Giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi.
Cô phát cho mỗi trẻ 1 quả bóng, khi cô hô hiệu lệnh “ném” thì trẻ lấy sức tung mạnh bóng vào lưới.
- Cho trẻ chơi 1-2 lần.
HĐ3: Hồi tĩnh
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh sân tập.
* Đọc đồng dao: Con công hay múa
2. DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
HĐ1: Quan sát thời tiết
- Cô dẫn trẻ ra sân vừa đi vừa hát bài “Đi dạo”.
- Sau đó cô hỏi trẻ: 
+ Thời tiết hôm nay như thế nào?
+ Trời có nắng hay mưa?
+ Các con nhìn lên thấy bầu trời ntn?
+ Cây cối ra làm sao? 
ð Cô giáo dục trẻ khi đi nắng, mưa phải đội mũ, nón, mặc áo mưa để bảo vệ sức khỏe bản thân.
HĐ2: TCVĐ “Tìm bạn”.
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
HĐ3: Chơi tự do.
3. CHƠI TẬP BUỔI CHIỀU
HĐ1: TCVĐ “Nu na nu nống”.
- Cô chơi cùng trẻ 2-3 lần.
HĐ2: Cho trẻ xem tranh về các đồ chơi thao tác vai.
- Cô trò chuyện với trẻ về 1 số đồ chơi thao tác vai.
- Cô đưa tranh cho trẻ quan sát và hỏi trẻ:
+ Đây là cái gì?
+ Trên bức tranh có những cái gì?
+ Đồ chơi đó có đặc điểm gì? 
+ Dùng để làm gì?
ð Cô giáo dục trẻ bảo vệ, giữ gìn đồ chơi.
HĐ3: Chơi tự do
- Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ tập cùng cô.
- Trẻ lên làm mẫu.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ thực hiện.
- Tổ, nhóm, cá nhân thực hiện.
- Trẻ thực hiện và trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi 1-2 lần.
- Trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập.
- Trẻ đi dạo cùng cô và hát.
- Trẻ trả lời câu hỏi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi 2-3 lần.
- Trẻ chơi.
- Trẻ chơi 2-3 lần.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
ĐÁNH GIÁ TRẺ
- Nội dung đánh giá: 	
Thứ 3 ngày 27 tháng 10 năm 2015
1. CTCCĐ: NB “Một số đồ chơi của bé màu đỏ, màu xanh: ô tô, búp bê”.
2. DCNT: Đi dạo, quan sát bập bênh.
3. CTBC: Đọc thơ “Đi dép”.
I. Mục đích
- Biết tên gọi, đặc điểm và màu sắc xanh - đỏ của đồ chơi (Ô tô, búp bê). Biết đi dạo xung quanh sân trường và quan sát đồ chơi bập bênh trên sân trường. Biết tên bài thơ “Đi dép” và đọc thơ cùng cô. 
- Có kỹ năng quan sát, ghi nhớ và trả lời câu hỏi về tên gọi, đặc điểm và màu sắc xanh - đỏ của đồ chơi. Có kỹ năng đi dạo nhẹ nhàng xung quanh sân trường và quan sát bập bênh ngoài trời. Có kỹ năng đọc thuộc bài thơ rõ ràng cùng
- Giáo dục trẻ yêu quý, giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Hào hứng đi dạo, tập trung quan sát cùng cô. Hào hứng đọc thơ cùng cô và các bạn.
II. Chuẩn bị
- Đồ chơi ô tô, búp bê
- Đồ chơi ngoài trời, bóng.
- Tranh ảnh minh họa bài thơ.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
1. CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
NB “Một số đồ chơi của bé màu đỏ, màu xanh: ô tô, búp bê”.
HĐ1: Trò chuyện gây hứng thú
Cho trẻ hát bài “Búp bê” và kể các loại đồ chơi mà trẻ thích.
HĐ2: Quan sát – Đàm thoại
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “trời tối, trời sáng” và lấy hộp quà đựng ô tô.
- Cô có 1 món quà rất đặc biệt tặng cho lớp mình. Các con có muốn biết đó là gì không?
- Cho 1 trẻ lên mở quà.
+ Đây là cái gì?
+ Ô tô này màu gì?
+ Ô tô có đặc điểm gì?
+ Ô tô dùng để làm gì?
ð Đúng rồi đây là xe ô tô nó có màu đỏ (xanh) và có 4 bánh xe để chạy. Ngoài màu đỏ ra xe ô tô còn có rất nhiều màu sắc khác nữa đấy. Xe ô tô là đồ chơi yêu thích của rất nhiều bạn nhỏ.
- Cô còn 1 món quà nữa cũng rất thú vị. Các con hãy đếm thật to và cô cháu mình cùng mở quà nhé.
+ Đó là gì vậy các con? Các con nói to hơn nào?
+ Búp bê này là búp bê trai hay gái vậy?
+ Búp bê mặc váy màu gì? (đỏ)
ð Các con biết không búp bê là đồ chơi thao tác vai mà các bạn nữ rất thích chơi đấy. Nó giúp các bạn chơi đóng vai hiệu quả trong trò chơi.
HĐ3: Cô làm mẫu
- Các con có biết không bạn búp bê mặc váy đỏ thích đi chiếc xe ô tô màu đỏ đấy. Còn bạn búp bê mặc váy xanh lại thích đi chiếc xe ô tô màu xanh.
- Cô và các con giúp bạn chọn đúng màu sắc nhé.
- Cô gọi 1 trẻ lên chọn (Nếu trẻ không làm được cô làm mẫu)
HĐ4: Trẻ thực hiện
- Trong khi trẻ làm cô bao quát động viên giúp đỡ những trẻ gặp khó khăn.
- Trẻ chọn cô hỏi trẻ:
+ Con chọn đồ chơi gì?
+ Ô tô màu gì?
+ Ô tô để làm gì?
+ Búp bê màu gì?
+ Búp bê trai hay gái?
+ Búp bê mặc váy màu gì?
- Cô nhắc trẻ khi chọn đồ chơi búp bê mặc váy màu đỏ để vào rổ có chiếc xe ô tô màu đỏ, búp bê mặc váy xanh để vào rổ có chiếc xe ô tô màu xanh.
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ chọn đúng.
* Cô cho trẻ hát bài: Em búp bê.
2. DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI
HĐ1: TCVĐ mới “Đuổi bắt bóng”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến luật chơi, cách chơi.
Cô tập hợp nhóm trẻ, cô vừa gọi tên trẻ vừa đẩy bóng lăn đi theo các hướng khác nhau, trẻ chạy theo nhặt bóng và mang về cho cô. Cô lại tiếp tục đẩy bóng đi hướng khác và cho nhóm trẻ tiếp theo chơi. Khi trẻ chơi quen cô lăn hết số bóng theo các hướng cho trẻ chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
HĐ2: Đi dạo, quan sát bập bênh ngoài trời.
- Cô trò chuyện với trẻ việc đi dạo, hít thở không khí trong lành rất có lợi cho sức khỏe con người.
- Cô cùng trẻ đi dạo quanh sân trường vừa đi vừa hát bài “Khúc hát dạo chơi”.
- Cô trò truyện với trẻ về quang cảnh sân trường sau đó cô cho trẻ đi dạo đến đồ chơi bập bênh ngoài trời.
+ Đây là cái gì?
+ Dùng để làm gì?
+ Bập bênh màu gì?
+ Chơi bập bênh con thấy thế nào?
ð Cô giáo dục trẻ biết đoàn kết không tranh giành đồ chơi, giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
HĐ3: Chơi tự do
3. CHƠI TẬP BUỔI CHIỀU
HĐ1: TCVĐ “Chi chi chành chành”.
- Cô chơi cùng trẻ 2-3 lần.
HĐ2: Đọc thơ “Đi dép”.
- Trò chuyện dẫn dắt vào bài.
- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc cho trẻ nghe 2-3 lần.
- Hỏi trẻ tên bài thơ, tác giả.
- Cho cả lớp đọc cùng cô 2-3 lần.
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc cùng cô.
- Cô quan sát, sửa sai và động viên trẻ đọc.
HĐ3: Chơi tự do
- Trẻ kể.
- Trẻ chơi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lên mở quà.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chọn.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hát.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi 2-3 lần.
- Trẻ trò chuyện cùng cô.
- Trẻ đi dạo và hát bài “Khúc hát dạo chơi”.
- Trẻ trò truyện cùng cô.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi 2-3 lần.
- Trẻ trò chuyện.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chú ý nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đọc 2-3 lần.
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc cùng cô.
- Trẻ chơi.
NHẬT KÍ ĐÁNH GIÁ TRẺ
- Nội dung đánh giá: 	
-------------------*****-------------------
Thứ 4 ngày 28 tháng 10 năm 2015
1. CTCCĐ: Thơ “Đi dép”.
2. DCNT: Đi dạo nhặt lá rụng, nhặt rác.
3. CTBC: Bé tập rửa tay.
I. Mục đích.
- Biết tên bài thơ “Đi dép”, tên tác giả “Phạm Hổ”, nội dung bài thơ nói về “tình cảm của bạn nhỏ và đôi dép của mình”. Biết đi dạo quanh sân trường nhặt lá cây, nhặt rác cùng cô và các bạn. 
- Nói đúng tên bài thơ “Đi dép”, tên tác giả “Phạm Hổ”, nội dung bài thơ. Có kỹ năng sử dụng khéo léo đôi bàn tay nhặt lá rụng, nhặt rác bỏ vào thùng rác. Biết 1 số thao tác rửa tay đơn giản. Thuộc bài hát, hát to, rõ ràng theo cô bài “Bóng tròn”.
- Trẻ hứng thú đọc thơ và có thái độ yêu quý đôi dép của mình. Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường sạch đẹp. Giáo dục trẻ có thái độ yêu quý và giữ gìn đôi tay luôn sạch sẽ.
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh minh họa thơ, hộp quà, đôi dép.
- Địa điểm sân trường an toàn, thùng rác.
- Thùng đựng nước, khăn lau tay.
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ghi chú
1. CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
Thơ “Đi dép”.
HĐ1: Trò truyện gây hứng thú
- Cô cho trẻ khám phá món quà cô chuẩn bị.
- Trò chuyện và cho trẻ trải nghiệm với đôi dép.
- Có một nhà thơ cũng nói về đôi dép đấy các con có biết đó là bài thơ gì không?
- Các con lắng nghe cô đọc thơ nhé.
HĐ2: Đọc thơ mẫu
- Lần 1: giới thiệu tên bài thơ, tác giả.

File đính kèm:

  • docChu_deDo_choi_cua_be_2436_thang.doc
Giáo Án Liên Quan